|
Các dữ liệu nhạy cảm bị rao bán của người Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Đáng chú ý, các dữ liệu này bao gồm 5 tập hợp file dữ liệu khác nhau. Tiêu đề của các file dữ liệu này bao gồm nhiều từ khóa nhạy cảm như “xac-minh-kyc”, “Idenfity_card_and_selfie_vietnam”.
Chúng đều có ý nghĩa cho biết nội dung các tài liệu trong đó là những thông tin nhằm xác thực danh tính của một người dùng cụ thể.
Mối nghi ngờ của cộng đồng mạng xuất phát từ phát ngôn của chính Ox1337xO - tài khoản đã rao bán các dữ liệu người dùng Việt Nam.
Theo đó, trong một bình luận được đăng tải trên diễn đàn R***forums của giới hacker, Ox1337xO ngầm ám chỉ chúng được lấy từ Pi Network.
|
Người rao bán dữ liệu đã có bình luận ám chỉ các dữ liệu này là của người dùng Pi Network. |
Cần nhắc lại về Pi Network, đây là đồng “tiền ảo” gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng người sử dụng Việt Nam. Từng có nhiều chuyên gia trong nước đặt câu hỏi về việc thu thập dữ liệu người dùng của Pi. Do vậy, nhiều người đã có nghi ngại về mối liên kết giữa vụ rao bán dữ liệu và Pi Network.
Theo ghi nhận của VietNamNet, việc KYC (xác minh danh tính) trên ứng dụng Pi Network được bắt đầu triển khai từ tháng 3/2021.
Việc xác minh danh tính của Pi Network được thực hiện qua một bên trung gian thứ 3 là Yoti.com. Hiện Pi Network chỉ chấp nhận cho người dùng Việt Nam xác minh danh tính thông qua việc chụp ảnh 1 trong 2 loại giấy tờ là hộ chiếu và giấy phép lái xe.
|
Những tranh cãi về Pi Network lại một lần nữa được dấy lên bởi người dùng mạng. Ảnh: Trọng Đạt |
Thực tế cho thấy, không phải người dùng nào cũng được Pi cấp quyền xác minh danh tính. Theo giải thích, lý do là bởi ứng dụng này cho người dùng xác minh danh tính làm nhiều đợt khác nhau. Nhiều người thậm chí còn phải ủng hộ một số tiền tùy tâm (bằng Pi) để được KYC sớm.
Với những thông tin này, có thể thấy vụ việc dữ liệu người dùng Việt Nam bị rao bán và Pi Network khó có mối liên hệ với nhau. Do vậy, rất có thể việc lôi Pi Network vào cuộc của tài khoản Ox1337xO là một cách để hacker này thu hút sự chú ý.
|
Không phải người dùng Pi nào cũng được cấp quyền xác minh danh tính. Họ thậm chí phải ủng hộ một khoản phí để được ưu tiên cấp quyền này. Việc KYC trên Pi Network cũng chưa hỗ trợ giấy chứng minh nhân dân. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo các chuyên gia của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), từ cấu trúc dữ liệu được rao bán, có thể nhận thấy dữ liệu này có thể xuất phát từ việc người dùng đăng ký sử dụng các dịch vụ có yêu cầu cung cấp thông tin KYC. Vụ rò rỉ dữ liệu này có thể liên quan đến các dịch vụ cho vay tiền trực tuyến, dịch vụ tài khoản tiền ảo,…
Tuy vậy, các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra kết luận chính thức. Bộ Công an cho biết đơn vị này đang điều tra xác minh thông tin liên quan đến vụ việc.
Trọng Đạt
Hacker xóa dấu vết, gỡ dữ liệu cá nhân rao bán 200 triệu
Đây đều là các dữ liệu nhạy cảm như tên, ngày sinh, ảnh đại diện, địa chỉ, email, số điện thoại, số và ảnh chứng minh thư nhân dân từng bị hacker rao bán.
" alt=""/>Lộ dữ liệu người dùng Việt Nam: Pi Network có liên quan?
