当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Dynamo Moscow vs Zenit, 18h00 ngày 26/4: Khó tin cửa trên 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Malacateco vs Coban Imperial, 09h00 ngày 1/5: Ưu thế chủ nhà
Bạn muốn hẹn hò tập 359: MC Quyền Linh bất ngờ trước tiêu chí chọn bạn trai của cô gái Bình Phước
Mạng xã hội có thể ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến mối quan hệ tình cảm.
"Tôi thường không quản lý mạng xã hội của người yêu, nhưng khi có gì đó đáng ngờ, tốt nhất nên giám sát để biết chuyện gì đang xảy ra".
"Mạng xã hội không quan trọng, nhưng tôi không thể ngó lơ nó. Kiểm tra các tài khoản mạng xã hội rất hữu ích để tìm hiểu người bạn thích".
"Tôi bị ám ảnh bởi mạng xã hội và không ngừng tìm hiểu mọi người qua đó. Tôi tò mò họ đăng ảnh gì và cả những người like ảnh nữa".
Đó là những ý kiến xung quanh câu hỏi mạng xã hội đóng vai trò như thế nào trong một mối quan hệ do El País thu thập.
Araceli Álvarez, nhà tâm lý, tình dục học và người hòa giải gia đình, cũng đưa ra câu trả lời cho câu hỏi đó dựa trên kinh nghiệm chuyên môn của chính mình: "Trong các cuộc tư vấn, tôi thường thấy những xung đột, bất an, ghen tuông... Tất cả là do những gì diễn ra trên mạng xã hội".
Theo bài báo năm 2019 Relationship problems caused by social media in college students in Mexico City, do một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Ibero-American đồng tác giả, đăng ảnh chụp cùng người yêu hoặc thông báo rằng bạn đang ở trong một mối quan hệ tình cảm trên mạng xã hội có liên quan đến hạnh phúc và sự hài lòng của nửa kia.
Tuy nhiên, Facebook, Instagram..., những công cụ giúp bạn dễ dàng gặp gỡ mọi người bất cứ lúc nào, cũng liên quan đến sự ghen tuông và nỗi sợ bị phản bội.
Mạng xã hội cho phép một người xem xét cách bạn đời/người yêu của mình tương tác với những người khác, điều này có thể khơi dậy nỗi sợ hãi và bất an.
Like hay comment trên một bức ảnh nhất định có thể trở thành bằng chứng "thả thính", tán tỉnh người khác. Theo dõi cách hành xử của nửa kia trên mạng có thể làm tổn thương bạn, theo nghiên cứu.
![]() |
Mạng xã hội có thể khơi dậy nỗi sợ hãi và bất an trong một mối quan hệ. |
Vì phương tiện truyền thông xã hội phản ánh các tình huống xảy ra ngoài đời thực, chúng cũng là công cụ để thực hiện bạo lực.
Theo Liên Hợp Quốc, 95% tất cả các hành vi gây hấn diễn ra trực tuyến đều do nam giới thực hiện và hướng tới phụ nữ. Các hành động bạo lực giới diễn ra trực tuyến thường xuyên nhất là kiểm soát thông qua mạng xã hội, lấy cắp mật khẩu, phát tán nội dung khiêu dâm và đưa ra những lời đe dọa hoặc lăng mạ.
Bất chấp tất cả những điều này, mạng xã hội không phải lúc nào cũng có tác động tiêu cực đến các mối quan hệ tình cảm.
Theo nghiên cứu Influence of social media on couple relationshipsdo các nhà nghiên cứu từ Trường Khoa học Xã hội và Con người của Đại học Hợp tác Colombia thực hiện, các cặp đôi được khảo sát cho rằng mạng xã hội có ảnh hưởng tích cực hơn (60%) so với tiêu cực (40%) trong mối quan hệ của họ.
Trong số các khía cạnh tích cực, người được hỏi nhấn mạnh rằng các nền tảng tạo điều kiện cho sự tương tác và giao tiếp. Còn ở hướng tiêu cực, mọi người có xu hướng nói về việc khuyến khích sự ghen tuông và mất lòng tin lẫn nhau.
