当前位置:首页 > Thế giới > Kèo vàng bóng đá Chelsea vs Wolves, 03h00 ngày 21/1: Trở lại Top 4 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Ajman Club, 20h05 ngày 21/1: Cửa trên thắng thế
Keziah Veendorp là bản hợp đồng thứ 4 của đội bóng Thủ đô trước mùa giải mới, sau Hồ Thanh Minh, Chu Văn Kiên, trung vệ Việt kiều Kyle Colonna và tiền đạo Chidi Kwem.
Sau khi có được Keziah Veendorp, Hà Nội FC tiếp tục công bố bản hợp đồng gây chú ý với tiền đạo của ĐTQG Guinea-Bissau, Joao Pedro Sousa Silva. Anh là ngoại binh cuối cùng của Hà Nội FC trước mùa giải 2024/25.
Cầu thủ sinh năm 1996 sinh ra tại Sao Miguel, Bồ Đào Nha. Trước khi khoác áo ĐTQG Guinea-Bissau, Joao Pedro từng thi đấu cho U23 Bồ Đào Nha. Ở cấp CLB, đội bóng gần nhất tiền đạo Silva khoác áo là Panetolikos GFS của giải VĐQG Hy Lạp. Anh có 67 lần ra sân, ghi 11 bàn và có 4 kiến tạo.
Mùa giải 2024/25 đang cận kề, vì thế các đội bóng đều gấp rút ổn định nhân sự. Ở CLB TP.HCM, Zan Nguyễn là gương mặt mới nhất gia nhập "Chiến hạm đỏ". Dù mới 18 tuổi nhưng trung vệ này có chiều cao lên tới 1m90. Trước khi sang Việt Nam, Zan Nguyễn từng thi đấu cho đội bóng của trường trung học Medomak Valley tại Mỹ.
Trong diễn biến khác, ngày 28/8, CLB Hà Tĩnh ra mắt ngoại binh đầu tiên cho mùa giải mới. Đó chính là Geovane Magno, cầu thủ không còn xa lạ với người hâm mộ bóng đá Việt khi từng khoác áo Sài Gòn FC, Hà Nội FC, Viettel (nay là Thể Công Viettel), CAHN...
Trước mùa giải mới, Hà Tĩnh chiêu mộ hàng loạt tân binh, trong đó có một số cái tên đáng chú ý như: hậu vệ Mai Sỹ Hoàng, Bùi Duy Thường, Huỳnh Tấn Tài...
Tại CLB Quảng Nam, đội bóng này vừa bất ngờ nói lời chia tay với... 16 cầu thủ, gồm: Mạch Ngọc Hà, Nguyễn Văn Ngọc, Mạc Đức Việt Anh, Nguyễn Tăng Tiến, Cao Xuân Thắng, Nguyễn Tiến Duy, Nguyễn Vũ Hoàng Dương, Stephen Eze, Nguyễn Văn Ka, Nguyễn Đình Mạnh, Trương Quốc Minh, Lê Hải Đức, Lê Xuân Tú, Lê Văn Nam, Paulo Conrado, Yago Ramos.
Hà Nội FC chiêu mộ đồng đội Van De Beek, TP.HCM trình làng cầu thủ Việt kiều
Tôn Vệ Đông hiện tại thất nghiệp, không có nhà cửa và người thân. Ảnh cắt từ video: Sohu
Anh kể, mùa hè ngủ ở ven đường, mùa đông đến ga tàu điện ngầm vì có hệ thống sưởi. Khi được blogger hỏi nguyên nhân dẫn đến tình cảnh hiện tại, Vệ Đông tâm sự do áp lực công việc cộng với biến cố gia đình.
Gia nhập công ty công nghệ, Vệ Đông quen một đồng nghiệp. Cả 2 yêu nhau được 4 năm, sau đó về nhà chung. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa và lối sống, không lâu sau 2 người ly thân 8 năm. Cuối cùng, Vệ Đông và vợ cũ quyết định ly hôn.
