Một trong 4 thành viên của nhóm Youtuber bị cảnh sát khởi tố.
Tháng trước, cảnh sát thành phố Osaka (Nhật Bản) đã bắt được một kẻ buôn ma túy, khi tên này đang đứng đợi tại một điểm hẹn để bán chất cấm cho khách hàng liên lạc từ trước qua mạng Internet. Cảnh sát đã bắt giữ tên này sau khi nhận được một cuộc gọi nặc danh, thông báo thời gian, địa điểm cụ thể về một vụ mua bán chất ma túy.
Điều khá bất ngờ đó là khi vụ bắt giữa đang diễn ra, một nhóm Youtuber cũng đã có mặt tại hiện trường để phát sóng trực tiếp toàn bộ sự việc lên kênh Youtube của mình.
Đáng chú ý, trước đó, nhóm Youtuber này cũng đã từng có mặt tại hiện trường nhiều vụ bắt giữ tội phạm buôn ma túy khác của cảnh sát thành phố Osaka để livestream sự việc. Những video do nhóm Youtuber này livestream đều thu hút rất đông lượt người xem.
Điều này khiến cảnh sát Osaka đã đặt ra nghi vấn, phải chăng nhóm Youtuber này quá may mắn để có mặt đúng lúc, đúng chỗ khi các vụ bắt giữ tội phạm ma túy xảy ra. Tuy nhiên, khi mở rộng điều tra, cảnh sát phát hiện ra rằng nhóm Youtuber này chính là "khách hàng giấu mặt" trong những vụ buôn bán ma túy mà cảnh sát đã can thiệp.
Theo đó, nhóm Youtuber có tên Knock Channel, bao gồm 4 thành viên, đã chủ động liên hệ với những kẻ buôn ma túy thông qua Internet để hẹn thời gian và địa điểm mua hàng, rồi báo thông tin này cho cảnh sát bằng các cuộc gọi nặc danh. Nhóm Youtuber này sau đó có mặt đúng địa điểm đã hẹn với những tên buôn ma túy để livestream khoảnh khắc những tên này bị cảnh sát bắt giữ lên Youtube.
Không rõ mục đích của nhóm Youtuber này là để giúp cảnh sát bắt giữ những kẻ buôn ma túy, hay nhằm mục đích "câu view" trên Youtube bằng những video mang nội dung "giật gân", tuy nhiên, cảnh sát Osaka cho biết hành động của nhóm Youtuber này là phạm pháp.
Theo cảnh sát thành phố Osaka, nhóm Youtuber này đã chủ động liên hệ với kẻ buôn ma túy và đưa ra đề nghị mua chất cấm, do vậy chính họ là nhân tố để tạo nên hành vi mua bán bất hợp pháp. Cảnh sát thành phố Osaka cho biết không hề khuyến khích việc người dân can thiệp vào các biện pháp nghiệp vụ của họ, bao gồm những vụ bắt giữ tội phạm ma túy.
Hiện 4 thành viên của nhóm Youtuber này đã bị khởi tố và đang chờ lệnh triệu tập của tòa án.
Cũng như nhiều quốc gia khác, Youtuber đã trở thành một xu hướng để kiếm tiền và xuất hiện ngày càng nhiều tại Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiều Youtuber tại Nhật đã bất chấp tất cả để "câu view", bao gồm cả những trò đùa mang tính bạo lực hoặc thậm chí là vi phạm pháp luật.
Người Nhật đã khai sinh ra cụm từ "Meiwaku Youtuber" để chỉ những Youtuber phiền phức vì những trò đùa khó chịu và những nội dung nhảm nhí do họ đăng tải lên Youtube để "câu view".
Hiện nhiều nhà lập pháp tại Nhật Bản đang kêu gọi áp dụng những chính sách nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn các video mang nội dung nhảm nhí hoặc làm phiền người khác để "câu view" trên Youtube, trong đó bao gồm việc Youtuber phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn về các nội dung đăng tải và phải đóng thuế đầy đủ các khoản thu nhập nhận được từ các nền tảng mạng xã hội…
(Theo Dân Trí, SN24/J.T)
Câu view bất chấp hậu quả, không ít YouTuber trên thế giới đã phải trả giá bằng chính những năm tháng trong tù, nhưng điều đó không khiến những người làm nội dung khác dừng lại.
" alt=""/>Nhóm Youtuber 'giăng bẫy' tội phạm bán ma túy để quay video câu viewBáo cáo cần nêu rõ việc rà soát thực hiện “người bệnh khi tiến hành siêu âm sản phụ khoa, thăm khám bộ phận sinh dục... được cung cấp khăn để che chắn cơ thể (hoặc áo choàng, váy choàng được thiết kế riêng), bảo đảm kín đáo cho người bệnh”, theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn Bộ Y tế.
Cục Quản lý khám chữa bệnh yêu cầu Bệnh viện Việt Đức công khai kết quả xác minh trên phương tiện thông tin đại chúng; có văn bản trả lời trực tiếp người nhà người bệnh và báo cáo nhanh kết quả về cục trước ngày 20/9 để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế.
Trước đó, chiều 15/9, VietNamNetphản ánh thông tin trên mạng xã hội lan truyền clip gia đình nữ bệnh nhân 16 tuổi tố cô gái bị một người làm việc tại phòng chụp X-quang Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) có hành vi xâm hại vùng kín.
Tối 13/9, một tài khoản trên mạng xã hội đã phát trực tiếp cảnh người đàn ông xưng là người thân của bệnh nhân nữ 16 tuổi. Người này tố một nhân viên trong phòng chụp X-quang số 103 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có hành vi xâm hại vùng kín bệnh nhân.
