'Cần tính toán để cải thiện chế độ lương với ngành đặc thù, trong đó có giáo viên'

作者:Giải trí 来源:Giải trí 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 23:11:16 评论数:

Liên quan đến việc chuẩn bị triển khai chương trình phổ thông mới bắt đầu từ năm 2020-2021 từ lớp 1,ầntínhtoánđểcảithiệnchếđộlươngvớingànhđặcthùtrongđócógiáoviêmu vs mci VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT):

{ keywords}
Ông Thái Văn Tài, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng

 

Tháng 12 sẽ hướng dẫn đánh giá học sinh lớp 1 theo chương trình mới

Phóng viên: Tổng kết năm học 2018-2019 cấp tiểu học, bên cạnh những thành tích đạt được, Bộ GD-ĐT đánh giá vẫn còn tình trạng “làm đẹp” học bạ của học sinh. Liệu đây có phải là hệ quả của việc sửa Thông tư 22? Năm học này, Bộ GD-ĐT có thay đổi gì trong kiểm tra đánh giá để tiến tới thích ứng với những đổi mới của chương trình phổ thông cho những năm sau?

Ông Thái Văn Tài: Quan điểm chung nhất của Thông tư 22 là đánh giá theo sự tiến bộ của người học. Mục đích là làm sao để kích thích, khơi dậy sự tự tin của chính người học và không bỏ sót bất kỳ một sự tiến bộ nào của người học. Đánh giá học sinh theo sự tiến bộ của quá trình chứ không phải thước đo cho mọi học sinh đều giống nhau.
Cá biệt ở một số nơi còn hiện tượng "mưa điểm 10" hay làm đẹp học bạ, tuy nhiên việc này đến không phải từ Thông tư 22 mà vì áp lực tuyển sinh đầu cấp, áp lực từ chính phụ huynh,... Dù Bộ đã có văn bản chỉ đạo nhưng một vài trường, vài nơi làm chưa đúng làm áp lực dựa vào học bạ để xét tuyển lớn.

Cá biệt vẫn con phụ huynh cũng chưa thật hiểu hết được giá trị nhân văn của Thông tư 22 nên vẫn so sánh con mình với các bạn và tạo nên áp lực cho chính con mình và cho cả các thầy cô. Nguyên nhân nữa và cũng là nội tại của ngành là một số trường quá cứng nhắc hoặc làm chưa đúng về chỉ tiêu thi đua dẫn đến gây áp lực cho giáo viên.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng đã có nhiều chỉ đạo và sắp tới sẽ tăng cường kiểm tra việc này để tránh gây hiểu sai cho mục tiêu của Thông tư 22. Cùng đó sẽ tăng cường những giải pháp truyền thông, kỹ năng và nghiệp vụ đánh giá của giáo viên để Thông tư 22 đúng được bản chất.

Với năm học 2019-2020 này, trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học có chú ý khắc phục tối đa và triệt để việc đánh giá sai tinh thần của Thông tư 22. Khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, tinh thần chung của Thông tư 22 sẽ được kế thừa, bởi chương trình phổ thông mới sẽ tiệm cận sự hình thành năng lực và phẩm chất người học.

Khoảng tháng 12, Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn cách đánh giá học sinh lớp 1 thực hiện theo chương trình phổ thông mới.

 

Sĩ  số bình quân cả nước là 30 học sinh/lớp

Sĩ số lớp học ở các thành phố lớn vẫn là thực trạng chưa giải quyết được và chắc chắn sẽ là trở ngại cho việc áp dụng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Lộ trình giải quyết vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Sĩ số học sinh trên lớp bình quân cả nước cách đây vài năm khoảng 28 em/lớp. Hiện nay với chủ trương dồn dịch, gộp các điểm trường nhằm đầu tư một cách bài bản để đón chương trình phổ thông mới, bước vào năm học 2019-2020, sĩ số bình quân là 30 em/lớp.

Tuy nhiên, một số địa phương, vùng trung tâm phát triển nóng, tăng dân số cơ học cao dẫn đến sĩ số học sinh cao như Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, TP HCM,… Áp lực sĩ số là có tuy nhiên không phải cao đều mặt bằng chung mà chỉ tập trung ở một vài vùng cá biệt. Như vậy một số nơi vì áp lực tăng dân số cơ học mới gặp khó khăn này.

Khi thiết kế chương trình giáo dục phổ thông mới thì cũng tính trên tổng thể chứ chúng ta không chỉ nhìn vào những nơi khó khăn mang tính cá biệt này.

Về lộ trình giải quyết, Bộ GD-ĐT đã tham mưu với Chính phủ có nhiều chính sách để phát triển giáo dục đối với những vùng này ngay từ bậc mầm non.

Cụ thể, yêu cầu các tập đoàn kinh tế, khu công nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ trường lớp để đáp ứng nhu cầu học tập của con em công nhân. Bộ cũng yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền việc phân tuyến tuyển sinh để khắc phục bước đầu áp lực sĩ số.

Ngoài ra, chỉ đạo các địa phương tận dụng tối đa và giành các cơ sở vật chất hiện có để ưu tiên đủ lớp học cho học sinh. Thậm chí những trường trong diện này cần ưu tiên toàn bộ các phòng hành chính hoặc dồn lại để làm sao có phòng học cho học sinh.

Phóng viên: Ở bậc tiểu học, giáo dục thể chất và nghệ thuật đóng vai trò quan trọng. Ông có thể cho biết những kết quả đạt được và những bất cập cần phải tháo gỡ để thúc đẩy vai trò của mảng giáo dục này?

