Tập đoàn FLC được biết đến là chủ nhiều dự án bất động sản nổi bật trải dài từ Bắc đến Nam. Trước khi ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt tạm giam, FLC liên tiếp công bố kế hoạch đầu tư vào loạt dự án mới và nghiên cứu đầu tư, xúc tiến pháp lý cho gần 300 dự án trên hơn 40 tỉnh thành cả nước và tiếp tục mở rộng quỹ đất từ Bắc vào Nam.
![]() |
Phối cảnh công viên Sài Gòn Safari quy mô hơn 456 ha |
Trong năm nay, doanh nghiệp đặt mục tiêu xúc tiến pháp lý để chính thức triển khai gần 25 dự án mới tại nhiều tỉnh thành như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Gia Lai, các tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam Bộ,…
Trong số này, có các dự án hợp phần mới từ những đại dự án đã và đang được FLC triển khai như FLC Quảng Bình, FLC Quy Nhơn,…
Một trong những định hướng chiến lược chính vẫn được doanh nghiệp này theo đuổi trong mảng bất động sản là mô hình phát triển chuỗi dự án quần thể nghỉ dưỡng kết hợp sân golf và đô thị sinh thái hiện đại.
Đề xuất đầu tư vào dự án “treo” 18 năm - Sài Gòn Safari
Mới đây nhất, tại Củ Chi, FLC đề xuất nghiên cứu đầu tư 2 dự án: Dự án Công viên Sài Gòn Safari (hơn 456ha) và dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng ven sông Sài Gòn (hơn 910ha).
![]() |
Phối cảnh khu đô thị phức hợp do FLC đề xuất tại Bình Chánh (Nguồn: FLC Group) |
Theo đó, dự án Công viên Sài Gòn Safari tọa lạc tại 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, thuộc khu vực Tây Bắc của TP. HCM, cách trung tâm khoảng 40km. Dự án bao gồm 5 phân khu: khu dịch vụ tổng hợp, khu resort nghỉ dưỡng và khách sạn đẳng cấp 5 sao, khu vườn thú mở, khu Safari, khu công viên vui chơi giải trí tổng hợp.
Còn Khu đô thị nghỉ dưỡng ven sông Sài Gòn được FLC đề xuất định hướng phát triển theo tiêu chí sinh thái nghỉ dưỡng, kết hợp cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện trạng để trở thành một tổ hợp đa chức năng, khu đô thị đáng sống phía Tây Bắc TP.HCM. Dự án hướng đến trở thành nơi an cư cho khoảng 130.000 - 150.000 người.
Hai dự án do FLC đề xuất sẽ hình thành một tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí kết hợp đô thị đầy đủ tiện ích, giúp bổ sung hạ tầng du lịch cũng như hạ tầng đô thị đồng bộ cho Củ Chi, góp phần thúc đẩy kế hoạch đưa Củ Chi trở thành thành phố trực thuộc của TP.HCM trong giai đoạn 2020 - 2030.
Đề xuất dự án phức hợp xây tháp 99 tầng, 80.000 tỷ đồng tại Bình Chánh
Đầu tháng 2 vừa qua, FLC đã làm việc với lãnh đạo huyện Bình Chánh (TP.HCM) để đề xuất chi tiết kế hoạch đầu tư khu đô thị nghỉ dưỡng Smart Eco City (tại xã Tân Nhựt và xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP HCM). Dự án có quy mô gần 1.200ha, tổng mức đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng với điểm nhấn là tòa tháp 99 tầng.
Dự án do FLC đề xuất bao gồm 5 phân khu: Khu đô thị sinh thái, Khu đô thị sáng tạo và khoa học kỹ thuật, Khu đô thị nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, Khu đô thị dịch vụ, tái định cư và nhà ở xã hội, Khu dân cư hiện hữu và tái định cư.
Theo đề xuất của phía FLC, tỉ lệ xanh của toàn dự án sẽ chiếm đến trên 75%, chỉ 25% còn lại là dành cho xây dựng.
