Người dân lên nhận phần quà ý nghĩa từ đại diện Công ty PNJ
Đại diện PNJ trao tặng số tiền đóng góp từ lương của nhân viên công ty PNJ cho quỹ từ thiện
Xuân yêu thương tính đến thời điểm hiện tại đã mang đến giá trị vật chất là: 4,3 tỷ đồng và hơn 4000 phần quà đến những người dân có hoàn cảnh khó khăn. Để có được thành quả này là nỗ lực rất lớn từ tập thể PNJ, thể hiện quan điểm mà PNJ sẽ quán triệt một cách sâu sắc: “Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển bền vững khi tồn tại trong một xã hội phát triển bền vững”.
Nụ cười hạnh phúc khi nhận được phần quà từ Công ty PNJ khi Xuân 2020 đang cận kề
Không chỉ riêng chương trình Xuân Yêu Thương, PNJ luôn là đơn vị tiên phong tổ chức triển khai các dự án chương trình vì cộng đồng. Nổi bật nhất có thể kể đến hoạt động Mái Ấm Niềm Tin của Quỹ từ thiện PNJ đã cán mốc gần 300 ngôi trong suốt thời gian hoạt động - giúp cho bà con vùng sâu vùng xa có được nơi an cư lạc nghiệp để vững tin xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Bên cạnh đó, dự án nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam, Cộng đồng tự nguyện xanh, Tài trợ cho người nghèo mổ mắt, xây dựng trường học cho trẻ em ở miền cao, học bổng dành cho học sinh, sinh viên hiếu học… đều là những hoạt động vì cộng đồng xuyên suốt năm qua của PNJ. Những hoạt động trên góp phần cải thiện hệ thống an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và lan tỏa cảm hứng sẻ chia đến với cộng đồng.
Lệ Thanh
" alt="Trao quà Xuân cho người dân nghèo quận Phú Nhuận" />Trao quà Xuân cho người dân nghèo quận Phú Nhuận
Rời Hà Nội ồn ã, về ngắm cánh đồng cúc chi vàng ruộm mộng mơ
Cúc chi chỉ nở duy nhất một lần vào dịp cuối năm và thời điểm rực rỡ nhất chỉ kéo dài độ 2 - 3 tuần. Chính vì lẽ đó mà người yêu loại hoa này phải vội vã về ghé thăm để không lỡ dịp.
Những luống cúc chi vàng ruộm bao phủ cả cánh đồng "thẳng cánh cò bay" trở thành "đặc sản" của vùng quê cách thủ đô Hà Nội vỏn vẹn 30 km.
Những luống cúc chi được trồng thẳng hàng ngay ngắn, trải dài tăm tắp, tạo thành thảm vàng rực rỡ, nao nức lòng người. Loài hoa này còn được gọi là kim cúc, cúc hoa vàng hay hoàng cúc, nhưng thường gọi nhất là cúc chi, thường được trồng làm cảnh, lấy pha trà hay làm thuốc. Sự tích kể lại rằng hoa kim cúc (người dân thường gọi tắt là hoa cúc) được trồng để dâng lên vua chúa làm dược liệu nên còn có tên gọi khác là cúc “tiến vua”,
Cúc chi là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân làng dược liệu Nghĩa Trai (Hưng Yên). "Cái Tết ấm no hay không là nhờ vào mùa cúc chi này đó!", lão nông Lê Ngọc Thành (Nghĩa Trai, Hưng Yên) hóm hỉnh nói.
Cúc chi được trồng từ khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 Âm lịch hàng năm. Sau hai tháng khi cúc lên cao, người dân hái ngọn lần một để cây ra thêm nhánh, thu được nhiều hoa hơn. Vào tháng 12 khi hoa nở rộ, người dân nhanh chóng thu hoạch. Cúc chi phải thu hoạch ngay lúc nở rộ, không còn nụ nhưng hoa chưa tàn. Chính vì thế, để thu hoạch kịp, nhiều hộ trồng cúc chi phải huy động cả gia đình thậm chí thuê thêm 10 - 15 người hái hoa.
Năm nay, giá thuê nhân công hái cúc chi dao động ở mức 13.000 - 15.000 đồng/kg/người. Người nhanh tay, quen việc có thể hái được 20 - 30kg hoa mỗi ngày.
