Nhận định, soi kèo Leeds vs Stoke, 21h00 ngày 21/4: Rượt đuổi mãn nhãn


相关文章
- 、
-
Kèo vàng bóng đá Tottenham vs Bodo/Glimt, 02h00 ngày 2/5: Tin vào Spurs -
GWIS không chứng minh được tính pháp lý, trường Newton sẽ giảm 20% học phí- Đại diện Trường Phổ thông quốc tế Newton cho hay nếu phía đối tác GWIS không chứng minh được pháp lý, trường sẽ hoàn trả 20% học phí. Cùng với đó, sẽ giảm 20% học phí nếu học sinh tiếp tục theo học chương trình Mỹ ở các năm học sau.
Trước những nghi vấn về tính pháp lý của Trường George Washington International School (GWIS), việc đảm bảo quyền lợi của học sinh đang theo học chương trình hợp tác với trường này là vấn đề được dư luận quan tâm.
Trao đổi với VietNamNet chiều ngày 18/4, bà Lê Thị Chính, Hiệu trưởng Trường Phổ thông quốc tế Newton- đối tác liên kết với GWIS cho biết hiện vẫn chờ đợi để phía GWIS cung cấp các giấy tờ chứng minh tính pháp lý.
Trong trường hợp xấu nhất, nếu sau 3 tháng kể từ ngày 16/4, trường GWIS không cung cấp được giấy kiểm định chất lượng thì trường Newton sẽ chấm dứt hợp đồng liên kết giữa hai bên.
Theo bà Chính, trường hợp ngừng hợp tác, nhà trường vẫn tiếp tục đảm bảo chương trình giảng dạy ba môn Toán, Khoa học và tiếng Anh theo sách giáo khoa Mỹ để đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
“Như vậy nhà trường vẫn sẽ tiếp tục tổ chức dạy học chương trình Mỹ bình thường với giáo viên nước ngoài và vẫn các môn như thế. Chỉ là sẽ không lấy bảng điểm và chứng chỉ của GWIS và những chi phí trước đây vốn chuyển cho họ sẽ được gửi lại cho phụ huynh. Phải phân biệt việc liên kết để có bằng có bảng điểm với việc chương trình, nếu chương trình có lợi cho người học và người học thích thì nhà trường vẫn tiếp tục dạy. Bởi chất lượng chương trình là do trường Newton chịu trách nhiệm chứ không phải bên đối tác”.
Buổi làm việc giữa ông Philip Nguyễn- đại diện GWIS với các phụ huynh có con theo học tại Trường Phổ thông quốc tế Newton. Ảnh: Thanh Hùng. Trước câu hỏi đảm bảo quyền lợi cho học sinh đã từng theo học chương trình này, bà Chính cho hay nhà trường cũng đưa ra những phương án và ngày 21/4 tới đây sẽ tổ chức họp phụ huynh để thông báo việc học sinh có thể chọn các hướng đi tiếp.
“Trường hợp xấu nhất là năm học tới nhà trường ngừng hẳn liên kết với GWIS thì học sinh có thể được lựa chọn hoặc chuyển hệ Cambridge (Sở GD-ĐT Hà Nội đã cho phép trường tổ chức từ năm học tới đối với từ lớp 8 trở xuống) hoặc sang học hệ bán quốc tế. Hoặc cũng có thể tiếp tục học chương trình này- chương trình Mỹ, nhưng không còn liên kết với GWIS”.
Theo bà Chính, trước mắt, trong thời gian tạm dừng liên kết để làm rõ các nghi vấn về tính pháp lý của GWIS, cụ thể với 2 tháng 4 và 5/2018, trường Newton sẽ hoàn trả cho phụ huynh phần chi phí vốn trước nay chuyển sang cho GWIS về bảng điểm.
