Cách thức rút tiền Ngân hàng Đông Á của ông Trần Phương Bình và đồng phạm
Ngày 14/3,áchthứcrúttiềnNgânhàngĐôngÁcủaôngTrầnPhươngBìnhvàđồngphạbxh cup c2 TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á - DAB), Phùng Ngọc Khánh (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP M&C) và 6 đồng phạm về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Trả lời câu hỏi của HĐXX vì sao phải sử dụng pháp nhân của 5 công ty để vay tiền, bị cáo Khánh cho biết, theo quy định về hạn mức cấp tín dụng của ngân hàng, một doanh nghiệp không được vay quá 15% vốn tự có nên dùng 5 công ty để chia nhỏ các khoản vay để vay được số tiền lớn hơn.

“Việc vay tiền tại DAB là bị cáo có gặp anh Bình để trao đổi phương án cơ cấu các khoản nợ của các công ty, bị cáo không bàn bạc hay trao đổi gì với nhân viên cấp dưới”, bị cáo Khánh khai.
Thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố, bị cáo Trần Phương Bình khai về chứng thư bảo lãnh và khoản vay 146 tỷ của Công ty M&C. Theo bị cáo Bình, thời điểm đó DAB không đủ vốn để cho vay trung và dài hạn nên chỉ cho vay ngắn hạn.
Tuy nhiên, sau khi cho vay và đến hạn trả nợ, Công ty M&C không có nguồn tiền để chi trả cho DAB nên đã đi vay tại ngân hàng An Bình bằng hình thức phát hành trái phiếu. Để có thể vay tiền ở ngân hàng An Bình bằng trái phiếu, DAB đã phát hành chứng thư bảo lãnh với trị giá 120 tỷ đồng.
Theo ông Bình, bản chất của việc phát hành chứng thư bảo lãnh cho Công ty M&C là để sau khi M&C vay được tiền từ ngân hàng An Bình thì DAB thu về được số tiền 120 tỷ, qua đó kéo dài thời gian trả nợ cho Công ty M&C.
“Về khoản tiền 146 tỷ đồng DAB cho Công ty M&C vay là do để không bị ảnh hưởng đến uy tín của DAB nên đã chỉ đạo cho Công ty M&C vay bắt buộc 146 tỷ để công ty này trả nợ gốc và lãi trái phiếu cho ngân hàng An Bình”, ông Bình khai.
Cả 2 bị cáo Bình và Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của DAB, Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp. Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Theo truy tố, ông Trần Phương Bình biết rõ nhóm Công ty M&C không có khả năng tài chính để chi trả cho hoạt động kinh doanh và trả nợ cho DAB, nhưng vẫn đồng ý cho nhóm công ty này vay tiền.
Theo đó, ông Bình đã bàn bạc, thống nhất với ông Phùng Ngọc Khánh tổ chức lập khống hồ sơ và phương án kinh doanh để vay vốn của DAB; chỉ đạo Nguyễn Thị Ngọc Vân (nguyên Phó TGĐ, Phó Chủ tịch HĐTD DAB), Nguyễn Đức Tài (nguyên Giám đốc DAB Sở giao dịch) và các bị cáo nguyên là cán bộ DAB không thẩm định hồ sơ vay và tài sản đảm bảo, lập tờ trình đề nghị phê duyệt cho 5 công ty trong nhóm M&C vay 1.680 tỷ đồng, để ông Khánh sử dụng vốn vay sai mục đích.
Ông Bình còn bảo lãnh thanh toán lỗ trái phiếu (mã MC_BOND2009) với Ngân hàng An Bình, đến thời hạn Công ty M&C không trả được nợ Ngân hàng An Bình nên DAB phải cho Công ty M&C vay 2 khoản, tổng số hơn 146 tỷ đồng để ông Khánh sử dụng trả gốc, lãi của lô trái phiếu trên.
Những sai phạm của ông Bình đã gây thiệt hại cho DAB tổng số tiền trên 5.500 tỷ đồng.
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo Ratchaburi vs PT Prachuap, 19h00 ngày 28/3: Trở lại quỹ đạo
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul nhân chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 10. Ảnh: TTXVN Lãnh đạo hai nước cũng gặp nhau thường xuyên tại các diễn đàn đa phương.
Malaysia là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam trong ASEAN và thứ 9 trên thế giới, nằm trong nhóm 10 nước có đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
8 tháng đầu năm nay, thương mại song phương giữa Việt Nam và Malaysia tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực với kim ngạch đạt gần 10 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Hai bên sớm thúc đẩy triển khai cơ chế hợp tác chuyên ngành đã ký kết, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2025 theo hướng cân bằng, hạn chế áp dụng rào cản thương mại.