Cú sốc này, khiến Vệ Đông thu hẹp bản thân không giao tiếp với xã hội, dần dần mắc chứng ảo giác. Về sau, anh không thể minh mẫn làm việc như người bình thường. Anh cho hay, kể từ khi ly hôn đến nay đã lang thang được 16 năm.
Khi được hỏi: "Anh đã từng tìm công việc lao động chân tay nào chưa?". Vệ Đông cho biết, chưa từng vì bản thân là người tham vọng, nên không đánh giá cao việc chân tay. Anh cho hay, chỉ muốn làm việc văn phòng và tuyệt đối không làm bảo vệ hoặc dọn dẹp trong trung tâm thương mại.
Nhắc đến trình độ tiếng Anh sau nhiều năm ở Mỹ, thiên tài Vật lý một thời của Trung Quốc thừa nhận: "Bản thân bỏ lỡ nhiều cơ hội vì trình độ tiếng Anh không tốt". Đây cũng là lý do khiến anh rơi vào tình cảnh tồi tệ như hiện tại. Anh chấp nhận cuộc sống lang thang, ăn xin 16 năm qua.
Cuối video chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc, blogger khuyên Vệ Đông lựa chọn 1 trong 2 điều: Xin trợ cấp chính phủ Mỹ để có nơi cư trú hoặc tìm việc chân tay trở lại cuộc sống bình thường. Anh lập tức trả lời, sẽ quay lại Phố Wall tìm việc sau khi nghỉ ngơi.
Blogger nói thêm, sẵn sàng giúp đỡ để Vệ Đông có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của Vệ Đông có mong muốn làm lại cuộc đời hay không. Câu chuyện của Vệ Đông từ một thiên tài Vật lý đến kỹ sư công nghệ cao cấp ở Phố Wall, sau biến cố gia đình trở thành người ăn xin đang nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Một số người cho rằng, không biết Vệ Đông đã trải qua điều gì. Tuy nhiên, từng được mệnh danh là thiên tài, mức lương 20 năm trước đạt được 3 tỷ/năm, không khó để anh tìm được công việc nuôi sống bản thân.
Cuộc đời của Vệ Đông là câu chuyện thực tế đang gây xôn xao trên mạng xã hội Trung Quốc, nhiều người chưa tin được sự tàn nhẫn của số phận. Anh từng là niềm tự hào của gia đình, thiên tài Vật lý được nhiều người Trung Quốc ngưỡng mộ, nhưng đã lang thang ở nước ngoài suốt 16 năm. Câu chuyện cũng là bài học để mọi người suy nghĩ về việc lựa chọn học tập, sinh sống và cống hiến ở nước ngoài.
Theo Sohu
Bi kịch sinh viên giỏi thất nghiệp, lang thang nhặt rác suốt 12 nămTrung Quốc - Là học sinh giỏi nhiều năm, người duy nhất trong làng đỗ ĐH nhưng sau khi tốt nghiệp, Tiểu Quyên không tìm được việc làm. Cô đi nhặt rác sống qua ngày suốt 12 năm." alt="Bi kịch thiên tài Vật lý: 15 tuổi đỗ đại học, sau 24 năm thành ăn xin"/>Bi kịch thiên tài Vật lý: 15 tuổi đỗ đại học, sau 24 năm thành ăn xin
Chương trình học bổng 2023 đã mang đến sự hỗ trợ về tài chính cho các bạn sinh viên tại 12 điểm trường trên toàn quốc, với tổng giá trị hơn 4 tỷ đồng. Trong đó, giá trị cao nhất đạt 115 triệu đồng/suất. Trải qua quá trình xét chọn cẩn thận, Quỹ đã chọn ra 164 sinh viên ưu tú và xuất sắc nhất trong hơn 1000 đơn đăng ký để trao tặng học bổng.
Sau khi trao tặng tại các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, vào ngày 05/01/2024, Quỹ tổ chức buổi lễ tổng kết và trao tặng học bổng cho các bạn sinh viên tại TP.HCM và Cần Thơ.
