"Dịch vụ định vị" không chỉ là GPS
Các hệ điều hành tiên tiến, như iOS, iPadOS, Android, Windows 10, macOS và Chrome OS, đều được tích hợp sẵn "Dịch vụ định vị" trong hệ thống.
Khi một ứng dụng, như bản đồ hay la bàn, muốn truy cập dữ liệu vị trí, chúng không truy cập trực tiếp vào sóng GPS. Thay vào đó, ứng dụng sẽ đề xuất bạn cho phép truy cập "Dịch vụ định vị" của hệ điều hành.
"Dịch vụ định vị" hiện nay sử dụng nhiều công nghệ để xác định vị trí của người dùng. GPS chỉ là một trong số đó. Nhưng khi tín hiệu GPS hoặc phần cứng GPS không khả dụng, hoặc tín hiệu quá yếu, "Dịch vụ định vị" sẽ sử dụng những cách thức khác thay thế.
Ví dụ, nếu thiết bị của bạn có thế bắt sóng di động, "Dịch vụ định vị" có thể phân tích vị trí của bạn dựa trên tín hiệu từ ba trụ thu phát sóng di động gần đó, phương pháp này có độ chính xác khá cao.
Tuy nhiên, còn một công nghệ khác cũng được sử dụng để xác định vị trí của thiết bị, đó là rà soát những điểm truy cập Wi-Fi gần nhất.
Địa chỉ IP chỉ cho biết thông tin chung về vị trí
Bạn có thể dễ dàng kiểm chứng khả năng của công nghệ này. Ví dụ khi bạn sử dụng trình duyệt trên laptop, một vài trang web sẽ yêu cầu được truy cập dữ liệu vị trí. Nếu bạn cho phép, trang web sẽ có thể xác định chính xác vị trí của bạn, thường là chính xác cả địa chỉ đầy đủ hoặc chỉ sai lệch một hoặc hai căn nhà.
Nhưng laptop của bạn không hề được trang bị phần cứng GPS, vậy tại sao trang web có thể biết được vị trí chính xác của bạn?
Câu trả lời chắc chắn không phải do địa chỉ IP như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu bạn truy cập trang web mà không sử dụng mạng Wi-Fi (sử dụng mạng dây và tắt tính năng kết nối Wi-Fi), trang web sẽ chỉ có thể hiện thị những thông tin chung về vị trí của bạn như quốc gia và thành phố, chứ không thể hiển thị chính xác đến tên đường, số nhà như GPS.
Từ Wi-Fi đến địa chỉ nhà?
Đây là cách mà "hệ thống định vị Wi-Fi" hoạt động: Thiết bị sẽ rà soát các điểm truy cập Wi-Fi lân cận và lập danh sách chúng kèm với độ mạnh tín hiệu. Sau đó, hệ thống sẽ truy cập máy chủ có chứa danh sách tên các điểm truy cập Wi-Fi và dữ liệu vị trí của chúng trên toàn thế giới.
Không chỉ chứa danh sách tên của các điểm truy cập (SSID), hệ cơ sở dữ liệu này còn bao gồm cả địa chỉ MAC của từng điểm (BSSID), địa chỉ này là duy nhất trên mỗi thiết bị router và thường không thay đổi dù tên điểm truy cập có được thay thế.
Bằng cách so sánh danh sách các điểm truy cập gần bạn và danh sách các điểm truy cập đã biết, "Dịch vụ định vị" có thể đoán vị trí tương đối của bạn. Và bằng cách so sánh độ mạnh tín hiệu Wi-Fi thiết bị có thể bắt được, "Dịch vụ định vị" sẽ phân tích vị trí và thường là cho kết quả chính xác như khi bạn sử dụng GPS.
Thiết bị cũng có thể tải xuống là lưu lại một số dữ liệu dưới dạng cache. Ví dụ, nếu thiết bị nhận ra bạn đang ở một thành phố nào đó, nó có thể tải xuống thông tin về các điểm truy cập Wi-Fi trong và xung quanh thành phố để có thể dễ dàng xác định vị trí của bạn, thậm chí ngay cả khi bạn không có kết nối internet để kiểm tra cơ sở dữ liệu trực tuyến.
