当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Vasteras vs Brommapojkarna, 21h30 ngày 26/05: Tiếp tục nằm đáy bảng 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
ThS.BS Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng đơn vị Tâm lý lâm sàng Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM, người trực tiếp khám tâm lý cho ca này chia sẻ: Khi tìm hiểu mới biết ông chịu áp lực rất lớn từ công việc, môi trường công tác và tình trạng bệnh tật của bản thân.
Mặc dù làm giám đốc nhưng nội bộ của đơn vị hoạt động không tốt, tình trạng kinh doanh không khả quan, ông lại bị tiểu đường tuýp 2, suy thận… Tất cả các yếu tố đó đã đè nén khiến ông không còn tâm lý muốn sống. Quan trọng hơn, bệnh nhân không phối hợp để điều trị trầm cảm nên dẫn đến tình trạng không thể cứu chữa.
Theo bác sĩ Mẫn, tình trạng nam giới trưởng thành, được coi là thành đạt nhưng vẫn lâm vào trầm cảm nặng do stress đang xuất hiện ngày càng nhiều. Cách đây khoảng 1 năm, bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân N.T.A (45 tuổi) bị rơi vào trầm cảm sau khi du học ở nước ngoài về.
Bệnh nhân là một thạc sĩ chuyên ngành kinh tế, khi về nước được làm trưởng bộ phận một doanh nghiệp, mới kết hôn được 1 tháng. Nhưng áp lực trong thời điểm kinh doanh không thuận lợi, nhân viên có người gây rối khiến người đàn ông này đã có ý định tự tử, mua sẵn dây thừng để trong nhà với ý định treo cổ.
Rất may, người nhà đã phát hiện kịp thời; bệnh nhân sau đó được điều trị bằng thuốc kết hợp liệu pháp tâm lý trị liệu. Sau hơn 1 năm, anh đã trở về cuộc sống bình thường và hiện vợ chồng anh đã có con.
Mới đây nhất là một người đàn ông (40 tuổi, Tổng giám đốc một công ty xuất nhập khẩu) đã sát hại vợ cùng 2 con trong căn hộ chung cư tại TP Thủ Đức. Sau khi tấn công vợ con, người đàn ông gọi điện thoại cho ban quản lý chung cư yêu cầu gọi xe cấp cứu rồi nhảy lầu, tử vong tại chỗ.
Qua điều tra, công an xác định người đàn ông có biểu hiện không bình thường về tinh thần, có dấu hiệu trầm cảm, lo âu khoảng một tháng nay.
Biểu hiện trầm cảm ở nam giới rõ nhưng khó điều trị
Mỗi ngày, Đơn vị Tâm lý lâm sàng Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM tiếp nhận hơn 10 bệnh nhân đến khám vì các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, trong đó tỷ lệ bệnh nhân nam giới ngang ngửa với nữ giới. Còn tại Bệnh viện Tâm thần TPHCM, trong 4 tháng đầu năm 2024, có hơn 6.867 người đến khám vì trầm cảm, nam giới chiếm 2.178 lượt khám.
Theo bác sĩ Mẫn, khám trầm cảm ở nam giới khó hơn nữ và khó điều trị hơn. Tính cách của người nam hay thể hiện sự mạnh mẽ, sức mạnh đàn ông nên họ cố gắng chống lại để vượt qua stress, phần lớn họ chỉ đến bệnh viện khi tình trạng stress đã diễn biến nặng, thậm chí rất nặng.
"Điều đáng lo ngại là nhiều bệnh nhân đến khám được chẩn đoán mắc trầm cảm nhưng họ vẫn không tin rằng bản thân mắc bệnh. Sau đó, dù cố gắng thuyết phục điều trị nhưng người bệnh vẫn bỏ tái khám" - bác sĩ Mẫn nói.
Theo bác sĩ Mẫn, tùy theo cơ địa, vấn đề người bệnh gặp phải và sức chịu đựng của mỗi người từ giai đoạn stress đến trầm cảm sẽ có thời gian khác nhau. Việc điều trị cần phải kết hợp dùng thuốc và tâm lý trị liệu mới mang lại hiệu quả.