Cũng trong buổi lễ, Công ty Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) đã ký thỏa thuận hợp tác, đồng hành trên nhiều phương diện cùng Đại học Kinh tế TP.HCM và trường Đại học Kinh tế - Luật ĐHQG-HCM. Với thế mạnh về chất lượng sinh viên trẻ trung, năng động và sáng tạo, đây hứa hẹn sẽ là nguồn bổ sung nhân sự chất lượng cao cho Chứng khoán Mirae Asset. Ngược lại, phía Chứng khoán Mirae Asset sẽ là nơi đào tạo, thực tập và hướng dẫn chuyên môn chuyên nghiệp cho các bạn sinh viên có nhu cầu trải nghiệm công việc thực tế trong lĩnh vực chứng khoán trong tương lai.
Quỹ tài trợ Khát vọng tương lai được thành lập vào tháng 4/2022 theo Quyết định số 281/QĐ-BNV và bao gồm 4 thành viên sáng lập: Công ty Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), Công ty Tài chính Mirae Asset (Việt Nam), Công ty Quản lý Quỹ Mirae Asset (Việt Nam) và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Mirae Asset Prévoir. Quỹ trực thuộc Tập đoàn Mirae Asset có trụ sở tại Hàn Quốc, là một trong những định chế tài chính hàng đầu châu Á. Từ năm 2000, tập đoàn đã cho ra mắt quỹ Mirae Asset Park Hyeon Joo Foundation. Trong suốt 23 năm hoạt động, quỹ này đã giúp hơn 430.000 người đạt được ước mơ của mình và vươn xa trên thế giới. |
Bích Đào
" alt="Quỹ tài trợ Khát vọng tương lai 2023 trao 4 tỷ đồng học bổng tới tay sinh viên"/>Quỹ tài trợ Khát vọng tương lai 2023 trao 4 tỷ đồng học bổng tới tay sinh viên
Arsenalvẫn chưa hoàn tất các xét nghiệm y tế để biết rõ mức độ chấn thương mắt cá chân của Martin Odegaard, sau lần anh khoác áo Na Uy dự UEFA Nations League.
Theo The Guardian, Arsenal sẽ mất đội trưởng của mình trong ít nhất 3 tuần. Điều này có nghĩa là anh bỏ lỡ những trận đấu quan trọng tại Premier League cũng như Champions League.
Odegaard là nạn nhân nổi bật nhất của "virus FIFA" ở đợt tập trung đầu tiên trong mùa giải 2024-25.
Tình huống vào bóng của Christoph Baumgartner (Áo) khiến Odegaard rơi nước mắt. Anh phải sử dụng cặp nạng để di chuyển.
Thông tin ban đầu từ LĐBĐ Na Uy cho biết Odegaard bị "chấn thương mắt cá chân nghiêm trọng". Sau khi đến London, phía Arsenal vẫn còn đang đánh giá tình trạng của anh.
Ola Sand, bác sĩ của đội tuyển Na Uy, tiết lộ rằng kết quả chụp MRI cho thấy Odegaard không bị gãy xương, nhưng anh vẫn có khả năng phải ngồi ngoài cho đến hết tháng 9.
"Những chấn thương mắt cá chân như vậy thường mất ít nhất 3 tuần để hồi phục", Sand giải thích với báo chí Na Uy. "Những gì chúng tôi thu được từ cuộc kiểm tra MRI ở London cho đến nay là có lẽ không có vết rạn nào ở mắt cá chân".
Việc "virus FIFA" tấn công Odegaard giống như vết đau trong tim Mikel Arteta, trong bối cảnh Arsenal chuẩn bị đối mặt với lịch thi đấu nặng nề.
Báo động cho Arteta
Sự vắng mặt của Odegaard khiến Mikel Arteta không còn tiền vệ trung tâm quan trọng khi bước vào trận derby London với Tottenham cuối tuần này.
Trước đó, Declan Rice nhận án treo giò. Riêng tân binh Mikel Merino, nhà vô địch EURO 2024, vừa đến London thì chấn thương và phải nghỉ 2 tháng.
Tottenham chỉ là khởi đầu cho mật độ thi đấu dày đặc của "Pháo thủ", với 5 cuộc chiến trên các mặt trận khác nhau chỉ trong vòng 14 ngày.
