Phân khúc gia đình 7 chỗ nằm trong tầm giá từ 800 triệu - 1.2 tỉ tại thị trường Việt Nam hiện khá sôi động với nhiều sự lựa chọn,đìnhchỗtừđếntỷlich thi đau bao gồm cả SUV lẫn MPV…
Những dòng ô tô nhỏ gọn, xinh xắn khiến chị em phụ nữ mê tít
Cử tri một số tỉnh phản ánh rất bất bình trước hiện tượng gian lận trong thi cử xảy ra ở các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La và yêu cầu Bộ GD-ĐT cho biết trách nhiệm của Bộ trong vấn đề này cũng như các giải pháp khắc phục hậu quả.
Tiếp thu ý kiến cử tri, Bộ GD-ĐT cho biết đã tổ chức rà soát, đánh giá toàn bộ các khâu của quy trình tổ chức thi THPT quốc gia để hoàn thiện phương án tổ chức kỳ thi.
Ngày 4/12/2018, Bộ GD-ĐT đã ra thông báo nêu rõ kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ được giữ ổn định về phương thức tổ chức như năm 2017 và năm 2018. Đồng thời thực hiện một số điều chỉnh kỹ thuật trong quy trình tổ chức thi nhằm khắc phục triệt để hạn chế, bất cập, đặc biệt là hiện tượng gian lận, đảm bảo tổ chức kỳ thi được khách quan, an toàn, nghiêm túc.
Đối với công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2019, về cơ bản giữ nguyên phương án xét tuyển như năm 2017 và năm 2018.
Chưa nêu rõ trách nhiệm
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thanh Hải, một số Đoàn Đại biểu Quốc hội đánh giá cách trả lời, giải trình của Bộ GD-ĐT là chung chung, thiếu thuyết phục.
Cử tri các tỉnh đề nghị Bộ GD-ĐT cho biết trách nhiệm của mình trong quản lý Nhà nước và giải pháp khắc phục hậu quả trong các vụ việc gian lận thi cử xảy ra ở kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua tại các tỉnh, nhưng Bộ chủ yếu nêu những giải pháp điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
Về trách nhiệm của mình, Bộ chỉ nêu "Ngoài nguyên nhân thuộc trách nhiệm trực tiếp của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đối với việc tổ chức thi tại địa phương, còn có nguyên nhân thuộc trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong khâu ra đề thi và vai trò giám sát ở một số khâu tổ chức thi”.
“Như vậy, Bộ GD-ĐT chỉ trả lời rất chung, chưa nêu rõ trách nhiệm cụ thể của Bộ trong công tác quản lý Nhà nước của mình khi để xảy ra vụ việc gian lận thi cử lớn nhất từ trước đến nay” - bà Hải nhấn mạnh.
Theo bà Hải, trách nhiệm của Bộ trong việc ban hành các quy định về chấm thi, quản lý bài thi... chưa khoa học, còn sơ hở, chưa đảm bảo chặt chẽ, công khai nhưng đã không được thường xuyên rà soát, kiểm tra rút kinh nghiệm từ các kỳ thi trước.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức kỳ thi tại các địa phương còn hình thức, thiếu hiệu quả nên không chủ động phát hiện được sai phạm.
Ngoài ra, Bộ chưa nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ ban hành các quy định làm căn cứ để xử lý đối với kết quả thi của các thí sinh được nâng điểm..., nên còn lúng túng trong việc hướng dẫn các trường đại học xem xét kết quả của các thí sinh gian lận điểm thi.
Việc xử lý các cá nhân, tập thể của Bộ trong việc để xảy ra những tiêu cực nêu trên cũng không được nhắc đến trong các văn bản trả lời cử tri.
Để các tỉnh tự chấm môn văn, có tái diễn nâng điểm thi THPT quốc gia?
- Năm 2019, việc chấm thi môn Ngữ văn vẫn giao cho các Sở GD-ĐT dù năm 2018 đã từng xảy ra gian lận ở khâu này.
" alt="Cử tri truy, Bộ Giáo dục chưa làm rõ trách nhiệm vụ gian lận thi cử"/>
Trong cuốn sách này, các bài giảng của sư Thích Pháp Hòa có xu hướng đi sâu hơn vào giáo lý của đạo Phật và các pháp môn tu tập, nhưng bạn đọc vẫn có thể dễ dàng tiếp nhận bởi cách tiếp cận Phật pháp giản dị, gần gũi và đầy từ tâm của thầy.
Ở phần đầu của cuốn sách, bạn đọc sẽ nhận diện đạo Phật nguyên bản thông qua “tám con đường chân chánh” (Bát Chánh đạo), bao gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh định, chánh tinh tấn và chánh niệm. Đây là một pháp môn quan trọng, giúp người tu học đoạn trừ được cái gốc của bất thiện và đi tới chỗ an vui, hết khổ.
Trong từng bài giảng, sư Thích Pháp Hòa không chỉ đi sâu vào từng khái niệm mà còn đưa ra nhiều ví dụ và cách để bạn đọc áp dụng Bát Chánh đạo vào cuộc sống của mình, chẳng hạn như: cách sử dụng lời nói cho có ý nghĩa, cách để chánh niệm và tư duy đúng đắn…
Như sư đã chỉ ra: “Nếu sống mà không có tỉnh giác, không rõ biết vị trí, hoàn cảnh hiện tại của mình, mình sẽ tự làm khổ mình và làm phiền người khác. Còn ngược lại, sống mà biết mình, biết người thì mình vui sống. Để được như vậy, chúng ta phải tu thiền trong mỗi giây mỗi phút”.