Quan hệ quốc phòng giữa hai nước thời gian qua được quan tâm thúc đẩy, đạt được kết quả thiết thực. Hợp tác quốc phòng được duy trì thông qua trao đổi đoàn các cấp và giao lưu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giữa các quân, binh chủng.
Hợp tác an ninh không ngừng được đẩy mạnh. Hai bên tăng cường trao đổi thông tin liên quan công tác phòng, chống khủng bố, tội phạm mạng, tội phạm xuyên quốc gia.
Số lao động Việt Nam đang làm việc hợp pháp tại Malaysia vào khoảng 12.000 người, chiếm gần 1% tổng số người lao động người nước ngoài, đồng thời có hơn 1.000 sinh viên Việt Nam du học tại nước này.
Ngày 8/3/2022, chính quyền Malaysia cấp phép thành lập “Hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam” với mục đích trao đổi thông tin, hỗ trợ việc tăng cường giao lưu nhân dân, kết nối chuyên ngành (nhất là y tế, giáo dục, học thuật…) giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược.
Về hợp tác đa phương và khu vực, hai bên phối hợp và ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức quốc tế; nhất trí phối hợp với các nước ASEAN bảo đảm đoàn kết và thống nhất.
Việt Nam ủng hộ Malaysia đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2025.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đón và hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Malaysia
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato' Johari Bin Abdul và Phu nhân đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22-25/10." alt="Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia" />Chính vì vậy, thời gian qua, Chính phủ bám sát Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp để nghiên cứu phương án phù hợp nhất, sao cho tất cả các đối tượng liên quan đến chính sách tiền lương phải được tăng lương.
"Đây mới là mục tiêu của Nghị quyết 27, mục tiêu của Đảng và mong muốn, chờ đợi của tất cả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng khác có liên quan", bà Trà nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí. Ảnh: XĐ Theo đó, đối với lương của người lao động trong doanh nghiệp được đầy đủ, toàn diện cả 2 nội dung đúng với tinh thần Nghị quyết 27.
Đó là điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng của người lao động trong khu vực doanh nghiệp từ ngày 1/7/2024 tăng 6%. Thứ 2 là thực hiện công tác quản lý thu nhập đối với khu vực doanh nghiệp Nhà nước theo cơ chế rất thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước phát triển và nâng cao đời sống của người lao động.
Còn đối với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công, Bộ trưởng lưu ý phải thực hiện một cách thận trọng theo lộ trình, từng bước, hợp lý, chắc chắn và hiệu quả nhất, an toàn nhất, không gây xáo trộn, không gây phức tạp tình hình và đạt được mục tiêu tăng cho tất cả các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, hưởng các chính sách liên quan đến an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Vì vậy, Bộ Chính trị thống nhất thực hiện 4/6 nội dung đã rõ của Nghị quyết 27. Còn 2 nội dung hiện nay đang còn nhiều khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Đó là việc thực hiện trả lương theo vị trí việc làm và theo chức vụ, chức danh lãnh đạo, sẽ tiếp tục nghiên cứu thực hiện theo lộ trình. Thay vào đó là thống nhất nguyên tắc tăng lương đều cho tất cả các đối tượng 30% từ việc điều chỉnh mức lương cơ sở hiện hành 1,8 triệu lên 2,34 triệu.
“Như vậy tất cả cùng vui, tất cả đều được hưởng như nhau”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng phân tích, sở dĩ chọn phương án này là vì khi xây dựng bảng lương chức vụ, chức danh lãnh đạo và xây dựng bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức thì phát sinh mấy vấn đề.
Cụ thể là khi bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương để xây dựng bảng lương chức vụ, chức danh lãnh đạo và bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức dẫn đến bất hợp lý rất lớn. Đó là tương quan giữa các đối tượng không đảm bảo.
Công chức - đối tượng tham mưu chiến lược thì được tăng rất thấp, chỉ tăng hơn 20%. Đối tượng viên chức có thể tăng được hơn 50%. Đối tượng khác cũng tăng thêm tương đương như vậy nhưng tính bình quân tăng khoảng 30,6%.
Có nhiều đối tượng tăng trên 30%, nhưng cũng có rất nhiều đối tượng tăng rất thấp, chỉ khoảng 3 - 5%, rất nhiều đối tượng lại không được tăng hoặc thấp hơn so với lương hiện hưởng.