Trong clip, người đàn ông nói sự việc xảy ra ngày 9/9, cô gái 16 tuổi bị tai nạn xe và được đưa vào Bệnh viện Việt Đức, chụp X-quang tại phòng 103. Người được cho là có hành vi xâm hại vùng kín của cô gái tên là B. Cô gái đã "đạp ra một lần, nhưng người tên B. vẫn tiếp tục". Người đàn ông này cho biết cô gái đã chụp lại hình ảnh của B.
Cũng theo nội dung trong clip, gia đình bức xúc vì con gái chưa đủ tuổi thành niên, chưa nhận được hướng “giải quyết đúng”, “không một lời xin lỗi” và người tên B. đã tắt máy điện thoại nên không thể liên lạc. Do đó, gia đình yêu cầu bệnh viện cần cho họ gặp người bị tố cáo và nhân viên y tế trực cùng ca để giải quyết.
Trao đổi với VietNamNet chiều 15/9, đại diện Bệnh viện Việt Đức cho biết lãnh đạo bệnh viện đã chỉ đạo khoa Chẩn đoán hình ảnh họp. Nguồn tin cũng cho biết người bị tố cáo là học viên(sinh viên thực hành/thực tập tại bệnh viện), không phải là kỹ thuật viên, bác sĩ hay nhân viên y tế của bệnh viện.
Tuy nhiên, học viên này đã về quê sau khi gửi đơn tường trình. Lãnh đạo bệnh viện đã chỉ đạo phòng Quản trị chuẩn bị, thu thập đầy đủ thông tin, giấy tờ liên quan để gửi nộp công an phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để xác minh làm rõ vụ việc.
“Bệnh viện đang khẩn trương phối hợp với công an xác minh, xử lý. Công an đã vào cuộc, mời gia đình bệnh nhân làm việc. Chúng tôi cũng đang chờ đợi kết quả xác minh của công an", nguồn tin cho hay.
Danh sách những người nổi tiếng tham gia trò chuyện trên Clubhouse còn bao gồm Oprah Winfrey, Lindsay Lohan, Kevin Hart, Drake, Chris Rock, Vanilla Ice, Ashton Kutcher, hay cả Mark Zuckerberg.
Có thể khẳng định rằng, Clubhouse đã thực sự khơi dậy cuộc tranh luận về việc liệu audio có phải là xu hướng kế cận của truyền thông mạng xã hội hay không. Không ít người nhận định, audio sẽ chiếm ưu thế vượt trội so với những phương thức khác như văn bản, ảnh và video.
Dù thế nào với tiềm năng trông thấy, Facebook và Twitter cũng đều đang xây dựng nền tảng audio tương tự Clubhouse. Chức năng phòng chat âm thanh mà Twitter đang thử nghiệm mang tên Space.
![]() |
Mạng xã hội Clubhouse đang là hiện tượng mới nổi, nhiều người nổi tiếng tham gia đàm thoại audio trên đó. |
Mạng xã hội audio cũng có bài toán khó cần lời giải
Ứng dụng Clubhouse được phát triển bởi 2 nhà sáng lập Paul Davison và Rohan Seth, ra mắt vào khoảng tháng 3/2020. Sau 2 tháng, Clubhouse có khoảng 1.500 người dùng, được định giá 100 triệu USD. Hiện tại nền tảng này đã có 2 triệu người dùng, được định giá khoảng 1 tỷ USD.
Tốc độ phát triển nóng của Clubhouse dường như cũng bộc lộ điểm hạn chế của một nền tảng đối thoại audio nhiều điểm cầu. Thứ Tư tuần trước, ứng dụng này có thời điểm "sập" tạm thời. Đó cũng là một phần lý do mà mạng xã hội này hiện mới chỉ nhận đăng ký đối với những ai được mời vào bởi người dùng đã có tài khoản.
Theo Clubhouse giải thích, nền tảng này chưa mở rộng cho tất cả mọi người vì họ muốn xây dựng cộng đồng một cách cẩn thận và muốn chuẩn bị các tính năng để tải được số lượng người lớn. Nhà sáng lập Paul Davison từng gọi việc có quá nhiều người gia nhập Clubhouse là "điên rồ". Thực tế, vấn đề kiểm duyệt nội dung cũng đặt ra bài toán khó giải cho mạng xã hội audio như Clubhouse.
Khi bị chất vấn, Clubhouse cam kết sẽ loại bỏ nội dung phân biệt chủng tộc, ngôn từ kích động thù địch, vấn đề thông tin xấu độc; sẵn sàng có quy trình điều tra và giải quyết mọi vi phạm. Nhưng để làm được cam kết này không phải điều dễ dàng.
Đã có không ít nạn nhân hứng chịu sự kỳ thị trên nền tảng này. Porsha Belle, 32 tuổi, một người dùng Clubhouse ở thành phố Houston (bang Texas), chia sẻ rằng cô dễ dàng bị cả phòng chat hùa nhau "report" khóa tài khoản, dù đang đấu tranh cho quyền của phụ nữ.
Về định hướng phát triển, Clubhouse dự tính sẽ bổ sung không ít tính năng mới, bao gồm trả phí cho người tạo nội dung hay mở đăng ký thuê bao trả phí. Cơ chế thu nhập trên Clubhouse được kỳ vọng sẽ giúp thu hút và giữ chân những người nổi tiếng trong hệ sinh thái này.
Anh Hào (Theo Bloomberg, New York Times)
Phong trào lập hội nhóm anti người nổi tiếng tiếp tục nổi lên thời gian gần đây trên mạng xã hội Facebook.
" alt=""/>Hiện tượng Clubhouse là hình mẫu mở ra xu hướng mạng xã hội kiểu mới?