Thông tin khiến không chỉ chị T. mà các phụ huynh khác bất ngờ và băn khoăn bởi học phí vẫn đóng đều đặn cho nhà trường nhưng không hiểu sao trường lại không trả lương cho các giáo viên.
Sau thông báo này, con chị và các trẻ khác đang học tại trường phải nghỉ ở nhà từ sáng 2/12.
Ngày 3/12, nhà trường gửi thư tới phụ huynh thông báo về việc tạm dừng hoạt động.
"Nhà trường rất tiếc phải thông báo rằng vào ngày 3/12, cơ sở mầm non của chúng tôi sẽ tạm thời dừng hoạt động. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do một số vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch, khiến nhà trường cần có thời gian điều chỉnh và giải quyết. Điều này đồng nghĩa với việc các em học sinh sẽ không thể đến trường trong ngày 3/12,...
Chúng tôi cam kết sẽ cố gắng hết sức để thanh toán và giải quyết các vấn đề liên quan và đảm bảo rằng mọi hoạt động của nhà trường sẽ trở lại bình thường ngay sau đó", thông báo nêu.
Trao đổi với VietNamNetchiều tối 3/12, bà Đào Thị Hoa, Trưởng phòng GD-ĐT quận Long Biên (Hà Nội) cho biết đã nắm được sự việc từ ngày 2/12.
Bà Hoa cho hay "Trường Mầm non quốc tế Mỹ Rosemont" thực chất không phải là trường quốc tế mà chỉ là một nhóm trẻ độc lập với quy mô 35 trẻ.
Cơ sở giáo dục mầm non độc lập này có tên chính thức trong cấp phép là Mầm non Núi Hoa hồng.
Bà Hoa cho biết, qua xác minh, đúng là có sự việc nợ lương giáo viên tại cơ sở mầm non này.
“Nguyên nhân khởi nguồn của sự việc qua nắm bắt là do nhóm trẻ này chuyển đổi chủ. Lãnh đạo nhà trường vừa báo cáo đến 16h30 ngày hôm nay đã trả hết lương cho các giáo viên và tiếp tục hoạt động đón trẻ bình thường từ ngày mai 4/12”, bà Hoa nói.
Về việc trên quảng cáo cũng như xưng danh với phụ huynh của cơ sở Mầm non Núi Hoa hồng, cái tên được dùng phổ biến là "Trường mầm non quốc tế Mỹ Rosemont", bà Hoa cho hay: “Theo phân cấp, thẩm quyền cấp phép và quản lý nhóm trẻ này thuộc phường Phúc Đồng. Chính vì vậy, Phòng GD-ĐT sẽ làm việc với phường Phúc Đồng để giải quyết việc này”.
Bên cạnh nguồn nhân lực, những thách thức về giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường... đều tác động lớn tới ngành hàng không.
Trước những thách thức đó, ông Junichiro Miyagawa cho rằng các hãng hàng không cần những thay đổi về cơ cấu và theo dõi sát sao về mức tăng nhu cầu.
Theo đại diện Nippon Airways, các giải pháp đưa ra phải tính toán thận trọng hơn nhằm giảm thiểu rủi ro, từ đó tận dụng các cơ hội mới. Các hãng có thể tiếp tục tập trung vào vấn đề cốt lõi, đa dạng hóa, mở rộng hoạt động, xây dựng những nền tảng hệ sinh thái mới…
Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), cho biết để vươn lên những tầm cao mới, một hãng hàng không cần phải điều hướng bằng cách tập trung vào tầm nhìn chiến lược, phân tích thị trường, trải nghiệm khách hàng, áp dụng công nghệ, phát triển bền vững, an toàn, tuân thủ quy định, sự tham gia của nhân viên.
Trước những lo ngại ngày càng tăng về biến đổi khí hậu và môi trường bền vững, ông Hà cho rằng các hãng hàng không cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm thiểu vết carbon của hãng và thực hiện các hoạt động thân thiện với môi trường như nghiên cứu các sáng kiến đầu tư vào các loại máy bay tiết kiệm nhiên liệu hơn, áp dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF), thực hiện các chương trình bù trừ carbon.
Năm 2023, lần thứ 2 hãng hàng không quốc gia tham gia thử thách “Chuyến bay bền vững” có cự ly đường dài do Liên minh Hàng không Skyteam phát động.
Chuyến bay mang số hiệu VN37 khởi hành từ Hà Nội đến Frankfurt (Đức) vào tháng 5/2023, Vietnam Airlines đã triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường gồm tặng hành khách túi tái chế từ áo phao cũ, phục vụ suất ăn từ các thực phẩm bền vững và kêu gọi hành khách mang đồ dùng cá nhân thay vì sử dụng các vật phẩm dùng 1 lần trên chuyến bay.
