Giải trí

Soi kèo góc Villarreal vs Mallorca, 3h00 ngày 21/1

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-01-24 20:53:32 我要评论(0)

Hoàng Ngọc - 20/01/2025 04:14 Kèo phạt góc tin tennis mới nhấttin tennis mới nhất、、

tin tennis èogócVillarrealvsMallorcahngàmới nhất   Hoàng Ngọc - 20/01/2025 04:14  Kèo phạt góc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Bà Hằng được mẹ cho học nữ công gia chánh từ khi học lớp 2.

"Ngày xưa chưa có tủ lạnh nên sáng đi chợ sáng, chiều đi chợ chiều. Tôi xách làn theo mẹ. Thấy mẹ chọn thịt, chọn rau rồi mặc cả, tôi cũng học được nhiều. Mẹ tôi là người giỏi nấu ăn. Thế nên những thứ mẹ chọn cũng rất kĩ càng", bà Hằng chia sẻ.

Dần dần, bà được mẹ tin tưởng giao tiền tự đi chợ. Mẹ dạy bà cách tính toán sao cho chuẩn từng bữa. Bà phải cân đong, đo đếm sao cho khít để về nhà khỏi bị mẹ mắng và có được mâm cơm ngon. Những hàng chưa quen, mẹ đều dạy bà phải mặc cả. Còn những hàng mua nhiều, biết giá, biết chất lượng bà cứ thế đến rồi mua về. 

Trong nhà, mẹ bà Hằng là người đứng bếp chính. Sau này khi có thêm dâu, mẹ tự tay chỉ việc cho các con nhưng vẫn chưa ai vượt qua được mẹ. Đối với bà Hằng, mẹ là “siêu đầu bếp”.  

Đậu tẩm hành là món ăn thường xuất hiện trong mâm cơm Hà Nội xưa. 

Cũng chính trong căn bếp ấy, bà Hằng học được cách nấu ăn và đặc biệt là cách nấu món ngon Hà Nội. Sau này, khi mẹ tuổi cao sức yếu, ốm bệnh, mẹ thích ăn món gì, bà Hằng đều nấu mang lên. 

Trong khi đó, bố lại người hướng dẫn bà Hằng cách pha chế cà phê. Từ khi lên 8, bà Hằng đã pha cà phê rất thạo. Thi thoảng thấy thèm, bà lén uống sái cà phê của bố. Cũng từ đó, hương cà phê cứ quanh quẩn trong đầu. Và rồi khi trưởng thành, bà coi đó là thức uống không thể thiếu mỗi buổi sáng. 

Đến giờ, nhiều gia đình ở Hà Nội không còn nấu những món cổ truyền nhưng bà vẫn luôn làm để nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn: thịt thăn làm chả bầu dục, bóng thả, giò rươi, bún riêu, phở… Dù nấu nướng bằng các phương pháp hiện đại, thêm gia vị nhiều hơn nhưng món ăn vẫn giữ được hương vị các cụ để lại. 

Nhớ tiếng rao đêm Hà Nội

Đã bao năm tháng trôi qua, mỗi lần nghe tiếng rao của người bán thức quà đêm, bà Bích Hằng lại cồn cào da diết nhớ về ngày xưa. Đó là cái thời bà còn nhỏ, cả gia đình sống quây quần bên nhau. 

Ai ăn phở đầu bếp Bích Hằng nấu cũng không thể quên được hương vị. 

“Tôi nhớ như in những ngày Hà Nội giá lạnh. Buổi tối, cả nhà ngồi quây quần bên nhau và chờ ăn quà vặt. Những tiếng rao bán đồ ăn cứ văng vẳng ở đầu ngõ. Mẹ lại bảo anh em tôi chạy ra mua vài đồng quà để cả nhà nhấm nháp. Những âm thanh ‘bánh khúc đê’, ‘bánh bao đê’, ‘lạc rang, ngô rang, hạt dẻ… cứ văng vẳng bên tai”, bà Hằng nhớ lại.

Không chỉ nhớ món ăn, bà còn nhớ cả cách rao của người bán hàng rong, nhớ cả hình ảnh họ đội thúng lên đầu đi khắp phố. Tiếng rao ấy khó tả, đặc biệt mà chỉ có người con gốc Hà Nội như bà mới cảm nhận được. 

“Mẹ tôi dặn đi dặn lại phải mua hàng cho những người nào. Mẹ nhớ từng khuôn mặt của người bán, biết cả hoàn cảnh của người ta. Những ai khó khăn hơn, mẹ sẽ mua ủng hộ nhiều hơn. Đó là cách mẹ dạy chúng tôi về lòng nhân ái, biết giúp đỡ sẻ chia”, bà Hằng tâm sự. 

Món ăn đơn giản mà ngon.