Hệ cơ sở dữ liệu Wi-Fi được hình thành như thế nào?
Hơn một thập kỷ tước, Google đã thu thập dữ liệu mạng Wi-Fi bằng các sử dụng các xe Street View. Khi những chiếc xe này đi khắp các con phố để chụp ảnh cửa hàng, nhà cửa và phố xá, chúng cũng quét các điểm truy cập Wi-Fi lân cận và lưu lại để sử dụng cho "Dịch vụ định vị".
Và không chỉ có Google, cả Apple, Microsoft và nhiều công ty khác cũng có hệ thống "Dịch vụ định vị" riêng.
Mặc khác, hiện những chiếc xe Street View của Google không còn xuất hiện thường xuyên trên phố để cập nhật cơ sở dữ liệu của họ.
Thay vào đó, phần mềm "Dịch vụ định vị" được tích hợp trong thiết bị của người dùng sẽ cập nhật dữ liệu liên tục. Ví dụ, khi bạn mở ứng dụng Google Maps. Bạn có thể bắt được sóng GPS khá tốt, điện thoại có thể biết vị trí của bạn thông qua GPS. Giờ thì nó sẽ quét các điểm truy cập Wi-Fi xung quanh và tải danh sách này lên hệ cơ sở dữ liệu của Google cùng với vị trí của bạn.
Tất cả người dùng sử dụng "Dịch vụ định vị" sẽ liên tục cập nhật dữ liệu mới nhất lên hệ thống. Tất nhiên là các công ty cam kết những thông tin này đều được ẩn danh và không liên kết với bất cứ cá nhân nào.
Vậy còn quyền riêng tư?
Theo lý thuyết, tên và địa chỉ của điểm truy cập Wi-Fi là thông tin công khai. Thiết bị router không dây của bạn luôn cung cấp thông tin này cho thiết bị đầu cuối bắt được sóng.
Thông tin mà cơ sở dữ liệu có được chỉ là danh sách tên các điểm truy cập (SSID) gần bạn, mã định danh thiết bị router (MAC) và vị trí của router. Cơ sở dữ liệu này không có bất cứ thông tin nào về người dùng và dữ liệu truyền tải qua điểm truy cập Wi-Fi. Và cơ sở dữ liệu này cũng không nhận được thông tin mật khẩu của router.
Các hệ điều hành mới nhất đều chặn ứng dụng và trang web truy cập dữ liệu vị trí trừ khi bạn cấp quyền truy cập cho từng ứng dụng, trang web. Một trang web hay một ứng dụng không thể tự truy cập vào danh sách các điểm Wi-Fi xung quanh thiết bị và tìm ra vị trí của bạn. Chúng phải có sự cho phép của bạn thông qua trình duyệt hoặc hệ điều hành và bạn hoàn toàn có thể từ chối cấp quyền truy cập. Bạn vẫn là người kiểm soát dữ liệu của mình.
Tuy nhiên, những phần mềm trên máy tính có toàn quyền truy cập hệ điều hành (ví dụ như các ứng dụng của Windows) cũng có thể truy cập trực tiếp vào dữ liệu Wi-Fi. Mặt khác, các trang web, ứng dụng di động và ứng dụng được viết bằng framework UWP của Windows 10 đã bị chặn truy cập thông tin này.
Vậy nếu bạn không muốn cung cấp thông tin Wi-Fi của mình thì phải làm thế nào?
Để ngăn chặn việc thiết bị tự động tải lên thông tin về các mạng Wi-Fi xung quanh nó, bạn cần phải vô hiệu hóa "Dịch vụ định vị" trên điện thoại hay bất cứ thiết bị nào có tính năng này.
Bạn cũng có thể ngăn không cho các thiết bị khác tải lên thông tin về điểm truy cập không dây của mình nếu muốn. Đối với Google, bạn có thể thêm đuôi "_nomap" vào sau tên của điểm truy cập (SSID). Ví dụ, nếu tên điểm truy cập Wi-Fi của bạn hiện đang là "VnReview", bạn có thể đổi thành "VnReview_nomap" và Google sẽ không lưu lại thông tin về điểm truy cập này.
