Nhận định, soi kèo Universitatea Cluj với FC Botosani, 19h30 ngày 03/03: Củng cố top 6

Thể thao 2025-01-28 10:15:34 25
ậnđịnhsoikèoUniversitateaClujvớiFCBotosanihngàyCủngcốbundes   Pha lê - 02/03/2024 19:51  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://slot.tour-time.com/html/32e495461.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Galatasaray vs Konyaspor, 23h00 ngày 25/1: Thắng khó nhọc

Giá bất động sản tăng vụt: Bộ Xây dựng điểm mặt 4 lý do chínhDương TâmDương Tâm

(Dân trí) - Theo Bộ Xây dựng, trong quý III, giá bất động sản tại Hà Nội, TPHCM và một số khu vực vẫn có xu hướng tăng do nhiều nguyên nhân tác động.

Theo thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý III của Bộ Xây dựng, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại TP Hà Nội, TPHCM và các đô thị lớn. Hiện tượng bất động sản tăng giá có tính cục bộ, xảy ra ở một số khu vực, loại hình, phân khúc dẫn đến tác động làm tăng giá chung.

Bộ này phân tích và nhận định có nhiều nguyên nhân tác động làm tăng giá bất động sản nhà ở, với một số nguyên nhân cơ bản: 

Thứ nhất, giá bán bất động sản tăng một phần do biến động tăng đối với chi phí liên quan đến đất đai gần đây cũng như tác động khi áp dụng phương pháp tính và bảng giá đất mới. Đặc biệt tại một số địa phương, khu vực có hiện tượng đấu giá quyền sử dụng đất với kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. 

Việc quản lý, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại một số khu vực, địa phương chưa tốt, dẫn tới có hiện tượng nhiều nhà đầu tư thành lập hội, nhóm tham gia đấu giá. Những người này trả giá đất cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm và có thể "bỏ cọc" sau khi trúng đấu giá đất nhằm mục đích thiết lập mặt bằng giá ảo tại khu vực để kiếm lời.

Việc đấu giá quyền sử dụng đất với kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ có tác động làm tăng mặt bằng giá đất, giá bất động sản, giá nhà ở của khu vực lân cận và của địa phương. Đồng thời làm tăng chi phí triển khai thực hiện dự án nhà ở, gây khó khăn cho doanh nghiệp, giảm nguồn cung cho thị trường, tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản.

Thứ hai, nguyên nhân giá bất động sản tăng còn do hiện tượng "tạo giá ảo", "thổi giá" của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, đầu tư theo tâm lý đám đông của người dân để trục lợi.

Bộ Xây dựng xác định, đây là các cá nhân hoạt động môi giới tự do, không có chứng chỉ môi giới bất động sản, yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp, yếu kém về đạo đức kinh doanh dẫn đến tình trạng làm ăn chụp giật, thông đồng làm giá, thổi giá cao so với giá trị thực tế, thao túng thị trường, gây thiệt hại cho khách hàng và làm giảm tính minh bạch của thị trường bất động sản.

Thứ ba, nguyên nhân giá bất động sản tăng còn là thiếu nguồn cung, nhà ở để đáp ứng nhu cầu đại bộ phận người dân, các đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình tại các khu vực đô thị, đặc biệt là TP Hà Nội và TPHCM. Nguyên nhân thiếu nguồn cung do doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc trong thủ tục pháp lý, đặc biệt việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, giao đất.

Giá bất động sản tăng vụt: Bộ Xây dựng điểm mặt 4 lý do chính  - 1

Một khu chung cư tại Hà Nội (Ảnh: Trần Kháng).

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn vay tín dụng, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, nhiều dự án đã, đang triển khai xây dựng thời gian qua phải tạm dừng, giãn tiến độ, chậm tiến độ triển khai xây dựng.

Mặc dù các Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được ban hành và có hiệu lực thi hành, các vướng mắc khó khăn về thể chế, quy định pháp luật đối với doanh nghiệp đã cơ bản được tháo gỡ, nguồn cung bất động sản đã cho thấy có sự cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế do cần có thời gian để các cơ chế, chính sách, pháp luật mới được ban hành được thực thi có kết quả, đi vào cuộc sống.

