Cụ thể, theo nguồn tin từ các cơ quan chức năng ở miền Đông bang Sarawak, Malaysia cho biết, nạn nhân đã đăng tải một phần bình chọn trên story từ Instagram của mình với mục đích nhờ bạn bè cũng như những người theo dõi lựa chọn hộ giữa hai phương án: sự sống và cái chết.
Có lẽ lúc ấy cũng chẳng ai có thể tiên liệu được rằng việc bình chọn lại ảnh hưởng tới vận mệnh của cô gái này như vậy. Tuy nhiên, nếu đọc dòng caption mà nạn nhân đã soạn thì có lẽ tất cả cũng phải cảm thấy có chút giật mình.
"Điều này thật sự rất quan trọng, hãy giúp tôi quyết định xem mình nên tiếp tục sống hay chết nhé" -nạn nhân viết.
Và kết quả có lẽ đã khiến tất cả phải bất ngờ, khi mà có tới 69% lượt bình chọn khuyên cô nàng nên lựa chọn cái chết. Chẳng ai ngờ đó cũng là nguyên nhân khiến cô nàng tự kết liễu cuộc đời của mình ít lâu sau đó.
Sự việc đáng tiếc trên cũng đã làm rộ lên những tranh cãi về sự vô ý thức của những người tham gia cuộc bình chọn. Theo lời của một luật sư ở Tây Bắc bang Penang, ông kịch liệt lên án số đông người đã bình chọn cho phương án cái chết từ story Instagram của nạn nhân. Thậm chí theo ông này, những người đã vote vào phương án cái chết còn có thể phải ra hầu tòa và đối diện với cáo buộc "khuyến khích người khác tự sát" vì hành vi tự sát cũng bị coi là phạm pháp ở Malaysia.
Vị luật sự này phát biểu: "Liệu cô gái ấy sẽ vẫn còn sống, nếu người dùng mạng cư xử khác đi và khuyên cô đừng nên tự tử? Có lẽ nếu họ làm vậy, cô ấy đã có thể cởi mở hơn và bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ. Liệu thái độ khuyến khích của họ có phải là nguyên nhân chính khiến cô ấy tự sát? Vì hành vi tự sát bị coi là phạm pháp ở Malaysia, hành vi khuyến khích tự sát cũng nên được đưa ra xét xử trước pháp luật".
Đứng trước sự việc đau buồn này, Bộ trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao - ông Syed Saddiq Syed Abdul Rahman - cũng đã lên tiếng, cho rằng xã hội nước này cần tập trung hơn vào việc giải quyết các vấn đề tâm lý cho người dân, đặc biệt là những người trẻ ở độ tuổi tương tự với nạn nhân, khi mà nhận thức cũng như tâm lý đang ngập tràn những điều bất ổn.
Theo GameK
" alt=""/>Nhờ bạn bè vote xem nên sống hay chết trên Instagram, cô gái trẻ tự tử ngay sau khi thấy kết quảNgày 25/5, bệnh viện đa khoa Tuyên Quang cho biết vừa phẫu thuật cho một trường hợp bị nổ đèn pin hết sức hy hữu.
Bệnh nhân là Nguyễn Văn Thắng, 16 tuổi (Hàm Yên, Tuyên Quang). Tối 23/5, thấy đèn pin treo đầu (hàng Trung Quốc) bị hỏng, Thắng loay hoay tự tháo sửa thì bất ngờ chiếc đèn phát nổ khiến em bị thương nặng.
Bệnh nhân đang nằm theo dõi tại khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức |
Ngay sau đó Thắng được gia đình đưa vào bệnh viện đa khoa huyện Hàm Yên sơ cứu rồi chuyển thắng xuống bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu.
BS Nguyễn Kim Cương, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, khi nhập viện vào rạng sáng 24/5, tình trạng của Thắng hết sức nguy kịch khi bị đứt động mạch treo, ruột dập nát, thủng nhiều đoạn, 2 ngón bàn tay trái bị đứt lìa.