Một vấn đề nữa là khi thay đổi cơ cấu quỹ phụ cấp trong tổng quỹ lương từ 40/60 hiện nay (tương ứng quỹ phụ cấp bằng 67% quỹ lương cơ bản) thành 30/70 (tương ứng quỹ phụ cấp bằng 43% quỹ lương cơ bản, giảm 24% so với hiện nay) cũng phát sinh một số vấn đề.
Cùng với việc bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành và phải sắp xếp lại nhiều chế độ phụ cấp hiện nay thành một chế độ phụ cấp mới dẫn đến rất nhiều đối tượng hưởng phụ cấp sẽ bị tụt giảm, nhất là lực lượng nhà giáo (một lực lượng lớn nhất trong xã hội) sẽ không còn phụ cấp thâm niên.
Những phát sinh này dẫn đến có đối tượng được tăng trên 30%, 15%, nhưng có đối tượng không được tăng hoặc tăng thấp hơn.
Không ai bị bỏ lại phía sau, không ai bị thiệt thòi
“Trước tình hình như thế, buộc phải chọn một phương án tối ưu nhất, hợp lý nhất, công bằng nhất, bình đẳng nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng được lòng mong mỏi của tất cả cán bộ, công chức, viên chức. Đó chính là phương án điều chỉnh tăng đều tất cả 30% trên cơ sở giữ mức lương cơ sở”, Bộ trưởng Nội vụ lý giải.
Ưu điểm của phương án này là không tác động, không ảnh hưởng đến các quy định hiện hành gắn với lương cơ sở, xây dựng các cơ chế, chính sách về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Hiện có trên 10 văn bản pháp luật ban hành các cơ chế, chính sách cho các đối tượng xã hội hưởng chính sách an sinh, phúc lợi xã hội gắn với mức lương cơ sở… Bãi bỏ các văn bản, chính sách này sẽ tác động trực tiếp đến trên 50 triệu người, “không thể kịp trở tay để xoay xở”.
Việc tham chiếu thế nào khi luật vẫn còn hiệu lực, khi tất cả các văn bản chưa được sửa đổi, bổ sung cũng là vấn đề “đau đầu”.
“Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ, chúng tôi có những giờ phút suy nghĩ cân nhắc vô cùng nặng nề để lựa chọn phương án. Cuối cùng chọn phương án tăng lương cơ sở là tối ưu nhất”, Bộ trưởng chia sẻ.
Bà Trà cũng thông tin thêm, Bộ Chính trị thống nhất giao Chính phủ nghiên cứu, rà soát, bổ sung thực hiện Nghị quyết 27 theo một lộ trình bước đi “thận trọng, chắc chắn, hiệu quả, khả thi và đáp ứng được lòng mong mỏi của tất cả, không ai bị bỏ lại phía sau, không ai bị thiệt thòi trong việc thực hiện tiền lương lần này”.
Tới đây, Chính phủ sẽ báo cáo với Quốc hội, chính thức ban hành nghị định và sẽ bắt đầu thực hiện từ 1/7.
Về việc tiếp tục thực hiện đề án cải cách tiền lương, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay, trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tiến hành sơ kết, đánh giá lại những vấn đề khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện Nghị quyết 27, đặc biệt là việc xây dựng các bảng lương cũng như phụ cấp.
Từ đó sửa đổi, bổ sung cho phù hợp những vấn đề căn cốt để thực hiện bảng lương theo vị trí việc làm và chức danh lãnh đạo. Đó chính là nguyên tắc xây dựng các bảng lương và quan hệ tiền lương sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Đến thời điểm hợp lý, Ban Chấp hành Trung ương sẽ cho ý kiến về vấn đề này và sẽ tiếp tục triển khai khi đủ điều kiện.
" alt="'Có những lúc chúng tôi cân nhắc vô cùng nặng nề để chọn tăng lương cơ sở 30%'" />Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh. Ảnh: QH Với các quy định chuyển tiếp tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, Chính phủ đã giao Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá tác động vướng mắc có thể phát sinh, gồm doanh nghiệp đang làm dự án đầu tư có sử dụng đất.
Theo Bộ trưởng TN&MT, việc này cũng nhằm đưa ra phương án phù hợp để thể chế hóa trong luật, đảm bảo không gây khó khăn, vướng mắc cho quản lý đất đai, nhà ở, thị trường bất động sản, cũng như quyền lợi của tổ chức, cá nhân khi tham gia thị trường này.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh, việc cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm hơn sẽ khắc phục tồn tại trong định giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư (nguyên nhân của tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, né tránh, không dám làm).