Rời Hà Nội ồn ã, về ngắm cánh đồng cúc chi vàng ruộm mộng mơ
Rời Hà Nội ồn ã, về ngắm cánh đồng cúc chi vàng ruộm mộng mơ
Rời Hà Nội ồn ã, về ngắm cánh đồng cúc chi vàng ruộm mộng mơ
Rời Hà Nội ồn ã, về ngắm cánh đồng cúc chi vàng ruộm mộng mơ
Những năm gần đây, nhiều nơi cũng mang giống cúc chi về trồng nhưng hầu hết hiệu quả đều không cao, cúc không có mùi đặc trưng như cúc chi Nghĩa Trai.
Cúc chi (hay kim cúc, hoàng cúc) còn có tên gọi khác là “cúc tiến vua” bởi ngày xưa, loài hoa có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, mát gan được lựa chọn để dâng lên vua chúa. Cách sử dụng cúc chi phổ biến là pha trà uống hoặc làm dược liệu cùng các vị thuốc khác.
Cúc sau khi thu hoạch sẽ được phơi, sấy kì công để cho ra thành phẩm là những túi cúc khô, xuất bán khắp trong nước, ngoài nước. Cúc khô có giá lên đến 400.000 - 500.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn tùy vào chất lượng.
Sau hơn 2 giờ đến thăm cánh đồng hoa Nghĩa Trai, chị Thu Cúc hạnh phúc chia sẻ: "Mỗi lần nghe người dân nói được mùa là mình cũng thấy vui trong lòng. Chỉ mất khoảng 40 phút di chuyển mà về đến đây thấy không khí khác hẳn thành phố xô bồ. Cảnh đẹp, người dân thân thiện khiến những du khách phương xa hay người mê ảnh như mình thấy yêu lắm!"
Rời Hà Nội ồn ã, về ngắm cánh đồng cúc chi vàng ruộm mộng mơ
Rời Hà Nội ồn ã, về ngắm cánh đồng cúc chi vàng ruộm mộng mơ
Rời Hà Nội ồn ã, về ngắm cánh đồng cúc chi vàng ruộm mộng mơ
Những địa điểm đi chơi Noel thú vị ở Hà Nội
Sát lễ Giáng sinh, nhiều địa điểm vui chơi ở Hà Nội đã trang trí vô cùng rực rỡ để chuẩn bị cho các hoạt động trong đêm Noel.
" alt="Ngắm cánh đồng hoa cúc vàng rực tại Hưng Yên" />Ngắm cánh đồng hoa cúc vàng rực tại Hưng Yên
Về tục lệ này, Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, cho biết:
‘Theo tín ngưỡng dân gian, sau khi cúng bái xong, cá chép được mang ra thả ở sông, hồ đưa các Táo lên Thiên đình báo cáo để Thiên đình định đoạt công tội cho tất cả loài người.
Tuy nhiên, theo giáo lý nhà Phật, hành động thả cá chép mang ý nghĩa phóng sinh. Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam’.
Tuy nhiên việc thả cá chép ngày ông Công ông Táo cũng phải đúng cách để đảm bảo ý nghĩa của tục lệ này.
Hiện, nhiều người không hiểu hết ý nghĩa của việc thả cá chép mà chạy theo phong trào. Họ cho rằng, càng phóng sinh nhiều càng được Phật Tổ ban cho nhiều tài lộc, may mắn… Nhưng thực tế, đó là quan niệm sai lầm, mang hơi hướng mê tín dị đoan.
Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) thì mới kịp lên Thiên đình. Do vậy, ngay từ tối ngày 22 đến sáng sớm 23 tháng Chạp, người người đã bắt đầu thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà.
Thả cá chép đúng cách là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông, hồ để cá còn có cơ hội được sống. Nhiều người cẩn thận còn thắp hương cầu khấn những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất.
Tuyệt đối không đứng ở thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống sông, hồ, khiến cá không thể sống được. Người thả cá cũng không phóng sinh cá ở những nơi môi trường bị ô nhiễm vì cá sẽ ít cơ hội để sống sót.
