Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2: Khó cho Pháo thủ
本文地址:http://slot.tour-time.com/html/324b699620.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Nữ Mazatlan vs Nữ Chivas Guadalajara, 10h05 ngày 3/2: Thêm một lần vùi dập
Năm 2016, nhà Vật lý nổi tiếng đã chuyển đổi lại quốc tịch Trung Quốc. Một năm sau, hai vợ chồng GS Dương trở thành viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Tin tức này đã thu hút sự chú ý và thảo luận rộng rãi tại quốc gia tỷ dân.
Dương Chấn Ninh sinh năm 1922 ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Không lâu sau khi ông ra đời, cha ông là GS Dương Ngô Chí đã sang Mỹ để học tiếp.
Dù không có sự chăm sóc và hướng dẫn của cha khi còn nhỏ nhưng Chấn Ninh vẫn nuôi dưỡng trí tuệ thông minh và nhận được sự giáo dục ân cần, chu đáo của mẹ. Ông trở thành thần đồng nổi tiếng ở quê nhà với trí nhớ siêu phàm. Ngay từ nhỏ, ông đã thuộc hơn 3.000 Hán tự.
Sau đó, cha ông trở về và giảng dạy tại Đại học Thanh Hoa. Dương Chấn Ninh cùng cha lên thủ đô Bắc Kinh sinh sống.
Để bồi dưỡng tài năng toán học của con trai, cha ông đã tìm đến nhiều sách giáo khoa Toán học hiện đại của phương Tây. Hiệu quả học tập của cậu bé rất cao, Chấn Ninh được nhận vào Đại học Liên kết Tây Nam trước khi mới 16 tuổi, trở thành sinh viên đại học trẻ nhất Trung Quốc vào thời điểm đó.
Trong những năm đại học, điểm số của ông ở các môn học thường gần đạt điểm tuyệt đối, đặc biệt là môn Vật lý và Giải tích.
Năm 1943, Dương Chấn Ninh, 21 tuổi, dự thi du học và sang Mỹ vào năm 1945. Khi đó, không ai nghĩ rằng chàng trai sẽ trở lại. Họ cũng không ngờ rằng cậu bé ấy lại đạt được thành tích học tập cao như vậy, thậm chí còn đạt giải Nobel ở tuổi 30.
Chấn Ninh theo học tiến sĩ về Vật lý tại Đại học Chicago. Ông được dẫn dắt bởi Nhà Vật lý Enrico Fermi, người có công trong việc đào tạo ông thành nhà Vật lý thiên tài. Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ, ông Dương làm cộng tác viên nghiên cứu tại Đại học Chicago, thành viên của Viện Nghiên cứu Cao cấp ở TP Princeton và giáo sư tại Đại học Stony Brook ở New York.
Luôn ấp ủ mong muốn trở về quê hương
Tại Viện nghiên cứu Princeton, Dương Chấn Ninh gặp Lý Chính Đạo. Cả hai cùng học Vật lý, vì có cùng hướng nghiên cứu và cùng quê hương nên họ nhanh chóng trở thành bạn thân. Viện trưởng- Nhà vật lý huyền thoại Oppenheimer, rất đánh giá cao tài năng của họ và không ít lần cổ vũ thành tựu nghiên cứu của cả hai.
Dương Chấn Ninh nhanh chóng tạo ra những bước đột phá trong nghiên cứu Vật lý lý thuyết sau khi hợp tác với Lý Chính Đạo. “Đệ nhất phu nhân Vật lý Trung Quốc” Ngô Kiện Hùng dựa trên cơ sở lý thuyết của 2 ông để tiến hành nhiều thí nghiệm phân rã nguyên tử. Bà đã chứng minh rằng lý thuyết không bảo toàn chẵn lẻ của cặp đôi là đúng.
Phát hiện này đã có tác động rất lớn đến cộng đồng Vật lý lúc bấy giờ, như một “cơn cuồng phong” làm thay đổi hoàn toàn hướng nghiên cứu của Vật lý.