"Stress là sự mất cân bằng giữa nhu cầu và mức độ thỏa mãn của con người trong cuộc sống về tình cảm, tài chính, công việc, lòng tin... Khi gặp stress, nhiều người thường ứng phó bằng các cách như chống lại, bỏ chạy, thu mình hoặc thích ứng, sống chung với stress. Nếu 4 cách này kiểm soát không tốt sẽ dẫn đến rối loạn lo âu, về lâu dài dẫn đến trầm cảm và nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tự tử" - bác sĩ Mẫn phân tích.
Còn theo bác sĩ chuyên khoa II Vũ Kim Hoàn, Phó trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Tâm thần TPHCM, bệnh trầm cảm ở đàn ông có những dấu hiệu như cảm giác mệt mỏi, hoạt động chậm chạp, rối loạn giấc ngủ, phổ biến là ngủ quá nhiều hoặc quá ít, mất ngủ hoặc thức dậy rất sớm. Họ mất tập trung, dễ cáu giận, dễ phản ứng mạnh với những chuyện bình thường do luôn cảm thấy khó chịu và suy nghĩ tiêu cực.
Một số triệu chứng khác bao gồm thèm ăn hoặc chán ăn, thay đổi cân nặng, không còn niềm vui, có cảm giác tội lỗi hoặc trống rỗng, tránh tiếp xúc xã hội. Nam giới cũng thường gặp các triệu chứng "ẩn" như giận dữ, khó chịu, thu mình, suy nghĩ tiêu cực và lạm dụng rượu, chất kích thích.
Ba dấu hiệu của trầm cảm ở nam giới thường bị bỏ qua nhất bao gồm đau nhức cơ thể, giận dữ, hành vi bốc đồng. Trầm cảm ở nam giới sẽ thể hiện qua các triệu chứng vật lý như đau lưng, đau đầu thường xuyên, khó ngủ, rối loạn tiêu hóa hay các vấn đề sinh lý mà không thuyên giảm với trị liệu thông thường.
" alt="Trầm cảm ‘ẩn’ bên trong người đàn ông thành đạt từng 3 lần tự tử"/>Trầm cảm ‘ẩn’ bên trong người đàn ông thành đạt từng 3 lần tự tử
Những cái nhất của các tỉnh thành ở Việt Nam, nơi lạnh nhất không phải Fanxipan
Nhận định, soi kèo Yanbian Longding vs Dalian Kuncheng, 14h00 ngày 22/4: Chưa thấy niềm vui
Ông Trần Văn Hùng, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa thăm, tặng quà các em nhỏ tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa (Ảnh: Quỹ BTTE Thanh Hóa).
Ông Lại Thế Quảng, Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa, cho biết việc thăm, trao quà đến các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết Trung thu là hoạt động thiết thực, ý nghĩa, giúp các em cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương của cộng đồng. Với sự chăm lo, quan tâm của Đảng, Nhà nước, các em sẽ được đón và cảm nhận Tết Trung thu đầy đủ, trọn vẹn yêu thương.
Thông qua hoạt động này, Quỹ Bảo trợ trẻ em mong muốn các cơ quan, tổ chức, gia đình và người dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện các quyền trẻ em.
"Trẻ em cần được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, bảo vệ, chăm sóc và các dịch vụ phúc lợi xã hội trước nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích, thiên tai, dịch bệnh…", ông Quảng nói.
Ông Lại Thế Quảng, Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa trao quà đến các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Vĩnh Lộc (Ảnh: Quỹ BTTE).
Theo kế hoạch, với tổng nguồn tổng kinh phí 420 triệu đồng, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa sẽ thăm, tặng hơn 1.000 suất quà và 20 suất học bổng đến các em nhỏ tại 4 cơ sở trợ giúp xã hội: Trung tâm bảo trợ xã hội số 2, Làng trẻ em SOS, Trung tâm dạy nghề cho người mù - Hội người mù tỉnh, Trung tâm bảo trợ xã hội Chùa Hồi Long, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa và trẻ em tại các huyện Nông Cống, Nga Sơn, Ngọc Lặc, Như Thanh, Vĩnh Lộc.
" alt="Mang Tết Trung thu đến trẻ em nghèo, khó khăn"/>Vì vậy, trứng gia cầm có thể lây nhiễm virus từ phân và dịch nhày. Trong quá trình vận chuyển, chế biến nếu con người tiếp xúc trên bề mặt trứng có thể lây nhiễm virus. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm này thấp.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo việc ăn thịt gia cầm và trứng khi được xử lý đúng cách và nấu chín kỹ ở nhiệt đột khoảng 74 độ C sẽ giết chết vi khuẩn và virus, bao gồm H5N1. CDC chỉ khuyến cáo người dân không nên ăn thịt, trứng gia cầm bị bệnh. Các loại trứng và gia cầm ở Việt Nam vẫn được kiểm soát. Bạn không nên lo sợ dịch cúm gia cầm mà loại bỏ thực phẩm từ trứng và gia cầm khỏe mạnh đã nấu chín.