Việc này cũng tạo hành lang pháp lý, giải phóng nguồn lực đất đai, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư công, nhà ở xã hội; tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thực hiện quyền của người sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi cho người có đất bị thu hồi.
Theo Bộ trưởng TN&MT, sau khi Luật Đất đai 2024 được thông qua, các địa phương đã xây dựng kế hoạch chọn nhà đầu tư, chủ đầu tư để thực hiện đến ngày 1/1/2025 (thời điểm luật có hiệu lực được Quốc hội thông qua).
Hiện nay, các địa phương đang chọn nhà đầu tư, chủ đầu tư theo quy định pháp luật liên quan trước khi Luật Đất đai 2024 được thi hành, trong đó nhiều trường hợp thực hiện các thủ tục phải kéo dài tới trước thời điểm 1/1/2025.
Do đó, việc đẩy sớm hiệu lực của Luật Đất đai 2024 lên trước 5 tháng có thể dẫn tới vướng mắc cho một số dự án đang thực hiện dở dang thủ tục chọn nhà đầu tư, tức là việc đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng.
Từ đó có thể dẫn đến chi phí tuân thủ tăng, ảnh hưởng tới đầu tư và không loại trừ phản ứng tiêu cực từ cộng đồng doanh nghiệp, nhất là với dự án bất động sản đang gặp khó về thủ tục.
Từ những phân tích này, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Chính phủ đề nghị giữ nguyên hiệu lực của khoản 10 Điều 255 là từ ngày 1/1/2025, để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của nhà đầu tư, hạn chế lãng phí thời gian, của cải của xã hội.
Tương tự, khoản 4 Điều 260 Luật Đất đai 2024 quy định xử lý chuyển tiếp với phương án sử dụng đất, xử lý, sắp xếp lại nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Nghị định 132/2020.
Ông Khánh cho biết, qua rà soát, nếu áp dụng ngay quy định này từ 1/8 có thể rút ngắn thời gian để hoàn thiện thủ tục trình phương án sử dụng, xử lý nhà đất của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc Phòng, Công an.
Vì thế, Chính phủ đề nghị quy định này áp dụng từ 1/1/2025 để các cơ quan, đơn vị hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý, sắp xếp lại với nhà, đất khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh nằm trong quy hoạch.
Bộ trưởng TN&MT khẳng định, các văn bản quy định chi tiết đã được xây dựng theo đúng trình tự, được rà soát nhiều lần, nhiều vòng để hoàn thiện, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và khả thi khi dự thảo Luật sửa đổi một số điều của các luật được thông qua.
Ủng hộ chủ trương để các luật trên sớm đi vào cuộc sống
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay, Ủy ban ủng hộ chủ trương để các luật trên sớm đi vào cuộc sống.
Theo ông Thanh, một số quy định tại các luật có thể thực hiện được ngay, tuy nhiên, còn nhiều nội dung cần văn bản hướng dẫn chi tiết.
Vì vậy, Chính phủ cần chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm tiến độ, chất lượng các văn bản hướng dẫn chi tiết, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi, tạo sự thống nhất trong nhận thức thực thi các luật, bảo đảm hiệu quả triển khai các luật này khi có hiệu lực thi hành.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: QH Theo cơ quan thẩm tra, đến ngày 18/6, mới chỉ có 1/16 văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai được ban hành; 7 văn bản quy định chi tiết Luật Nhà ở và 4 văn bản quy định chi tiết Luật Kinh doanh bất động sản đều chưa được ban hành.
Luật Đất đai cũng liên quan đến việc sửa đổi một số điều, khoản của các luật khác. Theo đó, có 2 nội dung cần hướng dẫn nhưng cũng chưa được ban hành. Từ đó, ông Thanh đề nghị Chính phủ báo cáo, làm rõ những nội dung trên.
Cơ quan thẩm tra cũng lưu ý, việc sửa đổi hiệu lực của các luật sớm hơn 5 tháng sẽ tạo áp lực rất lớn trong việc bảo đảm tiến độ, chất lượng của các văn bản cần được ban hành, nhất là văn bản do các địa phương ban hành.
Việc này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, triển khai thi hành luật tại các địa phương.