Tuy nhiên, Google cho biết cách này chỉ áp dụng đối với cơ sở dữ liệu "Dịch vụ định vị" của Google, cách thức có thể khác nhau đối với những nhà cung cấp dịch vụ khác. Vì vậy bạn sẽ cần phải nghiên cứu biện pháp đối với từng nhà cung cấp dịch vụ nếu muốn. Dù chúng tôi không nghĩ việc này là cần thiết cho lắm, sự lựa chọn vẫn là của bạn.
(Theo VnReview, How To Geek)
Hé lộ từ năm ngoái, những dòng sản phẩm hỗ trợ Wi-Fi 6E đầu tiên đã sắp có mặt trên thị trường với giá bán lẻ không dưới 500 USD.
" alt=""/>Điện thoại xác định vị trí bằng mạng WiCông nghệ mở (Open Technology) là một khái niệm đã có từ gần 20 năm trước. Sự ra đời của công nghệ mở là hệ quả của sự mở rộng và bùng nổ phong trào phần mềm nguồn mở trong thập niên đầu của thế kỷ 21.
Tùy theo từng ngành, từng lĩnh vực, công nghệ mở có nhiều định nghĩa khác nhau. Nói một cách đơn giản, công nghệ mở là một khái niệm bao chùm cho các định nghĩa về tiêu chuẩn mở (Open Standard), nguồn mở (Open Source Software) và dữ liệu mở (Open Data).
Công nghệ mở được phát triển dựa trên tiêu chuẩn mở và mã nguồn mở. Trong đó, tiêu chuẩn mở là một thông số kỹ thuật được công bố rộng rãi, để bất kỳ ai muốn đều có thể lấy và sử dụng nhằm triển khai các công nghệ có liên quan.
Phần mềm được gọi là mở nếu mã nguồn của nó được cung cấp cho tất cả mọi người quyền nghiên cứu, thay đổi hoặc cải tiến. Điểm chung của các công nghệ mở là chính sách quản trị của nó cho phép người dùng có thể truy cập nền tảng hoặc hệ thống với rất ít ràng buộc và hạn chế.
![]() |
Công nghệ mở sẽ giúp tạo ra niềm tin số. |
Khác với phần mềm đóng, do dễ tiếp cận, việc sử dụng công nghệ mở giúp giảm chi phí và cho phép nhiều người có thể sử dụng hơn. Các công nghệ mở cũng có xu hướng tương thích với nhau tốt hơn các công nghệ độc quyền. Do đó, việc phát triển các công nghệ mở giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các công cụ và nền tảng.
Người sử dụng công nghệ mở sẽ hoàn toàn được độc lập và không bị bó buộc vào một nhà cung cấp công nghệ. Họ cũng có thể tự do lựa chọn các đơn vị hỗ trợ theo ý mình.
Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ mở sẽ giúp giảm thiểu rủi ro về bảo mật và sự lỗi thời của nền tảng. Chính vì những lý do này mà chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn sử dụng công nghệ nguồn mở để phát triển các hạ tầng quốc gia trọng yếu.
Phát triển công nghệ mở là xu hướng thời đại
Theo ông Nguyễn Hồng Quang - CLB Mã nguồn mở Việt Nam, từ lâu nay, công nghệ mở đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới.
Các công nghệ nền tảng cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 chủ yếu là các công nghệ mở. Đó là những công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (Internet of Things - IoT).
Dữ liệu mở cũng đang là xu hướng lên ngôi trong ngành giáo dục. Đó là khi các kho học liệu hay các nguồn tài nguyên giáo dục đều trở thành các kho học liệu mở (Massive open online course - MOOC) và tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources - OER).
![]() |
Dự án IOTI4.0 (Integral Open Technology for Industry 4.0) của Châu Âu đang được triển khai với tham vọng ứng dụng phần cứng mã nguồn mở (OSHW) trong lĩnh vực công nghiệp. |
Nhiều cột mốc lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghệ mở cũng đã diễn ra liên tục trong suốt 20 năm qua. Tại Hoa Kỳ, Viện Công nghệ mở (Open Technology Institute - OTI) được thành lập từ năm 1999. Nhờ sự ra đời của cơ quan này, công nghệ mở đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực.
