Thị trường ĐTĐM trong nước hiện nay đạt khoảng 133 triệu USD, tương đương 3,200 tỷ đồng. Việt Nam có khoảng 27 trung tâm dữ liệu do 11 doanh nghiệp trong nước đầu tư với trên 270.000 máy chủ được kết nối đến cả nước.
Theo ông Vũ Minh Trí - Tổng giám đốc VNG CLOUD, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam, yếu tố vượt trội của doanh nghiệp đám mây trong nước nằm ở sự sẵn sàng của đội ngũ kỹ sư đông đảo và khả năng đào tạo cho khách hàng sử dụng ứng dụng tại chỗ. Tuy vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chiếm được 20% thị phần, 80% vẫn là dùng đám mây đặt tại nước ngoài.
Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp ĐTĐM tại Việt Nam phải liên minh lại với nhau. Do đó, ngay tại sự kiện, ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CMC đã thay mặt cộng đồng các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng số, chuyển đổi số chính thức công bố sự ra mắt của liên minh hạ tầng điện toán đám mây Việt nam.
Bộ TT&TT vừa công bố Bộ tiêu chí đánh giá các doanh nghiệp điện toán đám mây đạt chuẩn. |
Bên cạnh đó, 11 doanh nghiệp điện toán đám mây Việt Nam đã cam kết tham gia chiến dịch phát động của Bộ T&TT, giảm giá 20% cho tất cả khách hàng đăng ký mới dịch vụ điện toán đám mây Việt Nam trong thời gian 2 tháng (từ 22/5-22/7).
Cũng tại sự kiện, ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã công bố Bộ tiêu chí đánh giá các doanh nghiệp điện toán đám mây đạt chuẩn để các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước sử dụng.
Việt Nam phải làm chủ hạ tầng chuyển đổi số
Đó là lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Lễ phát động chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng nền tảng điện toán đám mây. Theo đó, Việt Nam phải làm chủ các hạ tầng và nền tảng chuyển đổi số cho từng ngành, từng lĩnh vực. Đây chính là cơ hội cho Make in Vietnam.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Việt Nam phải làm chủ được hạ tầng số, tương tự như những gì đã làm được với ngành viễn thông. |
Thị trường Việt Nam đủ lớn với 100 triệu dân, đứng thứ 12 trên thế giới. Việt Nam có khát vọng vươn lên thông qua chuyển đổi số với sự ra đời của các nền tảng học từ xa, khám chữa bệnh từ xa, làm việc từ xa, hội nghị truyền hình, dịch vụ kế toán từ xa, nền tảng làm báo điện tử, nền tảng về an toàn an ninh mạng, hạ tầng về ĐTĐM…
Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, không thể để toàn bộ dữ liệu của nền kinh tế số Việt Nam bị đưa ra và lưu trữ ở nước ngoài bởi các công ty nước ngoài.
Mỗi tuần, Bộ TT&TT sẽ tổ chức ra mắt các hạ tầng, nền tảng và ứng dụng chuyển đổi số cho các ngành, các lĩnh vực. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong đại dịch này phải đẩy nhanh và làm chủ các hạ tầng, nền tảng số. Bộ TT&TT sẽ cầm nhịp công cuộc chuyển đổi này.
Nói về Bộ tiêu chí đánh giá các doanh nghiệp điện toán đám mây đạt chuẩn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam là một trong số những nước sớm ban hành tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật cho hạ tầng ĐTĐM.
ĐTĐM là thành phần quan trọng nhất của hạ tầng số. Hạ tầng số phải được đầu tư trước để thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Sự ra mắt của hạ tầng ĐTĐM Việt Nam là bước chuẩn bị để đón nhận Đề án Chuyển đổi số quốc gia sẽ được Thủ tướng Chính phủ ký trong những ngày tới.
