Một câu chuyện khác nóng không kém chuyến đi của Quang Hải trong tuần qua là đề xuất và lời hứa từ một doanh nghiệp sẽ bảo trợ cho U23 Việt Nam tham dự V-League nhằm duy trì năng lực, tăng cường cọ xát để giúp tuyển Việt Nam đảm bảo bệ phóng tốt trong tương lai.
Về mục đích, không sai khi ai cũng thấy U23 Việt Nam nói riêng hay các cầu thủ trẻ có quá ít cơ hội để cọ xát để khiến đội tuyển hay bóng đá Việt Nam nói chung chưa thể bứt lên một cách mạnh mẽ, ổn định dù vài năm gần đây thành tích là tương đối ổn.
Tuy nhiên, ý tưởng này dù được phía đề xuất khẳng định không có ý định thương mại hay sẽ đảm bảo dung hòa tốt quyền lợi cho các CLB, nhưng gần như khó thành vì thiếu khả thi lẫn bất cập lớn trong bối cảnh chưa từng có tiền lệ ở bóng đá Việt Nam.
Vậy nên cho tới trước khi tự thân bóng đá Việt Nam thành lập được trung tâm và đào tạo cầu thủ riêng biệt so với các CLB thì may ra mới có thể thực hiện, còn lúc này chắc chắn không thể vì những nguyên nhân nói trên…
... nghĩ về con đường bóng đá Việt Nam
Hai chuyện nóng trong tuần qua của bóng đá Việt Nam tưởng không liên quan, nhưng thực tế lại chung một cội rễ: Các cầu thủ trẻ cần sân chơi để phát triển tài năng nhằm làm rạng danh bóng đá nước nhà.
Rõ ràng, nếu Quang Hải không được chơi và tỏa sáng tại những giải đấu trẻ rồi được các HLV ở Hà Nội FC tạo điều kiện đưa lên, sử dụng ở đội 1 tham dự V-League nhiều mùa giải qua thật khó cho tiền vệ người Đông Anh nổi như cồn như lúc này.
Với câu chuyện U23 Việt Nam dự V-League cũng tương tự như thế, lứa cầu thủ trẻ này cần được ra sân đều đặn, liền lạc… mới có thể tiếp tục tỏa sáng thay vì thui chột sau khi trở về từ đội tuyển hay một giải đấu nào đó.
Bóng đá Việt Nam hiện tại đã có đủ hệ thống các giải trẻ từ U9 đến U21… nhưng công tác tổ chức lại chưa hoàn thiện, chuyên nghiệp khi mỗi năm chỉ tổ chức vòng loại rồi tới VCK là hết để mỗi cầu thủ loanh quanh ra sân khoảng trên chục trận là xong.
VFF hay các nhà quản lý thừa hiểu như vậy là chưa đủ, nhưng lực bất tòng tâm vì… thiếu tiền, cứ nhìn các giải trẻ loay hoay kiếm tài trợ để tổ chức là thấy ngay, đặc biệt từ các giải được coi bệ phóng cho sân chơi chuyên nghiệp U19 hay U21 Quốc gia.
Vậy nên, nếu có lòng muốn chung tay vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam chẳng cần phải nghĩ xa và rắc rối với U23 Việt Nam, doanh nghiệp hay các nhà tài trợ nếu muốn hãy dồn công, dồn của giúp hệ thống trẻ Quốc gia hoàn thiện để các cầu thủ trẻ được ra sân nhiều hơn.
Các cầu thủ trẻ được ra sân thi đấu quanh năm thì tương lai chuyện xuất ngoại bằng chuyên môn như Quang Hải không còn cá biệt hay lo gì U23 Việt Nam hay lứa trẻ hơn thui chột tài năng nữa…
Xây một con đường nền móng bắt đầu phải chắc, còn chỉ trải nhựa trên nền cát thôi thì dễ gì thành đường...
" alt=""/>Từ Quang Hải, U23 Việt Nam đến con đường của bóng đá Việt Nam2. Cho tới trước khi Quang Hải rời V-League để thử sức ở môi trường mới, bóng đá Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều cái tên từng dám thử thách bản thân như thế.
