Các bác sĩ đánh giá bệnh nhân bị đứt toàn bộ khối cơ mặt sau ngoài của cẳng chân, lộ đầu trên xương mác bị gãy, mạch mu chân không bắt được, mất vận động cổ bàn chân. Đây là tổn thương phức tạp, tiên lượng xấu cần phải chuyển mổ cấp cứu ngay lập tức để cứu chân người bệnh.
Kíp mổ cấp cứu được thực hiện dưới sự phối hợp của các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình và Gây mê hồi sức. Phẫu thuật viên tiến hành cắt lọc các tổ chức dập nát, xử trí cầm máu bằng khâu nối động mạch chày trước, thần kinh mác chung, tiếp tục khâu nối các khối cơ bị đứt và nẹp bất động cẳng chân.
Đồng thời, nhân viên y tế truyền hơn 2 đơn vị máu để hồi sức tích cực cho người bệnh nhân. Sau gần 2 giờ phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh ngay sau mổ, mạch và huyết áp ổn định và được chuyển chăm sóc tại khu hậu phẫu.
Trực tiếp mổ cấp cứu cho anh Đ., BS Lương Toàn Thắng, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết: “Đây là tai nạn hy hữu. Bệnh nhân bị cá mập tấn công nhập viện với tổn thương hở vùng cẳng chân phải nặng nề, phức tạp. Vết thương bị dập nát nghiêm trọng, nhiều mạch máu, gân cơ, dây thần kinh bị đứt, gãy lộ đầu xương mác, mạch mu chân không bắt được. Nếu không phẫu thuật cấp cứu, xử trí kịp thời sẽ có nguy cơ hoại tử chi hoặc nhiễm trùng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh”.
Sau ca phẫu thuật, cẳng chân phải đã bắt được mạch, hồng ấm trở lại, sức khỏe bệnh nhân tiến triển tích cực.
“Do bệnh nhân được trung tâm y tế tuyến dưới sơ cứu ban đầu tốt nên hạn chế tổn thương nặng và nguy cơ nhiễm trùng, tăng khả năng hồi phục vận động về sau của người bệnh”, bác sĩ nhận định.
Ngọc Trang
Tin tặc đã sử dụng hình thức lừa đảo qua điện thoại để chiếm quyền truy cập của nhân viên Twitter
Twitter cho biết, một vài nhân viên của mạng xã hội này đã trở thành nạn nhân cho một vụ lừa đảo qua điện thoại. Mặc dù Twitter không tiết lộ thông tin chi tiết, nhưng theo các chuyên gia bảo mật nhận định, nhiều khả năng tin tặc đã gọi điện trực tiếp cho các nhân viên của Twitter, đóng giả là đồng nghiệp hoặc thành viên đội ngũ kỹ thuật của công ty rồi yêu cầu các nhân viên này cung cấp thông tin đăng nhập của họ để truy cập vào hệ thống nội bộ của Twitter.
Trước đó, sau khi vụ tấn công xảy ra, Twitter thừa nhận tin tặc xâm nhập và sử dụng các công cụ nội bộ của công ty, làm dấy lên nghi vấn có sự giúp sức của nhân viên Twitter trong vụ tấn công này. Tuy nhiên, theo thông tin mới, có vẻ như nhân viên của Twitter đã mắc phải “lỗi ngớ ngẩn” khi giao thông tin đăng nhập hệ thống cho người khác qua điện thoại, điều tối kỵ đối với các hãng công nghệ.
“Cuộc tấn công này được thực hiện bằng cách đánh lừa một số nhân viên và khai thác lỗ hổng về con người để có quyền truy cập vào hệ thống nội bộ của chúng tôi”, Twitter cho biết trong một thông cáo đưa ra.
Twitter cũng cho biết thêm tin tặc đã nhắm đến 130 tài khoản Twitter, chiếm đoạt thành công và đăng tải nội dung lừa đảo trên 45 tài khoản, truy cập vào tin nhắn riêng tư của 36 tài khoản khác và tải toàn bộ dữ liệu của 7 tài khoản.
Tuy Twitter không nói rõ những tài khoản nào đã bị hacker chiếm đoạt, nhưng vào ngày 15/7, khi vụ tấn công xảy ra, tài khoản của những người nổi tiếng như Barack Obama, Bill Gates, Elon Musk, Jeff Bezos, Joe Biden hay Kanye West… đã đồng loạt đăng tải một thông tin lừa đảo về tiền ảo, đề nghị người dùng gửi tiền ảo bitcoin đến một ví điện tử để nhận về số tiền gấp đôi.
Hiện Twitter vẫn đang tiếp tục tiến hành điều tra vụ việc. Cục Điều tra liên bang (FBI) cũng tiến hành một cuộc điều tra độc lập về thủ phạm đứng sau vụ tấn công nhằm vào Twitter.
(Theo Dân Trí, RT)
Một số cá nhân tham gia vào vụ việc khiến Twitter phải đóng cửa dịch vụ trong tuần vừa rồi đã chia sẻ với The Times, đưa ra những thông tin đầu tiên nhằm truy vết các chi tiết của vụ tấn công.
" alt=""/>Nhân viên “mắc lỗi ngớ ngẩn” khiến Twitter bị hack