“Cụ thể, những học sinh đang theo học hệ GWIS sẽ được giảm 20% học phí, tức vẫn học chương trình như thế, vẫn đảm bảo chất lượng, nhưng không còn bảng điểm và lấy chứng chỉ gì nữa và học chỉ để lấy kiến thức. Chúng tôi cũng đã có phương án, sang năm sau, các học sinh vẫn sẽ học chương trình với số tiết đảm bảo, giáo viên nước ngoài như thế, nhưng không lấy chứng chỉ và giảm 20% học phí so với năm nay”, bà Chính nói.
Về dài hạn, Trường Newton cũng cam kết trong thời gian sớm nhất sẽ xin tư vấn từ Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) để tìm đối tác thay thế. Khi có đối tác mới trường sẽ trao đổi với phụ huynh về phương án chuyển đổi cụ thể.
“Để học sinh vẫn có thể được nhận những chứng chỉ hoặc bảng điểm hoặc bằng của Mỹ tin cậy. Tất nhiên trường sẽ phải kết hợp với Sở GD-ĐT Hà Nội để có những bàn bạc kỹ lưỡng về những vấn đề này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người học”, bà Chính nói.
Theo bà Chính, thực tế sau cuộc họp phụ huynh, đại đa số các phụ huynh vẫn rất ủng hộ và muốn các con tiếp tục được học chương trình của Mỹ.
Bà Chính cho biết, hiện số lượng học sinh theo học hệ GWIS này không nhiều, thậm chí rất ít.
“Học sinh hệ này sẽ học song song 2 chương trình cả chương trình Việt Nam và cả chương trình Mỹ. Tức vẫn học chương trình Việt Nam bình thường và có thêm bảng điểm của chương trình GWIS và chỉ học 3 môn. Học sinh nào đủ 24 tín chỉ thì mới được nhận bằng. Thực ra từ trước đến nay cũng mới chỉ 6 học sinh được nhận bằng này.
Thường mỗi khối 4 lớp thì số học sinh theo hệ GWIS chỉ 1 lớp. Ví dụ như năm nay, khối 11 của nhà trường gần 120 học sinh thì chỉ hơn 20 học sinh. Khối 10 có hơn 120 học sinh cũng gần 30 học sinh. Lớp 12 cũng vậy. Nhưng ít em đủ 24 tín chỉ, bởi để đạt đủ phải theo từ lớp 9, thậm chí lớp 10 mới vào thì cũng không đủ. Và nếu không đủ tín chỉ thì xác định là cũng không có bằng, học chỉ để lấy kiến thức để sau đó thi các chứng chỉ SAT, IELTS, TOEFL,…để rồi apply học bổng du học”, bà Chính cho hay.
Thanh Hùng
Bộ Giáo dục đề nghị 9 Sở Giáo dục dừng hợp tác với trường GWIS
Bộ GD-ĐT vừa có công văn đề nghị các Sở GD-ĐT xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh/ thành phố để dừng hợp tác với Trường Quốc tế George Washington (GWIS).
"> -
Trao đổi với VietNamNet chiều tối 11/5, ông Nguyễn Như Ý, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thường Tín cho biết, ngay sau khi nắm bắt thông tin, phòng đã thành lập tổ công tác xuống ngay nhà trường tổ chức hội nghị để xác minh sự việc báo chí phản ánh việc cô giáo chủ nhiệm lớp 9B bắt học sinh quỳ trước lớp trong giờ học Toán. Đình chỉ cô giáo Hà Nội bắt học sinh quỳ trước lớpSau thời gian làm việc, cô giáo Lê Thị Quy (giáo viên dạy Toán, chủ nhiệm lớp 9B) đã thừa nhận việc bắt học sinh quỳ trước lớp trong giờ Toán và có trình bày việc cô bắt học sinh quỳ trước lớp là thực hiện theo ý kiến của một số phụ huynh trong lớp đề nghị.