Thứ tư, biến động của nền kinh tế trong thời gian qua liên quan đến thị trường chứng khoán, trái phiếu, vàng... đã tác động đến tâm lý của người dân, nhà đầu tư, dẫn đến xu hướng chuyển dịch dòng tiền sang đầu tư nhà, đất để làm nơi "trú ẩn" an toàn cho nguồn tiền tích lũy, nguồn vốn đầu tư.

Trước một số nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng thời gian qua, Bộ Xây dựng chỉ đạo, đề nghị các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.

Bộ này cũng đề nghị, kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản tại địa phương; kiểm soát việc mua đi, bán lại các bất động sản trao tay nhiều lần, đặc biệt tại các khu vực, dự án, khu chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường; thanh tra, kiểm tra, có biện pháp chấn chỉnh các hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (nếu có).

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cần có những biện pháp kiểm soát việc tăng giá bất động sản nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, tránh ảnh hưởng tiêu cực.

">

Giá bất động sản tăng vụt: Bộ Xây dựng điểm mặt 4 lý do chính

Cổ phiếu VinFast ra sao sau 3 phiên giảm liên tiếp trên sàn Mỹ?Huỳnh AnhHuỳnh Anh

(Dân trí) - Sau 6 phiên tăng liên tiếp, cổ phiếu VinFast (VFS) chịu áp lực lớn từ đà bán khiến giá tiếp tục giảm 15% xuống 29,5 USD/cổ phiếu. Vốn hóa của VinFast theo đó giảm xuống còn khoảng 68,5 tỷ USD.

Mở cửa phiên ngày 1/9 trên sàn chứng khoán Nasdaq, cổ phiếu VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục giảm phiên thứ 4 liên tiếp xuống còn 32,52 USD/cổ phiếu, giảm hơn 6% so với phiên giao dịch trước.

Áp lực bán tăng mạnh đã đẩy giá VFS có lúc giảm 24% xuống còn 26,26 USD/cổ phiếu. Sau đó, giá hồi nhẹ, đã có lúc lấy lại mốc 30 USD/cổ phiếu.

Cổ phiếu VinFast ra sao sau 3 phiên giảm liên tiếp trên sàn Mỹ? - 1

Diễn biến giá cổ phiếu VFS trong phiên giao dịch ngày 1/9 (Ảnh chụp màn hình).

Tuy nhiên kết phiên, mã này vẫn giảm 15% về mức 29,5 USD/cổ phiếu. Thanh khoản đạt 7,3 triệu cổ phiếu.

Với mức giá trên, vốn hóa thị trường của VinFast giảm còn 68,5 tỷ USD. Vốn hóa thị trường VinFast hiện đã tụt thêm 1 bậc, xuống vị trí thứ 6 nhưng vẫn đang xếp trên nhiều hãng xe nổi tiếng khác của thế giới như BMW, Ferrari, Honda, Ford...

Trên bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới của Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng giảm xuống vị trí thứ 460, tài sản còn 5,9 tỷ USD.

Cổ phiếu VinFast ra sao sau 3 phiên giảm liên tiếp trên sàn Mỹ? - 2

VinFast đã lùi về vị trí số 6 trong danh sách những hãng xe có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới (Ảnh: Companiesmarketcap).

Giá cổ phiếu VFS đang về gần mức giá thời điểm niêm yết cách đây khoảng nửa tháng. Thời gian qua, cổ phiếu VFS đã gây không ít sự chú ý trên sàn chứng khoán Mỹ khi có đà tăng đáng kinh ngạc.

Chia sẻ về việc cổ phiếu VFS tăng mạnh trong những ngày đầu chào sàn, CEO VinFast toàn cầu Lê Thị Thu Thủy cho biết nguyên nhân giá VFS tăng mạnh trên sàn Nasdaq chủ yếu là thanh khoản thấp, khối lượng cổ phiếu giao dịch rất khiêm tốn, trong khi nhu cầu lại cao.

