Nhà trường thực hiện tuyển sinh theo 3 phương thức.
Xét tuyển thẳng những đối tượng theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy 2019 và các yêu cầu do hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Y dược TP.HCM quy định. Chỉ tiêu sinh dự kiến không quá 5% của từng ngành.
Xét tuyển kết hợp (đối với ngành Y khoa và Dược học) với điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển: thí sinh phải đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào. Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS 6,0 trở lên, hoặc TOEFL iBT 60 trở lên.
Đơn vị cấp chứng chỉ: TOEFL iBT: Educational Testing Service (ETS); IELTS: British Council (BC); International Development Program (IDP). Trường ĐH Y dược TP.HCM sẽ kiểm tra chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bản gốc khi thí sinh nhập học, nếu thí sinh không đảm bảo điều kiện như quy định sẽ bị loại khỏi danh sách trúng tuyển. Chỉ tiêu tuyển sinh 25% chỉ tiêu của từng ngành.
Với phương thức này, nguyên tắc xét tuyển được thực hiện như sau: thí sinh hội đủ điều kiện đăng ký xét tuyển theo phương thức xét tuyển kết hợp chỉ được chọn một nguyện vọng (chọn ngành Y khoa hay Dược học) để đăng ký.
Thí sinh điền các thông tin và nộp hồ sơ trực tiếp cho nhà trường (không qua bưu điện hay các hình thức khác) trong vòng 10 ngày kể từ khi công bố điểm kỳ thi THPT quốc gia.
Điểm trúng tuyển được xác định trúng tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký của thí sinh và các tiêu chí đánh giá hồ sơ xét tuyển bao gồm tổng điểm bốn môn và ưu tiên theo khu vực, đối tượng (nếu có) được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Điểm xét tuyển phương thức kết hợp = Tổng điểm 3 môn thi (a) + các điểm ưu tiên (b) + Điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (c)
(a) = điểm thi môn Toán + điểm thi môn Sinh học + điểm thi môn Hóa học
(b) = điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng.
(c) = điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế quy theo thang điểm 10
Bảng quy điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế thang điểm 10
Trong trường hợp số lượng thí sinh có cùng điểm chuẩn để được tuyển vượt quá số lượng thí sinh dự kiến nhập học theo chỉ tiêu dự định tuyển, nhà trường sẽ chọn thí sinh có điểm môn Sinh học (đối với ngành Y khoa) hay Hóa học (đối với ngành Dược học) cao hơn.
Căn cứ trên tổng điểm của thí sinh, nhà trường sẽ lập danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển của từng ngành theo thứ tự giảm dần của điểm xét tuyển. Danh sách thí sinh trúng tuyển được chọn theo điểm xét tuyển, tuần tự từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu cho từng ngành đào tạo (Y khoa, Dược học) của trường.
Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đối với tất cả các ngành.
Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển là môn thi để xét tuyển vào tất cả các ngành đào tạo của phương thức này của trường gồm 3 môn: Toán, Hóa học, Sinh học. Nhà trường không sử dụng điểm thi được bảo lưu theo quy định tại Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.
Chỉ tiêu sẽ được xác định của từng ngành, sau khi trừ số thí sinh được tuyển thẳng (bao gồm số thí sinh được xét tuyển thẳng và số học sinh các trường dự bị đại học được giao về trường), số sinh viên đã trúng tuyển phương thức xét tuyển kết hợp.
Theo đó điểm xét tuyển là tổng điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia 3 môn Toán, Sinh học, Hóa học theo thang điểm 10 cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Điểm xét tuyển = tổng điểm 3 môn thi (a) + các điểm ưu tiên (b)
(a) = điểm thi môn Toán + điểm thi môn Sinh học + điểm thi môn Hóa học
(b) = điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng
Điểm trúng tuyển là điểm xét tuyển thấp nhất mà thí sinh được xét trúng tuyển cho ngành đào tạo.
Hội đồng tuyển sinh sẽ lập danh sách thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển của từng ngành theo thứ tự giảm dần của điểm xét tuyển. Danh sách thí sinh trúng tuyển được chọn theo điểm xét tuyển, tuần tự từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu cho từng ngành đào tạo của trường.
Trong trường hợp số lượng thí sinh đạt điểm trúng tuyển vượt quá số lượng dự kiến thí sinh nhập học theo chỉ tiêu cho từng ngành đào tạo của trường do bằng nhau về điểm xét tuyển, nhà trường áp dụng ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.
Đặc biệt, năm 2019, thí sinh có thể đăng ký cả ba phương thức xét tuyển này vào Trường ĐH Y dược TP.HCM.
Lê Huyền
- Đây là một trong 6 điểm được Bộ GD&ĐT dự kiến sửa đổi, bổ sung trong Quy chế tuyển sinh năm 2019.
" alt=""/>Phương án tuyển sinh vào Trường ĐH Y Dược TP.HCMCụ thể, trong năm 2021, thu nhập bình quân của nhân viên Bệnh viện Ung bướu TP là 8.098.642 đồng/người/tháng. Dịp Tết Nguyên đán năm 2022, mỗi người được hỗ trợ thu nhập tăng thêm là 7.500.000 đồng.