Các doanh nghiệp Việt đã cam kết tham gia chiến dịch phát động của Bộ T&TT, giảm giá 20% cho tất cả khách hàng đăng ký mới dịch vụ điện toán đám mây. |
Theo người đứng đầu ngành TT&TT, Việt Nam phải làm chủ được hạ tầng số, tương tự như những gì đã làm được với ngành viễn thông. Hạ tầng số cũng chính là hạ tầng viễn thông cộng thêm nền tảng ĐTĐM. Bởi vậy làm chủ nền tảng ĐTĐM là rất quan trọng đối với đất nước.
Cách tốt nhất để phát triển các hạ tầng trong nước là các doanh nghiệp và người dân hãy ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Việc phát triển các công nghệ mới về viễn thông, ĐTĐM, hội nghị truyền hình,... dựa trên các chuẩn mở, dựa trên mã nguồn mở là hướng đi đúng và phù hợp nhất. Quý III năm 2020, Bộ TT&TT sẽ lần đầu tiên tổ chức đại hội mã nguồn mở Việt Nam.
Qua đại dịch Covid-19, sự xuất hiện của các phần mềm phòng, chống dịch và hiệu quả truyền thông qua các mạng xã hội, các nhà mạng Việt Nam đã cho thấy tầm quan trọng của việc làm chủ các hạ tầng, nền tảng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, trong thời gian tới, công nghệ của các nền tảng Việt Nam phải tiếp tục được hoàn thiện, ATTT phải được chú trọng hơn, giá cả phải ngày càng cạnh tranh và người dân phải có niềm tự hào về các sản phẩm Make in Vietnam.
Trọng Đạt
" alt=""/>Kích cầu điện toán đám mây, làm chủ hạ tầng chuyển đổi sốSinh tố rau xanh cung cấp hàm lượng protein ổn định khi cơ thể cần.
4. Ly sinh tố dành cho người say xỉn
Ly sinh tố này bao gồm dâu tây, việt quất và rau xanh đủ để chứa các thành phần làm giảm buồn nôn và đau đầu. Ngoài ra nó còn giàu chất xơ và giải độc. Chính những điều này khiến hệ tiêu hóa được xoa dịu và giúp bạn giảm cân.
5. Sinh tố củ cải
Loại củ quả này làm giảm đường huyết và đóng vai trò thanh lọc cơ thể khiến cho bạn không chỉ tươi tắn mà còn luôn cảm thấy sảng khoái
6. Sinh tố chuối, cải xoăn
Cải xoăn là một siêu thực phẩm giảm cân, chất xơ trong thành phần giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và đều đặn. Chuối là loại quả cho đường huyết thấp và làm ngọt các thức uống mà không ảnh hưởng tới tiến trình giảm cân. Nếu bạn cho lượng chuối và rau theo tỉ lệ 1-2 thì sẽ tốt cho người mắc bệnh tiểu đường và ổn định lượng đường trong máu.
7. Sinh tố gừng, đu đủ
Giàu chất xơ và đầy chất chống viêm omega-3, sinh tố này không chỉ tốt cho quá trình giảm cân mà còn hỗ trợ những người tiêu hóa khó khăn. Mùi vị khiến bạn cảm thấy thiên nhiên đầy nắng và gió của vùng nhiệt đới. Với hương vị đó chắc chắn bạn không thể không thức dậy.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
5 mẹo giảm cân dễ không ngờ tại công sở" alt=""/>7 loại sinh tố cho thực đơn ăn sáng giúp bạn giảm cânBệnh nhân tăng, nguồn thuốc miễn phí sắp cạn
Sự ra đời của thuốc kháng vi-rút (ARV) được cho là cứu cánh cho người nhiễm HIV, giúp họ có cuộc sống như người khoẻ mạnh không nhiễm.
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng khi người nhiễm HIV được điều trị ARV có giảm nguy cơ tử vong, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, kéo dài thời gian sống khỏe mạnh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người nhiễm HIV khi được điều trị ARV sớm có tuổi thọ tương đương với người không nhiễm HIV.