Năm 1956, GS Dương và đồng nghiệp Lý xuất bản một bài báo có tiêu đề "Các vấn đề về sự bảo toàn tính chẵn lẻ trong các tương tác yếu", thách thức quan niệm hiện hữu rằng tính chẵn lẻ được bảo toàn trong các tương tác yếu.
Công trình của hai ông sau đó đoạt giải Nobel Vật lý năm 1957. Khoảnh khắc Dương Chấn Ninh cùng Lý Chính Đạo (đều là người Mỹ gốc Hoa) được trao giải Nobel đã làm nức lòng người Trung Quốc trên toàn thế giới.
Khi công tác ở Mỹ, Dương Chấn Ninh luôn ấp ủ mong muốn trở về Trung Quốc, nhưng do chính sách kiểm soát chặt chẽ của chính phủ Mỹ đối với nhân tài nên ông chưa thể thực hiện nguyện vọng. Tuy nhiên, sự tan băng trong quan hệ Trung-Mỹ vào năm 1971 cuối cùng đã tạo cơ hội cho Chấn Ninh trở về quê hương.
Năm 2003, GS Dương quyết định trở về Trung Quốc định cư. Ông không những từ chối nhận mức lương 1 triệu USD hàng năm của Đại học Thanh Hoa mà còn bỏ tiền túi để gây quỹ cho Trung tâm Nghiên cứu Toán học Cao cấp, đồng thời trực tiếp đào tạo một nhóm nhân tài khoa học.
Ông cũng thúc đẩy việc thành lập các viện nghiên cứu tiên tiến ở nhiều trường đại học hàng đầu Trung Quốc như Thanh Hoa, Bắc Kinh và Nam Khai, đồng thời đưa nhiều nhà khoa học xuất sắc về nước làm việc.
Dưới sự dẫn dắt của GS Dương, ngành Vật lý Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ to lớn. Kinh nghiệm phong phú và thành tích học tập sâu rộng của ông mang lại sự hướng dẫn và nguồn cảm hứng cho các học giả trẻ Trung Quốc.
GS Dương Chấn Ninh trở thành một trong những nhà khoa học ảnh hưởng nhất mọi thời đại của Trung Quốc. Ông đồng thời còn giữ danh hiệu “Viện sĩ của 9 Viện Hàn lâm Khoa học” tại 9 quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga…
Ông hiện đã 101 tuổi và có cuộc hôn nhân hạnh phúc với người vợ kém 54 tuổi.
Tử Huy
Giáo sư 30 tuổi về nước cống hiến nhận giải Nhà khoa học xuất sắc nhất thế giớiTRUNG QUỐC - Sau 2 năm về nước cống hiến, mới đây, GS Nhan Ninh đã nhận được thông báo là một trong 5 'Nhà khoa học nữ xuất sắc nhất thế giới' năm 2024.">Giáo sư đoạt giải Nobel từ bỏ công việc triệu USD, về nước cống hiến
Hoạt động 'mùa xuân tìm lá dâu, mùa thu nhặt lá rụng' được ví là công việc quanh năm của phụ huynh. Còn học sinh đóng vai trò thụ động trong việc hoàn thành bài tập, phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của gia đình. Khi bài tập thực hành đi chệch khỏi mục đích ban đầu, không chỉ làm tăng gánh nặng cho phụ huynh, còn khiến học sinh hình thành thói quen ỷ lại.
Trước thực trạng trên, Bộ Giáo dục Trung Quốc kêu gọi, không để phụ huynh thành 'trợ giảng' cho nhà trường và giáo viên. Đồng thời, cơ quan này cũng nhấn mạnh, tránh để tình trạng bài tập về nhà của học sinh trở thành dành cho phụ huynh. Nghĩa là giáo dục thực tiễn phải chú trọng tính hiệu quả và phương pháp. Khi mọi thứ vượt quá giới hạn phù hợp, không tránh khỏi sự biến đổi về chất.