Tại Châu Âu, dự án IOTI4.0 (Integral Open Technology for Industry 4.0) của Ủy ban Châu Âu đã ra đời từ năm 2016. Đây là dự án có tính sáng tạo cao nhằm ứng dụng phần cứng mã nguồn mở (OSHW) trong lĩnh vực công nghiệp.
Công nghệ phần cứng mã nguồn mở được tiêu chuẩn hóa theo mô hình công nghiệp 4.0 để giúp các doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận việc số hóa. Không chỉ vậy, nhiều sự kiện thường niên về công nghệ mở như OpenExpo Europe, OPEN!NEXT, OpenTechSummit Europe,... cũng liên tục được tổ chức.
Với một ví dụ gần hơn là tại các quốc gia Châu Á, Tổ chức FOSSASIA cũng đã được thành lập từ năm 2009 bởi 2 nhà sáng lập, trong đó có 1 người Việt Nam. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ các nhà phát triển và các nhà hoạch định về công nghệ phần mềm mã nguồn mở. Ngoài ra, sự kiện Diễn đàn Công nghệ mở (OpenTech Summit) cũng được tổ chức hàng năm tại Việt Nam và nhiều quốc gia Châu Á.
![]() |
Sự phát triển của cộng đồng GitHub là minh chứng rõ ràng nhất cho xu hướng sử dụng công nghệ mở. |
Còn một ví dụ quan trọng khác để nói về xu hướng sử dụng nguồn mở. Cách đây hơn chục năm, Microsoft là công ty đối nghịch với các sản phẩm nguồn mở. Thế nhưng, cùng với thời gian, quan điểm của công ty phần mềm đóng này cũng phải thay đổi. Bằng chứng là Microsoft đã bỏ tới 7,4 tỷ USD để mua lại GitHub - diễn đàn mã nguồn mở lớn nhất thế giới vào năm 2018.
Với Google, gã khổng lồ này là đơn vị tích cực nhất trong việc phát triển các công nghệ mở. Google đã công bố 2.000 dự án nguồn mở và khẳng định muốn giúp các dự án này và cộng đồng nguồn mở ngày một phát triển bền vững hơn.
Không nằm ngoài cuộc chơi, mạng xã hội Facebook của tỷ phú Mark Zuckerberg cũng đã cho công bố 125 dự án nguồn mở trên GitHub và có tổng cộng 168 nhân sự liên quan tới các dự án nguồn mở.
Những ví dụ trên rõ ràng đã cho thấy, công nghệ mở đang ngày một phổ biến. Nhờ khả năng tạo ra niềm tin số, công nghệ mở sẽ liên tục phát triển và trở thành một xu hướng công nghệ không thể đảo ngược.
Trọng Đạt
" alt=""/>Công nghệ mở tạo ra niềm tin sốTri ân sâu sắc người có công với cách mạng
Tham gia vào chiến trường khi vừa tròn 18 tuổi, ông Lê Văn Bình bồi hồi nhớ lại những năm tháng chiến đấu ác liệt: “Tôi trốn gia đình đi bộ đội từ sớm. Thời đó đồng đội hy sinh nhiều lắm. Nhưng động lực của mình ra đi là để góp phần giải phóng quê hương, bởi vậy, còn sống là phải chiến đấu”.
“Đang học gần hết lớp 6 thì tôi bỏ học. Hai bên quần giắt thêm túi đá cuội để đủ 41kg tham gia chiến trường. Nhiệm vụ đầu tiên của tôi là lên Hà Bắc nhận pháo. Lần đầu bị thương là tháng 1/1968 khi tôi đang bảo vệ tên lửa”, ông Hoàng Văn Tính (Xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) nhớ lại.
“Cứ mỗi lần nghe thấy tiếng pháo, tiếng nổ là đầu óc tôi choáng váng. Tôi và vợ đều có chất độc màu da cam. Tôi thì đi lại khó khăn, ngồi xuống không được nên lâu nay vẫn đi tìm những sản phẩm hỗ trợ xương khớp”, ông Bình tâm sự về những di chứng sau chiến tranh.