Khi những người trẻ tuổi sử dụng mạng xã hội thường xuyên hơn, các nền tảng này cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong mối quan hệ tình cảm của họ.
Álvarez xác nhận điều này: "Các cặp vợ chồng lớn tuổi không sử dụng mạng xã hội thường xuyên hoặc chỉ sử dụng chúng cho mục đích tìm kiếm thông tin, liên lạc với gia đình, bạn bè. Họ cũng có xu hướng xác định ranh giới rõ ràng hơn về quyền riêng tư của mình. Tuy nhiên, khi vấn đề nghiêm trọng liên quan đến mạng xã hội xảy ra, những cặp vợ chồng trưởng thành này sẽ đẩy mâu thuẫn lên cao hơn".
Nhà tâm lý và tình dục học nhận thấy rằng mạng xã hội gây ra nhiều rắc rối hơn cho các cặp vợ chồng mới cưới, nơi mối quan hệ vẫn chưa ổn định.
![]() |
Mạng xã hội ảnh hưởng nhiều đến các cặp đôi mới cưới. |
"Những khó khăn này thường xảy ra với cả cá nhân và cặp đôi. Ở cấp độ cá nhân, chúng tôi giải quyết các vấn đề như sự phụ thuộc về cảm xúc, kiểm soát tính bốc đồng và lòng tự trọng. Với các cặp vợ chồng, chúng tôi làm việc dựa trên những niềm tin phi lý về các mối quan hệ (thường được thúc đẩy bởi quan niệm sai lầm về tình yêu, hôn nhân)".
Álvarez nhấn mạnh điều quan trọng là phải biết tách biệt những gì được chia sẻ với tư cách là một cặp vợ chồng khỏi quyền riêng tư và tự do cá nhân.
"Công nghệ có khả năng bắt đầu, xây dựng và duy trì một mối quan hệ, nhưng cũng có thể làm tổn thương, hủy hoại tình yêu, hôn nhân. Tất cả phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng công cụ như thế nào", Álvarez nhận định.
Theo Zing
Lê Chiêu Đức 26 tuổi, hiện làm công việc liên quan đến phúc lợi xã hội ở Nhật Bản. Vợ Chiêu Đức là Mio, 21 tuổi. Thời gian rảnh, Mio thường đi làm part-time.
Đức kể: "Mình và vợ quen nhau khi cả hai cùng đi làm part-time chung. Ban đầu mình thấy cô ấy quá dễ thương nên nói chuyện. Nói chuyện qua lại thì thân thiết rồi mình bắt đầu hẹn hò. Mình có tỏ tình mấy lần và lần thứ 3 cô ấy đồng ý.Đức và Mio đã đăng ký kết hôn từ tháng 9/2019, vì nhiều lý do nên họ chưa thể tổ chức lễ cưới được.
Thời gian từ lúc quen biết đến khi chính thức thành một cặp chỉ có 3 tuần. Mio có má lúm đồng tiền, tính tình vui vẻ dễ chịu và khiến người ta cảm thấy muốn yêu thương, che chở".
![]() |
Cặp đôi với nhan sắc tương xứng. |
Yêu một người khác quốc tịch chắc chắn sẽ dẫn đến những bất đồng trong ngôn ngữ và cả văn hóa. Với Chiêu Đức, những điều ấy thật sự không đáng ngại vì anh đã học tập, sinh sống ở đất nước Nhật Bản hơn 6 năm nay.
"Về tiếng nói thì mình không lo, văn hóa Nhật mình cũng rất thích và tìm hiểu nên gần như hai vợ chồng không có khoảng cách gì cả. Hai đứa cứ vui vẻ và bên nhau từng ngày như thế", Đức bộc bạch.
Bình thường, Đức vẫn thường chia sẻ những đoạn clip quay cùng Mio lên tài khoản mạng xã hội của mình. Trong những video ấy, cô gái người Nhật luôn thể hiện sự dễ thương, có phần hơi trẻ con của mình. Thế nhưng với mối quan hệ này, cả hai người rất nghiêm túc và sớm tính chuyện trăm năm.