Một tuần sau derby với Spurs, Arsenal bước vào cuộc chiến khó khăn gặp nhà ĐKVĐ Man City. Xen giữa là đối thủ Atalanta tại Champions League. Tất cả đều diễn ra trên sân khách.
Hai trận còn lại của Arsenal trong tháng 9 diễn ra trên sân nhà Emirates, gặp Bolton (League Cup) và Leicester (vòng 5 Ngoại hạng Anh).
Odegaard rất quan trọng trong lối chơi của Arsenal. Anh là nhân tố chính để luân chuyển bóng, kết nối các tuyến và triển khai tấn công.
Sau 3 vòng Premier League 2024-25, Odegaard dẫn đầu đội hình Arsenal về số đường chuyền 1/3 cuối sân, cũng như số đường chuyền vào vòng cấm đối phương.
Odegaard nhận 94 đường chuyền thành công từ đồng đội. Ở Arsenal, những người nhận bóng nhiều hơn anh đều có nhiệm vụ phòng ngự: William Saliba (177), Gabriel Magalhaes (153), Ben White (107) và Thomas Partey (99).
Trận hòa Brighton cho thấy đây là mùa giải không dễ dàng với Arsenal. Chấn thương của Odegaard trở thành vấn đề khiến cho Arteta đau đầu.
Trước mắt, trong trận làm khách của Tottenham, Arteta có thể phải sử dụng Jorginho - người chưa đá phút nào mùa này - để thay Odegaard. Kai Havertz hoặc Zinchenko trở thành giải pháp đóng thế cho Declan Rice.
Gia Bảo hiện theo học tại trường Marie Curie, còn Gia Linh theo học Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội). Cả hai anh em được mẹ cho tiếp xúc với dancesport từ khi mới 5 tuổi.
Thời điểm ấy, Gia Bảo bị viêm phế quản co thắt nên thường xuyên mệt mỏi, trong khi Gia Linh lại mải mê với tivi, điện thoại. Vì vậy, chị Lê Thị Thanh Huyền quyết định cho hai con thử sức với cả hát, võ, nhảy, múa... tại nhà văn hóa Cầu Giấy để cải thiện sức khỏe.
Khi học dancesport, cô giáo phát hiện ra Linh, Bảo có khả năng với bộ môn này. Vì thế, cô đã gặp riêng mẹ và gợi ý nên cho hai anh em theo đuổi dancesport chuyên nghiệp.
“Khi ấy, cô giáo khen các con có năng khiếu, cảm thụ âm nhạc tốt, nếu kết hợp thành một cặp nhảy sẽ rất có tiềm năng. Vì các con cũng hứng thú nên gia đình quyết định cho con thử sức, dẫu vậy bố mẹ cũng không đặt nhiều kỳ vọng. Nhưng không ngờ, nhờ quá trình tập nhảy, Gia Bảo cũng khỏi viêm phế quản co thắt từ lúc nào không hay”, chị Huyền nói.
Cũng kể từ ấy, hai anh em đồng hành với nhau trong quá trình tập luyện. Cả hai nhanh chóng trở thành cặp đôi “thần đồng” gặt hái được nhiều thành công tại các giải đấu.
Năm học lớp 1, lần đầu tiên tham dự giải Vô địch trẻ toàn quốc tại Quảng Ninh, hai anh em đã “ẵm” Huy chương Vàng và Đồng ở 4 nội dung. Cả hai cũng có 4 năm liên tiếp tham dự King's Cup ở Thái Lan và vô địch trong 2 năm 2017, 2018. Đây cũng là giai đoạn hai anh em tham gia nhiều giải đấu nhất, khoảng chục giải lớn nhỏ mỗi năm.
12 năm gắn bó với bộ môn dancesport, Gia Linh cho biết việc bị trật khớp, bong gân, chân tay va đập xuống sàn trong lúc tập luyện là điều rất bình thường.
