MC Anh Huy quyết tình một đêm với quý bà vì tiền
MC Anh Huy,ếttìnhmộtđêmvớiquýbàvìtiềliv người vừa gây xôn xao cộng đồng mạng khi bày tỏ quyết định tình một đêm với quý bà vì tiền có vẻ ngoài rất điển trai.
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo U21 Watford vs U21 Coventry, 20h00 ngày 31/3: Tiếp tục trượt dài
-
Ngày 13/8, Sở VHTT Hà Nội đã ký quyết định bổ sung kinh phí năm 2021 cho các đơn vị trực thuộc Sở để thực hiện hỗ trợ với viên chức hoạt động nghệ thuật bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tổng cộng có 99 người thuộc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long; Nhà hát nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát Chèo Hà Nội được đưa vào danh sách hỗ trợ đợt này, mỗi người được nhận 3.710.000 đồng. Đây đều là những nghệ sĩ thuộc biên chế các nhà hát ở Hà Nội bị ảnh hưởng bởi Covid-19, hoàn toàn không có vở diễn suốt thời gian qua do sân khấu phải đóng cửa đề phòng dịch. Hồng Đăng - Thanh Hương. Tuy nhiên khi danh sách được công bố, nhiều người chú ý đến sự xuất hiện của các diễn viên quen thuộc trên sóng giờ vàng VTV như: Hồng Đăng, Thanh Hương, Mạnh Cường, Tiến Minh, (Hướng dương ngược nắng), Ngọc Quỳnh(Hoa hồng trên ngực trái, Hồ sơ cá sấu)... Dư luận chia làm 2 luồng ý kiến. Một mặt cho rằng các diễn viên này thuộc biên chế Nhà hát Kịch Hà Nội là đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid nên được nhận hỗ trợ theo chính sách chung.
Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến cho rằng các diễn viên như Hồng Đăng, Thanh Hương, Ngọc Quỳnh... đắt sô đóng phim, quảng cáo, cuộc sống khá giả và hoàn cảnh không quá khó khăn thì việc nhận tiền hỗ trợ là vô lý.
Diễn viên Hồng Đăng đang bận quay phim chưa có sự phản hồi. Tuy nhiên, trả lời VietNamNet, vợ của anh cũng bày tỏ sự bất ngờ khi chồng có tên trong danh sách nhận được gói trợ cấp khó khăn do dịch Covid-19. ''Ông xã có chia sẻ với tôi về việc nhận được sự trợ cấp này nhưng anh cũng bày tỏ sẽ không nhận số tiền mà bàn lại gửi nhà hát để trao cho nghệ sĩ khó khăn hơn" - chị Anh Đào - vợ nghệ sĩ Hồng Đăng nói với VietNamNet.
Diễn viên Ngọc Quỳnh. Chia sẻ với VietNamNet, diễn viên Ngọc Quỳnh cho biết: "Ở Nhà hát Kịch Hà Nội, lương của tôi thuộc diện thấp nhất nên khi nhận thông tin trợ cấp khó khăn do dịch Covid-19 của Chính phủ tôi khá bất ngờ và trân trọng. Có bạn phóng viên hỏi tôi hơn 3 triệu với Ngọc Quỳnh chắc không đáng gì nhưng thực sự với tôi một nghìn cũng quý. Nhưng nếu được tôi xin đề xuất trao lại cho anh chị em nghệ sĩ khó khăn hơn. Bởi nếu suy xét thật kỹ thì có những anh chị nghệ sĩ đời sống thực tế còn khó khăn hơn, ở đây không nói là mức lương bởi lương tôi gần như thấp nhất''.
Nằm trong số nghệ sĩ được nhận trợ cấp, Thanh Hương chia sẻ với VietNamNet: ''Tôi cũng mới biết sáng nay khi đọc thông tin. Tôi cũng bất ngờ khi nằm trong danh sách. Tôi có hỏi lại nhà hát mới biết đây là gói hỗ trợ theo quy định của Chính phủ cho diễn viên hạng IV là diễn viên có bậc lương rất thấp, tôi thấy rất nhân văn. Thật ra nghệ sĩ nhà hát lương rất thấp, đa số đều nghèo, nếu không làm thêm ở ngoài nên lúc này được hỗ trợ quá là hạnh phúc. Tôi cũng biết có nhiều anh chị em khác khó khăn hơn. Tôi sẵn sàng gửi lại nhà hát để dành cho các nghệ sĩ khó khăn hơn. Dù số tiền không quá lớn nhưng cũng làm ấm lòng nghệ sĩ".
Mạnh Cường cùng NSND Công Lý và Thanh Hương. Diễn viên Mạnh Cường chia sẻ với VietNamNet: "Tôi nhận được gói hỗ trợ đó khoảng gần 1 tuần trước. Rất vui mừng và biết ơn Nhà nước mình vì đã quan tâm đến đời sống anh em nghệ sĩ. Hôm nhân được tiền vui lắm, còn khoe với vợ vì đợt này kinh doanh khó khăn, nhiều tháng cũng mong vào lương của cơ quan.
