Nhận định, soi kèo Jeju SK FC vs Suwon FC, 12h00 ngày 30/3: 3 điểm nhọc nhằn


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Zeledon vs Alajuelense, 09h00 ngày 1/4: Thắng vì ngôi đầu -
Nông nghiệp thông minh: Công nghệ sẵn sàng, ứng dụng chưa rộngMột nhà màng tại Quảng Ninh áp dụng hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động của NextFarm.
Một trong những ứng dụng công nghệ nổi bật của NextFarm hiện nay là sử dụng công nghệ AI, kết hợp phần mềm IoT để kết nối các thiết bị cảm biến và thiết bị phần cứng khác nhằm điều khiển tự động trong trồng trọt và chăn nuôi.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho quá trình quản lý và tiêu thụ sản phẩm, công ty này còn phát triển hai phần mềm bán hàng và chăm sóc khách hàng. Phần mềm bán hàng hỗ trợ quản lý kho, quản lý sản phẩm, kiểm soát quá trình bán hàng. Phần mềm chăm sóc khách hàng hỗ trợ tìm kiếm, chăm sóc lại các khách hàng đã và đang thu mua sản phẩm, đưa ra được các chương trình hỗ trợ khách hàng tốt nhất. Nhìn chung, các công cụ nhằm mang một giải pháp từ đầu tới cuối trong phát triển nông nghiệp.
“Khách hàng chủ yếu của NextFarm hiện nay là những người nông dân”, ông Trần Quang Cường, CEO NextFarm, nói với VietNamNet. Ông Cường cho hay, nông dân hiện nay đều muốn tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nên khá chủ động tìm giải pháp từ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, phải là những giải pháp có thể áp dụng ngay vào bài toán sản xuất của nông dân mới được chào đón.
Trên thực tế, việc ứng dụng công nghệ thông minh vào nông nghiệp hiện nay không quá phổ biến. Do đó, các chuyên gia cho rằng, các giải pháp phải sát với thực tiễn, đáp ứng đúng nhu cầu của người nông dân.
Qua triển khai các dự án, ông Trần Hữu Quyền - Chủ tịch Hội đồng Quản trị VNPT Technology – cho rằng các giải pháp không hề có công thức chung, phải được điều chỉnh để phù hợp cho từng địa phương, từng trang trại, từng hộ nông dân.
Tùy hoàn cảnh, đặc điểm và cả ngân sách của đơn vị, địa phương mà có thể chỉ cần áp dụng công nghệ đến mức phù hợp, cho đến khi nào cần thì có thể đưa công nghệ ứng dụng ở mức cao hơn, phù hợp hơn với mô hình cũng như hoàn cảnh cụ thể.
Theo ông Quyền, công nghệ hỗ trợ cho nông nghiệp Việt Nam đều đã rất sẵn sàng, vấn đề còn lại là mong muốn của các đơn vị muốn ứng dụng công nghệ tới mức nào.
“Mức độ áp dụng công nghệ hoàn toàn không bị phụ thuộc vào công nghệ, mà phải tùy vào nhu cầu của bản thân địa phương, bản thân cơ sở sản xuất nông nghiệp, và quan trọng hơn nữa là phải đảm bảo tối ưu hiệu quả ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của cơ sở đó”, lãnh đạo VNPT Technology thông tin.
Khu canh tác áp dụng các giải pháp tự động của VNPT Technology. Hiện nay, VNPT Technology đang cung cấp các giải pháp như xác thực nguồn gốc nông sản, hỗ trợ trồng cây nông nghiệp, hỗ trợ giải pháp tự động nuôi tôm và thuỷ sản… Chẳng hạn, trong việc nuôi tôm, hiện nay bà con nông dân vẫn làm thủ công các công việc như bơm nước, thêm chất dinh dưỡng, điều chỉnh độ pH... trong khi giải pháp công nghệ có thể tự động hoá hoàn toàn các khâu này.
Lợi thế của công nghệ là điều chỉnh tức thì các thông số để tạo môi trường sống tốt nhất cho thuỷ sản. Do đó, giả sử nếu có sự cố xảy ra vào ban đêm thì máy móc có thể tự điều chỉnh ngay để không ảnh hưởng đến đời sống của tôm, cá. Nếu làm thủ công, người dân phát hiện sự cố muộn màng thì khó cứu được thuỷ sản hơn.
Mặc dù công nghệ hỗ trợ đã sẵn sàng, song việc áp dụng công nghệ trong trồng trọt chăn nuôi chưa thể phổ biến rộng rãi như nhiều quốc gia khác. Việc này ngoài rào cản về tài chính còn có lý do về tầm nhìn dài hạn.