Ngoài vấn đề ấy, khó khăn nhất vẫn là chuyện sắp xếp thời gian để cân bằng giữa việc học trên lớp và tập luyện. Gia Bảo kể, có những hôm cả hai về nhà khi đã là 11 giờ đêm, sau đó tiếp tục ngồi vào bàn hoàn thành bài tập trên lớp. Vì học trường chuyên, Gia Linh có những lúc bận mải hơn anh trai. Nhiều hôm, Linh phải thức đến 1-2 giờ sáng để hoàn thành bài vở, sáng hôm sau vẫn thức dậy đi học, sau đó đi nhảy bình thường.
Thời điểm hiện tại cả hai đều học lớp 12, không còn nhiều thời gian tập luyện như trước đây. Dẫu vậy, hai anh em vẫn cố gắng sắp xếp khoảng 2-3 buổi trong tuần để tự tập luyện và 2 buổi tập cùng các thầy cô tại Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội.
Với guồng quay như vậy nhưng Linh cho rằng, hai anh em vẫn liên tục phải rèn luyện hàng ngày để trau dồi kỹ thuật, do cả hai “vẫn chưa đạt được đến mức hoàn hảo”.
“May mắn nhất do bạn nhảy của em là anh trai nên cả hai rất hiểu nhau. Chẳng hạn ở những nội dung thi cặp đôi, hai anh em có một số lợi thế, như chỉ cần một người ra tín hiệu là người còn lại biết tiếp theo sẽ phải làm gì”, Linh nói.
Một điều may mắn khác là trong các cuộc thi lớn nhỏ, kể cả thi đấu ở Singapore, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông hay Trung Quốc, cả hai anh em đều có mẹ đồng hành. “Dẫu mẹ không nằm lòng các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực này, nhưng mẹ lại rất chu đáo lo toan cho hai anh em trong vấn đề quần áo, tóc tai, bữa ăn, giấc ngủ. Có mẹ đồng hành, chúng em không phải lo lắng điều gì”, hai anh em chia sẻ.
Chị Thanh Huyền cho biết Gia Linh, Gia Bảo sinh ra trong gia đình không có ai làm nghệ thuật hay có năng khiếu về thể thao. Ban đầu, vợ chồng chị muốn con học nhảy để rèn luyện sức khỏe và giúp cuộc sống của các con phong phú hơn, nhưng hiện tại bộ môn này đã trở thành năng lượng và là cuộc sống của các con.
“Các con đam mê tới mức, khi bị điểm kém, mẹ nói rằng sẽ cho nghỉ nhảy, các con đều rất sợ và hứa sẽ cân bằng tốt cả hai việc. Tôi luôn hướng các con tới những điều bản thân mong muốn chứ không đặt áp lực bởi thành tích hay phải kiếm ra tiền từ bộ môn này”, chị Huyền nói.
Dẫu bận mải với việc tập luyện, Gia Bảo và Gia Linh vẫn đạt danh hiệu học sinh giỏi ở trường trong suốt nhiều năm. Trong năm học vừa qua, Gia Linh đạt điểm tổng kết 9,4/10, nằm trong top 7 của lớp. Mục tiêu của Linh là thi đỗ vào Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn và xem việc nhảy như một niềm đam mê.
Trong khi đó, Gia Bảo vẫn hướng đi theo bộ môn này lâu dài và có thể trở thành huấn luyện viên hoặc trọng tài quốc tế chuyên nghiệp.
Hiện tại, ngoài là vận động viên chuyên nghiệp thuộc sự quản lý của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Gia Bảo còn tham gia giảng dạy tại một trung tâm nghệ thuật. Mong muốn của Bảo là được truyền cho các bạn nhỏ có thêm kiến thức và tình yêu với bộ môn dancesport.
Cặp anh em vô địch giải trượt băng châu Á, nói tiếng Anh 'cực siêu'Trót mê mẩn bộ môn trượt băng trong một lần đi qua trung tâm thương mại, Minh và Chi không ngờ, bộ môn này lại có thể đem đến cho hai anh em nhiều thành tích ở các giải đấu quốc gia, quốc tế.