Trong chương trình hiện hành, với cấp tiểu học, giáo viên thường kiêm luôn môn giáo dục thể chất và nghệ thuật.

Những môn như giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật được thiết kế trong chương trình hiện hành chỉ nằm ở mức tìm hiểu những kiến thức căn bản chứ chưa phải hình thành năng lực cho học sinh tuy nhiên hiện nay có khoảng 70% số trường đã cố gắng bố trí giáo viên được đào tạo chuyên về các môn này (ít nhất là 1 giáo viên mỗi trường).

Do đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT rất quan tâm đến những môn này và cũng đã có những chỉ đạo tổng thể. Nhóm giải pháp đầu tiên là hiện nay trong nhóm giáo viên đang có thể thực hiện chương trình thì phải tăng cường bồi dưỡng để đáp ứng ngay chương trình phổ thông mới.

Nhóm giải pháp thứ hai, đối với những trường hiện chưa có giáo viên các môn này, thì cố gắng chỉ đạo để có đủ số giáo viên. Ít nhất mỗi trường phải có những giáo viên chuyên dạy những môn này để triển khai thực hiện chương trình phổ thông mới. Nhóm giải pháp thứ ba là những cơ sở đào tạo giáo viên phải xây dựng chương trình để làm sao khi giáo viên được đào tạo qua chuyên ngành thì đáp ứng được ngay chương trình mới.

60% giáo viên có trình độ từ đại học trở lên

Đội ngũ giáo viên đáp ứng đến đâu về số lượng và chất lượng cho chương trình mới và giải pháp của ngành, liên ngành?

Hiện toàn ngành có gần 400.000 giáo viên tiểu học và tỷ lệ bình quân giáo viên trên lớp là 1,4. Theo quy định của Thông tư 16 thì với những trường dạy học 2 buổi/ngày là 1,5 giáo viên/lớp.

Hiện, Bộ đã hoàn thành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới cho lớp 1 bắt đầu từ năm học 2020-2021 với nhiều chỉ đạo chuyên môn, trong đó có một điều kiện để thực hiện là tỷ lệ phòng học phải là 1 phòng/1 lớp phải đảm bảo bố trí 1,5 giáo viên/lớp.

Vậy những địa phương hiện nay chưa bố trí đủ giáo viên theo định mức đó thì tiến hành triển khai các đề án, kế hoạch tuyển dụng. Nhưng khi tuyển dụng cần lưu ý phải cơ cấu đủ số giáo viên cho các môn học. Trong đó có những môn mà trước đây đang là tự chọn thì tới đây là bắt buộc cần chú ý (như Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật),…

Dựa trên định mức giờ dạy phải xây dựng đề án vị trí việc làm để tuyển đủ giáo viên. Theo Luật Giáo dục sửa đổi mới thì chuẩn giáo viên sắp tới sẽ áp dụng phải là trình độ đại học. Hiện, theo thống kê đánh giá trên 60% số giáo viên hiện nay có trình độ đào tạo đại học trở lên.

Gần 35% số giáo viên còn lại chưa đạt chuẩn thì phải tăng cường tạo cơ hội để họ được học tập, bồi dưỡng.

Tuy nhiên, đa số giáo viên đang có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng một vài năm tới sẽ nghỉ hưu.

Chúng ta cũng trân trọng sự cống hiến của doi ngũ này và phải có giải pháp riêng để họ tự tin với kinh nghiệm và năng lực, tiếp tục cống hiến trong chương trình phổ thông mới, thuc hiện công việc của mình trong thời gian còn lại.

Cũng phải nói thêm là hiện nay một vài địa phương dù biên chế còn, giáo viên vẫn thiếu nhưng khi tuyển thì rất khó ở một số môn, đặc biệt như Tiếng Anh và Tin học.

2 môn này không phải thiếu nguồn mà chế độ tiền lương đối với giáo viên thấp hơn so với những cơ hội việc làm khác. Ví dụ một sinh viên tốt nghiệp ngành Tiếng Anh hoặc Tin học ra có rất nhiều cơ hội việc làm ở những lĩnh vực khác và so sánh thu nhập thì có sự chênh lệch và để đảm bảo cuộc sống thì người ta chọn hướng đi khác chứ không vào ngành giáo dục.

Ngoài ra, cũng với những môn này, ở những vùng sâu vùng xa rất khó tuyển. Do vậy rất cần các cơ quan, ban ngành liên quan tính toán cải thiện chế độ tiền lương đối với ngành nghề đặc thù, trong đó có nghề giáo viên.

Cảm ơn ông!

Để chuẩn bị cho chương trình mới, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 32. Bộ sẽ có các thông tư về lựa chọn sách giáo khoa (ban hành trong năm nay), điều lệ trường học, văn bản chỉ đạo chuyên môn như hướng dẫn dạy học, văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục địa phương,… Tinh thần mới của Thông tư 32 sẽ được cụ thể hóa bằng các văn bản chuyên môn để các địa phương có căn cứ pháp lý tham mưu các cấp chính quyền xây dựng kế hoạch tổng thể.


Thanh Hùng (Thực hiện)

Đang thẩm định 5 bộ SGK lớp 1 viết theo chương trình phổ thông mới

Đang thẩm định 5 bộ SGK lớp 1 viết theo chương trình phổ thông mới

- Tính đến hiện tại, Bộ GD-ĐT đã nhận được và đang thẩm định 5 bộ sách gióa khoa lớp 1 viết theo chương trình phổ thông mới. Nếu vượt qua vòng thẩm định, các bộ sách này sẽ được đưa vào sử dụng từ năm học 2020-2021.