Để phòng cúm gia cầm, bạn không nên sử dụng thịt gia cầm và trứng chưa nấu chín hoặc nấu chưa chín. Khi chế biến thực phẩm, người nấu ăn cần rửa tay bằng nước ấm và xà phòng thật sạch. Thớt, bát đĩa và dụng cụ nhà bếp phải được làm sạch bằng nước nóng. Bạn phải tách thịt gia cầm sống và trứng ra khỏi các thực phẩm khác.
Ngoài ra, bạn tuyệt đối không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
Các triệu chứng nhiễm H5N1 ở người gồm sốt cao trên 38 độ C, khó chịu, ho, đau họng, đau cơ. Nếu bạn có biểu hiện trên và liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Những thông tin về dịch cúm A/H5N1 tại Campuchia, người dân vẫn cần theo dõi thường xuyên và thực hiện phòng bệnh theo khuyến cáo của cơ quan y tế.
Khi các đội cứu hộ chạy đua với thời gian để cứu những người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát, bức ảnh trên đã được lan truyền trên mạng xã hội. Đại diện Liên Hợp Quốc, Mohamad Safa, người chia sẻ khoảnh khắc đó, cho biết: “Bé gái 7 tuổi đã đặt tay lên đầu em trai để bảo vệ khi cả hai ở dưới đống đổ nát suốt 17 giờ. Hai bé đã ra ngoài an toàn”.
Cư dân mạng gửi nhiều lời chúc tới hai đứa trẻ: "Điều kỳ diệu đã xảy ra. Thật là một người chị tuyệt vời. Hy vọng cho tất cả những người vẫn bị mắc kẹt. Chúng tôi bày tỏ sự tôn trọng với tất cả những người cứu hộ đã làm việc không mệt mỏi", một người chia sẻ.
Một người có thể sống dưới đống đổ nát bao lâu?
Hàng nghìn người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau trận động đất làm sập hàng nghìn tòa nhà. "Chúng tôi có thể nghe thấy giọng nói của người nhà, họ đang kêu cứu", APdẫn lời Ali Silo, sống ở thị trấn Nurdagi, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, thời tiết lạnh giá đang ảnh hưởng đến các hoạt động tìm kiếm. Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ, Suleyman Soylu, cảnh báo, 48 giờ tới rất quan trọng để tìm kiếm những người còn sống khi nhiệt độ gần chạm ngưỡng đóng băng.
Các chuyên gia nhận định một người có thể sống sót dưới đống đổ nát nhiều nhất là một tuần trong những điều kiện khả quan nhất. Các yếu tố như nhiệt độ, lượng không khí để thở cũng quyết định khả năng sống sót.
"Thức ăn không phải là vấn đề lớn, vì con người có thể tồn tại trong nhiều tuần mà không ăn. Tuy nhiên, hầu hết chỉ có thể sống vài ngày nếu không có nước", Tiến sĩ Richard Moon, chuyên gia về sinh tồn của Đại học Duke (Mỹ), giải thích.
Năm 1995, một cửa hàng bách hóa của Hàn Quốc bị sập khiến 502 người thiệt mạng. Một người tên Choi Myong Sok được đưa ra khỏi đống đổ nát sau 10 ngày. Sok đã uống nước mưa và ăn bìa các tông. Người này thậm chí còn chơi đồ chơi của trẻ em để giữ vững tinh thần.
Nhiệt độ cũng là một yếu tố quyết định một người sống sót hay không. Nếu nhiệt độ tại nơi đổ nát khiến cơ thể mất nước nhanh hơn, cơ hội vượt qua của người mắc kẹt sẽ thấp hơn.
Ngoài ra, nạn nhân có thể phải chịu áp lực của đống đổ nát. Chân tay và các bộ phận khác của cơ thể dễ bị đè nén, gây sưng cơ hoặc rối loạn thần kinh, dẫn đến một số tổn thương về thể chất và nội tạng.
Từ vụ động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, có thể sống bao lâu khi mắc kẹt ở đống đổ nát?