Chưa kể, một số địa phương quan ngại về việc chưa ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn khi luật có hiệu lực sớm; một số địa phương đề nghị giữ nguyên hiệu lực của luật…
Từ phân tích trên, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ báo cáo bổ sung về kết quả, tiến độ soạn thảo và ban hành trên thực tế các văn bản của địa phương…
Đồng thời, Chính phủ cần dự báo khó khăn, vướng mắc và khả năng khiếu kiện của nhà đầu tư, người dân trong trường hợp chậm ban hành hoặc chất lượng chưa bảo đảm đối với các văn bản để có giải pháp phù hợp.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo và thực hiện đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đó, trong đó có việc chịu trách nhiệm toàn diện trước Quốc hội và nhân dân về hiệu quả của việc điều chỉnh hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp của các luật, xử lý các vấn đề phát sinh sau khi điều chỉnh hiệu lực của các luật.
Quốc hội họp đợt 2: Xem xét cho phép 3 luật mới về bất động sản có hiệu lực sớm
Tại đợt 2 của kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ thông qua nhiều luật và nghị quyết quan trọng. Trong đó sẽ xem xét cho phép Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm từ 1/8." alt="Luật Đất đai có hiệu lực sớm sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển" />Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Nhật Bắc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, đây là công việc hệ trọng, cần sớm được triển khai thực hiện với tinh thần tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả; phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương của Đảng; bảo đảm tăng cường đoàn kết, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên.
Vì vậy, các cấp ủy đảng cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc thảo luận, góp ý vào các dự thảo văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 và đại hội đảng bộ cấp trên; đồng thời chuẩn bị thật tốt các báo cáo của cấp ủy cấp mình.
Tổng Bí thư lưu ý, báo cáo của ban chấp hành đảng bộ cần quán triệt định hướng chuẩn bị Văn kiện trình Đại hội 14; bám sát tình hình thực tế của địa phương, đơn vị; đánh giá đúng tình hình thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ qua; chỉ rõ những kết quả, thành tích đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.
Từ đó đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp có tính khả thi cao cho nhiệm kỳ tới và tầm nhìn xa hơn.
Việc chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp phải gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, bảo đảm hiệu quả cao. Trong đó, chú ý phát hiện, giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra, nhất là những vấn đề gây bức xúc trong nhân dân.
Đặc biệt, Tổng Bí thư yêu cầu công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy phải thực hiện theo đúng Điều lệ, quy chế, quy định của Đảng; rà soát thật kỹ để lựa chọn, giới thiệu và bầu được những nhân sự thật sự xứng đáng, đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; chú ý phát hiện, giới thiệu những nhân tố mới có triển vọng, bảo đảm tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc.
Ban Chấp hành Trung ương giao cho Bộ Chính trị, sau hội nghị này, khẩn trương chỉ đạo sớm hoàn chỉnh và ban hành Chỉ thị để định hướng cho toàn Đảng chuẩn bị và tiến hành thành công Đại hội các cấp, góp phần cho thành công Đại hội 14 của Đảng.
Bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị với tỷ lệ số phiếu tín nhiệm cao
Một nội dung quan trọng khác tại hội nghị này là Trung ương xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng về công tác cán bộ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Ban Chấp hành Trung ương đã dân chủ thảo luận, kỹ lưỡng xem xét và thống nhất cao về phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20/5/2024.
Ngoài ra, với tỷ lệ số phiếu tín nhiệm cao, Trung ương đã bầu bổ sung vào Bộ Chính trị các ông, bà: Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 9. Ảnh: Nhật Bắc Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định để bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 để nghỉ công tác vì đã có vi phạm về các điều Đảng viên không được làm.
Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với các ông: Dương Văn Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang; Mai Tiến Dũng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Trung ương cũng quyết định kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM vì đã vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Trung ương bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13
Chánh Văn phòng Trung ương Lê Minh Hưng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị khóa 13." alt="Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội" />
- ·Soi kèo góc Strasbourg vs Lyon, 2h45 ngày 29/3
- ·Thống kê XSST 15/3/2023 chốt bộ số đẹp nhất kì này
- ·Thủ tướng: Sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép với các dự án đường bộ cao tốc
- ·Bộ Chính trị quy định cán bộ đùn đẩy, né tránh bị tạm đình chỉ công tác
- ·Nhận định, soi kèo Sejong Sportstoto Nữ vs Gyeongju KHNP Nữ, 17h00 ngày 27/3: Bất phân thắng bại
- ·HLV Kim Sang Sik thừa nhận trận gặp Lào rất khó khăn
- ·Lần đầu tiên một Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự họp trực tiếp tại Liên Hợp Quốc
- ·Nhận định, soi kèo Mlada Boleslav vs Slovan Liberec, 23h30 ngày 05/12: Cơ hội cắt đuôi
- ·Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs St. Pauli, 21h30 ngày 29/3: Tin vào cửa dưới
- ·Thống kê XSMB ngày 13/6/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về xây dựng thể chế, thời gian qua, Chính phủ và từng thành viên Chính phủ đã tích cực, phát huy tinh thần trách nhiệm cao, triển khai đồng bộ, hiệu quả đột phá chiến lược về thể chế, với nhiều đổi mới, kết quả nổi bật, có tính lan tỏa cao.