"Trong 4 tiếng phẫu thuật, chúng tôi đã phải hút hơn 1 lít máu không đông, 500ml máu cục trong bụng bệnh nhân đồng thời tiến hành cắt đoạn ruột non, khâu nhiều lỗ thủng", BS Cương thông tin.
Sau ca mổ hơn 1 ngày, hiện bệnh nhân vẫn đang được nằm theo dõi tại khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức. Bước đầu, chỉ số sinh tồn của bệnh nhân đã ổn định.
M.Anh
Ăn tiết canh, cụ ông 67 tử vong" alt=""/>Sửa đèn pin Trung Quốc, nam sinh bị thủng bụngẢnh minh họa.
Không uống sữa khi ăn trứng
Trứng và sữa không nên ăn cùng với nhau. Trong sữa có chứa một hàm lượng chất lactose. Lactose là một thể trong hai loai đường galactose và glucose dimmer. Trong trứng lại có chứa rất nhiều chất protein, giúp phân giải các acid amin. Nếu ăn hai loại thực phẩm này cùng với nhau thì cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ chất lactose. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng khác lại khó được tiêu hóa. Chính vì thế mà bạn nên hạn chế ăn hai loại thực phẩm này với nhau.
Không uống sữa cùng thuốc
Uống thuốc gần với thời điểm uống sữa là sai lầm nhiều người mắc phải. Điều này đôi khi chỉ là vô tình vì thuốc thì chữa bệnh, sữa thì tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống thuốc gần với thời gian uống sữa sẽ tạo một lớp màng bao phủ bên ngoài viên thuốc, ion canxi và ion magie trong sữa sẽ gây ra phản ứng hóa học tạo thành chất không tan trong nước, làm giảm hiệu quả của thuốc và gây nguy hại đến cơ thể. Vì vậy tốt nhất, trong 1-2 tiếng trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.
Không uống sữa khi đói
Khi đói, sự nhu động trong dạ dày và ruột diễn ra nhanh, sữa sẽ chỉ “ở trọ” trong dạ dày một thời gian rất ngắn, nên chất dinh dưỡng sẽ không được tiêu hóa và hấp thụ hết.
Vì tốt nhất là nên ăn kèm với đồ ăn giàu tinh bột như: bánh mì, bánh bao,… thì sữa sẽ ở lâu trong dạ dày hơn, giúp cơ thể có thời gian để hấp thụ được đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng phong phú trong sữa.
Không uống sữa quá đặc
Vì sao bất kỳ một hộp sữa công thức nào cũng hướng dẫn cách pha sữa với tỷ lệ sữa - nước một cách rất cụ thể. Sữa pha đặc hay loãng đều không tốt cho sức khỏe. Nếu pha loãng thì không đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Còn sữa pha đặc, nhất là đối với trẻ em khi ống sữa pha đặc thường sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn... Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.
Thời điểm uống sữa tốt nhất cho sức khỏe Nhiều người thường có thói quen uống sữa vào buổi sáng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống sữa vào buổi sáng sớm không phải là tốt nhất. Các hoóc môn tăng trưởng trong máu người tương đối thấp và sau khi căn cơm khoảng 3-4 giờ đồng hồ thì cao hơn một chút. Nhưng nồng độ hoóc môn tăng trưởng lại tăng cao đột ngột sau khi chìm vào giấc ngủ sâu khoảng hơn một giờ. Nếu như uống sữa buổi sáng cung cấp năng lượng cho cơ thể thì uống sữa tối vào thời điểm trước khi đi ngủ có thể sẽ hấp thụ tốt, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn hẳn. Lưu ý: Mỗi người có một cơ địa khác nhau, vì thế lượng sữa uống để phù hợp với cơ thể cũng khác nhau. Với người lớn thì lượng sữa phù hợp là 200ml/lần, còn với trẻ em thì 150ml/lần. |
(Theo GĐ&XH)
Ngồi điều hòa, ăn cơm hộp dễ đột tử" alt=""/>Những 'cấm kỵ' khi uống sữa nhiều người đã bỏ qua