- Về thành phố lớn học tập, không ít sinh viên các tỉnh lẻ thuê trọ ngoài ký túc xá phải chịu những quy định oái oăm của chủ nhà đề ra. Câu chuyện nữ sinh T.H bị chủ trọ bạt tai, dùng dây vụt vào người ở Hà Nội được đăng trên Facebook ngày 18/5 nhận được nhiều chia sẻ, đồng cảm.Hoàng Tiến, một cựu sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải (Hà Nội) thì nhớ mãi câu chuyện hồi năm 2006 khi anh mới chân ướt chân ráo từ Vĩnh Phúc xuống thủ đô ăn học. Để tiết kiệm tiền và muốn tìm được phòng gần trường, Tiến và ba bạn khác thuê trọ ở một nhà chủ trên đường Cầu Giấy trong căn phòng khoảng 12m2 được làm tạm bằng nhôm rỉ và gỗ loại ọp ẹp.
"Ngoài chuyện gia đình chủ nhà đánh chửi, xô xát lẫn nhau "như cơm bữa", tra tấn bọn mình, họ cũng có nhiều quy định oái oăm như nếu con chó nhà họ có lên gần khu trọ rồi ị phân, nếu không dọn kịp thì cả phòng sẽ bị nhà chủ chửi thậm tệ.
|
Xuất phát từ những bất đồng trong chuyện thuê nhà trọ, người phụ nữ (áo tím) xuất hiện trong clip được cho là chủ nhà trọ và nữ sinh T.H xảy ra xô xát (Ảnh cắt từ clip) |
"Bạn bè mình vào chơi đều phải đóng tiền gửi xe, mỗi lần vào không quá 2 người, nếu thấy có đồ đạc gì khả nghi đều bị kiểm tra như hình sự. Cái ổ cắm ở gần nhà tắm nếu mình có sạc điện thoại hay đun ấm nước, bị phát hiện sẽ phạt 100.000 đồng" - Tiến nhớ lại thời sinh viên.
Hòa Minh, một sinh viên Trường ĐH Điện lực hiện trọ ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy cười như mếu: "Chủ nhà chỗ mình quy định sau 0h tất cả phải tắt điện phòng, muốn sử dụng phải dùng đèn bàn. Lần 1 phát hiện bị nhắc nhở, lần 2 sẽ bị đuổi. Mỗi lần muốn học muộn không được, vì việc chuyển chỗ ở không phải dễ tìm được nơi phù hợp".
Còn Phan Hùng, sinh viên Trường ĐH Kinh tế-Kỹ thuật công nghiệp (Hà Nội) trọ ở khu vực Tam Trinh cho biết: "Gần nhà trọ mình ở có hai hàng tạp hóa đối diện nhau, một hàng bán thân thiện giá vừa phải, hàng còn lại là con bà chủ nhà. Dù nhà này bán đắt hơn nhưng lúc nào bọn mình cũng phải mua ở đó, không mua thì họ sẽ tăng tiền điện nước, ở hay không tùy mình".
"Hở" ra là phạt
Quên khóa, khép cửa cổng: phạt, quên tắt điện nhà vệ sinh: phạt, mở nhạc qua 22h: phạt; đưa bạn vào chơi, không báo cáo, xin phép: phạt; không đóng tiền nhà đúng hạn: phạt; để bạn ngủ qua đêm không xin phép, trình chứng minh thư: phạt; để rác quá nhiều mà không vứt: phạt,...là những quy định ở khu trọ của Hà Nam, sinh viên Trường ĐH Thương mại.
Nhìn vào hợp đồng của nữ sinh T.H với chủ nhà trọ với quy định phạt tiền của chủ nhà trọ khá nghiêm ngặt như: nộp tiền nhà chậm theo hạn sẽ bị phạt; vứt rác ở ô thoáng trong phòng bị phát hiện phạt 500.000 đồng;
Không được để khách đến chơi quá 22h, không đưa chìa khóa cho khách tự mở cổng ra vào, không cho xe khách để qua đêm, không thực hiện đúng sẽ bị phạt 200.000 đồng; cố tình để bạn bè, người thân ở lại không xin phép sẽ bị phạt 200.000 đồng hoặc tháng đó phải đóng thêm 1 tháng điện nước...
