Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh nhận xét hệ thống thông tin giáo dục của ngành trong những năm học vừa qua là cơ sở dữ liệu lớn, độ mở cao. Do đó, việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin các hệ thống là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Nhằm nâng cao tính bảo mật của hệ thống Cổng thông tin điện tử Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như cổng thông tin của các đơn vị cơ sở giáo dục trong hệ thống, Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai dịch vụ xác thực dịch vụ chứng thực bảo mật Secure Sockets Layer (SSL) nhằm mã hóa dữ liệu truyền tải trên hệ thống cho toàn bộ các Cổng thông tin điện tử của các đơn vị tham gia hệ thống do Sở cung cấp.
Việc chuyển đổi này không làm thay đổi cách thức truy cập của người dùng đối với hệ thống Cổng thông tin của Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố hiện hành nhưng tính bảo mật, an toàn thông tin đã được nâng cao.
Các đơn vị, cơ sở giáo dục cần triển khai những biện pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin đối với các hệ thống CNTT (phần cứng, phần mềm, wesbite...). Thường xuyên rà soát, khắc phục các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin. Trong việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin các hệ thống thông tin thì thái độ người dùng (quản trị viên) của các hệ thống cũng như những người dùng khác là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng vì vậy các đơn vị cần đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhằm nâng cao nhận thức của người dùng cũng như kỹ năng nhận biết, phòng tránh nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng, máy tính cá nhân.
Để thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin các đơn vị cần phân công trách nhiệm cụ thể và thực hiện đúng nội dung Quyết định số 2453/QĐ-GDĐT-VP ngày 27/11/2017 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về phê duyệt quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của Ngành Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
Hải Lam
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) năm 2020 - 2021, trong đó nhấn mạnh tới yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin.
" alt=""/>TPHCM: Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin các hệ thống thông tin giáo dục là nhiệm vụ quan trọngTheo đó Trường Giáo dục và Trường ngoại ngữ sẽ được thành lập trên cơ sở hai khoa hiện có là Khoa Giáo dục học và Khoa Ngoại ngữ.
![]() |
Sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TP.HCM (Ảnh: Trần Nam) |
“Hiện tại, 2 khoa này vẫn tuyển sinh bình thường sau này khi chuyển cơ cấu là thành 2 trường thì quy mô hơn lớn”- bà Lan cho biết.
Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho hay, việc thành lập 2 trường sẽ hiện theo đúng tinh thần của Luật Giáo dục ĐH sửa đổi được áp dụng từ tháng 7 tới.
Theo Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, được Chính phủ ban hành lấy ý kiến tới ngày 20/5, điều kiện thành lập trường thuộc cơ sở giáo dục đại học có tối thiểu 5 ngành thuộc cùng một nhóm ngành đào tạo từ trình độ đại học trở lên, trong đó, có tối thiểu 3 ngành đang đào tạo đến trình độ tiến sỹ, đã cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh tốt nghiệp; Có quy mô đào tạo từ 3.000 người học trở lên; Có quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường thuộc cơ sở giáo dục đại học.
Hồ sơ thành lập trường thuộc cơ sở giáo dục đại học gồm: đề án thành lập nêu rõ sự cần thiết thành lập trường, giải pháp thực hiện đề án; các minh chứng về điều kiện thành lập trường, văn bản đồng ý của cơ quan trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục.
Hội đồng trường của cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và ra quyết định thành lập trường thuộc cơ sở giáo dục đại học.
Lê Huyền
" alt=""/>Sẽ có 2 trường đại học trong Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCMKỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của ĐH Quốc gia TP.HCM tại 21 địa phương.
Cụ thể: TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu và Kiên Giang.
Ngày thi đợt 1 là 26/3, trong đợt 1 có hơn 91.000 thí sinh đăng ký dự thi. Năm 2023, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực. Bài thi có 120 câu hỏi trắc nghiệm, làm trong 150 phút.
Cấu trúc của bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu và giải quyết vấn đề.
Trong đó, phần sử dụng ngôn ngữ có 20 câu Tiếng Việt để đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản và sử dụng tiếng Việt, và khả năng cảm thụ, phân tích các tác phẩm văn học. Đề thi tích hợp nhiều kiến thức về Ngữ văn, đòi hỏi thí sinh nắm vững những kỹ năng thực hành Tiếng Việt để áp dụng vào giải quyết các vấn đề liên quan.
20 câu Tiếng Anh để đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh tổng quát ở cấp độ A2-B1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, thông qua các nội dung: lựa chọn cấu trúc câu, nhận diện lỗi sai, đọc hiểu câu, đọc hiểu đoạn văn.
30 câu Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu để đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức toán học; khả năng tư duy logic; khả năng diễn giải, so sánh phân tích số liệu.
50 câu giải quyết vấn đề để đánh giá khả năng hiểu các kiến thức giáo khoa cơ bản và áp dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc năm lĩnh vực, gồm ba lĩnh vực khoa học tự nhiên (Hóa học, Vật lý, Sinh học) và hai lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí, Lịch sử).
Kết quả đợt 1 được công bố vào ngày 4/4.