Trên thực tế, lượng lớn cổ phiếu do tỷ phú Phạm Nhật Vượng cùng cổ đông nội bộ nắm giữ không giao dịch, theo đó, lượng chuyển nhượng cổ phiếu trong phiên đầu tiên tại VFS là do các nhà đầu tư mua đi bán lại nhiều lần.

      ">

Cổ phiếu VinFast ra sao sau 3 phiên giảm liên tiếp trên sàn Mỹ?

Mỗi năm, ngành gỗ Việt Nam xuất khẩu trung bình trên 10 tỷ USDDoãn CôngDoãn Công

(Dân trí) - Theo đại diện Bộ Công Thương, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ đang trở thành ngành kinh tế quan trọng, chủ lực của Việt Nam. Mỗi năm, ngành gỗ Việt Nam xuất khẩu trung bình trên 10 tỷ USD.

Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời năm 2024 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bình Định tổ chức, diễn ra từ ngày 9/3 đến hết ngày 12/3. Hội chợ quy tụ gần 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước, trưng bày gần 1.000 gian hàng.

Mỗi năm, ngành gỗ Việt Nam xuất khẩu trung bình trên 10 tỷ USD - 1

Hàng phong cách ngoài trời của Việt Nam được các nước trên thế giới tin dùng (Ảnh: Doãn Công).

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết đây là hội chợ ngành gỗ đầu tiên được tổ chức tại Bình Định.

Hội chợ là nơi gặp gỡ, quảng bá sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt cơ hội đầu tư, mở rộng thị trường của các doanh nghiệp ngành gỗ trong nước và quốc tế… hướng đến mục tiêu phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả, giai đoạn 2021-2030.

Mỗi năm, ngành gỗ Việt Nam xuất khẩu trung bình trên 10 tỷ USD - 2

Hàng phong cách ngoài trời của tỉnh Bình Định xuất khẩu đi nhiều nước như: Mỹ, Anh, Nhật Bản... (Ảnh: Doãn Công).

Phát biểu tại hội nghị trong phiên khai mạc ngày 9/3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị khẳng định hội chợ lần này mở ra cơ hội để du khách quốc tế cũng như trong nước có thể nhìn nhận và trải nghiệm sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam.

Qua đó, giúp ngành chế biến gỗ và lâm sản lấy lại đà tăng trưởng trong năm nay và các năm tiếp theo, thực hiện thành công mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD và năm 2025.

Thứ trưởng cũng cho biết, ngành chế biến gỗ và lâm sản tạo việc làm cho 500.000 lao động làm việc trong các nhà máy; cải thiện đời sống cho hàng triệu hộ nông dân sinh sống tại các vùng nông thôn miền núi; góp phần bảo vệ, phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường, chống phát thải khí nhà kính…

Tại hội chợ, đại diện Bộ Công Thương thông tin thêm, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ đang trở thành ngành kinh tế quan trọng, chủ lực của Việt Nam.

Mỗi năm, ngành gỗ Việt Nam xuất khẩu trung bình trên 10 tỷ USD - 3

Hàng phong cách ngoài trời trưng bày tại hội chợ (Ảnh: Doãn Công).

Mỗi năm, ngành gỗ Việt Nam xuất khẩu trung bình trên 10 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 5 thế giới, thứ 2 châu Á và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam được mở rộng đến trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tỉnh Bình Định hiện trở thành 1 trong 4 trung tâm chế biến gỗ xuất khẩu lớn nhất cả nước, ngành gỗ chiếm trên 60% giá trị xuất khẩu của tỉnh này.

Các sản phẩm chế biến chủ yếu là đồ gỗ nội thất, ngoại thất, sân vườn và các sản phẩm khác (như dăm mảnh, viên nén). Thị trường tiêu thụ chính là Mỹ, EU, Anh, Úc, Nhật Bản...