“Ví dụ, nông dân mình một năm đạt thu doanh thu 1 tỷ thì làm sao có thể đầu tư giải pháp 4-5 tỷ. Thậm chí việc bỏ ra mấy trăm triệu đồng đầu tư công nghệ cũng đã khiến họ phải suy nghĩ”, ông Quyền phân tích.
Để phá vỡ rào cản này, quy mô sản xuất nông nghiệp cần phải được mở rộng hơn so với hiện tại. Các doanh nghiệp cũng cần ứng dụng công nghệ nhiều hơn để phục vụ chiến lược lâu dài.
“Khi nông nghiệp vẫn còn sản xuất nhỏ thì khả năng ứng dụng công nghệ sẽ hạn chế. Do đó vai trò của các liên minh, hiệp hội trong việc khuyến khích sản xuất lớn là rất quan trọng. Chỉ khi nào sản xuất lớn mới đầu tư lớn”, đại diện VNPT Technology nêu ý kiến.
Phía NextFarm cũng có nhận định tương tự. Ông Cường cho rằng, việc áp dụng công nghệ thông minh vào nông nghiệp có thể dành cho nông trại quy mô nhỏ hay lớn đều được. Nhưng với quy mô lớn thì áp dụng công nghệ sẽ thấy lợi ích và hiệu quả nhiều hơn, vì chi phí nhân công đã được cắt giảm khá nhiều trong các khâu sản xuất.
Các chuyên gia thống nhất rằng, làm nông nghiệp thông minh cần phải có tầm nhìn dài hạn. Rõ ràng việc áp dụng công nghệ không thể mang lại lợi nhuận trong ngắn hạn mà nó sẽ mang lại lợi ích lâu dài. Trong lúc này, cần có thời gian để công nghệ chứng minh tính hiệu quả với người nông dân, và phải bắt đầu từ những giải pháp thiết thực, giá cả phù hợp để khai mở thị trường.
Hải Đăng
Máy bay nông nghiệp: Từ ý tưởng điên rồ đến việc ứng dụng tại các cánh đồng lớn
Từ ý tưởng bị cho là điên rồ, máy bay không người lái phục vụ nông nghiệp hiện được ứng dụng phổ biến tại Đồng bằng Sông Cửu Long.
"> -
Hơn 370 triệu USD tiền mã hóa bị đánh cắp chỉ trong tháng 4Những vụ đánh cắp tiền mã hóa gây thiệt hại lớn nhất trong tháng 4/2022. Nhiều dự án tên tuổi khác trong mảng blockchain cũng là nạn nhân của giới hacker. Có thể kể tới vụ tấn công vào FEI Protocol lấy đi 79,3 triệu USD, Akutars bị đánh cắp 32,8 triệu USD. Ngoài ra là các vụ tấn công quy mô nhỏ nhưng cũng gây thiệt hại hàng triệu USD nhằm vào các dự án như Deus Finance, Agora, Inverse Finance, Elephant Money, Saddle, BAYC, CF,...
Dù năm 2022 mới đi qua 1/3 chặng đường, song thiệt hại từ các vụ việc tấn công mạng nhằm vào các dự án tiền mã hóa đã lập kỷ lục mới.
Nếu tính từ đầu năm đến nay, đã có hơn 1,6 tỷ USD tiền mã hóa bị hacker lấy cắp qua các lỗ hổng smart contract và bảo mật của các dự án. Con số này đã vượt qua kỷ lục 1,3 tỷ USD của năm 2021 và trước đó là 516 triệu USD của năm 2020.
Đã có hơn 1,6 tỷ USD tiền mã hóa lọt vào tay các hacker chỉ trong 4 tháng đầu năm nay. Những vụ việc này còn chưa bao gồm các hành động lừa đảo, tấn công mạng nhắm trực tiếp tới ví tiền mã hóa của người dùng.
Việc thu hồi các khoản tiền bị đánh cắp từ những dự án tiền mã hóa rất khó khăn. Mới đây, trong vụ việc của Axie Infinity, mới chỉ có hơn 5 triệu USD tiền đánh cắp bị thu hồi nhờ nỗ lực truy vết và phong tỏa của sàn giao dịch Binance.