Sau câu chuyện này, chủ đề làm thế nào để không biến bài tập về nhà thành của phụ huynh được đặt ra. Nhìn vào thực tế sẽ không có giải pháp cụ thể mang tính tối ưu. Lấy việc nuôi tằm làm ví dụ, không nhất thiết bắt mỗi học sinh phải hoàn thành bài tập độc lập.
Thay vào đó, nhà trường có thể cân nhắc đến việc chia nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tập trung hoàn thiện bài tại trường. Học sinh sẽ thay phiên nhau nuôi dưỡng và quan sát sự sinh trưởng của tằm.
Việc nhà trường giao bài tập cho học sinh cần căn cứ vào tình hình thực tế và có giải pháp thay thế linh hoạt. Mặt khác, phụ huynh không nên làm mọi việc cần hướng dẫn con phát huy trí tưởng tượng và thử các phương pháp khác nhau. Hợp tác giải quyết vấn đề cùng con trước những thử thách.
Quá trình giáo dục trẻ cần sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường. Mục tiêu cuối cùng của việc này nhằm giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh, đưa giáo dục trở lại đúng bản chất.
Trường tiểu học cấm học sinh làm bài tập về nhà quá 21h30TRUNG QUỐC - Để tiếp tục đẩy mạnh chính sách 'giảm kép', Trường Tiểu học Quế Nhã, thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) đã ban hành lệnh cấm học sinh làm bài tập về nhà quá 21h30.">'Không biến bài tập về nhà thành việc của phụ huynh'
Sau khi biết về cuộc sống của cô và trò điểm trường mầm non Đán Tọ - Giao Hàng Tiết Kiệm với truyền thống nhiều năm bền bỉ trong hoạt động thiện nguyện đã quyết định ủng hộ 300 triệu đồng thông qua báo VietNamNet xây mới điểm trường Đán Tọ.
Đại diện Công ty cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm chia sẻ: Việc hỗ trợ kinh phí xây dựng nêu trên, Giao Hàng Tiết Kiệm mong muốn sẽ dành tặng cô và trò ở điểm trường Đán Tọ một không gian học tập mới mẻ, trực quan và tiện nghi.
“Chúng tôi tin rằng, một điểm trường xây dựng kiên cố sẽ có giá trị bền vững và lan tỏa giá trị tốt đẹp, nhân văn đến với nhiều thế hệ học trò tại bản Mông thuộc huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Đây sẽ là nơi ươm mầm tri thức, kết nối tình thương yêu của doanh nghiệp đến những địa phương còn nhiều khó khăn, vất vả. Những bài học từ điểm trường sẽ là hành trang để các con vươn tới những ước mơ, trong hành trình dài đó chúng tôi rất vui khi được đóng góp một phần công sức”, đại diện Giao Hàng Tiết Kiệm chia sẻ.
Tính đến ngày 4/4, Công ty cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm đã chuyển đến tài khoản của báo VietNamNet tổng số tiền 300 triệu đồng với mục đích xây điểm trường mầm non Đán Tọ. Sau khi tiếp nhận, Báo VietNamNet đã phối hợp với chính quyền địa phương lên phương án, thiết kế, giải phóng mặt bằng và các thủ tục liên quan đến đầu tư cho giáo dục để khởi công dự án.
Ông Lò Văn Hương, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Than Uyên (tỉnh Lai Châu) bày tỏ vui mừng khi các cô và trò xã Tà Mung nhận được sự hỗ trợ từ Công ty cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm.
“Huyện ủy đã giao nhiệm vụ đối với UBND huyện để phối hợp chặt chẽ với báo VietNamNet và kết nối với nhà tài trợ để việc thực hiện dự án diễn ra đúng quy định, đúng tiến độ để các em học sinh bản Đán Tọ, xã Tà Mung được học tập, trải nghiệm trong không gian mới, khang trang và sạch đẹp”, Bí thư Lò Văn Hương thông tin.