">

Mỗi năm, ngành gỗ Việt Nam xuất khẩu trung bình trên 10 tỷ USD

Nhận định, soi kèo Saint

{keywords}

Vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau năm 1979 được đề cập đến ít nhất là 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau. (Ảnh: Thanh Hùng)

Ở cấp THCS, nội dung giáo dục lịch sử cũng nằm trong môn học tích hợp Lịch sử và Địa lí, được tổ chức dạy và học từ lớp 6 đến lớp 9.

Ở cấp học này, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của giáo dục lịch sử là giúp học sinh có được kiến thức thông sử (cơ bản, cốt lõi, hệ thống) của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Do vậy, nội dung về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ được trình bày ở lớp 9, trong mạch nội dung “Việt Nam trong những năm 1976 – 1991”.

Đây cũng là nơi nội dung lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông được trình bày. Với tính chất của một nội dung thông sử, vấn đề này cũng sẽ chỉ được trình bày ở mức tóm lược những nguyên nhân và diễn biến, chủ yếu làm rõ vị trí và ý nghĩa của chúng trong diễn trình lịch sử dân tộc.

Ở cấp THPT, Lịch sử được tổ chức dạy và học với tính cách là một môn học độc lập. Các nội dung giáo dục sẽ được tổ chức thành những chủ đề và chuyên đề. Lịch sử hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ tiếp tục được trình bày trong khuôn khổ của chủ đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay)”. Chủ đề này sẽ được tổ chức dạy và học ở lớp 12.

Như vậy, lịch sử hai cuộc chiến tranh này được đặt trong một mạch nội dung cùng với cuộc Cách mạng tháng Tám, cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cách đặt vấn đề như vậy sẽ giúp cho việc tìm hiểu về các cuộc chiến tranh này được đặt trên một hệ quy chiếu lịch sử đồng nhất là lịch sử quân sự - lịch sử kháng chiến và chiến tranh chống ngoại xâm.

Theo cách này, việc tìm hiểu lịch sử các cuộc chiến tranh của học sinh sẽ thuận lợi hơn, sâu sắc hơn, đồng thời cũng tránh được bất kỳ sự can thiệp nào vào nội dung của chương trình giáo dục lịch sử nhân danh “vấn đề nhạy cảm.”

Tương tự, lịch sử cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông sẽ được trình bày kĩ hơn trong ba chủ đề: “Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông” (lớp 11) và “Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay” và “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam” (lớp 12). Khi đặt vấn đề khá “nhạy cảm” này vào trong nội dung của các chủ đề như trên, vấn đề sẽ được xem xét trong cái nhìn toàn diện, hệ thống, vừa sâu sắc, toàn diện hơn và vì vậy, không ai còn có thể ngại ngùng về tính “nhạy cảm” của nó nữa.

Với cách thức cấu trúc nội dung như vậy, lịch sử các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sẽ được đề cập đến ít nhất là 2 lần ở cấp THCS và THPT với mức độ và cách tiếp cận khác nhau. Riêng vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau năm 1979 được đề cập đến ít nhất là 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau.

Bị hạn chế về dung lượng lẫn thời lượng, theo ông giáo viên cần phải giảng dạy như thế nào để học sinh vẫn hiểu sâu, nhận thức đúng?

Trước đây, chúng ta vẫn học theo phương pháp tiếp cận nội dung; chẳng hạn như phải nhớ tất cả các diễn biến sự kiện. Nhưng giờ học sinh được tiếp cận theo phát triển năng lực. Do vậy phương pháp giảng dạy cũng cần phải thay đổi.

{keywords}

Học sinh được tiếp cận theo phát triển năng lực. Do vậy phương pháp giảng dạy cũng cần phải thay đổi. (Ảnh: Thanh Hùng)

Thứ nhất, giáo viên cần tập trung vào việc giúp học sinh nắm được phương pháp tìm hiểu về sự kiện, phân tích, đánh giá sự kiện và quá trình lịch sử. Chỉ cần trình bày tóm tắt các diễn biến chính, nhưng hướng dẫn học sinh thu thập, phê phán sử liệu có liên quan, phân tích làm rõ nguyên nhân, tính chất, vị trí và ý nghĩa của cuộc chiến tranh này.

