Ngày 15/11, báo Thanh Niêntổ chức hội thảo "Chung tay vì sự phát triển sâm quốc bảo", với sự tham dự của đại diện một số lãnh đạo Trung ương, địa phương và các chuyên gia ngành lâm nghiệp, dược liệu.
Hội thảo là dịp để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, địa phương trồng sâm trao đổi, tìm giải pháp nhân rộng diện tích trồng sâm của Việt Nam theo quy mô công nghiệp, đem lại sản lượng lớn để phát triển kinh tế như ngành sâm Hàn Quốc.
Đồng thời, hội thảo còn đưa ra những giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông ách tắc liên quan đến cơ chế chính sách, quy hoạch và phát triển ngành sâm theo định hướng Quyết định 611/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
GS.TS Trần Công Luận, nguyên Giám đốc Trung tâm sâm và dược liệu TPHCM, Hiệu trưởng trường Đại học Tây Đô cho biết, sâm Ngọc Linh là loại "thuốc giấu" của đồng bào Xê Đăng. Trong chiến tranh, đồng bào sử dụng sâm cho cán bộ dùng để hồi phục sức khỏe. Đến năm 1973, dược sĩ Đào Kim Long là người đầu tiên phát hiện ra cây sâm Ngọc Linh tại vùng núi Ngọc Linh, thuộc tỉnh Kon Tum.
Sau hơn 50 năm được phát hiện, sâm Ngọc Linh đã được Chính phủ công nhận là "quốc bảo" và đang vươn tầm ra thế giới. Do sự quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, việc ngụy tạo loại sâm này thành một vấn nạn.
Vị chuyên gia cho biết rất cần một hành lang minh bạch, an toàn về tính pháp lý của loại sâm này và sự tỉnh táo của người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
Theo TS Phạm Quang Tuyến, Viện Nghiên cứu Lâm sinh (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam), theo Quyết định 611/QĐ-TTg của Chính phủ, đến năm 2030 nước ta phấn đấu tăng diện tích trồng sâm lên khoảng 21.000ha, sản lượng khai thác đạt khoảng 300 tấn mỗi năm.
Ông cho rằng, để đạt được mục tiêu này, cần thiết lập các vùng nguyên liệu quy mô lớn với chất lượng giống tốt và áp dụng cơ giới hóa trong các công đoạn trồng, chăm sóc và thu hoạch sâm.
Tại hội thảo, một số chuyên gia ngành dược liệu cũng chỉ rõ các thành phần trong sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu, có công dụng rất tốt đối với con người, không thua kém gì giống sâm nổi tiếng ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc trồng và cung cấp sâm ra thị trường chưa nhiều do diện tích sản xuất còn hẹp. Đồng thời giá bán khá cao, khó tiếp cận đại đa số người tiêu dùng.
Ông Phạm Hồng Lượng, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Quyết định 611 của Thủ tướng đã nêu ra nhiều nhiệm vụ cụ thể để phát triển sâm Việt Nam, nhưng thực tế việc triển khai còn nhiều khó khăn, nhất là vướng mắc việc thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu.
"Đơn vị đang tham mưu xây dựng các cơ sở pháp lý, qua đó hướng tới hỗ trợ địa phương trong định hướng phát triển và huy động sự tham gia của người dân, doanh nghiệp. Cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, đồng hành cùng các địa phương và phối hợp các bộ, ngành để thực hiện các mục tiêu phát triển sâm Việt Nam", ông Lượng nói.
Quyết định 611/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về "Chương trình phát triển sâm Việt Nam" đến năm 2030, định hướng 2045 đặt ra mục tiêu: Phấn đấu diện tích trồng sâm Việt Nam đạt khoảng 21.000ha vào năm 2030. 100% diện tích trồng sâm của Việt Nam được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý.
Sản lượng khai thác sâm Việt Nam đến năm 2030 đạt 300 tấn/năm. Sâm phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO hoặc tương đương.
" alt=""/>Tìm cách tăng diện tích trồng sâm ở Việt Nam lên 21.000haViện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ nhận định, chính quyền Nga đã biết về nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công trong tương lai của quân đội Ukraine (AFU) ở khu vực Kursk trong nhiều tháng, nhưng không thực hiện các biện pháp thích hợp để giải quyết mối đe dọa này.
Guardian,trích dẫn các tài liệu của chính phủ và quân đội Nga (RFAF) bị lực lượng Ukraine thu giữ tại Kursk, đưa tin vào ngày 20/9 rằng, lực lượng Moscow đồn trú tại vùng này đã nhiều lần cảnh báo các chỉ huy quân sự về khả năng Kiev sẽ tấn công, bắt đầu vào cuối năm 2023.
Các tài liệu mà Guardian đã tiếp cận nhưng chưa được xác minh độc lập cho thấy, bộ chỉ huy quân sự địa phương đã nhiều lần ra lệnh huấn luyện bổ sung cho các đơn vị đang bảo vệ khu vực Kursk, xây dựng thêm các công sự, chuẩn bị chiến hào và vũ khí để chuẩn bị đối phó với một chiến dịch trong tương lai của Ukraine.