" alt="Anh em song sinh 17 tuổi cùng thành kiện tướng dancesport"/>Ước mơ du học của Nhi bắt đầu nhen nhóm kể từ khi em học lớp 7. Thời điểm đó, Nhi đang theo học tại Trường THCS Ngô Sĩ Liên (Hoàn Kiếm). Em là một trong những học sinh của trường được lựa chọn tham gia cuộc thi Khoa học quốc tế (ISC).
Trong 2 năm tham gia cuộc thi, ngoài các giải thưởng, điều giá trị hơn cả Nhi nhận về là cơ hội được giao lưu, trao đổi với bạn bè đến từ nhiều quốc gia. “Em ấn tượng với những người bạn Singapore, có thể vì môi trường học cạnh tranh nên các bạn rất ưu tú và tài năng. Trải nghiệm trong sự đa văn hóa ấy càng khiến em muốn được vươn ra ngoài thế giới”. Vì thế lên cấp 3, Nhi bắt đầu lên kế hoạch từng bước hiện thực hóa ước mơ này.
Từng “cày cuốc” để thi đỗ vào 3 trường chuyên “đình đám” ở Hà Nội, hiểu được những băn khoăn, lo lắng của học sinh THCS khi chuẩn bị bước vào kỳ thi lớp 10, Nhi tham gia vào một dự án nhằm tư vấn, cung cấp thêm thông tin cho các em cấp THCS.
Năm lớp 11, Nhi đóng vai trò là phó ban tổ chức của dự án, trực tiếp tổ chức các “tour” đi tới từng trường THCS để tư vấn, chia sẻ thông tin tới các phụ huynh và học sinh lớp 9.
“Khi được nói chuyện với học sinh và phụ huynh, em nhìn thấy hình ảnh của bố mẹ mình trước đây. Nhiều phụ huynh tâm sự rằng họ lo lắng vì việc ôn thi vào trường chuyên sẽ rất vất vả, tốn tiền của, công sức mà chưa chắc đã đỗ vào trường.
Thậm chí, họ cho rằng đây là một ván cược khá lớn. Vì thế, dự án sẽ giúp phụ huynh và học sinh có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn, đồng thời cung cấp cho học sinh tài liệu để ôn tập nếu có nhu cầu”.
Đến hiện tại, dự án này đã có hơn 60.000 lượt theo dõi trên nền tảng xã hội. Nhi cho biết, điều em cảm thấy vui là sau dự án, em được gặp lại nhiều bạn từng có những băn khoăn, khi được tư vấn đã lựa chọn và thi đỗ vào trường.
Ngoài ra, Lan Nhi còn tham gia Hội vui Khoa học tự nhiên do Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ tổ chức với vai trò là Trưởng nhà. Đây là hội thao thường niên được tổ chức với nhiều hoạt động thi đua, thực hành thí nghiệm giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với kiến thức về các môn tự nhiên hơn.
Lần đầu tiên quản lý hơn 400 người, Nhi từng lo lắng làm sao giữ được tinh thần hứng khởi, không khí vui vẻ cho mọi người khi tham gia. Vượt qua những trăn trở, gần 2 tháng ấy đã giúp Nhi trưởng thành hơn và nhận ra nhiều bài học giá trị về cách quản lý.
“Sự trưởng thành” này cũng được Nhi đưa vào bài luận chính. Em kể về việc mỗi ngày đều được mẹ pha cho một cốc nước cam không đường nên rất khó uống. Nó cũng giống như ngôi nhà màu cam của em tại hội thao và việc em tham gia với vai trò quản lý, nhiều khi cũng rất khó nhằn.
“Một ngày khi em rất stress, mẹ đã pha cho em một cốc nước cam có đường. Khi nhận được cốc nước cam từ mẹ, em chợt nhận ra rằng việc đối xử “ngọt ngào” với mọi người, biết lắng nghe và tạo không khí vui vẻ sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ. Và quả thực, tinh thần ấy đã đưa chúng em giành được ngôi vô địch”.
Trong bài luận, Lan Nhi nói về những thay đổi của bản thân qua các trải nghiệm đã đem lại hiệu quả tích cực thế nào. “Em nghĩ điều này phù hợp với những điều trường đang tìm kiếm. Hồ sơ của em tuy không quá trau chuốt, nhưng nó thể hiện rất thật con người em”.