Chúng tôi tốt nghiệp diễn viên hệ cao đẳng, vào biên chế với viên chức hạng 4. Với mức lương như vậy tôi biết rất nhiều những anh em đồng nghiệp rất vất vả, có người phải chạy Grab. Nhà nước quan tâm vậy thật anh em biết ơn lắm. Còn việc những nghệ sĩ khác được nhắc đến thì cũng trong diện bậc 4 nên tôi thấy cũng không có gì là vô lý cả. Tôi và các bạn cũng có những công việc bên ngoài và có người khó khăn, có người thành công. Còn xét trên phương diện lãnh đạo, không thể lọc ai không nhận, hay ai được nhận ra để hỗ trợ được".
Ngày 1/7/2021 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21/7/2021, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3642/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Theo đó, đối với lĩnh vực nghệ thuật, đối tượng được thụ hưởng gói hỗ trợ được xác định là đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
Quỳnh An - Hương Hồ
Sự thật bất ngờ về diễn viên Hồng Đăng qua lời kể của vợ
"Quen nhau 20 năm rồi, Hồng Đăng thuộc tuýp đàn ông “thô mà thật”. Nên chỉ cần anh ấy có chút động thái hơi lãng mạn là tôi phải kịp bắt sóng ngay", Anh Đào - vợ Hồng Đăng nói về chồng.
" alt="Hồng Đăng, Thanh Hương lên tiếng về tiền hỗ trợ do dịch Covid">Hồng Đăng, Thanh Hương lên tiếng về tiền hỗ trợ do dịch Covid
-
- Thông tin được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết trong cuộc họp với Ban chỉ đạo thi THPT 2015 tại TP Đà Nẵng vào trưa 4/7. Tại cuộc họp, Thứ trưởng yêu cầu các trường sau mỗi môn thi tiến hành rọc phách sẵn. Chiều nay, sau khi kết thúc môn thi sinh, Bộ GD-ĐT sẽ chuyển đáp án chính thức cùng thang điểm chi tiết các môn thi đến tất cả các trường để có thể bắt đầu công tác chấm thi.
Sau khi có đáp án chính thức, tất cả các trường phải đốc thúc công tác chấm thi được diễn ra nghiêm túc, và phải hoàn thành vào điểm trước ngày 20/7 để thí sinh, phụ huynh phải chờ đợi kết quả thi quá lâu.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, GS.TSKH Bùi Văn Ga làm việc với Ban chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia 2015 tại Đà Nẵng (Ảnh: Hà Nam)
Thứ trưởng nhấn mạnh, đội ngũ chấm thi bao gồm các giáo viên THPT được tuyển chọn vào, lãnh đạo các sở GD-ĐT phải chịu trách nhiệm về nhân thân, đạo đức của cán bộ coi thi đó.
Còn về phần mềm xét tuyển, Bộ không cứng nhắc bắt buộc các trường phải sử dụng phần mềm của Bộ, mỗi trường có thể sử dụng phần mềm chấm thi của mình, nhưng kết quả cuối cùng khi đưa về Bộ phải thống nhất, tương thích với phần mềm của Bộ, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác xét tuyển chung.
PGS.TS Trần Văn Nam - Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho biết, tính đến buổi sáng nay đã có 22 thí sinh bị đình chỉ thi chủ yếu là thí sinh dự thi tự do, trong đó có 7 thí sinh mang điện thoại vào phòng.
Ngoài ra, Giám đốc Đại học Đà Nẵng còn cho biết, để tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh yên tâm thi cử, ĐH Đà Nẵng đã mua, thuê thêm máy quạt lắp đặt ở những điểm thi có chất lượng chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt, tại Hội đồng thi CĐ Việt – Hàn, các sĩ tử được dự thi trong điều kiện cực tốt với hệ thống máy lạnh hiện đại.
Năm nay, tại cụm thi do ĐH Đà Nẵng tổ chức có tổng 30.898 thí sinh của Quảng Nam và Đà Nẵng đăng kí dự thi.
Đón xem đáp án trên VietNamNet
Vào lúc 17h chiều nay, 4/7, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo về kỳ thi tốt nghiệp THPT. Sau buổi họp, đáp án sẽ được công bố. Mời các bạn đón xem.
Tường thuật buổi họp báo tại đây
- Hà Nam
Chiều nay công bố đáp án, thang điểm chấm thi
-
-Đỗ Thị Thao là thí sinh được hỗ trợ đặc biệt đầu tiên ở cụm thi TP.HCM. Đỗ Thị Thao (sinh ngày 1/7/1997), học sinh lớp 12A3 trường THPT Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, dự thi ở điểm thi Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh. Đây là điểm thi do Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM chủ trì.