Về điều khoản chung, hợp đồng quy định "nếu bên nào thực hiện sai hợp đồng bị phạt tiền gấp 3 lần/tháng, còn tiền đặt cọc không hoàn lại".
Sống trong sợ hãi
Ngọc Định, sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) nhớ lại: "Lần đó mình ở 233 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội gặp ông chủ siêu khó tính, cứ bạn bè vào chơi là thấy bóng ông đi ra đi vào tỏ vẻ hằn học.
|
Trong ảnh: Bên ngoài khu nhà có phòng cho thuê trọ của gia đình bà M. ở phố Hồ Tùng Mậu (Hà Nội) nơi vừa xảy ra vụ việc nữ sinh T.H bị bà M. bạt tai, dùng dây vụt vào người . |
Có lần đến dịp đóng tiền nhà, ông gia hạn nếu trong ngày không có tiền thì phải chuyển hết đồ đạc đi. Thế là hôm đó phải đi thật, mình và đứa bạn cùng phòng lếch thếch khuôn đồ, chở đi bằng xe đạp đi gần 4km sang gửi bạn. Tối muộn mới xoay được tiền thì ông cho vào không quên xả ra một tràng các lời chửi bới".
Nguyễn Hồng, sinh viên Trường ĐH Thương mại (Hà Nội) đang trọ trên phố Trần Cung cho biết: "Quy định ở khu trọ mình rất nghiêm. Trước 22h bạn phải về nhà, muộn một chút là phải ở ngoài vì chìa khóa cổng chỉ có một và do chủ nhà giữ. Muốn đi đâu cũng nơm nớp lo về sớm hoặc xin qua chỗ bạn ngủ nhờ".
Khu trọ của Hồng cũng yêu cầu các phòng không được dẫn bạn khác giới vào chơi dù ngày hay đêm. "Cô chủ nhà thì gần như lúc nào cũng túc trực ở lối ra vào 24/7. Nếu vi phạm, bị phát hiện bạn đừng mong được ở lại dù chưa đến tháng phải trả phòng" - Hồng cho biết.
Nguyễn Loan - một sinh viên Học viện Báo chí-Tuyên truyền tâm sự: "Mình mới tới trọ ở khu Cầu Giấy, chủ nhà bắt đặt cọc trước nửa năm, cả chục triệu đồng. Quá trình ở, một lỗi nhỏ như chậm vứt rác, mở nhạc hơi to, đưa bạn vào chơi đi qua không hỏi cũng bị đáp lại bằng những cái nhìn hằn học.
Ở được hơn 1 tháng thì ngày nào mình cũng bị than phiền hết chuyện này đến chuyện khác để mình không ở nữa. Đến khi tính chuyển phòng đi thì họ không cho lấy số tiền đặt cọc. Nài nỉ mãi, họ trả cho được thêm 2 tháng".
Trái ngược lại với sự xét nét của nhiều chủ nhà trọ, Vân Trường, sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội từng trọ ở khu vực Xuân Đỉnh, quận Nam Từ Liêm cho biết, chủ nhà gần như phó mặc sự quản lí cho sinh viên và người trọ. Mọi thứ hỏng hóc như điện nước, cửa, giường mình đều phải tự lo dù nhiều khi không phải lỗi mình gây ra.
Mong muốn tìm được những chỗ trọ giá rẻ, dịch vụ hợp lí như khu ký túc xá hiện đại của ĐHQG Hà Nội ở KĐT Mỹ Đình, làng sinh viên Hancinco hay có được một chỗ ở trong kí túc xá của trường với không ít bạn sinh viên vẫn chỉ là mơ ước.
" alt=""/>Sinh viên khốn khổ vì 'luật' của chủ nhà trọ