Điểm nhấn của toàn dự án là tòa tháp Landmark 99 tầng nằm ở lõi dự án, được kỳ vọng sẽ trở thành một công trình biểu tượng mới tại phía Tây TP.HCM…
Bên cạnh hệ tiện ích đa dạng, dự án còn bao gồm các khu ở cao tầng, thấp tầng, cao cấp và khu tái định cư với nhà ở xã hội và nhà ở trung cấp đáp ứng nhu cầu lưu trú cho khoảng 165.000 - 180.000 người.
Dự án đường sắt Vientiane - Vũng Áng
Cũng trong tháng 2 vừa qua, Tập đoàn FLC đã có văn bản đề xuất tham gia hợp tác nghiên cứu, đầu tư tuyến đường sắt Viêng Chăn (Lào) - Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Ngày 21/3, Tập đoàn FLC và PetroTrade Lào đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển một phần của dự án.
Theo đó, FLC và PetroTrade sẽ cùng tiến hành các hoạt động cần thiết cho việc đầu tư, xây dựng, phát triển đoạn từ Vũng Áng (Hà Tĩnh) đến Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình). Đây là một phần quan trọng trong toàn tuyến đường sắt Vientiane - Vũng Áng có tổng mức đầu tư trị giá khoảng 5 tỷ USD. Dự án này có tổng chiều dài khoảng 555 km, trong đó, 452 km thuộc Lào và 103 km tại Việt Nam.
Khu đô thị hơn 2.000 tỷ tại Vĩnh Phúc
Dự án này được tỉnh Vĩnh Phúc kêu gọi đầu tư hồi cuối năm 2021. Dự án có quy mô khoảng 47ha, nằm trong quy hoạch phân khu B2 tỷ lệ 1/2.000 khu vực phát triển đô thị, dịch vụ tại TP. Vĩnh Yên, huyện Yên Lạc và huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Sơ bộ chi phí thực hiện dự án khoảng 2.096 tỷ đồng. Quy mô dân số dự kiến 2.752 người. Thời hạn thực hiện dự án là 50 năm kể từ thời điểm được chấp thuận kết quả lựa chọn nhà đầu tư; tiến độ đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2026.
Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu đô thị Yên Lạc Green City tại thị trấn Yên Lạc và các xã Bình Định, Trung Nguyên. Theo đó, nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án là Công ty CP Tập đoàn FLC.
Cùng với việc đề xuất các dự án quy mô lớn, FLC thời gian qua cũng bị huỷ nhiều dự án. Đầu năm 2021, UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định chấm dứt hiệu lực hai dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng với vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng của Tập đoàn FLC là Quần thể khu đô thị du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái thể thao và vui chơi giải trí và Quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị FLC Bình Châu - Lý Sơn (giai đoạn 1). Đây là hai dự án nằm trong danh mục 296 dự án trong giai đoạn khảo sát đầu tư bị thu hồi, chấm dứt hiệu lực do không phù hợp với quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, chậm tiến độ kéo dài. Tại Quảng Ninh, tỉnh này cũng quyết định thu hồi địa điểm, hủy bỏ Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Tổ hợp nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, đô thị cao cấp của Tập đoàn FLC tại khu vực Hồ Yên Trung, phường Phương Đông, thành phố Uông Bí. Lý do tỉnh thu hồi bởi đã hết thời hạn nghiên cứu nhưng quy hoạch chưa được phê duyệt. Vào tháng 11/2020, UBND TP Hải Phòng đã có quyết định chấm dứt hiệu lực của Quyết định số 2629/QĐ-UBND ngày 4/11/2019 của UBND thành phố quyết định chủ trương đầu tư dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê (dự án FLC Diamond 72 Tower) tại số 4 Trần Phú, quận Ngô Quyền do Tập đoàn FLC làm nhà đầu tư. |
Nhật Minh
Hai dự án gồm Tổ hợp đô thị, du lịch nghỉ dưỡng, sân golf và vui chơi giải trí tại TP Hạ Long và Tổ hợp nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, đô thị cao cấp tại khu vực hồ Yên Trung, phường Phương Đông, TP Uông Bí.