Tuyệt đối tránh hành vi thả cá ồ ạt, theo phong trào, không chú ý xem cá có cơ hội sống sót hay không. Người dân cũng cần tránh việc đi thả cá mà đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa cá xuống ao, hồ, làm ô nhiễm môi trường.
Trước mặt chị Toàn bây giờ đã đông đủ học viên. Già có, trẻ có. Nam có nữ có. Mặc trang phục bệnh viện, các bệnh nhân ngồi theo hàng ngay ngắn và trật tự. Trên gương mặt họ, người vui có người buồn cũng lắm. Trong nỗi vui buồn đó, họ đều có chung một nét ngây ngô đến ngờ nghệch...
'Hít vào thật sâu' - cô Toàn hô to. Các học viên cố hít cho sâu rồi dừng lại và thở ra từ từ khi tiếng hô của cô vang lên.
Tiếp theo đó, cả lớp ngồi xếp bằng trên tấm thảm. Hai tay ngửa ra đặt lên đầu gối. Đầu hơi cúi xuống, cả lớp bắt đầu ngồi thiền. Không gian dường như lắng đọng. Đôi mắt họ sụp xuống. Những ngổn ngang trong cuộc sống, những phiền muộn trong bệnh tật có lẽ đã tan biến để lại trong tâm chút an nhiên của cuộc đời.
Sau một động tác hơi nặng, cô giáo Toàn chỉ vào vòng bụng của mình rồi hỏi, 'Các anh chị có thấy nóng không?'. Cả lớp hô vang: 'Dạ có'. 'Tốt' - cô Toàn nói - có nóng như vậy vùng mỡ ở đây mới nhanh tan.
Cứ thế, hết động tác này đến động tác khác. Cô giáo Toàn hướng dẫn, tập luyện cho các học viên rất chân tình và đằm thắm. Học viên trong những giây phút như thế này đều trở nên hiền lành và ... ngoan ngoãn. Dường như Yoga đang có hiệu quả đối với những bệnh nhân tâm thần.
Chị Phan Thị Én, 42 tuổi ngụ ở Phan Thiết vào điều trị tại khoa đã hơn một năm. Chị kể lại, lúc đầu mới tập, chị thấy rất khó khăn nhưng đã 6 tháng trôi qua, giờ đây khi tập lại những động tác cũ chị thấy nhẹ nhàng hơn. Chị bày tỏ mong muốn được theo lớp tập luyện mỗi ngày để cơ thể được khỏe mạnh và tinh thần tỉnh táo hơn.
Cũng như chị Én, chị Lê Thị Thảo, 33 tuổi quê ở Tây Ninh, một bệnh nhân đã điều trị nhiều năm cho biết chị đã trải qua gần một năm theo lớp Yoga này. Đến nay chị cảm thấy khỏe hơn trước rất nhiều.
Sẽ phát triển Yoga để điều trị cho bệnh nhân
Lớp Yoga tại khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 được thành lập vào tháng 12 năm 2017. Ban đầu, có thể do tò mò nên số học viên là bệnh nhân nội trú tham dự rất đông.
Cô Ái Toàn, huấn luyện viên Yoga
Qua các buổi tập, nhiều bệnh nhân không tiếp thu được bởi Yoga đòi hỏi sự kiên trì. Một số đông không chịu nổi những động tác làm đau nhức cơ thể lúc ban đầu đã bỏ cuộc. Con số giảm dần chỉ còn lại 80 học viên.
Tết 2018, lượng học viên được đoàn tụ với gia đình nhiều, thêm một số khác không muốn học đã khiến cho số học viên giảm thêm một nửa. Đến nay, số học viên chính thức còn lại khoảng 20 người nhưng cũng không đều đặn lắm.
Hồi tưởng lại những ngày đầu bước chân vào bệnh viện, Ái Toàn cho biết, cô xuất thân là diễn viên múa của đoàn ca múa nhạc Đồng Nai. Do những khó khăn trong cuộc sống, năm 2004, gặp lúc giám đốc bệnh viện là bác sĩ - nhạc sĩ Nguyễn Thọ muốn dùng liệu pháp âm nhạc để trị liệu cho bệnh nhân bên cạnh trị liệu bằng thuốc nên đã tuyển dụng nhân sự mảng nghệ thuật để thành lập khoa Phục hồi chức năng.
Được chấp nhận, Ái Toàn chuyển công tác về làm việc hẳn ở bệnh viện. Hàng ngày Toàn dựng múa cho nhân viên bệnh viện, dạy múa cho bệnh nhân. Cứ thế kéo dài đến năm 2017 trong một lần tình cờ, Toàn ghi tên theo học lớp huấn luyện viên Yoga.
Qua lớp học này, Toàn cảm nhận được tinh túy của môn học và ấp ủ sẽ truyền đạt lại cho các bệnh nhân của mình. Toàn nói: 'Trước đây mình theo nghiệp múa nhưng múa chỉ cần độ dẻo trong khi Yoga ngoài dẻo ra còn cần rất nhiều nội lực. Vì thế, theo Yoga sẽ giúp mình cải thiện được nhiều về sức khỏe'.
Một bệnh nhân, là học viên theo học với Toàn từ ngày đầu, anh Trương Phan Duyên, 49 tuổi bày tỏ, sau một thời gian tập Yoga, sức khỏe anh rất khả quan. Anh nhớ lại những ngày đầu, rất mỏi mệt. Dần dần sức khỏe của anh tăng lên. Sau mỗi lần tập, mồ hôi tuôn ra tạo cho anh cảm giác thoải mái và thích thú.
Bà Huỳnh Thị Ngọc Xuân, Điều dưỡng trưởng và là người trực tiếp quản lý lớp Yoga khoa Phục hồi chức năng xác nhận những thành quả mà các bệnh nhân có được sau một thời gian luyện tập. Bà nói: 'Nhiều bệnh nhân khi chưa tập rất chậm chạp nhưng sau một thời gian đến với Yoga đã tỏ ra yêu đời hơn, thần sắc thay đổi từng ngày'.
'Trong năm tới chương trình tập Yoga cho bệnh nhân sẽ được mở rộng. Có thể Khoa sẽ trình lên Ban Giám đốc đề tài nghiên cứu khoa học về chương trình này', bà Xuân cho biết thêm.
Chuyện ở ngôi nhà giữa vườn cao su Bình Dương
'Con muốn hỏi ông, có ông cha khùng nào mà thương con như ba con không?', câu hỏi quá bất ngờ của đứa trẻ lớp 2 làm chúng tôi nghẹn lòng.
" alt="Lớp học đặc biệt của nữ diễn viên múa trong bệnh viện tâm thần" />
...[详细]
Cô vợ 21 tuổi thường xuyên lang chạ với những người đàn ông lớn tuổi
Cụ ông 74 tuổi cũng tiết lộ rằng mình đã cưới Milijana không chỉ vì cô ấy trẻ đẹp mà còn vì muốn tìm người đỡ đần lúc khó khăn.
"Cô ấy đã lừa dối tôi với một người đàn ông 56 tuổi sau 7 ngày kết hôn. Cô ấy thích những người lớn tuổi", ông Milojko cho biết.
Tuy nhiên, mối quan hệ của cặp vợ chồng chênh lệch 53 tuổi chỉ thực sự đi đến bước đường cùng khi ông Milojko bắt gặp người vợ trẻ đang tắm cùng một người đàn ông lớn tuổi khác. Không chỉ vậy, Milijana còn bị bắt gặp đang hôn môi say đắm cùng ông Nemanja Stamatovic Zabac, 60 tuổi.
Chính màn ngoại tình không thể chấp nhận nổi này đã khiến hai vợ chồng tranh cãi gay gắt. Ông Milojko thậm chí còn hét lên với vợ trẻ:
"Cô nên gặp bác sĩ tâm lý! Cô đã làm chuyện ấy chưa? Vâng, hẳn là đã làm. Cô nên thấy xấu hổ vì hành động của mình".
Milojko cười rạng rỡ trong ngày cưới
Bí quyết giúp cụ ông 101 tuổi vẫn cuốc đất, trồng cây ở Ninh Bình
Bước sang tuổi xưa nay hiếm, cụ Bảng vẫn làm các công việc đòi hỏi sức khỏe. Bí quyết của cụ là yêu lao động và sinh hoạt khoa học.