Trong năm 2023, Chính phủ đã tổ chức 10 phiên họp chuyên đề; trình Quốc hội thông qua 16 luật, trong đó có luật hết sức quan trọng như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Bất động sản, Luật Nhà ở…
Ngoài ra, Chính phủ ban hành 29 nghị quyết, cho ý kiến đối với 10 dự án luật; Chính phủ, Thủ tướng ban hành 127 văn bản quy phạm pháp luật...
Động lực bắt nguồn từ sự đổi mới
Năm 2024 và thời gian tới nhiệm vụ về xây dựng, hoàn thiện thể chế ngày càng nặng nề đòi hỏi phải có chính sách mới phù hợp tình hình và chất lượng xây dựng pháp luật ngày càng phải cao hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các bộ đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, tích cực chuẩn bị trình các dự án, đề nghị xây dựng luật; đồng thời nghiêm túc tiếp thu, giải trình cặn kẽ để bảo đảm tiến độ, chất lượng dự án luật.
Nhắc lại quan điểm “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân”, Thủ tướng khẳng định thể chế, cơ chế, chính sách chính là nguồn lực của sự phát triển.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, phải đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật; có cơ chế, chính sách để huy động sức mạnh tổng hợp cho phát triển; đổi mới cách làm để tạo ra nguồn lực, động lực mới, truyền cảm hứng cho toàn xã hội phát triển.
Các bộ, ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế; đầu tư nguồn nhân lực, nguồn lực cho xứng tầm là đột phá chiến lược; nâng cao năng lực phản ứng chính sách, tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng luật; cắt giảm, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính không cần thiết, tiết giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp, tháo gỡ mọi điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.
Thủ tướng lưu ý đến việc tạo môi trường phát triển lành mạnh, tránh “xin - cho” và phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng chính sách trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; xử lý nghiêm các vi phạm.
Cho ý kiến vào việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ thảo luận làm rõ việc áp dụng biện pháp cảnh vệ với đối tượng không phải là đối tượng cảnh vệ phù hợp với quy định của Hiến pháp cũng như sự cần thiết áp dụng biện pháp cảnh vệ với đối tượng này.
Với Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Chính phủ thảo luận về việc xác định đối tượng áp dụng chính sách thuế phù hợp với từng loại doanh nghiệp; chính sách ưu đãi; chế tài chống thất thu thuế; giải pháp bảo đảm tính minh bạch, tránh trục lợi chính sách trong quá trình triển khai…
Với một số luật vừa được ban hành như Luật Đất đai (sửa đổi) hay luật liên quan đến bất động sản, nhà ở… Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan hoàn thiện xây dựng nghị định, thông tư hướng dẫn để sớm đưa luật vào cuộc sống, khơi thông các điểm nghẽn, thúc đẩy phát triển.
" alt="Thủ tướng: Đổi mới tư duy xây dựng chính sách, tạo động lực mới cho phát triển" />Trung vệ Duy Mạnh. Ảnh: Đ.C Duy Mạnh cho biết bản thân có niềm tin rất lớn tuyển Việt Nam vô địch kỳ ASEAN Cup lần này sau 2 lần lỡ hẹn, anh nói: "Chúng tôi có linh cảm tốt ở giải đấu lần này. Tôi và các thành viên tuyển Việt Nam mong rằng kỳ ASEAN Cup 2024 có những điều trùng hợp như ở năm 2018. Năm 2024 chúng tôi cố gắng đi theo con đường như 2018 và đã làm được".
Về sự chuẩn bị của tuyển Việt Nam trước trận ra quân gặp Lào, Duy Mạnh cho biết: "Đội vừa có cuộc họp vào sáng 7/12. HLV Kim Sang Sikcho chúng tôi xem băng hình đối thủ để hiểu về lối chơi. Bóng đá khu vực đang chuyển mình, các đối thủ của tuyển Việt Nam mạnh dần lên. Tuyển Việt Nam phải duy trì sự tập trung, cố gắng thi đấu thật tốt để đạt kết quả như mục tiêu đã đề ra".