Đây là một trong những hoạt động Vietnam Airlines đã triển khai trên lộ trình xây dựng chiến lược phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường, giảm khí thải nhà kính khi lượng rác thải nilon, rác thải nhựa đưa ra môi trường quá lớn.
Với hành động nhỏ này, mỗi hành khách sẽ là một “sứ giả” truyền đi những thông điệp về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vì sự phát triển bền vững. Đây cũng là việc làm vô cùng ý nghĩa đóng góp tích cực vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng, hưởng ứng các giải pháp thiết thực nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường trên các chuyến bay.
Được biết, trong thời gian tới, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động hướng đến sự thân thiện môi trường, thân thiện khí hậu, bảo đảm các hoạt động kinh doanh bền vững nhằm hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Ông Glenn Morgan, Former CTO, International Airlines Group - nguyên Chủ tịch của Hội đồng số hóa, CTO giám đốc phụ trách về kỹ thuật, về công nghệ của IAS, cho biết ngành hàng không đóng góp khoảng 2,1 % khí phát thải trên thế giới.
“Thế nhưng cũng có những tác động khác không liên quan đến CO2 và nếu như chúng ta tính cả những tác động không trực tiếp thì nó sẽ lên tới 4% và thậm chí là 6% đóng góp cho phát thải toàn cầu của ngành hàng không.
Thực tế hiện nay, nhiều hãng hàng không đã đặt ra những mục tiêu như phát thải ròng giảm đáng kể đến năm 2030, sau đó là khoảng năm 2050 thì sẽ đạt phát thải ròng bằng 0. Tuy nhiên, điều này có thể tác động rất lớn bao gồm việc tìm kiếm những nguồn nhiên liệu mới cho các máy bay của các hãng hàng không”, ông Glenn Morgan nói.
Quay trở lại Việt Nam, ông Glenn Morgan đánh giá đây là một cơ hội tuyệt vời để có thể trở thành những người dẫn dắt cuộc chơi và đưa Việt Nam trở thành một nước có tên tuổi ở trên thế giới.
“Việt Nam cũng như là Vietnam Airlines cũng có thể tự chủ về nguồn nhiên liệu này, đặc biệt là nguồn nhiên liệu bền vững, đóng góp cho những mục tiêu đó. Đồng thời có thể cung cấp các trải nghiệm khách hàng tốt hơn”, ông Glenn Morgan nhìn nhận.
" alt=""/>Chuyên gia hàng không quốc tế bàn chuyện giảm phát thải khí nhà kínhBên cạnh đó, phân bón sản xuất trong nước mới chiếm 70%, còn 30% phải nhập khẩu. Nếu VAT là 5%, giá phân bón nhập khẩu sẽ phải cao hơn giá bán hiện nay. Điều này có thuận lợi là hạn chế nhập khẩu và khuyến khích doanh nghiệp trong nước được miễn giảm thuế.
“Tôi cho rằng đây là tác động có lợi cho nhà đầu tư, nhưng về phía nông dân đương nhiên phải chịu thuế 5%. Bởi nếu không chịu thuế 5%, lấy đâu ra phần để doanh nghiệp được khấu trừ. Thực chất doanh nghiệp được khấu trừ, nhưng người chịu lại là nông dân”, ông Cường phân tích.
Từ đó, đại biểu đoàn Hà Nội lưu ý, quy định như dự thảo chưa thuyết phục, nhất là khi nước ta coi nông nghiệp, nông dân, nông thôn là bệ đỡ.
Đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất, dự luật quy định mặt hàng này chuyển thành thuế suất 0% và cũng đưa vào diện được hoàn thuế. Như vậy, nếu như doanh nghiệp nào có chi phí đầu vào trên 300 triệu đồng thì được miễn giảm, giúp tránh đưa phần thiệt về phía nông dân.
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, việc sửa đổi luật theo hướng tăng dần VAT cần hết sức cân nhắc. Bởi hiện nay, Nhà nước đang muốn phục hồi, thúc đẩy hoạt động sản xuất thì cần phải giảm thuế, nên nếu tăng VAT sẽ gây tác động ngược cho mục tiêu này.
Cải cách thuế là cần thiết nhưng không nhất thiết tăng VAT bởi dư địa đối với thuế ở nhiều lĩnh vực khác như thuế tài sản còn lớn.
