Theo Globocan 2020, hiện nay, ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi để trở thành loại ung thư đứng đầu ở Việt Nam với gần 26.500 ca mắc mỗi năm. 77% số ca ung thư gan là nam giới. Đây cũng là loại ung thư có số ca tử vong dẫn đầu với gần 25.300 ca, chiếm 21% tổng số tử vong do ung thư, gấp 3,8 lần tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông năm 2020.
Trong khi đó, ung thư phổi đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới tại Việt Nam với khoảng 26.000 ca và khoảng 23.000 ca tử vong mỗi năm.
Phó giáo sư, bác sĩ Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết Việt Nam thuộc vùng dịch tễ viêm gan siêu vi B, C. Những người mắc bệnh viêm gan B, C mạn tính, xơ gan có nguy cơ cao bị ung thư gan.
Bên cạnh đó, người bị đái tháo đường type 2, bệnh gan do di truyền, uống nhiều rượu bia, nhiễm độc chất aflatoxin (có trong các loại ngũ cốc bị mốc), dioxin, hút nhiều thuốc lá,... cũng có nguy cơ cao của ung thư gan.
Bác sĩ Hoàng cho biết thêm chế độ ăn quá nhiều năng lượng, giàu chất béo, đường dẫn tới thừa cân béo phì, gan nhiễm mỡ, ngay cả ở người trẻ và trẻ em cũng đang tăng cao tỷ lệ gan nhiễm mỡ. Đây cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư đứng đầu ở Việt Nam.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Công Duy Long, Phó trưởng khoa Ngoại gan mật tụy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, điều trị ung thư gan là điều trị đa mô thức, lựa chọn phác đồ thích hợp phải phụ thuộc vào tổn thương và tình trạng xơ của gan.
Bệnh nhân có thể được điều trị bằng các phương pháp như hủy u bằng sóng cao tần hoặc vi sóng, phẫu thuật, ghép gan, bơm hóa chất làm tắc mạch nuôi khối u (TACE), liệu pháp toàn thân như hóa trị, liệu pháp nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm trúng đích kết hợp miễn dịch.
Các bác sĩ cho biết tầm soát ung thư gan định kỳ được xem là giải pháp hiệu quả giúp phát hiện sớm các bất thường. Theo đó, ung thư gan từ lúc mới hình thành đến khi sang giai đoạn tiến triển thường kéo dài. Việc theo dõi định kỳ mỗi 6 tháng bằng siêu âm bụng và AFP ở các đối tượng nguy cơ sẽ giúp phát hiện sớm khi khối u dưới 2cm.
AFP là protein do tế bào ung thư gan sản xuất. Ngoài ra, AFP có trong ung thư tế bào mầm, giai đoạn viêm gan nặng và trong thai kỳ.
Khi siêu âm ổ bụng, bác sĩ thấy có khối bất thường ở gan sẽ làm các biện pháp chuyên sâu hơn để tìm ra được khối u phát hiện sớm từ khi bệnh mới hình thành, có biện pháp điều trị hiệu quả.
2 bệnh nhân với 2 vị trí bị rắn cắn đang điều trị tại BV Bạch Mai
BS Nguyên hiện đang là mua sinh sôi, phát triển của rắn độc (tháng 4 - tháng 11). Việt Nam có khoảng 60 loài rắn độc, mỗi loại có cơ chế gây độc khác nhau nên tùy theo loại rắn sẽ có các biện pháp sơ cứu cũng như sử dụng các loại huyết thanh khác nhau. Do đó, nếu bắt được rắn, người dân cần mang theo con rắn đến bệnh viện để bác sĩ nhanh chóng xác định đúng loại huyết thanh.
BS Nguyên nhấn mạnh, hầu hết các trường hợp bị rắn độc cắn, nọc độc sẽ gây liệt cơ, dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp đến viện trễ do người dân loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu như chích hút nọc đọc, đắp lá... đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở…) mới đưa bệnh viện, lúc này điều trị rất khó khăn và tốn kém.
Rất nhiều trường hợp tự ý buộc garô, làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch (mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể). Nếu quá 40 phút, chân tay rất dễ bị thiếu máu, gây hoại tử. Thực tế, đã có nhiều trường hợp phải cắt cụt chi vì buộc garô quá lâu.
Ngoài ra, người dân cần tránh trích, rạch, trâm, chọc, hút máu tại vùng vết cắn. Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy các biện pháp này không có lợi ích rõ ràng, gây hại thêm cho bệnh nhân như tổn thương mạch máu, dây thần kinh, nhiễm trùng nặng thêm, chảy máu khó cầm...
Thay vào đó cần sơ cứu đúng cách với mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có trang thiết bị để cấp cứu hô hấp, tim mạch hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu để điều trị.
Ngay khi bị cắn, nên nằm bất động hoặc băng ép bất động chân, tay bằng nẹp, việc đi lại vận động sẽ khiến chất độc ngấm nhanh hơn. Sau đó, duy trì băng ép, vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.
Nếu bệnh nhân khó thở trên đường, cần thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...
Thúy Hạnh
- Có nhiều đồn thổi cho rằng rắn độc thích mùi sữa mẹ nên gia đình nào có trẻ nhỏ thường dễ hấp dụ rắn vào nhà.
" alt=""/>8 người bị rắn cắn, bác sĩ chỉ ra sai lầm khi sơ cứu nhiều người mắc