Tuyển Việt Nam tích cực chuẩn bị cho trận gặp Lào. Ảnh: Đ.C Đánh giá về người đồng đội mới Nguyễn Xuân Son, Duy Mạnh nói:"Tôi thấy cậu ấy cởi mở ngay từ ngày đầu tiên đến tập trung. Chúng tôi cảm nhận được sự khát khao trong con người của Son. Xuân Son đang cố gắng từng ngày để có thể hòa nhập nhanh nhất. Cả đội hỗ trợ Son một cách tốt nhất để cậu ấy có thể thoải mái, thi đấu thăng hoa nhất mang về chiến thắng cho bóng đá Việt Nam.
Xuân Son là một trong những tiền đạo hàng đầu, khẳng định được vị thế tiền đạo hàng đầu sau 5 năm thi đấu ở V-League. Hy vọng cậu ấy có được thể trạng tốt nhất, mang theo phong độ tốt nhất để đóng góp cho tuyển Việt Nam".
Trực tiếp bóng đá Việt Nam đấu với Lào: Rộn ràng ra quân
Trực tiếp bóng đá Lào đấu với Việt Nam, thuộc khuôn khổ bảng B ASEAN Cup 2024 (AFF Cup), SVĐ quốc gia Lào, 20h hôm nay (9/12)." alt="Duy Mạnh tin tuyển Việt Nam tái hiện kỳ tích AFF Cup 2018" />Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn). Ảnh: QH Trả lời Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân, Bộ trưởng TT&TT cho biết, trong số này có hơn 100 thôn chưa có điện, 100 trạm nữa không thuộc vùng đặc biệt khó khăn (thuộc trách nhiệm các nhà mạng phải phủ sóng), các trạm còn lại thuộc phạm vi hỗ trợ của Quỹ Viễn thông công ích .
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, với những trạm không có điện, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực để giải quyết và đề xuất giải pháp mới là sử dụng vệ tinh. Hiện nay, Bộ TT&TT đang chỉ đạo các nhà mạng đưa dịch vụ viễn thông tầm thấp về Việt Nam, để phủ sóng những nơi không thể phủ sóng bằng di động mặt đất hoặc không hiệu quả, hay khó triển khai.
Với những trạm thuộc trách nhiệm của các nhà mạng, Bộ TT&TT đã đôn đốc để các nhà mạng tích cực phủ sóng, mục tiêu đặt ra là trong năm 2024, chậm thì trong quý 1 năm 2025 sẽ hoàn thành.
Đối với các trạm thuộc phạm vi hỗ trợ của Quỹ Viễn thông công ích sẽ phải thực hiện theo nghị định mới hướng dẫn thực hiện Luật Viễn thông. “Cố gắng trong năm nay nghị định mới được ban hành. Tôi cũng yêu cầu tháng 6/2025 phủ sóng tất cả vùng lõm sóng”.
Mặc dù cam kết là sẽ hoàn thành phủ sóng các vùng lõm vào tháng 6/2025, nhưng mục tiêu của Bộ là hết tháng 3/2025 phải phủ sóng tất cả các vùng lõm. "Bộ rất cương quyết làm việc này, bởi không có sóng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bà con" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Tư lệnh ngành TT&TT cũng nhấn mạnh đến con số 99,8% dân số Việt Nam đã được phủ sóng 4G, trong khi các nước phát triển con số này là 99,4% để cho thấy sự quyết tâm của ngành.
Cũng liên quan đến phủ sóng di động tại các thôn vùng sâu, vùng xa, vùng lõm sóng, trả lời câu hỏi của Đại biểu Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn), Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi Covid-19 xảy ra mới phát hiện khá nhiều vùng lõm sóng. Đặc biệt gần đây, khi thương mại điện tử phát triển, nhu cầu hoạt động trên môi trường số tăng cao, thì các vùng lõm sóng cũng được quan tâm hơn.
Bộ trưởng cũng cho biết, trong giai đoạn Covid-19, bằng cơ chế đặc biệt do Quốc hội cho phép, Bộ TT&TT đã chỉ đạo phủ sóng được 2.500 thôn bản. Hiện còn 761 vùng lõm sóng mới phát hiện, tuy nhiên phải thực hiện theo quy định mới của Luật Viễn thông và hiện tại nghị định hướng dẫn về Luật này chưa được ban hành. “Sự chậm trễ này có nhiều nguyên nhân và tôi nhận trách nhiệm này thuộc về cá nhân mình, đáng lẽ nghị định này phải được ban hành vào ngày 1/7/2024”, Bộ trưởng thẳng thắn nhận trách nhiệm.