" alt="Cụ ông 74 tuổi ly hôn vợ 21 tuổi sau khi bị cắm nhiều sừng" />
...[详细]
Tiến Linh lập công trước U22 Thái Lan, gỡ hòa cho đội nhà
Với 2 lần lập công, cầu thủ Tiến Linh nhận được vô số lời chúc mừng từ đồng đội và người hâm mộ. Trên trang cá nhân, các cầu thủ Vũ Văn Thanh, Duy Mạnh, Quế Ngọc Hải đã dành cho đàn em lời khen ngợi.
Đặc biệt, Duy Mạnh hứa thưởng cho Tiến Linh khi về nước. Anh viết trên story Instagram: ‘Thích gì về Việt Nam anh tặng nhé. Hôm nay gánh rồi’.
Lời hứa thưởng của Duy Mạnh dành cho đàn em
Cầu thủ Văn Thanh đăng ảnh Tiến Linh với dòng trạng thái: ‘Lại là Tiến Linh’, kèm theo lời chúc mừng đến toàn đội tuyển U22 và HLV Park Hang-seo.
Trong khi đó, cầu thủ Quế Ngọc Hải hài hước viết: ‘Hôm nay nó gánh rồi nhé không phá nữa đâu’ đồng thời tag tên Văn Lâm, Duy Mạnh, Đức Huy.
Nguyễn Tiến Linh (sinh năm 1997) là cầu thủ thuộc biên chế CLB Bình Dương. Anh vừa khoác áo đội tuyển quốc gia và có tên trong danh sách U22 Việt Nam tham dự SEA Games 30.
Nam cầu thủ sinh năm 1997 luôn được đồng đội quý mến
Dòng trạng thái mới cập nhật của cầu thủ Vũ Văn Thanh gửi đến đồng đội.
Tiến Linh và những chuyện ít biết về cuộc sống ngoài sân cỏ
Trong trận gặp U22 Thái Lan, cầu thủ Tiến Linh ghi 2 bàn thắng, gỡ hòa 2 - 2 cho đội tuyển Việt Nam. Ít ai biết, cầu thủ trẻ có tuổi thơ nghèo khó, sống xa bố mẹ.
" alt="Lập công trước Thái Lan, Tiến Linh được Duy Mạnh hứa thưởng" />
...[详细]
Lúc trao quà cho cô dâu, anh tìm không thấy 2 chỉ vàng để trong túi quần. May mắn, lúc đó chị Nguyễn Hải Yến lại đang đi tìm chủ nhân của 2 chỉ vàng mà chị vừa nhặt được.
Chị Yến cho biết, sáng hôm đó chị đi dự đám cưới nhưng do đứa cháu đi cùng quấy khóc, chị phải đưa cháu về nhà rồi mới đến dự tiếp. Lúc quay trở lại đám cưới, chị đã nhặt được 2 chỉ vàng trong 1 hộp nhựa ngay trước cổng hôn trường.
Hai chiếc nhẫn vàng cô giáo Yến nhặt được.
Ngay lúc đó, chị Yến đi tìm chủ nhân nhưng chưa được, chị định nhờ MC thông báo trên loa thì thấy anh Tiến - em cô dâu đang loay hoay tìm 2 chỉ vàng.
Sau khi xác định anh Tiến đúng là chủ nhân số vàng này, chị đã trao trả lại. Anh Đào Quang Ninh - Bí thư đoàn xã Hùng Thành đã xác nhận thông tin này.
Cô giáo Nguyễn Hải Yến.
'Cái gì không thuộc về mình thì mình trả lại cho họ thôi. Anh Tiến thật sự vui mừng khi nhận lại số vàng mà tôi trao trả', chị Yến chia sẻ.
Được biết chị Yến hiện công tác tại Trường Tiểu học Hùng Thành, là giáo viên chủ nhiệm lớp 1A, tích cực trong các hoạt động phong trào của nhà trường, tâm huyết với nghề, yêu trò mến trẻ và có tấm lòng nhân ái.
Cặp đôi tổ chức đám cưới qua điện thoại, xúc động nói lời hẹn ước
Không có gia đình và bạn bè, không có tiệc hoa và không có nhẫn kim cương rực rỡ nhưng đây là đám cưới đáng nhớ của nữ y tá.
" alt="Cô giáo Nghệ An trả lại 2 chỉ vàng nhặt được ở đám cưới" />
...[详细]