Đức kể: "Khi yêu được 6 tháng thì tụi mình quyết định gắn bó suốt đời. Khi đó, mình đã đến nhà Mio để gặp mặt và bày tỏ mong muốn được đăng ký kết hôn, chăm sóc và xây dựng gia đình hạnh phúc với cô ấy. Bố mẹ Mio thoải mái lắm, coi mình như con cái trong nhà nên đồng ý thôi. Về gia đình mình thì mình chỉ có thể gọi điện về xin phép được.
Thật sự lúc đưa ra quyết định rồi về nhà Mio và gọi điện cho gia đình mình không hồi hộp lắm đâu. Mình rất kiên định với sự lựa chọn của bản thân. Cô ấy cũng muốn gắn bó với mình suốt đời. Vì Mio còn đi học nên bọn mình chưa thể tổ chức đám cưới được".
Gia đình của Đức cũng hơi bất ngờ với quyết định của con trai. Thế nhưng họ luôn luôn ủng hộ những dự định và kế hoạch của anh. Đôi bên phụ huynh đều đồng ý và tôn trọng con cái. Họ chỉ mong cặp đôi trẻ sống hạnh phúc, vui vẻ.
"Chắc chắn là bọn mình sẽ tổ chức đám cưới trong tương lai. Đã lấy con gái nhà người ta thì phải làm đám cưới đàng hoàng chứ. Mio trên video nhìn trẻ con và nũng nịu nhưng cô ấy hiểu chuyện lắm đấy.
Cũng nhờ vậy mà cuộc sống của hai vợ chồng mình ngày nào cũng vui vẻ, hạnh phúc. Cô ấy thường hài hước đùa rằng muốn sinh một đội bóng. Tuy nhiên kế hoạch sinh con bọn mình sẽ thực hiện sau 2-3 năm nữa", Đức tâm sự.
![]() |
Hằng ngày, mẹ Đức đều video call sang để hỏi thăm con dâu và con trai. Ở những clip Đức đăng lên, Mio lúc nào cũng nói chuyện với mẹ anh bằng vốn tiếng Việt lơ lớ của mình. Cô chưa sõi tiếng Việt nhưng luôn cố gắng dùng nó để nói chuyện với mẹ chồng. Mio cũng biết dạ, vâng và trả lời những câu hỏi cơ bản khiến mẹ Đức rất vui.
Mối quan hệ của Đức và Mio rất hạnh phúc. Tuy nhiên trong nhiều bình luận, nhiều người cho rằng Đức vội vàng cưới một cô sinh viên làm vợ là để lợi dụng. Những bình luận đó khiến chàng trai 26 tuổi chẳng mấy bận lòng.
Đức giãi bày: "Mình ở Nhật đã hơn 6 năm, visa hiện tại của mình là visa đi làm chứ đâu phải visa theo vợ để người ta bình luận như thế. Mình không quan tâm nhiều đến chúng nhưng cũng muốn nói một lần để tất cả hiểu hơn.
Gia đình mình cũng thuộc dạng khá giả, mình học lực cũng khá nên không hề có chuyện lợi dụng nào ở đây hết. Mình và Mio đến với nhau là thật lòng. Hai vợ chồng yêu nhau, muốn gắn bó với nhau cả đời thì ở bên nhau thôi.
Những người nói ra các câu tiêu cực, phỏng đoán vớ vẩn ấy khiến cho mình có cảm giác họ đang ghen tị đấy".
Vợ chồng Đức đang có cuộc sống sung túc và hạnh phúc ở Nhật Bản. Hằng ngày, Mio làm việc nhà. Nếu rảnh rỗi Đức cũng xắn tay vào giúp đỡ vợ. Cô gái 21 tuổi cũng cố gắng trở thành người vợ đảm đang bằng cách ngày ngày chuẩn bị cơm cho chồng đi làm. Cô coi đó là một điều tự hào và muốn thực hiện hằng ngày.