Trọng Đạt
"> -
Bé 21 tháng bại não vì hóc trà sữa, cách cứu con trong 4 phútBé trai không may bị hóc thạch trong trà sữa gây ngạt thở, bại não
Suốt 7 tháng qua, bé chỉ nằm một chỗ, ăn uống đều qua sonde, hình ảnh MRI cho thấy não bị teo rất nặng. Bố mẹ bé đã đưa con chạy chữa khắp nơi, từ miền Trung vào Long An, TP.HCM để chữa bệnh.
Sau đó nhờ có nhiều người giúp đỡ, gia đình bé kết nối được với GS Liêm nhờ can thiệp. Dù còn rất ít hy vọng nhưng bố mẹ bé vẫn mong muốn được ghép tế bào gốc để cứu con.
Ngày 26/5, gia đình bé Q. ra đến Hà Nội. Ngày 30/5, bé được cấy tế bào gốc lần đầu, dự tính sẽ phải thêm lần nữa và cần 3 tháng nữa mới có thể đánh giá được tình hình.
Được biết, hoàn cảnh gia đình bé rất khó khăn, cụ nội bé 84 tuổi bị thương tật, mất một tay, bà nội bé bị tai nạn giao thông không thể lao động, bố bé không có nghề nghiệp ổn định, làm thuê đủ nghề để kiếm sống.
Trên thực tế, những ca bệnh bị hóc dị vật gây ngạt đường thở ở trẻ em không phải hiếm. Tuy nhiên rất ít các bậc phụ huynh có kỹ năng sơ cứu.
BS Phạm Ngọc Toàn, khoa Cấp cứu chống độc, BV Nhi TƯ cho biết, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận hàng chục ca hóc dị vật, thường là hạt hoa quả như nhãn, chôm chôm, hạt ngô, hạt lạc, đậu, cơm, cháo đến chìa khoá, đồ chơi...
Điều đáng tiếc, hầu hết trẻ được chuyển đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, não tổn thương không hồi phục do thiếu oxy, nhiều trẻ tử vong. Nguyên do khi trẻ hóc dị vật, không được sơ cấp cứu kịp thời khiến dị vật chèn vào đường thở, gây ngừng thở, ngừng tim.
“Chỉ cần 3 phút không có oxy lên não đã gây tổn thương, 4 phút là não tổn thương không hồi phục. Nên nếu cứ đợi khi chuyển đến tuyến cuối cấp cứu thì đã quá muộn, dù có được cứu sống trẻ cũng có nguy cơ cao mắc di chứng suốt đời”, BS Toàn cảnh báo.
Do đó, khi trẻ hóc dị vật, cần cấp cứu cho con trong khoảng thời gian trước 4 phút.
Nếu trẻ tỉnh táo, ho được, cần khuyến khích trẻ ho ra dị vật, sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu bệnh nhân tỉnh nhưng ho không hiệu quả thì cần vỗ lưng, ấn ngực. Trường hợp trẻ còn bé, đặt trẻ lên cánh tay, hoặc úp xuống đùi, cho đầu chúi xuống sau đó vỗ lưng 5 lần xem dị vật có ra không, nếu không được thì lật ngược bệnh nhân lại rồi ấn tại vị trí ép tim để đẩy dị vật ra. Trẻ lớn hơn có thể đặt lên ghế và làm tương tự.
Trường hợp không ho được hoặc ho không hiệu quả, kiểm tra xem trẻ còn thở không, nếu không cần ép tim cấp cứu, mở thông đường thở, hà hơi thổi ngạt 5 lần.
Sau đó cần gọi thêm 1 người hỗ trợ, 1 người hà hơi thổi ngạt, 1 người ép tim. Vị trí ép tim nằm 1/2 dưới xương ức.
Khi ép, đặt thẳng tay lên ngực, tỉ lệ 15 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt. Sau 1 phút đánh giá lại xem thở hay chưa và xem đã có mạch hay chưa. Người lớn bắt mạch cảnh, trẻ con bắt ở cánh tay, mạch quay, mạch bẹn vì cổ trẻ ngắn hơn. Sau 10 giây kiểm tra, nếu vẫn không thấy mạch thì tiếp tục ép tim ngoài lồng ngực.
Trong lúc ép tim, cần duy trì nhịp 100 lần/phút, cố gắng ép sâu và mạnh, độ lún bằng khoảng 1/3 bề dày lồng ngực. Khi trẻ có nhịp thở trở lại, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Thúy Hạnh
Hóc nhãn, bé trai 2 tuổi sống thực vật do cha mẹ không biết sơ cứu
Khi chuyển đến BV, bé trai đã có biểu hiện ngừng tim, tổn thương não không hồi phục và hiện đang phải sống thực vật.
">