Chỉ ít ngày nữa,ỨngdụngUbersắpvôhiệutạiViệtNamchuẩnbịchongàysátnhậthời tiết hà nội ngày mai ứng dụng gọi xe Uber sẽ không thể sử dụng tại Việt Nam. Trung tâm Greenlight Hubs hỗ trợ cho tài xế Uber đã dừng hoạt động vào hôm nay, 26/3. Toàn bộ hệ thống Uber tại Việt Nam sẽ chuyển giao cho Grab vào ngày 8/4 tới.
Ứng dụng Uber sắp vô hiệu tại Việt Nam, chuẩn bị cho ngày sát nhập


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Sivasspor vs Fenerbahce, 22h59 ngày 13/4: Chiến thắng chật vật -
Bắc Ninh triển khai quét mã QR phòng CovidPhó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh bàn giao mã QR để check in và khai báo y tế cho các chốt kiểm dịch.
Vị trí của 4 chốt kiểm soát dịch bệnh được đặt tại các địa điểm sau:
Chốt 1: Cầu Hồ, QL 38, giáp huyện Tiên Du, Quế Võ
Chốt 2: Xã Nghĩa Đạo, QL 38, giáp huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
Chốt 3: Xã Xuân Lâm, QL 17, giáp Gia Lâm, TP Hà Nội
Chốt 4: Xã An Bình, QL 17, giáp huyện Gia Bình.
Tại mỗi chốt kiểm dịch, Sở Thông tin & Truyền thông Bắc Ninh đều cử cán bộ hướng dẫn lực lượng làm nhiệm vụ và người dân về kỹ thuật, công nghệ, giúp việc kiểm soát khai báo y tế được nhanh và thuận tiện.
Cùng với việc cài đặt ứng dụng Bluezone và NCOVI, quét mã QR để check in và khai báo y tế là biện pháp quan trọng đang được nhiều địa phương triển khai nhằm kiểm soát sự lây lan của Covid-19.
Với biện pháp này, người dân cần quét mã QR để check in mỗi khi đến các địa điểm công cộng như trường học, bệnh viện, nhà ga, sân bay, bến tàu,... Việc quét mã QR được thực hiện thông qua 1 trong 3 ứng dụng Bluezone, NCOVI và Vietnam Health Declaration.
Nhiều địa phương đã tiến hành triển khai các giải pháp công nghệ như yêu cầu người dân cài ứng dụng Bluezone, NCOVI và khai báo y tế điện tử để phòng, chống Covid-19. Trong trường hợp một người được xác định dương tính với Covid-19, các cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào lịch sử quét mã QR của người đó để lọc ra các “mốc dịch tễ” mà bệnh nhân đã tham gia hoặc đi đến trong khoảng thời gian 3 ngày trước khi khởi phát bệnh.
Những người đã đến các “mốc dịch tễ” trong khoảng thời gian bệnh nhân check in sẽ được lập danh sách để cán bộ điều tra truy vết, từ đó xác định ra các F1.
Biện pháp check in nơi công cộng giúp truy vết nhanh các nơi phát sinh ổ dịch như nhà hàng, chợ, siêu thị,... Ngoài ra, việc thường xuyên check in bằng mã QR trên Bluezone cũng giúp ứng dụng này tăng hiệu quả ghi nhận tiếp xúc. Do vậy, check in và khai báo y tế bằng mã QR hiện là 1 trong 5 giải pháp công nghệ trong phòng chống dịch bệnh.
Trước đó, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Sở TT&TT tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn tỉnh cài đặt, sử dụng và khai báo y tế trên các ứng dụng NCOVI, Bluezone hoặc website tokhaiyte.vn. Sở Y tế Bắc Ninh cũng nhận được yêu cầu phải tăng cường ứng dụng CNTT để tìm kiếm, xác định các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Thông tin về các giải pháp công nghệ nhằm phòng, chống và kiểm soát Covid-19 đã chỉ rõ trong bộ tài liệu “Hướng dẫn sử dụng bộ giải pháp hỗ trợ phòng, chống và truy vết Covid-19 trong cộng đồng” được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
Trọng Đạt
Cách khai báo bằng mã QR để phòng, chống dịch Covid-19
Việc khai báo y tế bằng mã QR cần được người dân thực hiện tối thiểu mỗi lần một ngày. Người dân cũng phải check-in, check-out bằng mã QR khi đến các nơi công cộng.
"> -
Tiếng khóc xé lòng của bé trai 10 tuổi mang khối u ác tínhCăn bệnh ung thư quái ác đang đe dọa đến tính mạng bé An từng ngày Khởi nguồn cho những đau thương bắt đầu vào tháng 9/2020, An bị nổi một cục u ở thái dương. Tuy nhiên, do mải mê với gánh rau ở chợ, không có điều kiện để ý con, vợ chồng chị không phát hiện được được điều này.
Một thời gian sau, gia đình đưa con ra Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Qua vài kiểm tra, các bác sĩ kết luận An có một khối u ác tính ở vùng thái dương, tư vấn cho gia đình tìm cách chuyển tuyến bảo hiểm cho con vì căn bệnh hiểm nghèo phải điều trị lâu dài.
"Nhận tin con mắc bệnh ung thư, tôi mất ngủ cả đêm, trằn trọc đau khổ, không dám tin vào sự thật", chị Thu buồn bã. Tháng 10/2020, An đến Bệnh viện K điều trị theo phác đồ của các bác sĩ. Đứa trẻ bất hạnh phải chịu đến 8 đợt truyền hóa chất và 25 mũi xạ trị khiến cơ thể suy nhược trầm trọng. Tới tháng 7/2021, con được xuất viện, duy trì tái khám định kỳ.
