Cụ thể, đưa tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2001-2005 từ 17% xuống 7%, giai đoạn 2005-2010 từ 22% xuống 9,45%, giai đoạn 2010-2015 giảm từ 11,8% xuống còn 4,25%. Bên cạnh đó, giảm số lượng xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn từ 4.188 xã, 428 huyện, 57 tỉnh năm 2007 xuống còn 3.815 xã, 420 huyện, 53 tỉnh năm 2017.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, mặc dù đã đạt được những thành tựu được quốc tế công nhận, nhưng công cuộc giảm nghèo của Việt Nam vấn đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Để đáp ứng tiêu chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, giảm nghèo không chỉ là lo cho người nghèo về thu nhập mà còn phải tạo cơ hội cho họ tiếp cận các dịch vụ tối thiểu, nâng cao mức sống toàn diện cho người dân. Do vậy, thực tế đòi hỏi phải có nguồn lực dồi dào hơn nữa cho công tác giảm nghèo.
M.M - Thu Hương
" alt=""/>4,5 triệu hộ thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách