Siêu máy tính dự đoán AC Milan vs Parma, 18h30 ngày 26/1

Thế giới 2025-01-29 07:24:19 72
êumáytínhdựđoánACMilanvsParmahngàmu vs tottenham   Hư Vân - 26/01/2025 04:35  Máy tính dự đoán
本文地址:http://slot.tour-time.com/html/35b594498.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Dagon Port vs Hantharwady United, 16h30 ngày 28/1: Cửa trên ‘ghi điểm’

 

 

Tôi biết đến Trung tại sự kiện Chào Tân sinh viên 2019 với chủ đề Thế hệ Z làm chủ công nghệ do Hệ thống Giáo dục Học mãi tổ chức mới đây. Trung là một trong số những tân sinh viên được tuyên dương và giành được một suất học bổng với những nỗ lực của mình. Khả năng nhìn rất kém nhưng Trung vẫn tìm tòi xem và nghe clip về bài giảng trực tuyến môn Văn.

Câu chuyện về nghị lực của Trung khiến nhiều bạn trẻ cảm động và khâm phục.

Khi tôi hỏi em có nhìn thấy tôi không, ở khoảng cách chưa đầy 3 gang tay, Trung đáp em chỉ nhìn thấy mờ mờ, dáng người chung chứ không rõ nét.

Trung sinh năm 1997, là cựu học sinh lớp 12A1 Trường THPT Nguyễn Thái Học, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại kỳ thi THPT quốc gia 2019, em đạt tổng điểm 3 môn khối C là 25 (Văn 6,5; Sử 9,5; Địa 9) và trở thành thủ khoa đầu vào của Học viện Quản lý giáo dục.

{keywords}
Nguyễn Văn Trung, thủ khoa Học viện Quản lý giáo dục năm 2019.

Trung sinh ra và lớn lên từ một vùng quê nghèo của xã An Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà có 3 anh chị em, Trung là út, kinh tế chính của gia đình nhìn vào mấy sào ruộng. Từ lúc chào đời, em đã mắc căn bệnh khiếm thị đục thủy tinh thể bẩm sinh trong bào thai. Thế nhưng gia đình không hề hay biết và chỉ đến khi em được vài tháng tuổi, sau nhiều lần thấy ai đưa gì cũng không biết cầm lấy, mới đưa em đi khám.

Bác sĩ kết luận em bị dị tật ở mắt, tạo thành mù bẩm sinh. Tuy nhiên nếu phẫu thuật vẫn có cơ hội nhìn thấy chút ánh sáng. Vì nghèo nên khi Trung hơn 2 tuổi bố mẹ mới gom góp và vay mượn tiền chữa trị cho em. Kết quả là đôi mắt của em có thể nhìn thấy chút ánh sáng lờ mờ.

Dùng kính lúp soi chữ học bài

Ở vùng quê, gia cảnh khó khăn, em lại khiếm thị nên ban đầu bố mẹ cũng chỉ xác định nuôi em sao cho khỏe, còn việc học hành là điều gì đó rất xa vời. Thế nên gần 10 tuổi, Trung mới vào lớp 1. Giai đoạn đầu, những chữ o, chữ a… em viết to đùng vì đôi mắt chỉ nhìn được mờ mờ không rõ. Sau đó, Trung buộc phải chuyển sang học chữ nổi ở trung tâm người mù. Hết cấp 2, vì Vĩnh Phúc không có trường cấp 3 chuyên biệt cho học sinh khiếm thị nên trung tâm đã gửi các em sang Trường THPT Nguyễn Thái Học với mục đích học hòa nhập.

Đến đây, một cậu học trò khiếm thị như Trung phải học cách chuyển từ dùng chữ nổi sang chữ sáng. Dù khó khăn, nhưng biết chưa có kỳ thi đại học riêng cho những học sinh như em, nên Trung dặn mình phải cố gắng.

{keywords}
Nguyễn Văn Trung phải dùng kính lúp để phóng to chữ mới có thể đọc sách.

Ngày thường, Trung ngồi học trong lớp nhưng đôi mắt em không nhìn thấy chữ gì trên bảng và cũng chẳng rõ gương mặt thầy cô. Cái duy nhất tiếp thu kiến thức của em là lắng nghe. Vì thế Trung chọn theo học 3 môn khối C (Văn- Sử - Địa).

“Em biết điểm yếu và điểm mạnh của mình ở đâu để dồn sự đầu tư vào những môn học mình có khả năng phát triển. Do không nhìn được trên bảng nên những môn như Toán, Vật lý hay Hóa học khi các thầy cô giảng đều phải đưa ví dụ minh họa và giải ở trên bảng nên em khó có thể theo dõi được. Còn các môn Văn, Sử, Địa thì các thầy cô chủ yếu giảng thông qua lời nói, nên em dễ dàng tiếp thu hơn”, Trung nói về sở trường 3 môn khối C của mình.   

Mắt kém, để đọc được sách, Trung hoặc phải cúi thật sát hoặc dùng đến kính lúp.

“Để học được tốt trên lớp, bắt buộc em phải dùng đến kính lúp để soi cho chữ to lên mới có thể nhìn rõ được. Cũng vì thế trên lớp em chủ yếu nghe giảng. Sau đó hiểu như thế nào thì tự ghi vào vở chứ không phải nhìn từ trên bảng. Về nhà em cũng sử dụng kính lúp để đọc sách. Mà buổi tối cũng chỉ đọc được sách. Vở em ghi thì thường ban ngày em mới có thể nhìn được còn buổi tối do viết tay nên khó đọc”, Trung kể.  

Cô Nguyễn Thị Thanh Hương, giáo viên dạy Ngữ văn của Trung 3 năm THPT không khỏi rưng rưng mỗi lần nghĩ đến hoàn cảnh của cậu học trò dáng người nhỏ bé.

Chị Hương kể, Trung là đối tượng được miễn thi tốt nghiệp THPT. Nhưng muốn vào ĐH thì phải có thành tích tuyển thẳng hoặc kết quả thi THPT quốc gia. Do vậy, Trung đã tập luyện viết chữ sáng. Những nét chữ to của em luôn trong tình trạng thiếu dấu, thiếu nét, đánh dấu không đúng chữ… Hai môn Sử, Địa thi trắc nghiệm, chỉ cần tô, thì em có thể làm tốt nhưng với môn Văn tự luận thì cần cả một quá trình. Khó vậy, thế mà Trung làm được. Những bài văn của em qua mỗi lần thi ban đầu chỉ đạt điểm yếu bởi lí do viết rất chậm, chữ sai nhiều thì ngày một tiến bộ.

{keywords}
Để viết được, Trung phải cúi rạt người xuống thấp.

“Đôi mắt chỉ nhìn thấy mờ mờ đã khiến bao lần em tập viêt chữ “đ” rất vất vả. Vì dấu “-” em đánh luôn không trúng. Văn 12 thì dài mà em thì viết chậm. Có lần Trung nói với tôi: “Kiến thức trong đầu em có thể tuôn ra cả 3 tờ giấy thi cô ạ, nhưng em không viết nổi…”. Tôi bảo, vậy chỉ còn cách là em tập viết, viết ngắn thôi nhưng đủ ý, chứ không viết dài như cô giảng được”, cô Hương nghẹn ngào.

Thế là suốt học kì 2 của lớp 12, Trung tập viết những bài văn ngắn và đưa cô Hương sửa. “Nhìn nghị lực của cậu học trò mà tôi ngỡ tưởng không phải tôi đang dạy cho em mà là em đang truyền cảm hứng cho tôi”, cô Hương nói.

Kết quả thi THPT quốc gia, Trung đạt tổng 25 điểm - một kết quả ấn tượng đối với cả một học sinh bình thường chứ chưa nói đến khiếm thị như em, và trở thành thủ khoa của ngành Tâm lý học giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục.

Trung cho hay em chọn ngành học này không phải vì hạn chế của bản thân mà là sở thích đúng nghĩa. “Ban đầu em định theo khoa Lịch sử nhưng sau khi tìm hiểu thấy sự hữu ích của ngành học này đối với bản thân và có thể với cả những người xung quanh em nữa nên quyết định chọn đăng ký”.

{keywords}
 

Trung xúc động chia sẻ em rất vui với kết quả ngày hôm nay vì cảm thấy đền đáp được phần nào công lao của bố mẹ. Bởi hạn chế về thị lực khiến em không giúp được nhiều việc nhà.

“Bố mẹ bởi đã vượt qua nhiều vất vả để nuôi em ăn học. Em sẽ quyết tâm tiếp tục nỗ lực cố gắng để có được những kết quả tốt hơn để không phụ lòng và có thể đền đáp bố mẹ”, Trung nói.  

Mắt kém vẫn là “cây” văn nghệ

Dù khiếm thị nhưng chàng trai trẻ chưa bao giờ chán nản với cuộc sống. Mọi người chỉ nhìn thấy một cậu học trò luôn nghị lực, thích ca hát và nhiều tài lẻ.

Trung thích hát trong những giờ ra chơi và cuối buổi học.

Hát hay, thuyết trình giỏi với chất giọng trầm ấm, Trung rất tích cực tham gia các hoạt động, chương trình văn nghệ của trường, lớp.

Xông xáo trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, Trung hay được tập thể lớp, trường đề cử tham gia các cuộc thi và lần nào em cũng đạt giải.

“Tôi vẫn nhớ như in dáng người nhỏ, xương xương của em ngồi bên chiếc giường ký túc, nghêu ngao tập hát. Em luôn nói về ước mơ được đi hát, trở thành diễn giả để truyền cảm hứng, nghị lực vượt lên số phận cho những người như em. Chính vì ước mơ đó nên Trung quyết tâm thi đỗ đại học”, cô Hương tâm sự.

Nói về chặng đường tiếp theo, Trung chia sẻ em sẽ cố gắng học tập để tương lai có thể trở thành một chuyên gia tâm lý, chuyên gia về kỹ năng sống để truyền động lực cho mọi người và xã hội. “Dù bản thân có khiếm khuyết nhưng có ý chí và nỗ lực thì em tin rằng sẽ vượt qua được. Em cũng tin mình cố gắng vượt qua được thì các bạn hoàn cảnh tương tự cũng có thể”, Trung nói.

Vừa đi học, em cũng xin tham gia trung tâm mát xa, bấm huyệt của những người khiếm thị để kiếm tiền thêm trang trải kinh phí sinh hoạt và học hành.

Trung cũng được tuyên dương và nhận được một suất học bổng tại sự kiện Chào Tân sinh viên 2019 với chủ đề Thế hệ Z làm chủ công nghệ do Hệ thống Giáo dục Học mãi tổ chức mới đây. Suất học bổng dành cho Trung ngoài tiền mặt là một gói rèn luyện khả năng nghe nói tiếng Anh.

Thanh Hùng

Quán quân Olympia năm 2019: “Du học xong em sẽ trở về”

Quán quân Olympia năm 2019: “Du học xong em sẽ trở về”

- Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2019 cho biết trong tương lai với suất học bổng được tặng, em sẽ đi du học nhưng có một điều chắc chắn là sẽ trở về sau khóa học.

">

Nam sinh học bằng kính lúp trở thành thủ khoa

{keywords}Đại diện Tập đoàn FLC và Đại học RMIT tham gia lễ ký kết

Nhiều hạng mục đào tạo liên quan đến lĩnh vực hàng không

Theo đó, Tập đoàn FLC và Đại học RMIT sẽ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cao trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của FLC, bao gồm bất động sản, hàng không, tài chính, công nghệ, du lịch.

Các chương trình đào tạo bài bản nhằm nâng cao năng lực quản trị chiến lược, quản lý điều hành, năng lực ngoại ngữ,các kỹ năng theo tiêu chuẩn quốc tế, cùng chương trình đào tạo chuyên môn sâu sẽ được RMIT thiết kế phù hợp với chiến lược phát triển nhân lực của FLC.

Bên cạnh đó, RMIT cũng sẵn sàng tham gia cố vấn, đồng hành cùng FLC trong phát triển Đại học FLC thành mô hình đại học ứng dụng theo tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời xây dựng hệ thống đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho FLC thông qua nhiều giải pháp tiên tiến.

Đáng chú ý, trong lĩnh vực hàng không, nhiều hạng mục hợp tác cụ thể sẽ được hai bên triển khai trong thời gian tới, bao gồm: đào tạo phi công, kỹ sư, các nhân sự phục vụ dịch vụ hàng không, đào tạo về an toàn bay và an ninh hàng không thông qua mạng lưới các trường hàng không danh tiếng,… Học viên sẽ có điều kiện học tập tại cơ sở đào tạo hàng không hàng đầu Australia, với cơ sở vật chất, chương trình huấn luyện tiên tiến, cùng cơ hội thực tập tại các sân bay lớn của quốc gia này.

Kế hoạch hợp tác nói trên không chỉ giúp nâng cao năng lực đội bay Bamboo Airways, còn là phần quan trọng trong chiến lược mở rộng “phủ sóng” mạng bay quốc tế của hãng trong tương lai. Không dừng lại ở công tác huấn luyện, đào tạo, RMIT cũng tham gia hỗ trợ, tư vấn FLC về các chương trình thu hút nhân tài, tư vấn chiến lược, trao đổi nhân lực giảng dạy, tài liệu học thuật.

Cái bắt tay nâng tầm nhân lực

{keywords}
 Đoàn đại diện Tập đoàn FLC

“Kiện toàn nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu đối với Tập đoàn FLC trong chiến lược xây dựng và phát triển hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ theo định hướng 5 sao. Với kinh nghiệm và năng lực của một thương hiệu đào tạo uy tín như RMIT, chúng tôi tin rằng hợp tác chiến lược giữa RMIT và FLC sẽ mang đến bước tiến tích cực trong việc trang bị những kỹ năng vượt trội cho đội ngũ nhân lực chất lượng cao của FLC, đáp ứng theo các tiêu chuẩn hàng đầu của trong nước và quốc tế”, bà Nguyễn Như Anh, Phó TGĐ Tập đoàn FLC nhận định.

Trong khi đó, lãnh đạo cấp cao của RMIT cho rằng đây sẽ là tiền đề để mở ra nhiều triển vọng hợp tác bền vững trong tương lai, khi nhiều lĩnh vực thế mạnh của RMIT đồng thời cũng là lĩnh vực đầu tư quan trọng của FLC, như hàng không, đào tạo, y dược, công nghệ cao…

" Chúng tôi tin tưởng những thế mạnh và kinh nghiệm về giáo dục, đào tạo của RMIT sẽ đáp ứng hiệu quả nhu cầu phát triển mạnh mẽ về nhân lực chất lượng cao của một doanh nghiệp quy mô như FLC”, ông Peter Coloe, Phó Chủ tịch Hội đồng ĐH RMIT nhấn mạnh.  

{keywords}
Đoàn đại diện Đại học RMIT

Là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân có tốc độ phát triển hàng đầu Việt Nam, FLC có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao có kỹ năng và chuyên môn theo tiêu chuẩn quốc tế, hoạt động đa lĩnh vực: từ nông nghiệp công nghệ cao, hàng không, quản trị thiết kế và xây dựng quy mô lớn, y tế, dược phẩm... Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có năng lực đáp ứng cơ cấu nghề và nhóm của các công việc đa dạng là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển của FLC hiện nay.

Nhiều giải pháp đồng bộ được FLC áp dụng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thời gian qua, trong đó có việc đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế như Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways hay Đại học FLC; đồng thời xúc tiến ký kết hợp tác với các thương hiệu đào tạo hàng đầu trong nước và quốc tế như Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Tư pháp, Đại học West of England, Bristol, Anh (UWE)…

Thúy Ngà

">

FLC bắt tay RMIT đào tạo nhân lực chất lượng cao

Siêu máy tính dự đoán Venezia vs Hellas Verona, 0h30 ngày 28/1

{keywords}

Nguyễn Tất Hậu là thủ khoa đầu tiên ngành An toàn thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Chán đi học lại thích chơi game hơn, dù bố mẹ có khuyên nhủ thế nào, Hậu cũng quyết tâm bỏ. Ban ngày cậu làm thêm kiếm tiền, tối lại đi ngồi “nét”. Trong suốt khoảng thời gian 3 năm bỏ học, Hậu rong ruổi khắp Đà Nẵng, Hà Nội để làm các công việc phổ thông.

Lo lắng cho cậu con trai tuổi chưa đủ 16 sớm bước vào đời sẽ dính phải tệ nạn, người mẹ ra sức khuyên nhủ Hậu về quê học tiếng Hàn Quốc để đi xuất khẩu lao động.

“Vì nhiều người miền Trung đi xuất khẩu, quá hạn visa không về nên mình chờ mãi hồ sơ không được xét. Cho đến khi một trường THPT dân lập thông báo tuyển sinh bằng học bạ, bố mẹ một lần nữa khuyên mình đi học trở lại”.

Trong khi bạn bè cùng trang lứa đã ổn định tại giảng đường đại học, Hậu mới bắt đầu vào lớp 10. Nhưng vì ở nhà mãi cũng chán, lại không có cớ trốn đi chơi game, Hậu đồng ý đi học để “cho vui và giết thời gian”.

Những tiết học của Hậu vẫn tiếp tục là những buổi bỏ học để chơi game. Có những hôm cậu đi cả 3 – 4 hôm mới chịu về.

{keywords}

“Trong lúc chơi game, mình phát hiện ra rất nhiều thứ đồ trong game có thể “hack” được. Mình nhìn nhận bản thân có niềm đam mê về lĩnh vực này. Cho nên lúc ấy mình đã quyết tâm sẽ học và phải làm một điều gì đấy để thay đổi, ít nhất là cho bố mẹ một niềm vui”.

Một lần, sau 3 – 4 hôm đi chơi game về, cậu đi qua ngã tư chợ thì thấy người ta bán hoa hồng cho ngày mùng 8-3. Toàn bộ số tiền học mẹ cho tháng này Hậu đã chơi game hết. Với số tiền 5.000 đồng còn lại trong túi, Hậu quyết định mua một bông hồng tặng mẹ để… dễ xin tiền đóng học lại.

“Lần đầu tiên nhận được hoa mình tặng, mẹ bất ngờ lắm, nhưng gương mặt có thoáng chút buồn. Cũng khi ấy, trong lòng mình bỗng có nhiều cảm xúc lẫn lộn. Mẹ nói: ‘Anh chị đều đi học đại học, cho nên con cố gắng thi cho mẹ cái bằng cấp 3’”.

Vậy là Hậu hứa với mẹ: “Thôi để con đi học”.

Ngày hôm sau, bố mẹ Hậu bàn nhau mua cho cậu một chiếc máy tính để bàn. Hậu sẽ được chơi game tại nhà, nhưng chỉ được phép chơi mỗi ngày 2 tiếng. Hết thời gian đó, mẹ cậu sẽ khóa máy tính lại.

“Trong lúc chơi game, mình phát hiện ra rất nhiều thứ đồ trong game có thể “hack” được. Mình thấy bản thân có niềm đam mê về lĩnh vực này. Cho nên lúc ấy mình đã quyết tâm sẽ học và phải làm một điều gì đấy để thay đổi, ít nhất là cho bố mẹ một niềm vui”.

Từ đó, Hậu bắt đầu chăm chỉ đến trường. Trước ngày thi đại học 5 tháng, cậu bắt đầu mua lại SGK lớp 10 và lớp 11 để học. “Vì bỏ lỡ quá nhiều thứ nên mình phải nỗ lực gấp nhiều lần”.

Có những hôm Hậu học đến 3, 4 giờ sáng. Dù mẹ có nói thế nào cậu cũng thức cho đến khi đạt mục tiêu trong ngày mới chịu đi ngủ. Năm ấy, Tất Hậu đã thi đỗ vào ngành An toàn thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

{keywords}

Giờ đây, Hậu đã có một công việc theo đúng sở thích và đam mê tại Trung tâm công nghệ thông tin, phòng Big Data của Mobifone. 

Nhớ lại những ngày thi đại học, Hậu kể: “Để tập trung ôn luyện, mình đã mời tất cả các “bạn game” đi chơi thỏa mái một trận, sau đó mình nói: ‘Giờ tao phải tập trung ôn thi đại học cái đã’.

Các bạn cũng đồng ý luôn: ‘Mày là đứa học tốt nhất bọn. Thôi mày cứ học đi, sau chúng tao còn có người nhờ vả’.

Đến thủ khoa đầu tiên ngành An toàn thông tin

Những ngày đầu lên đại học, tiền thuê nhà, tiền ăn là một khoản chi phí lớn mà theo Hậu, cả 3 anh em cùng đi học đại học một lúc là điều mẹ cậu không thể gánh vác hết được. Thế là cậu bắt đầu nghĩ cách tự xoay sở kinh tế.

Năm đầu tiên cậu cố gắng học để giành học bổng. Sau đó, Hậu đi lê la các quán trà đá hỏi han và dồn toàn bộ số tiền ấy để thuê một căn nhà giá rẻ. Căn nhà này Hậu cho bạn học cùng lớp thuê lại theo phòng. Cứ thế, đến giữa năm 3, cậu đã quản lý được thêm 8 căn nhà cho thuê khác. Khi ấy, các bạn thường gọi Hậu với cái tên “Hậu môi giới” hay “Hậu nhà đất”.

Nhờ việc “cho thuê lại nhà đi thuê”, Hậu đã có thêm một nguồn thu nhập tốt mà không cần đến sự giúp đỡ của bố mẹ.

“Vừa đi học, vừa đi làm lại phải quản lý các nhà trọ khiến một ngày của mình kín mít lịch. Do đó mình đã tự viết phần mềm quản lý, đồng thời giảm tải công việc bằng cách tìm người quản lý cho từng căn. Nhờ vậy, dù nhiều đầu việc nhưng mình vẫn đảm bảo được việc học”.

{keywords}

Tất Hậu và mẹ

Xác định mục tiêu theo kỳ, Hậu luôn coi kỳ đầu tiên là kỳ quan trọng nhất và đặt mục tiêu tổng kết kỳ sau phải cao hơn kỳ trước. Ngoài ra, cậu cũng tham gia nhiều vào các kỳ thi chuẩn quốc tế như lập trình ACM, CTF, Sinh viên với an toàn thông tin,…

Cậu cũng tự tạo thư mục riêng trên máy tính đối với mỗi môn học cụ thể và tìm thêm tư liệu bổ sung cho các môn học ấy.

Nhờ vào những chiến lược học tập hiệu quả, tổng kết các kỳ trong năm học, Hậu đều đạt loại Giỏi, Xuất sắc và nhận được nhiều bằng khen của trường.

Đến năm thứ ba đại học, Hậu được nhận vào thực tập và tiếp đó trở thành nhân viên tại Trung tâm An ninh mạng Viettel của Tập đoàn Viettel khi còn chưa nhận bằng tốt nghiệp. Mức lương kiếm được từ công việc này, theo Hậu là một con số mà trước đây khi đi phu hồ cậu chưa bao giờ nghĩ đến.

Sau hơn 4 năm học, cậu học sinh bỏ học năm nào đã trở thành Thủ khoa đầu tiên ngành An toàn thông tin PTIT. Ngày nhận bằng khen vinh danh thủ khoa cả nước tại Văn miếu Quốc tử giám, Hậu mời bố mẹ ra Hà Nội cùng. Chứng kiến khoảnh khắc con trai đứng lên bục vinh danh, nước mắt của người mẹ cứ thế rơi.

{keywords}

Sau hơn 4 năm học, cậu học sinh bỏ học năm nào đã trở thành Thủ khoa đầu tiên ngành An toàn thông tin PTIT

Giờ đây, Hậu đã có một công việc theo đúng sở thích và đam mê tại Trung tâm công nghệ thông tin, phòng Big Data của Mobifone. Tại đây, ngoài việc được nghiên cứu và áp dụng về các nền tảng công nghệ mới, Hậu còn hỗ trợ đạo tạo giúp các bạn sinh viên có thêm kiến thức thực tế. Cậu cũng chuẩn bị bảo vệ để lấy bằng Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính.

Nhớ lại quãng thời gian 3 năm bỏ học, Hậu nói: “Những ngày mưa lạnh, tiền không có, phải ngủ ở ngoài đường, lấy viên gạch làm gối, mình mới thấy thấm thía và quyết tâm thay đổi để cuộc sống tốt hơn”.

“Tiếp xúc với những con người ở nhiều môi trường khác nhau, mình thấy lựa chọn con đường học là đúng đắn nhất. Mình từng xấu hổ khi bắt đầu đi học trở lại hay e ngại ánh nhìn của ai đó, nhưng không bao giờ là quá muộn. Nếu không biết chấp nhận và thay đổi, có lẽ giờ mình vẫn đang phải lang thang để ngủ ở một góc công viên nào đó…”

Thúy Nga

Bước đi mạnh mẽ trên những “mảnh thủy tinh”

Bước đi mạnh mẽ trên những “mảnh thủy tinh”

Đôi chân dẫu chỉ bước những bước thật chậm nhưng em vẫn được cảm nhận cái mát lạnh của đất, của nước ở dưới chân mình.

">

“Game thủ” bỏ học 3 năm đi xách vữa trở thành thủ khoa đại học

Điều này nhằm giải quyết bất cập nhiều nhà khoa học làm nghiên cứu ở nước ngoài, tập đoàn lớn lâu năm, có thành tích xuất sắc nhưng khi vào cơ quan nghiên cứu nhà nước lại bắt đầu với chức danh nghiên cứu viên, với mức lương không tương xứng năng lực.

Ông Trần Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ KH&CN) cho biết, đã trình lên Chính phủ Dự thảo Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2014/NĐ-CP quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và Nghị định số 87/2014/NĐ-CP về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

Điểm mới của dự thảo Nghị định là vấn đề đặc cách, thăng hạng cho các nhà khoa học.

Nghị định 40 hiện nay quy định: “Cá nhân có thành tích trong hoạt động khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm được xét tuyển dụng đặc cách và bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ hạng IV, hạng III không phải qua tập sự, được xếp vào bậc lương phù hợp với trình độ đào tạo theo quy định”.

Tuy nhiên, hạng III, IV chỉ là nghiên cứu viên.

Theo ông Nghĩa, trên thực tế, có những nhà khoa học có thành tích xuất sắc nhưng khi vào làm việc tại cơ quan khoa học của Nhà nước theo quy định đặc cách này chỉ được là nghiên cứu viên. Điều này khiến một số trường hợp không thỏa mãn và khó tuyển dụng. Vì vậy, nghị định mới sẽ mở ra một “cửa” là cho phép nhà khoa học khi đủ các điều kiện thì có thể được vào bất cứ vị trí nào từ nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính cho đến nghiên cứu viên cao cấp, tùy thuộc vào năng lực.

Cụ thể, dự thảo Nghị định sửa đổi như sau: “Cá nhân có thành tích trong hoạt động khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng bằng hình thức tiếp nhận không qua thi tuyển và bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ không phải qua tập sự, được xếp vào bậc lương phù hợp với trình độ đào tạo theo quy định.”  

Giải thích cụ thể hơn về sửa đổi này, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy lấy dẫn chứng tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc. “Có những tiến sĩ làm việc ở cơ sở nghiên cứu hoặc doanh nghiệp nước ngoài nhiều năm, khi vào đây nếu theo quy định hiện nay thì cũng chỉ được áp dụng hệ số lương 3.0, tương đương một tiến sĩ vừa tốt nghiệp. Đây là một điều bất hợp lý và cần một cơ chế xét lương công bằng. Tức cần xét lương của họ vào bậc tương ứng với số năm công tác và kinh nghiệm”.

Ông Duy liên hệ thêm, trong ngành giáo dục cho phép những người được phong phó giáo sư sẽ được đặc cách là giảng viên cao cấp. “Nhưng quy định này chỉ với giảng viên các trường đại học trong khi ngành khoa học chưa được”.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, Nghị định 40 hiện quy định, nhà khoa học có thành tích xuất sắc (có giải thưởng quốc tế; chủ trì hoặc thực hiện chính nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt; được cấp bằng TS; được bổ nhiệm GS,PGS…) được đặc cách bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác.

Tuy nhiên, quy định chỉ áp dụng một lần đối với một cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đang giữ hạng chức danh, ví dụ từ nghiên cứu viên lên nghiên cứu viên chính.

Do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng trình sửa đổi thành: “Mỗi thành tích, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ chỉ được sử dụng 1 lần để xét đặc cách bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác”.

Theo ông Nghĩa, với nghị định mới, nhà khoa học xuất sắc có thể được đặc cách nhiều lần. Tuy nhiên, mỗi thành tích, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ chỉ được sử dụng một lần để xét đặc cách.

Thanh Hùng

Lần đầu tiên một viện nghiên cứu của Việt Nam đặt cơ sở tại nước ngoài

Lần đầu tiên một viện nghiên cứu của Việt Nam đặt cơ sở tại nước ngoài

- Ngày 27/9, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST) đã tổ chức lễ khai trương phòng thí nghiệm on-site tại Hàn Quốc.

">

Sửa quy định để thu hút và trọng dụng nhà khoa học xuất sắc

1. Như đã nhận định trước đó, HLV Park Hang Seo thực sự khó lường trong việc sắp xếp đội hình xuất trận. Và thực tế cũng đã chứng minh, chiến lược gia người Hàn Quốc đã khiến tất cả phải bất ngờ với đội hình xuất phát vô cùng lạ của mình.

Văn Hậu đã không đá chính, mà thay vào đó là Hồng Duy, cùng lúc Xuân Trường cũng ra sân ngay từ đầu dù trước đó Huy Hùng tỏ ra tốt hơn. Và quan trọng nhất, Công Phượng có tên trong đội hình xuất phát đá vị trí trung phong vốn được coi không ổn với chân sút này.

{keywords}
Tuyển Việt Nam đã có một trận đấu tốt trước Iraq

Thay đổi trong đội hình xuất phát đã khiến Iraq bất ngờ khi không thể kiểm soát được Công Phượng – người đã luôn ngồi dự bị trong các trận đấu quan trọng gần đây của tuyển Việt Nam. Và chính Công Phượng đã góp công vào 2 bàn thắng cho đội nhà bằng những tình huống di chuyển khôn ngoan, thông minh của mình...

2. Tuyển Việt Nam nhập cuộc chính xác, chọn lối chơi phòng ngự chắc chắn trước khi sử dụng bộ ba Công Phượng, Văn Đức và Quang Hải dùng kỹ thuật, tốc độ khuấy đảo hàng thủ của Iraq.

Chọn lối chơi hợp lý như thế, đồng thời các học trò của HLV Park Hang Seo nhập cuộc cũng đầy tự tin đã khiến Iraq rất nhiều thời điểm rối. Và việc tuyển Việt Nam liên tục có bàn thắng trước cũng không quá bất ngờ.

Nhìn lại toàn cục 90 phút ở trận đấu đã qua, rõ ràng khó có thể chê trách được tuyển Việt Nam điều gì, ngoại trừ tình huống Duy Mạnh mắc lỗi để Mohanad Ali Kadhim chớp thời cơ ghi bàn ở phút 34.

3. Tuyển Việt Nam xứng đáng có một trận hoà trước Iraq, sau những gì đã thể hiện trên sân. Vì đơn giản thầy trò HLV Park Hang Seo đã chơi tốt đúng như những gì đã kỳ vọng, đã ra sân với một khát khao, sự tự tin và quan trọng nhất... Iraq rất mạnh so với đội bóng của chiến lược gia người Hàn Quốc.

Tuy nhiên, Iraq rõ ràng đẳng cấp hơn so với tuyển Việt Nam từ cách lên bóng, sự chủ động và duy trì trong lối chơi của mình. Nói một cách khác, đội bóng của HLV Katanec đã không có quá nhiều bài ngoại trừ đẩy ra biên, cũng như khai thác tối đa kẽ hở giữa các trung vệ và hậu vệ biên. 

{keywords}
Nhưng niềm vui là không trọn vẹn, khi Iraq xuất sắc hơn...

Nhìn Iraq chơi bóng có vẻ đơn điệu, nhưng thực tế lại rất hiệu quả với hàng loạt tình huống nguy hiểm rồi ghi bàn từ việc khai thác kẽ hở tuyển Việt Nam. Và đây, rõ ràng là điểm yếu chí mạng bên phía đội bóng HLV Park Hang Seo, chưa kể khả năng chống tình huống cố định của tuyển Việt Nam cũng yếu giống như đã nhận định trước đó.

Chơi tốt thậm chí có cả may mắn trong 2 bàn thắng, nhưng ở những thời điểm quan trọng nhất tuyển Việt Nam không giải quyết được vấn đề từ cách xử lý tình huống, đến tranh chấp... trong khi đó Iraq đã làm được điều này để rốt cuộc có chiến thắng ở những phút cuối của trận đấu.

Tiếc cho tuyển Việt Nam khi kết quả có thể hoà, bởi trận đấu chỉ còn ít phút. Nhưng, nhìn công tâm và thẳng thắn, rõ ràng Iraq cũng xứng đáng có 3 điểm hơn so với đoàn quân của HLV Park Hang Seo.

Mai Anh

">

Tuyển Việt Nam thua tiếc nuối Iraq ra quân Asian Cup: Vì đâu?

友情链接