Nhớ về Hà Nội những ngày trước, bà ngân ngấn lệ: “Người Hà Nội trong phố hiểu và quan tâm nhau lắm. Dù bình thường mọi người đều đóng cửa nhưng chỉ cần hàng xóm có việc là cả phố ra giúp đỡ. Sự giúp đỡ ấy thể hiện ở việc cho đồ ăn, chia quà, thăm hỏi nhau lúc đau ốm". 

Bà kể tiếp: “Tôi nhớ những bữa cơm gia đình ngồi quây quần cả bà, bố mẹ, 5 anh trai và tôi. Mỗi lần vắng ai, mẹ tôi đều xẻ ra đĩa để phần. Ai bận không về, thức ăn đó lại bày ra mâm. Mâm cơm ngày xưa chủ yếu có đậu phụ tẩm hành, rau muống, lạc rang, trứng… Gia đình nào có điều kiện sẽ bày biện thêm món thịt kho, cá kho, rươi…”.

Bây giờ, chuyện bếp núc trong nhà một tay bà Hằng lo. Nhà ở gần chợ, việc mua bán cũng thuận tiện với bà hơn. Khi đi chợ, bà cũng không cần phải mặc cả bởi những người bán hàng đã coi bà là vị khách thân quen.

Thế nhưng, để bữa ăn được chu đáo, tiện lợi và cũng đỡ phải đi chợ nhiều, lúc rảnh, bà thường chuẩn bị sẵn các nguyên liệu và sơ chế chúng rồi cho vào tủ lạnh. Khi cần hoặc có khách đột xuất, bà chỉ việc mở ra rồi chế biến. "Con dâu tôi hay đùa bị nghiện món ăn mẹ nấu và cũng bị nghiện luôn cà phê pha phin của mẹ”, bà cười tâm sự. 

Để không quên nếp cũ, mỗi tuần gia đình bà Bích Hằng đều tập trung con cháu để ăn uống một lần. Những bữa ấy, bà lại tự tay nấu các món ăn Hà Nội xưa. Cả nhà sum vầy bên nhau, đó là giây phút đầm ấm, hạnh phúc nhất. 

Ảnh: Nhân vật cung cấp

" alt="Nữ đầu bếp kể chuyện đi chợ ngày xưa, nhớ da diết tiếng rao đêm Hà Nội" width="90" height="59"/>

Nữ đầu bếp kể chuyện đi chợ ngày xưa, nhớ da diết tiếng rao đêm Hà Nội

Chia sẻ với câu chuyện "Đằng sau lương 100 triệu của kỹ sư IT", độc giả Eric dẫn chứng từ chính công việc hiện tại của mình: "Tôi là lập trình viên, lương tháng có thời điểm hơn 100 triệu đồng, nhưng thực sự cực vô cùng. Khóa đại học của tôi tuyển hơn 100 người, bao gồm sáu lớp. Đến năm cuối, chỉ còn duy nhất một lớp vì tất cả hầu như bỏ cuộc hết. Khi ra trường, cũng chỉ được chưa đầy 15 người theo đúng nghề.

Quá trình làm việc, công ty của tôi phá sản liên tục. Bản thân tôi cũng phải cầm về năm bộ máy tính để trừ vào lương, trong khi công ty cũng nợ lương đến vài tháng. Làm ngày, làm đêm cho kịp tiến độ, tôi thường xuyên bị dựng dậy giữa đêm, đến mức ám ảnh tiếng chuông điện thoại.

Đã 14 năm làm lập trình, nhưng tôi chưa bao giờ được ngừng học, bởi công nghệ mới ra từng ngày, chúng tôi ngừng học là sẽ bị đào thải ngay. Các bạn ngành khác đi làm về có thể nhậu nhẹt, còn chúng tôi lại phải học. Nên tôi nghĩ lương 100 triệu đồng vẫn còn là thấp so với một số nghề khác vì họ nhàn hơn chúng tôi nhiều".

Đồng quan điểm, bạn đọc Blackpantherluv2code chia sẻ nỗi vất vả của kỹ sư IT: "Mức thu nhập tại Nhật Bản hiện tại của tôi là 80 triệu mỗi tháng (có thể dao động tùy theo tỷ giá). Sau khi trừ tiền nhà cửa, thuế thu nhập cá nhân, tôi còn khoảng 60 triệu. Tuy nhiên, mức thu nhập như vậy tại Nhật cũng chỉ là trung bình. Nếu về Việt Nam, tôi ước tính thu nhập của mình chỉ ở mức 40 triệu.

Thú thực, để kiếm được 100 triệu trở lên, bạn phải lên cỡ quản lý một đơn vị 50-60 người, ăn hoa hồng theo dự án, hoặc phải làm sales, pre-sales. Một saler giỏi sau hai, ba năm làm việc có thể mua được căn hộ triệu đô là bình thường. Làm công ăn lương, coder mà lương 100 triệu thì kinh nghiệm phải cỡ năm, sáu năm (làm cứng), ngoại ngữ cũng phải cực kỳ thành thạo và làm việc rất cực. Hầu hết, mọi người đều không muốn làm coder sau 35 tuổi vì ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe".