Còn với ông Tính, lạc quan là cách duy nhất để vượt lên nỗi khổ: “Trong phổi tôi còn ba viên bi. Ở đầu phía sau còn một mảnh bom B52 bằng hạt bưởi. Bình thường nửa đầu tôi vẫn cứ âm ỉ. Phổi thở to là nhói đau. Nhưng mấy chục năm tôi chung sống với nó rồi, đau nhiều thì coi như đau ít, còn đau ít thì mình coi như không đau. Như vậy mới sống được. Cuộc đời vẫn đẹp, mình cứ vui lên có sức khỏe để trông hai con”. Dứt lời, ông Tính quay lại nhìn hai người con năm nay đã 30, 40 tuổi nhưng phần lớn sinh hoạt hàng ngày vẫn phải phụ thuộc vào vợ chồng ông.
Hành trình bền bỉ đằng sau những món quà thành tâm
Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng nhưng dư âm của nó vẫn rất khốc liệt. Như một lời tri ân với hàng triệu con người đã để lại nơi chiến trường một phần xương máu, tháng 7 năm nay, CVI Pharma thực hiện chuyến hành trình ý nghĩa, trao tận tay những món quà là sản phẩm Kiện Cốt Vương, sản phẩm kết tinh từ trí tuệ và tâm huyết của tập thể CVI Pharma, với mong muốn vơi bớt phần nào nỗi đau chiến tranh của những thương bệnh binh như bác Tính, bác Bình.
“Nhà nước và các doanh nghiệp tri ân, động viên, quan tâm và hỏi han sức khỏe những đối tượng như chúng tôi, tôi thấy rất cảm động. Tôi rất cảm ơn doanh nghiệp trong thời điểm này đã mang tới món quà tình nghĩa, đúng bệnh, đúng người và đúng đối tượng”, ông Hoàng Văn Tính xúc động chia sẻ.
Đại diện CVI Pharma cho biết, ngoài Hà Nội và Đà Nẵng, hiện CVI Pharma đã và đang tiếp tục hành trình tri ân đầy ý nghĩa tại các tỉnh thành trên cả nước như Hà Giang, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị…, với 17.500 phần quà tổng trị giá 30 tỷ VNĐ.
Được tận tay trao gửi món quà thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kiện Cốt Vương tới tay những người thương, bệnh binh, ThS. DS Phan Văn Hiệu - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CVI Pharma chia sẻ: “Các mẹ, các chú, các bác đều là những người có tuổi, hệ xương khớp yếu đi. Vì vậy chúng tôi lựa chọn Kiện Cốt Vương sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức khớp. Đó là món quà chúng tôi đặt để rất nhiều tâm huyết, thể hiện sự tri ân đến các bác thương, bệnh binh”.
CVI Pharma đã dành nhiều năm dày công nghiên cứu để cho ra đời TPBVSK Kiện Cốt Vương. Với thành phần chính từ tự nhiên, Kiện Cốt Vương là sự kết hợp của bộ đôi chiết xuất quả Chiêu liêu AyuFlex và chiết xuất 8 - Bone Care, giúp mang đến sự vững vàng cho hệ xương khớp, hỗ trợ giảm đau khớp, hỗ trợ giảm nguy cơ thoái hoá khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt, hỗ trợ mạnh gân cốt.
Quy trình sản xuất và kiểm định sản phẩm được thực hiện tại Nhà máy công nghệ cao tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, được đăng ký cơ sở FDA Hoa Kỳ, với diện tích 1,1ha, trang bị hệ thống chiết xuất hiện đại, cùng dây chuyền sản xuất đạt chuẩn GMP, CGMP, GMP - WHO, ISO 13485:2016.
Chương trình tri ân các thương bệnh binh và người có công với cách mạng nằm trong khuôn khổ chiến dịch “Vì sức khoẻ xương khớp người Việt” của CVI Pharma, với các hoạt động ý nghĩa như: Tổ chức các chương trình tư vấn cung cấp kiến thức trong dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp; khám bệnh, phát thuốc miễn phí, tặng 100.000 hộp trải nghiệm miễn phí Kiện Cốt Vương dành cho người dân trên cả nước đang gặp vấn đề về xương khớp, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bích Đào
" alt=""/>CVI Pharma tặng 17.500 phần quà tri ân các thương bệnh binh