"Hai đứa mình có nguyên tắc đó là khi tranh luận hay cãi cọ đến giận dỗi rồi thì chỉ cần đối phương ôm một cái hoặc hôn một cái thì vẫn phải nhẹ nhàng. Chuyện nhỏ hóa không có, coi như chưa có gì xảy ra. Hai vợ chồng phải tranh luận trên nguyên tắc xây dựng chứ không phải cố lao vào nói nhau. Có như vậy cuộc sống mới vui vẻ được", Đức chia sẻ thêm.
Tình yêu và hôn nhân giống như uống một tách trà vậy, nóng hay lạnh chỉ có người trong cuộc mới biết. Chúc cho vợ chồng Chiêu Đức và Mio luôn luôn hạnh phúc, tiếng cười ngập tràn như bây giờ nhé.
Muốn hôn nhân được lâu dài, bền vững, các cặp vợ chồng cần học cách khắc phục những xung đột và tìm tiếng nói chung giữa hai bên.
" alt="Hôn nhân của cặp vợ Nhật, chồng Việt"/>Nhận định, soi kèo Defensa y Justicia vs Racing Club, 05h30 ngày 29/4: Khách hoàn thành nhiệm vụ
Gặp NSND Anh Tú vào những ngày giáp Tết không phải dễ vì anh bận rộn với công việc tổng kết năm tại Nhà hát Kịch Việt Nam - nơi nghệ sĩ đang giữ cương vị Phó giám đốc. Nhưng khi biết câu chuyện mà phóng viên muốn trao đổi xoay quanh đề tài sân khấu, nam nghệ sĩ vui vẻ nhận lời ngay. Anh giải thích đó là "sở trường" lớn nhất của mình. NSND Anh Tú bắt đầu cuộc trò chuyện bằng ấm trà nóng và bày ra một đĩa kẹo vừa mua trong chuyến công tác ngắn ngày.
![]() |
NSND Anh Tú hiện là Phó giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam |
Một vở diễn hay không làm nên diện mạo sân khấu
- Kịch Tết miền Bắc thì hẩm hiu, ảm đạm, miền Nam tuy có sôi động, đa dạng hơn nhưng cũng trong tình trạng lay lắt. Anh lý giải sao về thực trạng này?
- Thực trạng đó xuất phát từ yếu tố chủ quan của sân khấu. Tôi phải nói thật rằng, nghệ thuật sân khấu nói chung đang không theo kịp đời sống của khán giả. Mặc dù vẫn có nhiều vở diễn hay, chất lượng nhưng một đạo diễn tốt, một tác phẩm xuất sắc không thể làm nên diện mạo và cũng không thể đại diện cho một nền sân khấu được.
Các chương trình game show, truyền hình thực tế được nhiều người yêu thích vì chúng bắt kịp nhu cầu của khán giả. Ngoài ra, sự èo uột của sân khấu còn xuất phát từ nguyên nhân các nhà hát và sân khấu kịch không có điều kiện đầu tư, xây dựng về cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ vì tài chính eo hẹp.
- Sân khấu miền Bắc có nhiều đoàn lưu diễn nước ngoài dịp cận Tết. Đây có phải là một hướng đi trong bối cảnh sân khấu èo uột?
- Tôi nghĩ là không. Sân khấu có khủng hoảng, èo uột, hẩm hiu thì cũng không thể trông đợi vào khán giả hải ngoại được. Những đoàn lưu diễn nước ngoài dịp cận Tết xuất phát từ nhu cầu của thị trường nước ngoài. Ở những nước có đông Việt kiều thì dịp lễ Tết, các tổ chức, cá nhân thường mới các đoàn nghệ sĩ, cả diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ múa đến để biểu diễn. Biểu diễn xong lại về nước.
Tôi quan niệm, đối tượng khán giả quyết định đến sự sống còn của sân khấu là người Việt Nam sống ở Việt Nam. Không thể "ăn xổi" bằng lưu diễn nước ngoài được. Mọi hướng đi của sân khấu đều phải hướng đến 90 triệu người dân Việt, còn việc xuất ngoại, dù nhiều dù ít cũng không thể thay đổi bộ mặt của sân khấu, cũng không thể làm cho sân khấu trở nên hung thịnh được.