Về nhà được 1 tháng, An chứng kiến ông nội qua đời vì bệnh ung thư thực quản. Cái chết của ông nội để lại cú sốc lớn trong tâm lý trong tâm trí cậu bé bởi lúc này, con biết bệnh ung thư có thể cướp đi tính mạng.
"Con không muốn chết"
Đầu năm 2022, An bị tái phát ung thư. Nhưng đúng lúc này, tình hình dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp. Tháng 2/2022, con nhiễm virus SARS-CoV-2 khiến cơ thể yếu hẳn đi vì có bệnh lý nền nghiêm trọng.
Những ngày nằm tại nhà điều trị Covid-19, đã có lúc đứa trẻ ngây thơ ấy rơi vào trạng thái tuyệt vọng mà bảo với mẹ: “Mẹ ơi! Con có chết không? Bệnh Covid với bệnh này nữa chắc con chết phải không mẹ”. Nhớ lại giây phút ám ảnh đó, chị Thu rơi nước mắt lã chã.
Con vừa trải qua cơn thập tử nhất sinh, gia đình chị lại đứng trước hàng loạt khoản nợ lên đến hơn 200 triệu đồng. Số tiền này hầu hết chị đi vay ngân hàng cùng những người họ hàng thân quen, sử dụng toàn bộ vào việc điều trị của con.
Hiện nay, căn nhà gia đình chị đang ở đã phải đem sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng. Trong khi đó, kinh tế cả nhà gần như kiệt quệ vì chị đã nghỉ làm theo con đi bệnh viện, chồng chị vốn làm lao động tự do, thu nhập hết sức bấp bênh.
Trong thời gian tới, nếu không có tiền trả nợ, nơi ở duy nhất của vợ chồng chị Thu có thể bị ngân hàng đem ra phát mại. Con mang trọng bệnh, mẹ lại càng lo nghĩ hơn bởi căn bệnh của con vừa mới tái lại, cần phải điều trị thêm một thời gian rất dài.
Hoàn cảnh của bé An đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ Đứng trước nguy cơ mất nhà, con cần đến 10 triệu đồng tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm mỗi đợt, chị vô cùng đau khổ. Nghĩ đến cảnh nếu không được điều trị sẽ mất con mãi mãi, chị không giấu nổi xúc động, bật khóc thành tiếng.
Bà Trịnh Thị Duyên, trưởng thôn Quan Trì, xã Yên Lâm chia sẻ: "Hoàn cảnh gia đình chị Thu ở địa phương ai cũng biết và thương cảm. Con trai chị là cháu Quách Hoàng An mắc căn bệnh ung thư phần mềm. Vợ chồng đều làm nông, kinh tế gia đình khó khăn. Bởi vậy khi con mắc bệnh phải thường xuyên đi viện điều trị, tốn kém tiền của, gia đình họ lâm vào cảnh khốn đốn".
Phạm Bắc
">Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Trần Thị Thu. Địa chỉ: Thôn Quan Trì, xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Số điện thoại:0332375520.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.150(Quách Hoàng An)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.
-
Mỗi miếng bánh chưng chứa hàng trăm kcal, ăn sao không béo?Bánh chưng là món ăn giàu năng lượng nhưng chỉ nên ăn vừa đủ, khi ăn nên bổ sung thêm chất xơ từ rau xanh, củ quả để cân bằng
Một chiếc bánh chưng vuông cỡ vừa, chia 8 miếng, mỗi miếng sẽ có trọng lượng khoảng 114 g, cung cấp 204 Kcal, 4,7 g chất đạm, 5,6 g chất béo và 33,9 g chất bột đường. Lượng Kcal từ 1 miếng bánh chưng lớn hơn 1 bát cơm trắng (khoảng 180 Kcal).Dù là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết song các tỉ lệ trong bánh chưng chưa cân đối. Chính vì vậy, khi ăn bánh chưng, cần bổ sung thêm rau, củ quả để cung cấp đủ vỉtamin và khoáng chất.
Mặt khác, bánh chưng được làm từ gạo nếp, khó tiêu, do đó không nên ăn vào buổi tối, khi ăn nên ăn kèm với dưa góp, hành muối sẽ kích thích tiêu hóa, giúp không bị đầy bụng.
Để tránh tăng cân, khi ăn 1 miếng bánh chưng, cần giảm bớt một bát cơm so với thông thường, đồng thời ăn cùng nhiều rau, củ quả để giúp chuyển hoá bột đường được nhanh hơn và không bị ngán.
Do trong bánh chưng đã có thịt, nên khi ăn, người dân chỉ nên bổ sung thêm cá, thịt lượng vừa phải và nên hấp, luộc thay vì chiên, rán. Để giảm cảm giác nóng trong người, nên uống nhiều nước.
Lưu ý, các bệnh nhân mắc bệnh lý về chuyển hoá, người béo phì không nên ăn bánh chưng. Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, rối loạn đường huyết mỡ máu cao, thai phụ nên ăn hạn chế.
Đặc biệt, những đối tượng trên không nên ăn bánh chưng rán, do bánh chưng đã có sẵn mỡ, khi rán lại ngấm thêm nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng cân và không tốt cho các bệnh nhân cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh thận, người bị bệnh lý dạ dày do bánh chưng rán khó tiêu, gây đầy hơi, chướng bụng.
Minh Anh
HLV gym: Đánh bay 1 cân mỡ cần 'đốt' 39 bát cơm
Muốn giảm 1kg mỡ, cơ thể cần phải đốt đến 7.000kcal, tương đương với 20 buổi tập chăm chỉ và năng lượng từ 39 bát cơm.
">