Thứ hai, phải đặc biệt chú ý đến bản chất nhân văn, nhân bản của giáo dục lịch sử và mục tiêu cao cả nhất của giáo dục lịch sử là hướng đến tương lai hòa bình, hòa giải, hữu nghị và hợp tác. Vì vậy, phải hướng dẫn để học sinh tìm hiểu rõ nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp đã dẫn đến cuộc chiến, thông qua đó, làm rõ tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tính chất phi nghĩa trong các hành vi gây hấn, khiêu khích, xâm lược của phía Trung Quốc.

Thứ ba, trong việc biên soạn sách giáo khoa, các học liệu kèm theo và nhất là trong giảng dạy, học tập về lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc, cần phải làm rõ rằng việc nổ ra cuộc chiến đó là trái với truyền thống đoàn kết, hữu nghị, tương thân tương ái giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc, trái với lợi ích cơ bản, lâu dài của hai quốc gia, hai dân tộc.

Thứ tư, quán triệt nguyên tắc khách quan, trung thực, trong giảng dạy, học tập, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu tham khảo khác cần tránh che giấu sự thật, xuyên tạc và bóp méo sự thật lịch sử.

Khép lại quá khứ không có nghĩa là lảng tránh hay nói sai về quá khứ. Làm như vậy chỉ khiến cho nhận thức lịch sử trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

Thứ năm, cần tuyệt đối tránh các ngôn từ, hình ảnh, lối trình bày mang tính gây hấn, biểu cảm, miệt thị. Các ngôn từ biểu cảm, miệt thị, như “chúng”, “quân địch”, “giặc”, “dã man”, “tàn bạo”, “khát máu” … không hề giúp cho các lập luận, phân tích, đánh giá gia tăng tính thuyết phục, trái lại, làm bộc lộ rõ thái độ định kiến, áp đặt, phiến diện, thiếu khách quan và do đó, thiếu tính thuyết phục.

Muốn chỉ ra những tính chất, đặc điểm nào đó của sự kiện, quá trình, nhân vật lịch sử thì nên để cho sử liệu tự cất lên tiếng nói khách quan, trung thực.

Chỉ có con đường hòa giải mới “giải độc lịch sử”

Một số nước cũng từng xảy ra xung đột như Việt Nam – Trung Quốc đã hòa giải thành công và đi đến sự thống nhất trong việc giảng dạy lịch sử. Chúng ta nên tham khảo gì từ họ?

Có thể kể đến như Đức và Pháp trong lịch sử đã có những cuộc chiến tranh đẫm máu: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870,… Những cuộc chiến tranh như vậy đã tạo nên hố ngăn cách, cội nguồn thù hận.

{keywords}

Nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Quốc hà cớ gì lại không thể. (Ảnh: Thanh Hùng)

Từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà giáo dục và các nhà sử học của hai nước này nhận thấy cần phải giải quyết khối ung nhọt này. Họ đã tìm cách gặp gỡ nhau, cố gắng mấy chục năm không thành công. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai vẫn nổ ra. Một lần nữa quan hệ giữa Đức và Pháp lại trở nên thù hận sâu sắc.

Đến tận năm 2003, Cộng đồng châu Âu đã thành lập những Nghị viện của thanh niên. Ở đó, những người trẻ được chọn đóng vai thành những nghị sĩ, cùng hội họp và bàn thảo “Nếu là nghị sĩ chúng ta sẽ quyết định những gì cho tương lai của đất nước”.

Nghị viện trẻ của hai nước Pháp và Đức đều ra Nghị quyết phải hòa giải lịch sử và phải đi đến một SGK Lịch sử chung dạy cho cả hai nước. Quyết nghị năm 2003 được Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức ủng hộ.