- Trở về từ “cuộc Nam tiến” với “Hamlet”, anh nhận ra điều gì từ thực trạng sân khấu hai miền?
- Tôi nhận ra nhiều thứ sau khi mang Hamlet vào miền Nam. Không hẳn đó là sự học hỏi nhưng mình cũng cần phải định vị rõ ưu điểm, nhược điểm của mình để có thể phục vụ tốt nhất nhu cầu của khán giả. Trước khi mang kịch kinh điển vào Nam, tôi xác định rõ đâu là thế mạnh của sân khấu miền Bắc và khán giả trong đó cần gì ở một nhà hát ngoài này.
Không thể mang hài kịch vào trong Nam được vì trong đấy thể loại này quá mạnh, đó là còn chưa kể đến thói quen tiếp nhận của khán giả. Quan điểm của tôi là phải mang những tác phẩm có màu sắc khác hẳn, Hamlet làm được điều đó, đó là kiệt tác, vở kịch có tầm vòng. Hamlet không trùng lập với các tác phẩm sân khấu của miền Nam và do đó dễ dàng được khán giả đón nhận.
- Sân khấu miền Bắc cũng có hài kịch nhưng vẫn không thể kéo khán giả đến rạp. Anh lý giải sao về điều này?
- Hài kịch ở miền Bắc nhào đi lặn lại về mặt nội dung, khan hiếm kịch bản hay. Tôi không nói là nhạt nhưng phải nói thật là khán giả họ chán lắm rồi vì không thay đổi.
Suốt bao nhiêu năm vẫn cứ lấy tiếng cười của khán giả bằng những chất liệu như răng vẩu, nam giả nữ, bệnh trĩ,… Như vậy thì làm sao mà khán giả họ bỏ tiền mua vé cho được. Giờ hài kịch, cả miền Bắc lẫn miền Nam đều cần phải có những người tâm huyết và tài năng thực sự.
Dùng mạng xã hội để quảng bá cho kịch
- Hướng đi nào anh đang nghĩ đến cho sân khấu miền Bắc?
- Đó là xã hội hóa sân khấu. Nếu không làm được điều này thì không thể vực dậy thực trạng sân khấu được. Các sân khấu kịch miền Nam làm được điều này từ lâu lắm rồi nhưng miền Bắc vẫn chưa thực sự làm được nên sắp tới tôi đặt kế hoạch đẩy mạnh xã hội hóa ở Nhà hát Kịch Việt Nam. Việc hợp tác với các doanh nghiệp để phát triển nghệ thuật sân khấu là một hướng đi khả quan và rất rộng mở.
- Nhưng hoạt động truyền thông, quảng bá phải rất tốt mới có thể xã hội hóa sân khấu. Anh có nghĩ như vậy?
- Đúng là hoạt động truyền thông của sân khấu miền Bắc quá kém nếu so với miền Nam hoặc với điện ảnh, âm nhạc. Điều này xuất phát từ cách nghĩ chưa đúng, nếu cứ nghĩ “hữu xạ tự nhiên hương” thì nghệ thuật sân khấu không thể phát triển được. Giờ bất cứ vở diễn nào cũng đều cần phải có truyền thông, quảng bá vì nếu không ai biết đến thì sẽ không ai đến rạp và vỡ diễn sẽ thất bại.
Phải thay đổi tư duy! Nhà hát Kịch Việt Nam hiện nay bắt đầu chú trọng vào hoạt động truyền thông, giao lưu với báo chí cũng rất tốt, tôi nghĩ sắp tới việc quảng bá sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.
Hoạt động truyền thông, quảng bá phải làm từng ngày từng giờ, xây dựng dần dần thì mới có kết quả được. Ngay như việc chia sẻ các vỡ diễn, hình ảnh trên facebook cũng là một cách để quảng bá cho kịch. Nhiều nghệ sĩ có lượng người theo dõi, tương tác rất lớn trên mạng xã hội thì chắc chắn đây sẽ là một kênh rất hữu hiệu trong hoạt động truyền thông cho kịch.