Công ty cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm là công ty công nghệ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính với ưu thế tốc độ, mạng lưới khắp toàn quốc và có thế mạnh trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới cho hoạt động của mình.
Trên hành trình phát triển đó, Giao Hàng Tiết Kiệm chung tay cùng xã hội tham gia các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội như: xây cầu; xây trường; xây nhà tình nghĩa; trồng rừng… tất cả với mong muốn vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhiều năm qua, giữa báo VietNamNet và Giao Hàng Tiết Kiệm đã có nhiều hoạt động trong việc phối hợp tổ chức các chương trình thiện nguyện. Mới đây nhất, vào năm 2023, hai đơn vị tổ chức chương trình “Máy tính học bài cùng em” với tổng kinh phí 600 triệu đồng.
Lớp học ‘mùa mưa nước dột, mùa hè nóng như chảo lửa’Những em bé người dân tộc Mông ở bản Đán Tọ, xã Tà Mung (Than Uyên, Lai Châu) nhiều năm qua vẫn có một mơ ước được học trong một điểm trường khang trang hơn...">Giao Hàng Tiết Kiệm cùng VietNamNet xây mới điểm trường ở Lai Châu
Nhận định, soi kèo AC Milan vs Inter Milan, 0h00 ngày 3/2: Derby màu xanh
Soi kèo góc Hoffenheim vs Bayern Munich, 20h30 ngày 18/05
Dưới đây là nội dung lá thư Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nộigửi gắm tới các học trò:
“Các em sinh viên yêu quý của thầy!
Đây sẽ là những dặn dò cuối cùng của thầy với các em sinh viên yêu quý ở cương vị là hiệu trưởng. Đây cũng là dịp để thầy được tri ân các em. Bắt đầu ngày 1/5/2024 này là thời điểm thầy hết làm hiệu trưởng theo quy định. Thầy trở về khoa Vật lý và tham gia việc giảng dạy ở đó.
Thầy định đúng ngày 1/5 sẽ viết thư cảm ơn các em, nhưng đúng ngày nghỉ lễ các em bận rộn nên cho thầy gửi trước nhé.
Thầy chúc các em có kỳ nghỉ thật vui và thoải mái. Các em sắp xếp về thăm gia đình, phụ giúp cha mẹ để gắn bó hơn nữa tình cảm gia đình. Do điều kiện, một số em sẽ dành những ngày nghỉ để làm thêm kiếm thêm ít tiền trang trải cho sinh hoạt và đành ở lại. Việc này chắc mẹ cha cũng không trách cứ gì đâu. Dù trong hoàn cảnh nào, thầy vẫn tin các em là những người rất tình cảm và rất trách nhiệm.
Biết là thừa nhưng thầy vẫn nhắc, những ngày nghỉ lễ sẽ rất đông đúc nên các em chú ý đi lại cho an toàn.
Thầy biết ơn các em, vì các em đã trao cho thầy tình yêu thương, cho thầy thấy cuộc đời, con người đáng yêu hơn những gì thầy có. Đây là những tháng ngày diễm phúc đối với thầy.
Thầy cũng là một người bình thường, có lúc vui, lúc buồn, lúc chùng lòng, lúc trăn trở và cũng có lúc bi quan. Nhờ các em mà thầy vực dậy và vượt qua. Trong sâu thẳm con tim, tình yêu với các em và với con cái của thầy là một.
Thầy luôn kỳ vọng các em sẽ trở thành người tử tế, luôn khát khao làm điều tốt đẹp cho cuộc đời. Đây là niềm tin tuyệt đối của thầy với các em.