Không có được mức lương cao như vậy, nhưng độc giả Cường Nguyễn cũng không tránh khỏi những áp lực khủng khiếp của nghề này: "Tôi làm nghề được hơn 5 năm, lương hiện tại khoảng 50-60 triệu đồng, nhưng có khi rất áp lực, phải suy nghĩ nhiều và tập trung cao. Tôi có thể phải làm việc liên tục từ sáng đến 14h cho xong một vấn đề. Có khi lại phải thức đến 1-2h sáng để tìm ra giải pháp. Quan trọng là tôi luôn phải tập trung cao độ, suy nghĩ, tìm ý tưởng và làm việc bền bỉ đến cùng.

Làm lâu, tôi chỉ cần sinh hoạt hằng ngày đơn giản và dành hầu thời gian cho công việc. Rất may, tôi quen vợ từ lúc còn sinh viên, ra trường một năm là cưới luôn, nên hiện mới có một con trai ba tuổi. Nghề này, các bạn nhìn vào tưởng nhẹ nhàng, lương cao, nhưng thực ra để nhận được đồng lương đó, bạn phải bỏ ra sức lao động tương ứng hoặc cao hơn rất nhiều. Nhiều người đã bỏ nghề vì không chịu được áp lực và sự kiên trì bền bỉ dài lâu".

>> Tôi bỏ bằng kỹ sư, đi làm bồi bàn

Có chồng làm kỹ sư IT, bạn đọc Sự Thật thậm chí còn phải trải qua cảm giác như mẹ đơn thân: "Chồng tôi làm việc ở Nhật Bản, 33 tuổi, làm kỹ sư IT với lương tháng sau khi trừ thuế và bảo hiểm (20 triệu) còn lại khoảng 90 triệu đồng. Đó là một mức thu nhập chưa cao nhưng so với nhiều người Việt ở Nhật Bản thì cũng đáng mơ ước. Tuy nhiên, anh cũng phải đánh đổi rất nhiều thứ, đó là sức khỏe và gia đình. Anh bận rộn cả tuần và phải ngồi nhiều bên máy tính. Bản thân tôi nhiều khi cũng có cảm giác mình là bà mẹ đơn thân ở trong nhà vậy".

Nhấn mạnh những kỹ năng cần có để đạt mức thu nhập 100 triệu đồng đối với một kỹ sư IT, độc giả Anh khẳng định: "Để kiếm được 100 triệu, người lập trình viên cần có những kỹ năng, kiến thức sau:

- Công nghệ: vô cùng nhiều các công nghệ, ngôn ngữ lập trình cần phải học và thành thạo.

- Toán: giỏi về các thuật toán, đặc biệt các kỹ sư thuộc lĩnh vực AI hay Machine Learning.

- Ngoại ngữ: ít nhất phải đọc, viết tốt tiếng Anh.

- Nghiệp vụ chuyên môn của phần mềm mà mình phát triển: ví dụ lập trình viên cho hệ thống ngân hàng phải am hiểu nghiệp vụ ngân hàng, lập trình viên cho phần mềm bảo hiểm phải am hiểu nghiệp vụ bảo hiểm...

- Học liên tục: Với đa số các ngành nghề khác, cơ bản thì những kiến thức bạn học từ thời sinh viên là đủ để làm việc cả đời, nhưng với lập trình viên thì không phải như thế. Công nghệ thông tin là lĩnh vực rộng lớn và thay đổi rất nhanh, nếu người lập trình viên ngừng học thì chỉ sau một thời gian ngắn, họ sẽ trở thành lạc hậu và thậm chí vô dụng. Không chỉ trong lĩnh lực công nghệ, khi một lập trình viên chuyển sang phát triển một hệ thống mới cho khách hàng mới (ví dụ: giao dịch chứng khoán), họ cũng phải lập tức học nghiệp vụ của ngành đó.

Có thể thấy, lập trình viên là một nghề rất khắc nghiệt, giống như khi đi xe đạp, bạn ngừng đạp là xe sẽ đổ. Và những kiến thức ở trên mới chỉ giúp bạn đạt được mức khá, chứ chưa phải giỏi. Khi đã có thể làm việc sòng phẳng ở mọi quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Nhật... tức là bạn đã là công dân toàn cầu. Như vậy, mức lương 100 triệu đồng là hoàn toàn xứng đáng.

Thành Lêtổng hợp

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

" alt="Tôi làm IT lương tháng 100 triệu" width="90" height="59"/>

Tôi làm IT lương tháng 100 triệu