- Điều anh trăn trở nhất đối với nghệ thuật sân khấu hiện nay là gì?
- Đó là làm sao để kéo khán giả đến rạp xem kịch mà phải là thật đông khán giả. Thực hiện điều nay không hề đơn giản, cần phải sự chung tay của rất nhiều người, từ đạo diễn, nghệ sĩ, cơ quan quản lý nghệ thuật đến giới báo chí – truyền thông.
- Kế hoạch của Nhà hát Kịch Việt Nam trong năm 2016 là gì?
- Chúng tôi sẽ dựng một tác phẩm về Kiều trên nền nhạc kịch. Khi Truyện Kiều được đưa lên sân khấu kịch chắc chắn sẽ mang lại nhiều cảm giác thú vị cho khán giả. Dựng một vở từ tác phẩm văn học kinh điển đòi hỏi đạo diễn và diễn viên phải cố gắng rất nhiều. Tham gia vở diễn này, diễn viên không những phải biết diễn xuất mà còn phải biết múa, biết hát. Tác phẩm sẽ ra mắt vào khoảng tháng 3 năm nay.
Theo Zing
" alt="NSND Anh Tú: Xuất ngoại kịch chỉ là 'ăn xổi'"/>- Vì sao Meta quyết định đồng hành Vietnam iContent 2024?
- Chúng tôi coi đây là cơ hội để các nhà sáng tạo nội dung thể hiện tài năng và sức sáng tạo của mình. Chương trình này không chỉ là sân chơi mà còn là cầu nối đưa những nội dung có giá trị đến gần hơn với cộng đồng.
Meta cam kết đồng hành cùng các nhà sáng tạo Việt Nam biến đam mê trở thành nghề nghiệp có thể phát triển và gắn bó lâu dài. Cùng với Vietnam iContent, chúng tôi mong muốn xây dựng một nền tảng mà ở đó mọi nhà sáng tạo đều có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình và lan tỏa giá trị tích cực đến xã hội.
Khi một đứa trẻ được hỏi: "Tên của con là gì?", nhiều phụ huynh đã trả lời: "Đây là Jason". Sẽ thật tốt nếu thói quen này kết thúc khi một đứa trẻ học nói. Nhưng không ít bậc cha mẹ đã trả lời thay con ngay cả khi con đã là trẻ vị thành niên.
![]() |
Bạn có thể đưa ra một gợi ý cho con về những gì cần nói nếu chúng yêu cầu bạn làm. Nhưng bạn chắc chắn không bao giờ được trả lời hay nói chuyện thay con.
2. Làm bạn của con
Nhiều bậc cha mẹ cố gắng làm bạn với con và không muốn con có bất kỳ bí mật nào. Một người bạn là gì? Đó là một người có thể nói, chia sẻ tất cả mọi chuyện.
Tuy nhiên, cha mẹ có một vai trò khác. Hãy để trẻ tìm kiếm bạn bè của chúng và cha mẹ nên tôn trọng các bí mật của con.
3. Áp đặt điều con muốn
Bố mẹ biết bông cải xanh tốt cho sức khỏe hơn bánh kẹo và giày thể thao mới hữu ích hơn búp bê. Vì vậy, họ ra lệnh cho con cái của mình phải làm những gì họ muốn.
![]() |
Nhưng như vậy các phụ huynh vô tình đàn áp mong muốn và mục tiêu của con, dẫn đến việc con bất bình và một thời điểm nào đó sẽ có xu hướng nổi loạn, chống lại tất cả mọi người.
Bạn phải làm sao tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của trẻ. Nếu bạn cần dạy cho con những thói quen tốt, đừng làm điều đó một cách nặng nề.
4. Giúp đỡ con quá nhiều
Trẻ em 2 và 3 tuổi đã có thể tự mặc/cởi quần áo và cho quần áo bẩn vào máy giặt. Hơn thế nữa, ở độ tuổi này, trẻ thực sự muốn tự làm điều đó.