“Tính cả tiền Tết cũng không nổi bình quân 9 triệu đồng/tháng, thực sự chúng tôi rất sốc với mức thu nhập của một bệnh viện chuyên sâu”, ông Bình bày tỏ.
Trên thực tế, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM còn đối mặt với nhiều khó khăn khác từ nhân sự, tài chính, thuốc, thiết bị vật tư và cả chi phí vận hành, bảo trì…
Theo đó, năm 2021, nhân sự của bệnh viện có 70 người nghỉ việc, hết 8 tháng năm 2022 có thêm 61 người. Nguyên nhân chính là do phải chuyển địa điểm làm việc xuống cơ sở 2 (tại TP Thủ Đức).
Bác sĩ Thịnh dẫn chứng, nhân viên sống ở xa như tại huyện Củ Chi, đi lên cơ sở 1 đã là 30km, đi thêm 20km nữa mới xuống cơ sở 2 - thực sự rất vất vả. Để chia sẻ với anh em, bệnh viện chi thêm 1 triệu/tháng/người cho 800 nhân sự đang công tác tại cơ sở Thủ Đức.
"Khả năng bệnh viện chỉ có thể làm thế chúng tôi đang gồng mình, mong anh em an tâm công tác nhưng vẫn rất áy náy với chuyện đi lại của mọi người”.
Bác sĩ Thịnh nói thêm, điều may mắn lúc này là nhân sự chủ chốt, bác sĩ giàu kinh nghiệm vẫn đang bám trụ lại nên chất lượng điều trị cho bệnh nhân không bị ảnh hưởng.
Bệnh viện xin 158 tỷ để hoạt động
Bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết, cơ sở 2 của bệnh viện bắt đầu hoạt động từ tháng 10/2020 nhưng doanh thu tại đây không đủ để chi cho tiền điện, nước, tiền vệ sinh, cảnh quan môi trường, bảo hành, bảo trì thiết bị….
Bệnh viện đã tiết kiệm tối đa, tạm ngưng mua sắm thiết bị văn phòng, thiết bị y tế để dành ngân sách. Tuy nhiên, hệ thống kỹ thuật như điều hòa không khí, hóa chất hệ thống lạnh, thang máy, hệ thống Chiller… đã hoạt động hết công suất. Máy móc, thiết bị y tế như hệ thống xạ trị, thiết bị xét nghiệm, hệ thống cộng hưởng từ, máy siêu âm…đã đến hạn cần bảo trì để phục vụ người bệnh.
Trước bối cảnh trên, Bệnh viện Ung bướu TP xin được trình duyệt chủ trương và cấp kinh phí hỗ trợ 158 tỷ đồng để bảo trì hệ thống kỹ thuật (35 tỷ) và trang thiết bị y tế (123 tỷ đồng) cho hoạt động của cơ sở 2 được thông suốt, đảm bảo phục vụ người bệnh.
![]() | ![]() |
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 tại TP Thủ Đức.
Chưa dừng tại đó, máy móc tại cơ sở 2 dù đã sử dụng nhưng chưa được… chính thức bàn giao, kéo theo hàng loạt vướng mắc.
Theo quy định, Ban quản lý dự án phải có quy trình bàn giao trang thiết bị cụ thể, trình cho UBND TP phê duyệt. Quy trình chưa hoàn thành nên bệnh viện chưa thể tiếp nhận chính thức, nhập tài sản công.
Bác sĩ Thịnh lý giải, trong 2 năm qua, trang thiết bị y tế đã tập kết về bệnh viện. Để tránh lãng phí, ngay được thẩm định, kiểm định an toàn, Bệnh viện Ung bướu TP đã đưa thiết bị vào sử dụng, phục vụ người bệnh. Tuy nhiên, vì thiết bị chưa được bàn giao, bệnh viện không thể xác lập thời gian bảo hành, bảo trì thiết bị.
“Như đoàn giám sát đặt câu hỏi, ai sẽ trả lời, ai sẽ giải quyết, việc này nằm ngoài khả năng của bệnh viện”, bác sĩ Thịnh nói và mong sớm có được hướng dẫn về hành chính.
Liên quan đến cung ứng thuốc, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM thường xuyên không có nguồn cung với các thuốc hiếm trị ung thư như Vinblastin, Dactionmycin… Để thích ứng, bệnh viện phải chuyển phác đồ khác thay thế cho người bệnh.
Ông Tăng Hữu Phong, Thành viên đoàn giám sát, Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, bày tỏ nỗi băn khoăn khi bệnh viện phải đối mặt với quá nhiều khó khăn. Ông đề nghị đoàn giám sát cần có văn bản cụ thể với UBND TP để đề xuất, giải quyết những vấn đề, vướng mắc.
“Tôi cảm thấy rất thiếu trách nhiệm và sự chia sẻ với một cơ sở y tế của TP đang điều trị loại bệnh mà cả thế giới, cả nước phải quan tâm”.