Tổ công tác cũng đã xuống lớp 9B, trực tiếp làm việc với 29 học sinh có mặt và học sinh đều khẳng định việc cô giáo bắt học sinh quỳ trước lớp trong giờ học Toán là có thật.
Ông Nguyễn Như Ý, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thường Tín cho hay hành vi của cô giáo Lê Thị Quy bắt học sinh quỳ trước lớp là không đúng quy định của ngành giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo và làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người giáo viên.
Cùng đó, đã giao trách nhiệm cho hiệu trưởng nhà trường tạm đình chỉ việc giảng dạy và công tác chủ nhiệm của cô giáo Lê Thị Quy 1 tuần, từ ngày 13/5/2019 để làm tường trình và kiểm điểm về hành vi của mình.
“Bản thân tôi cũng rất bất ngờ với trường hợp này bởi cô giáo có đến 20 năm kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm. Trong sự việc này hoàn toàn có thể có những biện pháp giáo dục học sinh khác và tích cực hơn”, ông Ý nói.
Nhà trường cũng phân công giáo viên đủ điều kiện để đảm nhiệm thay thế việc giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp của cô Quy.
Trong thời gian sớm nhất, Trường THCS Tô Hiệu phải hoàn thành hồ sơ vụ việc
và báo cáo về phòng GD-ĐT huyện để các cấp có thẩm quyền xem xét và xử lý.
Trước đó, sau khi nhận được thông tin, Sở GD-ĐT đã phối hợp UBND huyện Thường Tín chỉ đạo phòng GD-ĐT và các đơn vị liên quan lập tổ công tác kiểm tra, xác minh vụ việc, xác minh, làm rõ hành vi sai phạm của giáo viên (nếu có). Cùng đó, yêu cầu xử lý nghiêm những cá nhân thực hiện sai quy chế, quy định của ngành; ổn định tâm lý học sinh, phụ huynh và đảm bảo các hoạt động dạy học trong nhà trường.
Thanh Hùng
Phụ huynh viết đơn tố cô giáo bắt học sinh phải quỳ gối
- Một phụ huynh có con học tại Trường THCS Tô Hiệu đã viết đơn kiến nghị gửi UBND và Phòng GD-ĐT huyện Thường Tín (Hà Nội) về việc cô giáo chủ nhiệm bắt con trai mình phải quỳ gối ngay trong giờ học.
"> -
“Ươm mầm” tương lai Hanoi Telecom mở học viện Tekmonk đào tạo nhân lực công nghệ trẻTrong những năm qua, Hanoi Telecom đã đề ra những định hướng chiến lược trong việc đào tạo nhân lực chất lượng cao, trong đó vấn đề giáo dục từ những lứa tuổi còn bé đã được quan tâm.
Bắt đầu từ ý nghĩ giản đơn là mang tình thương với những em nhỏ vùng cao và mong muốn tiếp thêm động lực cho các em trong hành trình “đi tìm cái chữ”, Hanoi Telecom đã dành trọn tâm huyết của mình cho công cuộc xây dựng những mái trường vững chắc tại nơi vùng cao trắc trở. Xây dựng 2 điểm trường trong 1 năm với gần 3 tỷ đồng đầu tư là minh chứng cho những nỗ lực của đơn vị này trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Hành trình này chưa dừng lại khi đơn vị này thường xuyên tổ chức đào tạo miễn phí kỹ năng mềm và trải nghiệm công nghệ cho con em CBNV. Từ đó, Hanoi Telecom hiểu được nhu cầu và nhân rộng khát khao đào tạo lập trình cho giới trẻ và Học viện công nghệ Tekmonk được ra đời với sứ mệnh dẫn dắt thế hệ trẻ tiếp cận công nghệ, với lộ trình đào tạo bài bản và định hướng xuyên suốt các lứa tuổi từ học sinh tới sinh viên, người đi làm.