Nhưng nhiều phụ huynh đã làm điều đó thay con với các lập luận "Con bé không thể làm được!". Họ không để con tự làm và cho con thử nghiệm.
![]() |
Sau này, bạn đừng ngạc nhiên khi trong nhà có một thiếu niên không gọn gàng hoặc không muốn giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà. Hãy để đứa trẻ tự làm càng nhiều càng tốt.
5. Chọn thị hiếu thay con
Nhiều cha mẹ thường cố gắng áp đặt thị hiếu âm nhạc, sở thích sách và phong cách quần áo cho trẻ em. Điều này sẽ làm giảm cá tính của một đứa trẻ. Trong nhiều trường hợp, nó dẫn đến một sự nổi loạn ở trẻ.
6. Kiểm tra tiền của con
![]() |
Trong cuộc sống của mỗi đứa trẻ, có những thời điểm chúng có tiền tiêu vặt riêng. Điều bạn không nên làm là cố gắng tìm hiểu xem con còn lại bao nhiêu tiền hoặc tệ hơn là kiểm tra túi của con. Điều này giết chết niềm tin ngay lập tức.
7. Chọn sở thích thay con
Mẹ muốn con gái chơi violin và sẵn sàng đưa con đến trường âm nhạc 3 lần một tuần. Bố muốn con trai chơi bóng đá mỗi tối. Cha mẹ thường vô thức cố gắng áp đặt một sở thích cho con cái của họ. Bạn nên hỏi con về những gì chúng thích và sau đó để con phát triển trong lĩnh vực này.
8. Lấy thành công của con làm của bạn
Nhiều "bà mẹ Instagram" đăng rất nhiều hình ảnh và viết: "Chúng tôi đã ăn!" "Chúng tôi đã bắt đầu đi bộ!" và như thế. Tất nhiên, họ hỗ trợ con rất nhiều, nhưng đây không phải là những thành công của các bà mẹ.
Khi những đứa trẻ lớn lên, mọi thứ trở nên nghiêm trọng hơn. Các bà mẹ bắt đầu kể về việc con cái họ học xong đại học và tìm được việc làm. Và họ làm điều đó giống như đây là những công lao của họ mà thôi. Thật dễ hiểu khi trẻ ghét điều này đến mức nào.
Bạn hạnh phúc vì những thành công của con bạn, nhưng đừng nhầm lẫn chúng là của bạn.
9. Chọn quà hộ con
Khi một đứa trẻ đã có thể nói, con có quyền chọn những gì con muốn làm quà. Nó không phải là một chiếc áo phông mới hay một món đồ chơi mang tính giáo dục.
Tất nhiên, không phải lúc nào cũng có thể để con lựa chọn. Nhưng nó mang lại cho trẻ điều quan trọng nhất: khả năng lựa chọn, đưa ra quyết định và đối mặt với hậu quả. Những kỹ năng như vậy giúp con hạn chế những tổn thương trong cuộc sống khi trưởng thành.
Hãy để con bạn chọn những món quà mà chúng muốn.
10. Can thiệp vào cuộc sống cá nhân của chúng
Điều này đặc biệt đúng với cha mẹ của thanh thiếu niên. Trẻ có bạn bè riêng và những cuộc hẹn hò đầu tiên. Một cuộc thẩm vấn "anh chàng đó là ai?" sẽ chỉ làm cho con bạn khó chịu.
![]() |
Thay vì thẩm vấn con bạn, hãy để chúng có không gian riêng tư. Đừng hỏi quá nhiều câu hỏi nếu bạn thấy rằng con không muốn chia sẻ chi tiết. Và, tất nhiên, đừng bao giờ bí mật đọc các tin nhắn, nhật ký của con bạn.
Những lời khuyên của nhà tâm lý học người Mỹ sẽ giúp bạn hướng dẫn con trở nên tự lập hơn.
" alt="10 điều cha mẹ không nên làm với con cái"/>