“Hiện nay Nhà nước chưa thu được thuế tài sản, trong khi đây là loại thuế có thể điều tiết được thu nhập, điều tiết hoạt động của nhóm đối tượng khác nhau, nhất là người có thu nhập cao, có tài sản lớn. Tôi cho rằng cần hướng đến các nhóm chính sách đó”, đại biểu Hoàng Văn Cường đặt vấn đề.
Liên quan đến nội dung này, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trước đây khi chúng ta áp VAT với mặt hàng này, nhiều ý kiến từng cho rằng cần nâng giá phân bón lên, nên sau khi sửa thì bỏ ra.
Hiện nay đứng trước hai lựa chọn, nếu không đưa vào thì các doanh nghiệp sản xuất trong nước khó khăn vì họ không được hoàn thuế đầu vào. Nhưng nếu đánh thuế với mặt hàng này thì ít nhiều sẽ khiến tăng giá.
“Việc này mong đại biểu Quốc hội nghiên cứu và thống nhất quyết định đảm bảo lợi ích đất nước, nông nghiệp phát triển bền vững”, Bộ trưởng Tài chính nói.
Nên đánh thuế VAT hàng hóa nhập khẩu qua các sàn giao dịch điện tử
Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (đoàn Cần Thơ) quan tâm đến các giao dịch nhỏ lẻ dưới 1 triệu đồng qua sàn giao dịch điện tử (Shopee, Lazada,...) đang nằm trong diện được miễn thuế xuất nhập khẩu và miễn thuế giá VAT. Hiện nay, các giao dịch này có số lượng vô cùng lớn.
“Tôi có hai người con trong lứa tuổi phổ thông trung học, mỗi ngày mua khoảng độ 7 - 10 gói hàng các loại với các giá 30.000, 50.000 đồng. Trong phạm vi một gia đình như vậy thì toàn hệ thống cả nước giao dịch lớn như thế nào”, ông Hùng đặt vấn đề.
Theo ông Hùng, mặc dù là giá trị từng đơn hàng bé nhưng số lượng giao dịch lại vô cùng lớn, đặc biệt là những hàng hóa qua biên giới nhập khẩu từ Trung Quốc hay Thái Lan mua bán qua sàn giao dịch điện tử rất nhiều.
Từ đó, đại biểu đoàn Cần Thơ đề nghị ban soạn thảo cân nhắc quy định để có nguồn thu bền vững hơn từ các loại giao dịch này.
Bộ trưởng Tài Chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc miễn VAT với hàng nhập khẩu có giá trị nhỏ, trước đây khi thực hiện Công ước quốc tế về hài hòa và đơn giản thủ tục hải quan (1973) mà Việt Nam ký kết, luật quy định giá trị nhỏ tối thiểu thì không thu thuế hải quan và thuế khác.
Luật không quy định nhưng NĐ 134/2016 và Quyết định 78/2010 của Thủ tướng thì quy định thu thuế này. Tuy nhiên, hiện một số quốc gia đã bỏ.
"Chẳng hạn, EU bỏ miễn VAT với lô hàng dưới 22 euro, Anh bỏ quy định miễn VAT nhập khẩu có giá trị từ 135 bảng trở xuống từ 1/1/2021. Còn Thái Lan thu VAT 7% với tất cả hàng nhập khẩu, không phân biệt giá trị", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu thực tế ở một số nước.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, dự thảo luật lần này bổ sung trách nhiệm người nộp, cơ quan thuế, cán bộ thuế và quy định rõ ràng, rạch ròi theo nguyên tắc “ai làm sai thì người đó chịu”, không thể doanh nghiệp làm sai, bắt công chức thuế phải chịu, và ngược lại.
Ông Hồ Đức Phớc nêu thực tế, dựa trên hồ sơ hoàn thuế, doanh nghiệp đưa hóa đơn giả vào, cơ quan thuế không thể kiểm tra tới nguồn gốc từng hóa đơn được, trong khi bị khống chế thời gian kiểm tra hồ sơ, hoàn thuế và hậu kiểm. Nên cuối cùng cán bộ thuế phải chịu hết trách nhiệm.
"Trước tình trạng gian lận hóa đơn để hoàn thuế, cơ quan công an khởi tố nhiều vụ, chúng tôi muốn rạch ròi để những người làm gian dối phải chịu trách nhiệm. Nếu cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ không đúng thì người kiểm tra phải chịu trách nhiệm, và người tạo ra tài liệu giả cũng phải chịu trách nhiệm. Điều này tránh mập mờ, người nọ đổ lỗi cho người kia”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói và mong đại biểu Quốc hội ủng hộ quy định này để khi ban hành quy định của luật thì có độ dài trong thực hiện.
" alt=""/>Nên đánh thuế tài sản với người có thu nhập cao, không nhất thiết tăng VAT