Tekmonk giúp học viên có những trải nghiệm thực tế qua các dự án, giúp các bạn trẻ nắm bắt công nghệ từng ngày và định hình nghề nghiệp tương lai. Bài toán nhiều sinh viên công nghệ ra trường chưa sẵn sàng làm việc hay không đạt yêu cầu của nhà tuyển dụng giờ đây đã có thêm lời giải nhờ sự xuất hiện của Tekmonk.
Bên cạnh đó, 1 năm qua, Hanoi Telecom cũng được nhắc đến nhiều và biểu dương với giải pháp của bài toán nhân lực, đặc biệt là nhân lực công nghệ thông tin.
Phó Tổng Giám đốc Hanoi Telecom - bà Nguyễn Hiền Phương Bà Nguyễn Hiền Phương - Phó Tổng Giám đốc Hanoi Telecom chia sẻ: “Khái niệm chuyển đổi số từ “gốc” có lẽ chưa được nhắc đến nhiều. Để tạo nền tảng vững chắc cho cuộc cách mạng mang tên “Make in Vietnam”, điều kiện đầu tiên là phải đào tạo được 1 nguồn nhân lực chất lượng cao có thể đáp ứng được yêu cầu của thế giới mới, 1 thế hệ nắm chắc nền tảng công nghệ, trang bị đầy đủ những kỹ năng hiện đại, linh hoạt và dám dấn thân với những điều mới mẻ”.
Học để làm việc - tư duy của giới trẻ IT thành đạt
Khi cả thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ khóa “lập trình” ngày càng được nhiều bạn trẻ và phụ huynh quan tâm, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Khảo sát của Hanoi Telecom cho thấy, nhu cầu học các môn về khoa học máy tính tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao. Lập trình là môn học về tư duy, sự sáng tạo kết hợp những kỹ năng mềm khiến cho việc viết những đoạn mã trở thành một niềm vui.
Những sản phẩm đơn giản đầu tiên của trẻ sẽ truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển tiềm năng bản thân, đồng thời cũng là sự chuẩn bị mang lại cho trẻ thành công tốt nhất trong tương lai.
Lớp đào tạo học viên từ 8 - 10 tuổi của Tekmonk Các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân muốn nâng cao lợi thế cạnh tranh cần phải tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có, đặc biệt là nguồn lực trong ngành công nghệ. Điểm khác biệt của một đơn vị thuộc top đầu trong ngành công nghệ thông tin là chiến lược “tự cung tự cấp”.
Hanoi Telecom sở hữu nhiều chuyên gia và cố vấn cao cấp, không chỉ ở kinh nghiệm lâu năm mà còn tiên phong cho những sáng tạo và nghiên cứu đột phá, phục vụ cho hoạt động phát triển sản phẩm với bề dày trải nghiệm thực tế.
Theo đại diện Hanoi Telecom, nắm được thế mạnh vốn có, kết hợp với việc hiểu nhu cầu thị trường, doanh nghiệp đã đưa ra chiến lược sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt của 8 đơn vị thành viên, bao phủ đủ các mảng trong ngành công nghệ thông tin - viễn thông để trở thành giảng viên chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn, lý thuyết đến các học viên từ nội bộ và công chúng thông qua các buổi workshop giao lưu định kỳ hàng tháng.
Với Học viện Công nghệ Tekmonk, 40% giảng viên của các học phần đến từ các công ty thành viên cho thấy đơn vị này đang tận dụng triệt để nguồn lực sẵn có.
Đại diện Hanoi Telecom chia sẻ, ngôn ngữ lập trình sẽ dần trở thành ngôn ngữ toàn cầu mới, thế hệ trẻ có thể làm chủ ngôn ngữ công nghệ, sẽ có khả năng làm chủ tương lai của chính mình. Hanoi Telecom và Tekmonk tin tưởng và đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt tiếp cận và nắm lấy cơ hội này, góp phần đưa Việt Nam đi xa hơn trên hành trình chuyển đổi số.
Thế Định
">