Nhưng tu ở đây cũng không phải là tới chùa cúng lễ hay lạy một ngày mấy trăm lạy để “lấy điểm”, mà là thấy rõ cái xấu, cái dở nơi mình để chuyển hóa nó thành cái thiện. Còn với những cái thiện đã có, mình phải làm cho nó tăng trưởng.
Sư Thích Pháp Hòa chia sẻ: “Tu không phải là để thành tiên, thành Phật gì cả, mà tu để thành chính mình. Tu để biết mình đang vướng cái gì để tháo, để buông. Tu để biết mình đang vấp phải cái gì, đã thấu đạt được gì. Tu là để sáng soi rõ ràng, ăn biết mình ăn, uống biết mình uống. Và tu cũng để biết mình đang có nỗi khổ đau gì, từ đó, mình làm sao để giảm bớt cái khổ, cái đau đó”.
Tuy là một vị tu sĩ thiên về truyền thống Tịnh Độ nhưng Thích Pháp Hòa không giới hạn bài giảng của mình ở một phép tu nào, thay vào đó, thầy luôn nỗ lực để đưa Thiền và Tịnh Độ về lại một “nhà”. Trong phần hai có tên “Mười phương sen nở”, các bài giảng của ông tập trung phác họa bức tranh khái quát của “đạo Phật pháp môn”.
Trên tinh thần “Thiền - Tịnh song tu” và là người tìm hiểu sâu cũng như có kinh nghiệm tu tập ở cả hai pháp môn, sư đã giải thích cặn kẽ tính phương tiện và điểm chung cốt lõi của hai truyền thống này. Đồng thời, thầy hướng dẫn người đọc nhiều phương pháp để thực hành như mười cách niệm Phật, đếm hơi thở, quan sát cảm giác, quan sát tâm hành… để mỗi độc giả tự lựa chọn cho phù hợp với con đường tu học của mình.
Sư Thích Pháp Hòa. Nguồn: FN.
Học Phật là quay về bên trong
Phần thứ ba “Muôn sự do tâm” bao gồm các bài giảng xoay quanh một phương diện quan trọng khác của đạo Phật, đó là vấn đề “tu tâm”. “Tâm” vốn là yếu tố cốt lõi của sự tu tập trong đạo Phật, bất kể bạn tu theo truyền thống Nguyên thủy hay Đại thừa. Vì thế, cho dù thực tập pháp môn, phương tiện, hay truyền thống nào thì các hành giả đều phải đi qua một bước chuyển hóa quan trọng, đó là “chuyển hóa tâm”.
Trong các bài giảng về đề tài này, bạn đọc sẽ cảm nhận được phảng phất tinh thần khoáng đạt của Thiền tông trong các ví dụ về 10 bức tranh chăn trâu, hoặc các giai thoại thú vị của các thiền sư nổi tiếng.
Phần sau cùng của cuốn sách có tên là “Người trí nhìn đời”. Nhiều người vẫn nghĩ, tu hành là lánh đời, cách xa mọi sự, không còn lo nghĩ chuyện gì. Nhưng sự thật của tu hành là trở về với chính mình, tạo được nguồn tuệ giác nơi mình để quán chiếu mọi việc trong cuộc sống. Vì thế Con đường chuyển hóatập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.
Nhìn chung, những việc chúng ta làm đều xuất phát từ tâm, nếu tâm an lạc thì mọi việc sẽ bình an. Vì lẽ đó, tất cả các phép tu đều nhằm mục đích để chúng ta điều phục được tâm của mình. Nếu tâm thiện, ta hoan hỉ phát huy tâm thiện đó nhiều hơn. Nếu tâm bất thiện, ta tìm cách giảm bớt. Một khi đã điều phục được tâm thì an lạc sẽ tới. Tâm đã vững thì chúng ta mới không dễ bị lay động hay lệch hướng.
Như sư Thích Pháp Hòa đã chỉ ra: Học Phật là hướng dẫn chúng ta quay về bên trong, bởi vì quay về bên trong, ta mới bình an. Khi quay về bên trong, ta đồng thời nhìn thấy trí tuệ nơi mình, từ đó nhìn thấy được vẻ đẹp của vạn vật. Người có trí thì luôn nhìn đời với cặp mắt thương yêu và hiểu biết, luôn an nhiên và tự tại trước mọi sự “được - mất”, “thắng - thua” ở đời.
Với những lời giảng giản dị, gần gũi và đầy từ tâm, Con đường chuyển hóa của sư Thích Pháp Hòa không chỉ mang đến một cái nhìn sâu sắc hơn về đạo Phật mà còn giúp chúng ta tự tìm cho mình một cánh cửa phù hợp để tu tập và chuyển hóa những nỗi khổ, niềm đau của mình.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Tu không phải để thành tiên, thành Phật mà tu để thành chính mình"/>
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán (không chuyên) - Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCM
Buổi chiều ngày 25.5, thí sinh thi môn Tiếng Anh (không chuyên) với thời gian 90 phút. Từ ngày 26-29.5, thí sinh sẽ thi tiếp các môn chuyên theo đăng ký trước đó.
Năm 2019, Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCM có 2.850 thí sinh đăng ký dự thi vào 600 chỉ tiêu lớp 10 cho cả hệ chuyên và không chuyên. Tỷ lệ “chọi” của trường là 1/4,75.
Ngân Anh
Đề thi môn văn lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên
Theo ghi nhận của VietNamNet, nhiều sĩ tử nở nụ cười tươi sau khi buổi thi kết thúc và cho rằng đề thi không quá khó. Thậm chí nhiều thí sinh hoàn thành bài thi khi chưa hết thời gian.
" alt="“Giá xăng tăng” vào đề thi lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu"/>