Đến năm 2006, cuốn sách Lịch sử chung đầu tiên của Pháp và Đức đã ra đời. Những nội dung về chiến tranh của hai nước trong Lịch sử đều được cả hai nước chấp nhận đó là một sự thực trong quá khứ và bây giờ không nên sống với thù hận.

Có thể nói đây là một tấm gương không chỉ cho Việt Nam với Trung Quốc mà giữa Việt Nam với Campuchia, giữa Việt Nam với Mỹ nên có những hoạt động hòa giải như vậy.

Đặc biệt với Việt Nam và Trung Quốc không chỉ có một cuộc chiến tranh xảy ra năm 1979, không chỉ có một hải chiến Hoàng Sa năm 1974, không chỉ có Gạc Ma năm 1988,… mà trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm đã có rất nhiều cuộc chiến. Đó là một sự thật.

Sự thật thứ hai là lịch sử về những cuộc chiến trong quá khứ như cuộc chiến tranh của nhà Hán đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cuộc chiến tranh của nhà Tống với nhà Lý, cuộc chiến tranh ba lần Mông Nguyên xâm lược Đại Việt,… đang được giảng dạy ở trong các trường phổ thông hai nước rất khác nhau.

Vậy thì điều tiếp tục cần làm ở đây là gì?

Do vậy bây giờ cần phải có sự nỗ lực toàn diện, khoa học, hệ thống, kiên trì lâu dài để hòa giải điều đó. Các nhà sử học, các nhà giáo dục của hai nước nên có những diễn đàn gặp gỡ nhau giống như ở Pháp và Đức. Mặc dù con đường hòa giải của hai nước diễn ra từ 1935 đến 2006 (tức khoảng 80 năm) mới cho ra được cuốn SGK Lịch sử chung cho cả hai nước nhưng nếu không bắt đầu sẽ không có kết thúc.

Tôi nghĩ cuộc chiến tranh năm 1979 đã lùi xa 40 năm. Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước.

Nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Quốc hà cớ gì lại không thể. Nếu chúng ta cùng có trách nhiệm với tương lai của thế hệ trẻ hai nước, với tiền đồ của hai quốc gia, dân tộc.

Chỉ có thể bằng con đường hòa giải lịch sử thì chúng ta mới góp phần “giải độc lịch sử”, bắc thêm một nhịp cầu chắc chắn cho hai quốc gia, dân tộc vượt qua hận thù, định kiến của quá khứ, tiến đến bến bờ hòa bình, hữu nghị, hợp tác.   

Tôi mong muốn rằng nhân dịp kỷ niệm 40 năm này hãy bắt đầu bằng việc xác định dạy cách nhìn nhận, đánh giá cuộc chiến tranh này để hòa giải giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc. Chỉ có điều đó mới mang lại một tương lai hòa bình, hữu nghị.

Thuý Nga - Thanh Hùng (Thực hiện)

Cuộc chiến chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979

Cuộc chiến chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979

Nguyên nhân sâu xa của việc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc đầu năm 1979 có phải là nhằm làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất?

">

Chiến tranh biên giới năm 1979 sẽ có mặt trong chương trình phổ thông mới ra sao?

Cư dân TNR Gold Season dàn ô tô, căng băng rôn phản đối tăng phí gửi xeTrần KhángTrần Kháng

(Dân trí) - Cho rằng chủ đầu tư đang áp đặt tăng phí gửi ô tô, nhiều cư dân chung cư TNR Gold Season 47 Nguyễn Tuân (Hà Nội) đã để tràn ô tô xung quanh đường nội khu của tòa nhà, căng băng rôn phản đối.

Cư dân tố chủ đầu tư áp đặt tăng phí gửi ô tô

Căng thẳng tại chung cư TNR Gold Season 47 Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) đã diễn ra trong 2 ngày qua liên quan tới việc tăng phí gửi ô tô. Nhiều cư dân chung cư này tập trung dưới đường, dàn ô tô, căng băng rôn phản đối chủ đầu tư tăng phí gửi ô tô khi chưa có sự đồng thuận từ ban quản trị và cư dân.