" alt=""/>FLC đề xuất loạt dự án trước khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắtĐể hình thành một hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số, từ tháng 2/2022, Bộ TT&TT đã ban hành Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đặc biệt, danh mục 35 nền tảng quốc gia phục vụ chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số cũng đã được Bộ TT&TT công bố.
Năm 2023 đã được chọn là năm dữ liệu quốc gia. Từ khóa “nền tảng số” tiếp tục được nhấn mạnh, bởi lẽ để có dữ liệu, để dữ liệu có thể liên thông, kết nối liền mạch và để khai thác dữ liệu được dễ dàng thì cần phải có các nền tảng số được dùng thống nhất, xuyên suốt.
Nhằm đảm bảo Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia tiếp tục được triển khai hiệu quả, Bộ TT&TT vừa có quyết định phân công các đơn vị đầu mối thuộc Bộ thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia năm 2023 phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Cùng với việc phân công cụ thể các đơn vị thuộc Bộ làm đầu mối cho từng nền tảng số quốc gia, Bộ TT&TT cũng nêu rõ trách nhiệm của các đơn vị đầu mối này.
Cụ thể, đơn vị đầu mối thúc đẩy với mỗi nền tảng số quốc gia có trách nhiệm định kỳ hàng năm tổ chức, thực hiện đánh giá, kiểm định, công bố, sửa đổi, cập nhật danh sách nền tảng số đáp ứng yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật và bảo đảm an toàn thông tin mạng; tổ chức, thực hiện tuyên truyền, phổ biến các nền tảng số đã được công bố đáp ứng yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật và bảo đảm an toàn thông tin mạng….
Đồng thời, định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia thuộc phạm vi phụ trách, với các nội dung tối thiểu gồm doanh nghiệp chủ quản nền tảng số, tên nền tảng số, mô hình và kết quả triển khai tham khảo, mức độ phổ biến, chi phí triển khai hoặc báo giá tham khảo. Ngoài ra, các đơn vị còn có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin kết quả triển khai cho Vụ Kinh tế số và Xã hội số.
Tuyết Nhung và nhóm PV, BTV" alt=""/>Bộ TT&TT phân công đầu mối thúc đẩy phát triển, sử dụng các nền tảng số quốc gia- 5 quả trứng cút
- 15 quả nhãn lồng
- 1 nhánh gừng
- 40 g đường phèn
![]() |
Trứng cút rửa sạch cho vào nồi luộc chín.
![]() |
Nhãn lồng bóc bỏ vỏ, bỏ hạt, tách lấy phần long nhãn.
![]() |
Trứng sau khi luộc chín lấy ra bóc bỏ vỏ. Gừng cạo vỏ thái chỉ.
![]() |
Cho trứng cút vào nồi với lượng nước vừa ăn rồi đun sôi, tiếp đó cho gừng và đường phèn vào đun cho đường tan.
![]() |
Thêm long nhãn vào đun khoảng 1-2 phút thì tắt bếp. Để cho chè nguội rồi thưởng thức thôi.
![]() |
Long nhãn có vị ngọt, thơm mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng và cũng là một vị thuốc. Theo Đông y, long nhãn có tác dụng làm tăng trí nhớ, giúp thêm tuổi thọ. Khi chế biến các món ăn từ long nhãn sẽ tạo nên những bài thuốc không chỉ ăn ngon mà còn có công dụng chữa bệnh. Món chè nhãn nấu trứng cút vừa có vị giòn ngọt từ long nhãn quyện với vị bùi thơm của trứng cút rất lạ miệng. Món ăn thích hợp ăn vào lúc đói bụng, hơn thế món ăn rất bổ cho thận và có công dụng an thần. Vì vậy, trong mùa nhãn năm nay, bạn hãy chế biến cho gia đình món chè nhãn trứng cút này nhé!
Chúc bạn thành công và ngon miệng!
(Theo Afamily.vn)
" alt=""/>Nấu chè nhãn theo công thức cực lạ để thưởng thức mùi vị cực ngon