Một tài liệu lưu ý, tính đến tháng 6, các đơn vị quân đội Nga đồn trú dọc biên giới chỉ có trung bình 60-70% quân số theo biểu biên chế và chủ yếu là quân dự bị được đào tạo kém.
Báo cáo viết: "Có vẻ như Nga không có nỗ lực đáng kể nào để tăng cường khả năng sẵn sàng của các đơn vị tại các khu vực biên giới vùng Kursk hoặc xây dựng thêm các công sự dọc theo biên giới, và chính quyền Nga có thể đã chọn cách bỏ qua những yêu cầu này do tính toán sai lầm về khả năng tiến sâu vào vùng Kursk của Ukraine".
Báo cáo nêu rõ, các tài liệu này ủng hộ đánh giá gần đây của ISW rằng lực lượng Kiev đã đạt được bất ngờ trong cuộc xâm nhập vùng Kursk, mặc dù chính quyền Nga được báo cáo về nguy cơ.
ISW nhận định: "Mặc dù lực lượng Moscow có thể biết về nhiều điểm dọc theo biên giới nơi Ukraine có thể phát động một cuộc tấn công, nhưng lực lượng Kiev đã có thể khai thác sự không chắc chắn về ý định và khả năng hoạt động của họ để đạt được bất ngờ... AFU cũng được cho là đã thử nghiệm các phương pháp sáng tạo kết hợp các hoạt động trên bộ và hệ thống không người lái, mà ISW sẽ không nêu chi tiết để duy trì an ninh hoạt động của Ukraine".
"Chiến dịch của Ukraine ở khu vực Kursk chứng minh rằng vẫn có thể bất ngờ ngay cả trên một chiến trường có phần trong suốt, nơi Nga có thể quan sát được sự tập trung lực lượng, nhưng không thể nhận ra một cách đáng tin cậy ý định và khả năng tác chiến của đối phương", báo cáo viết.
Những nhận định đáng chú ý trong báo cáo ngày 20/9 của ISW:
Thứ nhất,trong chuyến thăm Kiev ngày 20/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố việc thành lập hai cơ chế tín dụng mới cho Ukraine trị giá lần lượt lên tới 45 tỷ và 35 tỷ euro.
Thứ hai,các nhà chức trách Nga được cho là đã biết về nguy cơ xảy ra một cuộc xâm nhập khu vực Kursk trong tương lai của Ukraine nhiều tháng trước khi Kiev mở chiến dịch tấn công, nhưng đã không thực hiện các biện pháp thích hợp để giải quyết mối đe dọa.
Thứ ba,điều này xác nhận đánh giá gần đây của ISW rằng các lực lượng Kiev đã đạt được sự bất ngờ chiến dịch trong cuộc xâm nhập Kursk, mặc dù các nhà chức trách Nga được cho là đã biết về khả năng xảy ra một đòn đột kích.
Thứ tư,quân đội Nga đã có những bước tiến gần Volchansk, Kremennaya, Toretsk và Pokrovsk, trong khi AFU gần đây đã giành lại các vị trí đã mất ở Volchansk và Seversk.
Thứ năm,truyền thông nhà nước Nga ngày càng chú ý đến sự tham gia của công dân nước ngoài vào các hoạt động quân sự của nước này tại Ukraine, có thể là nhằm trấn an công chúng trong nước rằng Moscow tiếp tục tuyển đủ quân và sẽ không cần phải công bố một đợt động viên khác.
Theo Ukrainska Pravda" alt=""/>ISW: Ukraine lợi dụng sơ hở để tấn công Kursk, Nga trở tay không kịpTrong vòng gọi vốn Series E, Ninja Van đã huy động được thêm 578 USD từ các nhà đầu tư, trong đó có Alibaba, tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Đồng thời, các nhà đầu tư hiện tại của Ninja Van như B Capital Group, Monk's Hill Venture, Zamrud và Geopost/DPDgroup cũng tham giao vào vòng gọi vốn lần này.
Từ nguồn tin của Bloomberg, vòng gọi vốn mới đã giúp Ninja Van trở thành kỳ lân khi nâng định giá công ty lên 1 tỷ USD trước khi IPO vào năm tới. Startup này có kế hoạch dùng vốn mới để cải thiện cơ sở hạ tầng, công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trong giai đoạn hiện nay, các nhà đầu tư đặt niềm tin nhiều vào các công ty vận tải, logistics, kho hàng khi thương mại điện tử bùng nổ bởi đây chính là lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất từ đại dịch Covid-19.
Được thành lập vào năm 2014, Ninja Van hoạt động tại 6 thị trường Đông Nam Á là Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines với hơn 61.000 nhân viên. Trung bình mỗi ngày, hãng sẽ giao khoảng 2 triệu bưu kiện với hơn 1,5 triệu người gửi hàng và khoảng 100 triệu người nhận.
Năm ngoái, startup này huy động được 279 triệu USD trong vòng gọi vốn Series D với mức định giá công ty khoảng 750 triệu USD vào tháng 5/2020.
Hiện nay, khách hàng của Ninja Van bao gồm PT Tokopedia, Lazada, Shopee. Đồng thời, hãng cũng hợp tác với nhiều tập đoàn tiêu dùng toàn cầu như Unilever và một số công ty khác.
An Chi
Theo Bloomberg/Techcrunch