Hơn nữa, điều trị ARV giảm nguy cơ lây truyền HIV ra cộng đồng. Nếu một người dùng thuốc ARV nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục giảm tới 96%. Đặc biệt, nếu phụ nữ nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng ARV ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ lây nhiễm chỉ còn khoảng 2%. Việc điều trị bằng thuốc ARV với người nhiễm HIV là liên tục và suốt đời.
Hiện nay thuốc ARV để điều trị cho người nhiễm HIV ở Việt Nam đang miễn phí chủ yếu do nguồn tài trợ quốc tế. Trong khi đó, theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, dịch HIV/AIDS vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trung bình mỗi năm cả nước có hơn 12 nghìn người nhiễm mới. Hiện có trên 227 nghìn trường hợp nhiễm HIV còn sống.
Số người nhiễm HIV được đưa vào điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) là 107 nghìn trường hợp, đạt trên 46%. Mục tiêu đến năm 2020 cần điều trị ARV trên 217 nghìn người nhiễm.
Trước những con số trên, khi các nguồn viện trợ quốc tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS đang bị cắt giảm và có thể dừng lại sau năm 2017, Chính phủ đã yêu cầu chuyển dần nhiệm vụ điều trị HIV/AIDS từ các chương trình, dự án viện trợ sang Quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT) để đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020.
Bộ Y tế đồng thời đề nghị các Sở Y tế trên cả nước khẩn trương kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS để thực hiện việc khám, chữa bệnh HIV/AIDS được BHYT chi trả.
Ảnh: ANTĐ |
BHYT: ‘cứu cánh’ của bệnh nhân HIV
BHYT luôn là một trong những giải pháp tài chính bền vững trong chăm sóc sức khỏe cho người dân ở các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, y học phát triển mạnh mẽ, nhiều loại thuốc đặc trị ra đời khiến việc chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh ngày càng đắt đỏ.
Do vậy khi ốm đau không phải ai cũng đủ khả năng để trang trải các khoản chi phí khám chữa bệnh có khi lên đến hàng chục hay hàng trăm triệu đồng, đặc biệt là những người nghèo nếu không có sự hỗ trợ của BHYT. Đôi với bệnh nhân HIV cũng không phải ngoại lệ khi họ điều trị bằng thuốc ARV liên tục và suốt đời.
Theo quy định hiện hành, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV, người nhiễm HIV là người nghèo, người dân tộc thiểu số… được bảo hiểm chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh. Mức chi trả cho người cận nghèo, người đã nghỉ hưu là 95% và cho các đối tượng khác là 80%.
Như vậy, người nhiễm HIV khi mua BHYT chỉ phải chi trả tối đa là 20% chi phí cho thuốc ARV, thuốc nhiễm trùng cơ hội và các chi phí xét nghiệm khi điều trị HIV/AIDS. Chi phí Quỹ BHYT phải chi trả cho bệnh HIV ước tính trung bình khoảng từ 6 - 13 triệu đồng/người/năm. Chưa kể người nhiễm HIV cũng có thể không may mắc các bệnh như những người khác không nhiễm HIV. Dự kiến từ tháng 6/2016 việc điều trị bằng thuốc ARV sẽ được chi trả qua BHYT.
Do vậy với người nhiễm HIV/AIDS, BHYT càng trở nên quan trọng trong việc đảm bảo cho họ được tiếp cận với các dịch vụ khám bệnh, điều trị ARV, giảm nguy cơ đói nghèo do hàng năm phải gánh vác một khoản lớn chi phí khám, chữa bệnh trong thời gian tới khi các chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng dần và nguồn viện trợ quốc tế giảm dần.
Đặc biệt, nếu không có thẻ BHYT, người nhiễm HIV thuộc gia đình nghèo sẽ phải tự chi trả cho việc điều trị bằng thuốc ARV mà hậu quả là họ có thể phải ngừng hoặc gián đoạn điều trị ARV, gây ra dịch HIV kháng thuốc ARV nguy hiểm cho người bệnh và toàn xã hội.
Hữu Thủy
" alt=""/>‘Nhẹ gánh’ điều trị HIV nhờ BHYT