Theo phản ánh của không ít cư dân chung cư này, họ không đồng ý với mức phí gửi ô tô tăng từ 1,2 triệu đồng lên 1,5 triệu đồng/xe/tháng - đối với xe thứ nhất và tăng từ 1,5 triệu đồng lên tới 1,8 triệu đồng/xe/tháng - đối với xe thứ 2 do chủ đầu tư đưa ra. 

Liên quan tới sự bất đồng này, ngày 14/4, UBND phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) đã ra thông báo đảm bảo an ninh trật tự trước việc tăng phí gửi ô tô tại khu chung cư TNR Gold Season 47 Nguyễn Tuân. Trong đó, UBND phường này yêu cầu chủ đầu tư và công ty quản lý vận hành chung cư này dừng việc tăng giá trông giữ phương tiện, trước khi các bên có liên quan thỏa thuận, thống nhất được phương án phù hợp.

Tuy nhiên, vào khoảng 17h ngày 19/4, đơn vị vận hành tòa nhà từ chối phục vụ các trường hợp không đóng phí gửi ô tô dẫn tới bùng nổ căng thẳng. Người và phương tiện dừng đỗ, căng băng rôn trên đường nội khu, gây ảnh hưởng tới việc đi lại. 

"Trong khi việc tăng phí gửi ô tô chưa được thống nhất, nhiều chủ xe đã đóng 1,2 triệu đồng/xe/tháng theo mức phí cũ đã không được đưa ô tô vào hầm", một cư dân bức xúc.

Cư dân TNR Gold Season dàn ô tô, căng băng rôn phản đối tăng phí gửi xe - 1

Cư dân chung cư TNR Gold Season 47 Nguyễn Tuân tập trung căng băng rôn phản đối việc tăng phí giữ ô tô tối 19/4 (Ảnh: Phùng Việt Anh).

Sau khi tiếp cận sự việc, trong tối 19/4, UBND phường Thanh Xuân Trung yêu cầu các bên không làm căng thẳng, gây mất an ninh trật tự trong khu vực. Theo biên bản làm việc, UBND phường đề nghị, trước mắt một số trường hợp chưa nộp phí gửi ô tô vẫn tạm nộp mức phí 1,2 triệu đồng/xe/tháng. Bên cạnh đó, UBND phường đề nghị chủ đầu tư và ban quản trị tòa nhà họp để thống nhất phương án và có lộ trình tăng giá cụ thể.

Tuy nhiên, trong tối 20/4, nhiều cư dân vẫn tập trung dừng ô tô khu vực đường nội khu chung cư và căng băng rôn phản đối việc tăng phí gửi ô tô dưới hầm.

Chưa tìm thấy sự thống nhất

Trao đổi với Dân trí, ông Vũ Việt Phú - Trưởng ban quản trị chung cư TNR Gold Season 47 Nguyễn Tuân cho biết, căng thẳng tại chung cư này trong những ngày qua là do nhiều cư dân không đồng ý tăng phí gửi ô tô của chủ đầu tư đưa ra. Ban quản trị đã nhiều lần có văn bản gửi tới chủ đầu tư là Công ty cổ phần Bất động sản Mỹ và đơn vị quản lý tòa nhà là Công ty cổ phần Đầu tư và quản lý bất động sản TN Property Management (TNPM) yêu cầu hủy bỏ thông báo tăng phí trên.

Theo ông Phú, tại thời điểm năm 2018, chủ đầu tư đưa ra mức phí gửi ô tô là 1,2 triệu đồng/xe/tháng đã quá cao. Tuy nhiên do mới về ở và chưa thành lập được ban quản trị, cho nên cư dân tạm thời chấp nhận mức phí do chủ đầu tư đưa ra.

"Đến nay, chủ đầu tư tự ý đưa ra mức phí mới, không thỏa thuận với cư dân và đại diện của cư dân - ban quản trị là không phù hợp. Điều này cũng không đúng với chỉ đạo trước đó của UBND phường Thanh Xuân Trung", ông Phú nêu.