Lan Nhi bắt tay viết luận khá muộn, khi đã vào cuối tháng 9. Người luôn đồng hành, hỗ trợ em trong quá trình này là một người bạn cùng lớp.
“Chúng em thường ngồi nói chuyện với nhau về những chủ đề có thể đưa vào bài luận, cuối cùng nhận ra bài luận ý nghĩa nhất là “be yourself” - là chính mình và kể những câu chuyện của chính mình”.
Ngoài ra, theo Nhi, một điểm cộng của em khi "apply" hồ sơ Mỹ chính là sự chủ động. Vì yêu thích trường nên khi hay tin có đại diện tuyển sinh của trường đến Việt Nam, dù khi ấy chưa nộp hồ sơ và trường cũng không bắt buộc, Lan Nhi vẫn xin được tới phỏng vấn với ban tuyển sinh.
“Trong buổi phỏng vấn, em được hỏi rất nhiều câu như tại sao lại yêu thích trường, về sở thích, môn học em hứng thú và muốn tìm hiểu ở bậc đại học… Trước đó, em không biết phải chuẩn bị gì, vậy nên cứ là chính mình. Những thứ em thể hiện đều có sự nhất quán, thể hiện được hành trình của em tại sao lại đi được đến những dự định mong muốn ở đại học”.
Theo Nhi, khi được nói chuyện trực tiếp như vậy, đại diện trường cũng sẽ hiểu hơn về ứng viên và những thứ ứng viên có thể làm cho trường.
“Nếu mình tạo ra những thứ không phải là bản thân mình thì khi vào trường cũng sẽ không phù hợp. Do đó, em nghĩ câu chuyện của mỗi người sẽ khác nhau, quan trọng ứng viên cần chân thật với bản thân và thể hiện được hành trình của mình”.
Nhi cũng cho rằng, sẽ không có một công thức chung nào để vào các trường của Mỹ. Quan trọng nhất là sự kết nối phù hợp với trường.
“Sự phù hợp là điều quan trọng trong việc nộp hồ sơ vào các trường Mỹ. Khi mình thể hiện suy nghĩ qua các hoạt động, bài luận, trường sẽ thấy được định hướng, tư tưởng, suy nghĩ của mình có phù hợp với trường hay không. Do đó, chuyện đỗ trượt không hẳn chỉ phụ thuộc vào hồ sơ có mạnh hay yếu mà còn phụ thuộc vào việc ban tuyển sinh thấy được mình sẽ đóng góp được gì khi vào trường”.
Cho nên, với những bạn không đỗ trong đợt sớm, theo Nhi đây sẽ là cơ hội để giúp các bạn có nhiều thời gian tìm ra trường yêu thích. ”Việc bị từ chối đôi khi sẽ là một sự định hướng lại. Sau này khi nhìn lại, bạn sẽ thấy may mắn vì không đỗ vào ngôi trường đó, bởi ngôi trường mình đỗ vào chính là nơi yêu thích và phù hợp hơn”.
Tháng 8/2024, Lan Nhi sẽ lên đường tới Mỹ. Nhi cho biết em dự định sẽ theo học ngành Chính sách công. “Em từng đi xe ôm công nghệ và nhận ra một chính sách được đưa ra có thể tác động trực tiếp đến cuộc sống của rất nhiều người. Vì vậy, em mong muốn có thể tham gia vào quá trình hoạch định chính sách sau khi tốt nghiệp tại Mỹ”, Nhi nói.
Nữ sinh chuyên Ngoại ngữ trúng tuyển Đại học HarvardCó anh “nổi đình đám” 6 năm trước vì trúng tuyển vào 3 trường thuộc khối Ivy League, nhưng Tuệ Chi không thấy áp lực vì những thành tích của anh trai." alt="Câu chuyện ‘là chính mình’ giúp nữ sinh giành suất học bổng hơn 6 tỷ"/>Câu chuyện ‘là chính mình’ giúp nữ sinh giành suất học bổng hơn 6 tỷ