Nhưng đến thời điểm hiện tại, gần như chỉ mới “thành nhân” còn “thành công” lại chưa có bất cứ ai. Lý do được chỉ ra khi cầu thủ Việt Nam ngoài năng lực chưa đủ, sự thích ứng môi trường mới còn thua sút xa về thể lực để đủ sức cạnh tranh.
Điều này là dễ hiểu, bởi các HLV ngoại tới Việt Nam đều nói rằng V-League thiếu tốc độ khiến các cầu thủ cũng vì thế mà… lười, ít chú trọng trong việc nâng cao thể lực nhằm đủ sức chơi ở môi trường bóng đá hiện đại hơn.
Ở Ligue 2, dù có thể chuyên môn không quá tầm với Quang Hải, nhưng chắc chắn các đồng đội, đối thủ mạnh hơn về nhiều thể hình, thể lực. Thế nên, tiền vệ đến từ Việt Nam cũng cần phải khác đi hòng cải thiện những yếu kém, cũng như bổ sung thêm cho sự thua thiệt về thể hình nhằm trụ lại như mong mỏi từ người hâm mộ.
3. Nhìn từ các chuyến đi trước của các đồng đội, đàn anh… chắc chắn Quang Hải đã rút ra những bài học quý giá cho riêng mình từ ngoại ngữ, chuyên môn… nhằm đạt được thành công ở chuyến đi này.
Đến chuyện tưởng chừng nhỏ nhưng lại rất quan trọng là ăn uống, dinh dưỡng Quang Hải cũng đã mời hẳn chuyên gia tư vấn… nhằm đảm bảo đủ chất để nâng cao, tăng cường thể lực hòng chơi được ở giải đấu khó hơn so với V-League.
Những gì Quang Hải làm rõ ràng chuyên nghiệp hơn hẳn so với các đồng đội, đàn anh đi trước nên rất đáng hy vọng. Bởi chỉ khi nào tiền vệ tuyển Việt Nam biết cách chăm sóc từng bữa ăn cho riêng mình một cách khoa học nhất thì may ra mới chắc chắn khác đi bên cạnh chuyên môn.
Cần nhắc lại rằng, từ trước đến nay dù đã nhận lương và sống trong một môi trường chuyên nghiệp thực thụ nhưng hầu hết các cầu thủ Việt Nam vẫn chưa thể quen với chuyện ăn như thế nào đúng cách, hay khoa học để tốt hơn.
Giờ thì Quang Hải đã bắt đầu thay đổi, để mang đến hy vọng. Và nói tiền vệ người Đông Anh quên đi “dưa cà” là vì thế.
Bản thân tiền vệ người Anh muốn được ra sân thi đấu thường xuyên, và đang nhận được hàng loạt lời đề nghị ở xứ sương mù từ Arsenal, Tottenham, Leicester hay chính đội bóng cũ Southampton.
Lallana sẽ rời Anfield theo dạng chuyển nhượng tự do |
HLV Mikel Arteta đang tìm kiếm một tiền vệ tấn công giàu kinh nghiệm. Trong bối cảnh ngân quỹ hạn chế, việc thâu nạp Lallana mà không tốn xu phí chuyển nhượng nào là ý tưởng không tồi.
Về phần Tottenham, Mourinho cũng vừa đẩy Eriksen sang Inter Milan. Bởi vậy, họ cũng cần bổ sung thêm một tiền vệ chất lượng khác lấp vào khoảng trống.
Lallana được HLV Brendan Rodgers đưa về Anfield năm 2014 với mức phí 25 triệu bảng. Trong giao kèo ký tiếp năm 2017, anh được hưởng mức lương 150.000 bảng/tuần.
Tuy nhiên, những đóng góp của cầu thủ người Anh cho Liverpool vài năm trở lại đây không đáng kể, do thường xuyên bị chấn thương hành hạ.
Dấu ấn lớn nhất của Adam Lallana mùa giải này là bàn gỡ hòa vào lưới MU trong trận lượt đi tại Old Trafford. Anh thường được HLV Klopp sử dụng với tư cách quân bài dự bị chiến lược.
Thời gian qua, Liverpool cố gắng gia hạn hợp đồng với hầu hết trụ cột. Riên trường hợp Lallana họ không mặn mà níu kéo, chấp nhận mất trắng khi giao kèo đáo hạn.
* Đăng Khôi
" alt=""/>Liverpool mất trắng tiền vệ từng xé lưới MU