Cư dân TNR Gold Season dàn ô tô, căng băng rôn phản đối tăng phí gửi xe - 2

Chung cư TNR Gold Season gồm 4 tòa cao từ 27 tầng đến 35 tầng đã đưa vào sử dụng từ năm 2018 (Ảnh: Trần Kháng).

Còn trao đổi với Dân tríngày 21/4, đại diện truyền thông của chủ đầu tư cho biết, hiện tại, cư dân đã đóng 1,2 triệu đồng/xe/tháng theo mức phí cũ vẫn được sử dụng dịch vụ. Còn đối với những cư dân không đóng phí thì đơn vị quản lý vận hành tòa nhà sẽ từ chối cung cấp dịch vụ.

"Chủ đầu tư, ban quản lý vận hành tòa nhà và ban quản trị, cư dân sẽ tiếp tục trao đổi với nhau về việc tăng phí gửi ô tô này đến khi có sự thống nhất", vị đại diện này nói và khẳng định, việc tăng giá trông giữ xe tại chung cư này đều thực hiện đúng theo quy định của UBND TP Hà Nội.

Vị này cho biết trước khi áp dụng đơn giá mới, chủ đầu tư đã gửi công văn cho đơn vị vận hành để thông báo tới ban quản trị, cư dân.

">

Cư dân TNR Gold Season dàn ô tô, căng băng rôn phản đối tăng phí gửi xe

Ông Trump có thể tạo ra điều chưa có tiền lệ 132 năm trong bầu cử MỹMinh PhươngMinh Phương

(Dân trí) - Nếu chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay, ông Donald Trump có thể là tổng thống đầu tiên của Mỹ trong vòng 132 năm qua phục vụ 2 nhiệm kỳ không liên tiếp.

Ông Trump có thể tạo ra điều chưa có tiền lệ 132 năm trong bầu cử Mỹ - 1

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).

Theo phân tích của Newsweek, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể làm nên lịch sử với tư cách là tổng thống thứ hai của Mỹ phục vụ các nhiệm kỳ không liên tiếp nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay, một kỳ tích được ghi nhận gần nhất là cách đây 132 năm.

Ông Trump là tổng thống bị đánh bại đầu tiên tái tranh cử kể từ cuối thế kỷ XIX.

Tổng thống Theodore Roosevelt tranh cử nhiệm kỳ thứ 3 vào năm 1912, nhưng trước đó ông chưa bị đánh bại và không giành được đề cử của đảng lớn.

Chỉ có một người đã phục vụ 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ không liên tiếp là ông Grover Cleveland của đảng Dân chủ. Ông được bầu làm tổng thống lần đầu vào năm 1884. Ông bị ứng viên Cộng hòa Benjamin Harrison đánh bại trong cuộc tái tranh cử năm 1888 mặc dù đã giành được số phiếu phổ thông trong cả 2 lần.

Bốn năm sau khi tranh cử không thành công, ông Cleveland lại là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ và tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1892 và trở thành tổng thống Mỹ duy nhất làm được điều đó. Ông vừa là tổng thống thứ 22 vừa là tổng thống thứ 24 của Mỹ.

Để đắc cử tổng thống, một ứng cử viên phải giành ít nhất 270 phiếu bầu đại cử tri. Trong khi đó, ứng viên giành đa số phiếu bầu phổ thông chưa chắc đã trở thành tổng thống. Năm 2016, ứng viên Hillary Clinton giành được nhiều phiếu bầu phổ thông hơn, nhưng ông Trump mới đắc cử nhờ có nhiều phiếu đại cử tri hơn.

Ông Trump có 3 lần làm ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa: lần đầu tiên vào năm 2016, sau đó là năm 2020 và bây giờ là năm 2024. Cuộc đua của ông với ứng viên Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris, đang vô cùng căng thẳng. Báo The Hilldự đoán khả năng tái đắc cử của ông Trump là 54%.

Theo Newsweek">

Ông Trump có thể tạo ra điều chưa có tiền lệ 132 năm trong bầu cử Mỹ

友情链接