Trong năm 2024, Bộ TT&TT sẽ cố gắng để ban hành nghị định này. Khi nghị định này ra đời với nhiều cơ chế thông thoáng, việc phủ sóng cho 761 vùng lõm sóng sẽ được thực hiện rất nhanh, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Đại biểu Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn). Ảnh: QH Phát triển trợ lý ảo trong xây dựng thể chế
Tranh luận về việc chậm ban hành nghị định về viễn thông công ích, đại biểu Đồng Ngọc Ba (Bình Định) đề nghị Chính phủ, các bộ ngành liên quan có giải pháp căn cơ, lâu dài, tăng cường năng lực xây dựng, hoàn thiện thể chế. Đặc biệt là trong bối cảnh việc ban hành luật sẽ quy định nhiều vấn đề mang tính chất khung.
Lúc trả lời đại biểu Nhị Hà là tôi không có số liệu và bên cạnh tôi có một trợ lý ảo. Tức là bất kỳ câu trả lời gì của Bộ trưởng đều có một câu trả lời của trợ lý ảo. Cuối buổi chất vấn này rất mong muốn đại biểu Quốc hội đánh giá xem ông trợ lý ảo hay ông Bộ trưởng ông nào tốt hơn, nhưng tôi đoán ông trợ lý ảo chắc tốt hơn. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng -Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu với Thủ tướng Phạm Minh Chính về trợ lý ảo hỗ trợ ông trả lời chất vấn. Ảnh: Phạm Thắng Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận trách nhiệm của lãnh đạo bộ về sự chậm trễ và cho rằng cần dùng công nghệ số để hỗ trợ. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã dẫn chứng luôn một câu trả lời mà trợ lý ảo đã giúp ông trả lời câu hỏi của Đại biểu Nguyễn Thị Nhị Hà để giới thiệu với các ĐBQH.
“Bộ TT&TT đang phát triển trợ lý ảo hỗ trợ để khi xây dựng nghị định mới có thể hỏi về các pháp luật liên quan, những nghị định, thông tư đề cập nội dung này, xem có mâu thuẫn, chồng chéo hay không. Trợ lý ảo này đang hoàn thiện các bước cuối cùng, dự kiến hết năm nay có thể đưa vào sử dụng rộng rãi và hiện được áp dụng ở Bộ TT&TT cũng như một phần ở Bộ Tư pháp”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng nêu thực tế bây giờ mỗi lần sửa luật phải sửa nhiều điều, quy trình dài qua 2 kỳ họp Quốc hội; sửa nghị định cũng kéo dài cả năm. Vì vậy, ông đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc thay đổi cách làm, mỗi lần sửa chỉ nên sửa một điều hoặc một số điều đã rõ, như vậy sẽ rất nhanh.
Ngành Thông tin Truyền thông có doanh thu 150 tỷ USD, bằng 1/3 GDP của đất nước
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, ngành TT&TT hiện nay có doanh thu hàng năm 150 tỷ USD, bằng 1/3 GDP của đất nước, tăng trưởng luôn cao hơn 2 lần tăng trưởng GDP." alt="Đến tháng 6/2025 xóa tất cả các vùng lõm sóng di động" />
- ·Soi kèo góc Leverkusen vs Bochum, 2h30 ngày 29/3
- ·Siêu máy tính dự đoán Mallorca vs Barca, 01h00 ngày 4/12
- ·Lý do đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
- ·Soi kèo góc Stuttgart vs Union Berlin, 2h30 ngày 7/12
- ·Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Stuttgart, 0h30 ngày 30/3: Lấy lại vị thế
- ·Soi kèo góc Anh vs Ireland, 00h00 ngày 18/11
- ·Nhận định, soi kèo Turan Tovuz vs Samaxi, 22h00 ngày 09/12: Cơ hội đứng dậy
- ·Nhận định, soi kèo Persepolis vs Al Shorta, 21h00 ngày 2/12: Khó tin cửa trên
- ·Nhận định, soi kèo Sejong Sportstoto Nữ vs Gyeongju KHNP Nữ, 17h00 ngày 27/3: Bất phân thắng bại
- ·Nhận định, soi kèo Sanfrecce Hiroshima vs Eastern Sports Club, 15h00 ngày 5/12: Tiếp tục dẫn đầu