Ngày 10/6, trên đường đi học về, Thao không may bị tai nạn giao thông, gãy tay phải (hiện đang điều trị tại Bệnh viện quận Bình Tân) đến nay vẫn chưa viết được.
Hơn 94% thí sinh đến đăng ký dự thi ở TP.HCM Nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, hội đồng thi cụm thi này đã đề xuất một học sinh lớp 11 của Trường THPT Lê Minh Xuân hỗ trợ ghi bài thi cho thí sinh Đỗ Thị Thao. Theo đó, học sinh trợ viết cho thí sinh Thao là em Nguyễn Thị Kim Cương, có học lực khá, hạnh kiểm tốt.
Theo ông Phạm Thái Sơn, trường đã có công văn gửi Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT). Cục Khảo thí đã có văn bản hướng dẫn triển khai một phòng thi riêng với 2 giám thị coi thi, hướng dẫn kỹ 2 em này trong cách làm bài thi. Học sinh lớp 11 chỉ được quyền hỏi, thí sinh Thao sẽ trả lời, không được phép trao đổi qua lại. Vì vậy, trường đã bố trí cho thí sinh Thao thi riêng 1 phòng với 2 giám thị coi thi.
Ngoài ra, ở bàn thi của em cũng đặt thêm máy ghi âm khi cần thiết và sẽ xác nhận lại nếu nghi ngờ vi phạm quy chế. Sau khi làm bài thi xong phần ghi âm trong suốt buổi thi sẽ được gửi về Hội đồng thi Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM để kiểm tra.
Tại cụm thi do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chủ trì, thí sinh Phạm Hữu Duy (quận 12, TP.HCM) bị tai nạn gãy chân trước ngày làm thủ tục dự thi.Ông Đỗ Văn Dũng, chủ tịch hội đồng cụm thi này cho biết để hỗ trợ em Duy trong những ngày thi lực lượng tình nguyện tiếp sức mùa thi sẽ thay nhau cõng em Duy đến phòng thi. Ngoài ra hội đồng thi bố trí một ghế đặc biệt cho thí sinh này làm bài.
Đội nắng dẫn con bị tai nạn đi thi
Tại điểm thi Trường ĐH Vinh (Nghệ An), một người phụ nữ vẻ khắc khổ tất tả dẫn đứa con vào đăng ký dự thi với hai chiếc nạng hai bên.
Chị đã phải bán cả tạ thóc để hai mẹ con thuê taxi từ Hà Tĩnh ra Vinh, do con trai không ngồi được xe khách.
Chị Tâm đưa con đi thi. Người mẹ da ngăm đen, vẻ khắc khổ mang balo hành lý, trong khi đứa con trai vất vả di chuyển với cặp nạng gỗ.
Chị là Ngô Thị Tâm (sinh năm 1977, trú xóm Hồng Lam, xã Phú Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh). Đứa con trai là Nguyễn Anh Tuấn (SN 1997) bị tai nạn giao thông trước ngày dự thi.
Lau vội giọt mồ hôi, chị Tâm cho biết, con trai không may bị tai nạn trước mùa thi, lúc trên đường đi học về. “Cháu nó bị xe máy tông ngã làm rạn xương mắt cá rất nặng phải đi viện bó bột. Lúc bị tông ngã tài xế xe máy cũng nhấn ga bỏ chạy mất tích nên chi phí gia đình phải lo cả”, chị Tâm cho biết.
Người phụ nữ buồn bã cho hay trước ngày ra Vinh, chị phải bán 1 tạ thóc được 550.000 đồng. Con trai chân bó bột không ngồi được xe khách, chị lại phải thuê chiếc taxi hết 250.000 đồng để chở ra Vinh. Thấy thế, anh em họ hàng đã chung tay ủng hộ, giúp đỡ được hơn 1 triệu đồng cho mẹ còn làm ‘lộ phí’ đi thi.
Chị kể vợ chồng có tất cả 4 đứa con, Tuấn là con trai đầu. Nhà chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng khoán mà chồng lại bị bệnh thần kinh lâu năm, một mình chị phải nai lưng làm lụng kiếm tiền thuốc thang cho chồng và nuôi con ăn học.
“Tôi vừa đóng 300.000 đồng để thuê phòng trọ cho hai mẹ con ở trong 4 ngày. Trong túi giờ chỉ còn hơn 500 ngàn nữa, đến bữa còn phải thuê taxi về quê”, chị Tâm buồn bã nói.
Trao đổi với VietNamNet trưa 30/6, ông Nguyễn Hữu Hài, Chủ tịch UBND xã Phú Lộc xác nhận, gia đình chị Tâm thuộc diện hộ nghèo của xã, đông con, chồng lại bệnh tật.
“Thương mẹ lắm, em chỉ mong có đủ sức khỏe để làm bài thi thật tốt, không phụ lòng mẹ!”, Nguyễn Anh Tuấn xúc động chia sẻ.
- Lê Huyền - Cao Thái