Khi quyết định nghề nghiệp, thầy chọn làm thầy giáo. Việc làm hiệu trưởng là nhờ sự yêu quý, tin tưởng của cán bộ, thầy cô, sinh viên nhà trường và các cấp trên. Thầy đã cố gắng nhưng chưa làm được nhiều việc như mong muốn. Thầy cũng tự trách mình. Khi hết tuổi quản lý theo quy định, thầy trở lại đúng vị trí của mình: làm thầy giáo.
Dù ở đâu, làm gì thầy luôn yêu thương các em, các em sẽ mãi là lẽ sống đời thầy, thầy mãi mãi là thầy Minh của các em. Chúc các em vui, yêu đời; sống tình nghĩa, bản lĩnh, cố gắng và thành công!”
Cuối thư, vị hiệu trưởng cũng bày tỏ muốn có những cái bắt tay tạm biệt và chụp ảnh lưu niệm với các học trò.
“Sáng ngày 26/4- Thứ Sáu, từ 7h đến 8h50, em nào không có tiết học, thầy mời lên sảnh nhà Hiệu bộ bắt tay tạm biệt và chụp ảnh với thầy nhé”.
Nội dung lá thư sau khi được đăng tải lên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm, chia sẻ của nhiều sinh viên. Chỉ sau 30 phút đăng tải, đã có hơn 2.000 lượt bày tỏ cảm xúc và hàng trăm lượt chia sẻ và hàng trăm bình luận bày tỏ sự biết ơn đối với vị hiệu trưởng.
GS.TS Nguyễn Văn Minh sinh năm 1963, quê Quảng Trị. Năm 2012, GS Minh được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội đến nay.
Ông Minh từng tốt nghiệp trường ĐH Sư phạm Huế năm 1985, sau đó, lên Tây Nguyên dạy Vật lý tại trường Cao đẳng Sư phạm. Năm 1996, ông quyết định ra thủ đô, giảng dạy tại khoa Vật lý, trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Sau khi kết thúc nhiệm kỳ cuối làm hiệu trưởng, từ ngày 1/5 tới đây, ông sẽ về giảng dạy tại khoa Vật lý trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Với ông, đây cũng là cách để tiếp tục gần gũi, chia sẻ với sinh viên.
Thư trách mình của thầy hiệu trưởng trong những ngày làm việc cuối cùng
Trong khi đó, bà Đinh Thị Mai Thuỷ, Hiệu trưởng trường THCS Hồng Hoá, cho biết: “Trường hợp này nhà nhà trường đã phát hiện trước đó và yêu cầu giáo viên phụ đạo thêm cho em. Đồng thời, trường nhiều lần gửi giấy mời phụ huynh lên làm việc nhưng gia đình không đến.
Ban giám hiệu và cô giáo chủ nhiệm phải về tận nhà, gia đình cũng đã hứa sẽ cùng phối hợp với nhà trường đôn đốc việc học của em”.
Khi được hỏi làm sao học sinh có thể qua được các bài kiểm tra, thi giữa kỳ, bà Thuỷ cho biết thêm, những bài kiểm tra chủ yếu là trắc nghiệm, phần tự luận ít điểm hơn. Em cũng đạt chủ yếu 2 đến 3 điểm nên xếp loại học lực không đạt.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hữu Thọ, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Minh Hoá, nói: “Sau khi nhận báo cáo từ nhà trường, phòng đã xuống kiểm tra và làm việc với trường THCS và trường Tiểu học Hồng Hoá. Phương án trước mắt là buổi sáng em vẫn học chương trình lớp 6, buổi chiều các cô ở trường tiểu học sẽ hỗ trợ, phụ đạo thêm cho em”.
Được biết, đầu năm học 2023 - 2024, trường THCS Hồng Hoá có 2 lớp 6 với 96 học sinh (nay còn 95 em). Chất lượng học sinh của trường cũng thấp so với mặt bằng chung nên vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đang gặp nhiều khó khăn.
Học sinh lớp 6 ở Quảng Bình chưa 'viết thạo', trường tiểu học phụ đạo hằng ngày
友情链接