Nhận định, soi kèo Alaves vs Sociedad, 2h30 ngày 24/4: Thoát hiểm
(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Nhận định, soi kèo Beijing Guoan vs Henan, 18h35 ngày 25/4: Tiếp tục bất bại
Lịch thi 8 đợt của ĐH Quốc gia Hà Nội. Trao đổi với VietNamNet, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay đã có những tính toán khi quyết định tổ chức 8 đợt thi trong khoảng thời gian từ ngày 10/3 đến 4/6.
“Bởi khoảng thời gian này, các học sinh ở các trường trên toàn quốc về cơ bản đã hoàn thành chương trình THPT. Ngoài ra, khoảng thời gian này dự kiến sẽ trước thời điểm diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 (dự kiến vào khoảng cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7).
Như vậy, việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực vào khoảng thời gian đó cũng nhằm không ảnh hưởng đến việc ôn tập trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, tăng cơ hội tham dự các kỳ thi cho các em”.
Việc chia làm 8 đợt thi với các mốc thời gian cách nhau khoảng 2 tuần, theo ông Thảo, nhằm đảm bảo công tác chuẩn bị hạ tầng cơ sở ở các điểm thi khác nhau.
Thí sinh có thể đăng ký dự thi tại địa chỉ là mục khảo thí trên trang web của nhà trường và chọn ca thi tương ứng.
ĐH Quốc gia Hà Nội giới hạn thí sinh đăng ký tối đa 2 lượt thi/năm (tính đến ngày 31/12/2023) nhằm tạo bình đẳng về cơ hội dự thi cho các thí sinh. Hai lượt thi cách nhau tối thiểu 28 ngày.
Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM
Năm nay, ĐH Quốc gia TP.HCM tiếp tục giữ 17 địa điểm thi tại các tỉnh, thành như năm 2022, gồm TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ. Đồng thời dự kiến mở rộng thêm địa điểm thi tại tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Về thời gian, năm 2023, kỳ thi này dự kiến tiếp tục tổ chức 2 đợt. Đợt 1 vào ngày Chủ nhật (26/3/2023) và đợt 2 vào ngày Chủ nhật (28/5/2023). Cổng đăng ký dự thi (đợt 1) sẽ được ĐH Quốc gia TP.HCM mở vào ngày 1/2/2023 trên trang https://thinangluc.vnuhcm.edu.vn.
Ảnh minh họa. Kỳ thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội
Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2023 của ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức làm 3 đợt: đợt 1 tổ chức vào tháng 5/2023 tại Hà Nội; đợt 2 vào tháng 6/2023 tại Hà Nội; đợt 3 tổ chức vào tháng 7/2023 tại một số địa điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Tuyên Quang, Thái Nguyên…
Ở kỳ thi của ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức, thí sinh không bị giới hạn số lần thi. Sau khi hoàn thành, các thí sinh được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong 2 năm và được đăng ký xét tuyển vào trường đại học nào sử dụng kết quả của kỳ thi.
Kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Năm 2023, kỳ thi Đánh giá năng lực do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra vào ngày thứ Bảy, 6/5/2023.
Lịch thi theo các ca thi cụ thể như sau:
Về địa điểm thi, thí sinh lựa chọn đăng ký dự thi tại 1 trong 2 điểm sau:
- Điểm thi Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, địa chỉ: 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điểm thi Trường ĐH Quy Nhơn, địa chỉ: 170 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định.
Thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống đăng ký thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Mỗi thí sinh sẽ đăng ký 1 tài khoản truy cập Hệ thống để kê khai/chỉnh sửa thông tin, tải các minh chứng trong quá trình đăng ký.
Thí sinh cũng sử dụng tài khoản này để tra cứu kết quả thi; đăng ký và tra cứu kết quả phúc khảo (nếu có).
Thời gian đăng ký dự thi từ 20/2 đến 9/4/2023.
Kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
Năm 2023, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức 2 đợt thi Đánh giá năng lực chuyên biệt, vào tháng 4 và tháng 6. Hình thức, nội dung bài thi và địa điểm tổ chức vẫn được giữ như năm 2022.
Kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt dự kiến được tổ chức trong khoảng 3 ngày, gồm 6 bài thi: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh.
Thí sinh có thể đăng ký một hoặc nhiều bài thi, tùy vào nhu cầu và tổ hợp xét tuyển. Thí sinh làm bài thi trên máy tính tại các điểm thi do trường quy định.
Kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
2023 là năm đầu tiên mà Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tổ chức tổ chức để xét tuyển cho tất cả các ngành thuộc chương trình đào tạo chuẩn của trường.
Lịch thi Đánh giá năng lực do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tổ chức sẽ được công bố trên các kênh thông tin của trường và website của Trung tâm Ngoại ngữ Tin học thuộc trường tại địa chỉ: https://flic.edu.vn/
Thí sinh được tham gia nhiều đợt thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM. Kết quả thi của các đợt thi trong năm chỉ được xét tuyển vào đúng năm tuyển sinh và đúng thời gian quy định nhận hồ sơ xét tuyển đại học theo phương thức này.
Nhiều trường phổ thông tuyển thẳng học sinh bằng IELTS
Không ít trường phổ thông ở Hà Nội hiện nay xét tuyển thẳng học sinh vào lớp 10 bằng kết quả IELTS." alt="Lịch các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2023 " />- 4 vệ tinh của dự án Trung tâm Vũ trụ Quốc gia do kỹ sư Việt Nam tham gia hoặc trực tiếp sản xuất sẽ được phóng lên vũ trụ từ cuối năm 2018 đến năm 2022.
Bốn vệ tinh này bao gồm: vệ tinh Micro Dragon, NanoDragon và 2 vệ tinh LOTUSSat-1 và 2.
Thông tin trên được ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Vệ tinh quốc gia cho biết tại hội nghi sơ kết và triển khai kế hoạch 2017 - 2022 của Dự án Trung tâm Vũ trụ Quốc gia, sáng 23/3.
Theo đó, hai vệ tinh Micro Dragon và Nano Dragon sẽ được hoàn thành vào tháng 9 năm nay và sẽ được phóng lên vũ trụ trong năm 2018.
Lộ trình phóng các vệ tinh "made in Vietnam". Ảnh: VNSC. Trong đó, vệ tinh Micro Dragon nặng 50kg dự kiến sẽ được phóng vào tháng 10/2018 được phát triển bởi 36 kỹ sư của Việt Nam được cử sang Nhật đào tạo.
Nhiệm vụ của vệ tinh này là quan sát vùng bờ biển của Việt Nam nhằm xác định chất lượng nước biển cũng như xác định vị trí tàu thủy.
Sau vệ tinh Micro Dragon và NanoDragon, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh rađa LOTUSat-1 vào năm 2019, LOTUSat-2 vào năm 2022.
LOTUSat-1 và LOTUSat-2 có khối lượng 600kg, tuổi thọ hoạt động trên quỹ đạo là 5 năm. Hai vệ tinh này sử dụng công nghệ radar thay vì công nghệ quang học như vệ tinh VNREDSat-1 trước đây, cho phép chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết.
Các kỹ sư Việt Nam sẽ tham gia chế tạo LOTUSat-1 dưới sự hỗ trợ của Nhật Bản còn vệ tinh LOTUSat-2 sẽ được chế tạo ngay tại Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam và Nhật Bản đang chuẩn bị ký hợp đồng chế tạo vệ tinh LOTUSat-1.
Theo ông Tuấn, việc chế tạo và phóng hai vệ tinh này hợp phần quan trọng trong dự án Trung tâm Vũ trụ Quốc gia, không chỉ giúp tiết kiệm hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm nhờ giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Dự án Trung tâm Vũ trụ Quốc gia có tổng giá trị hơn 12 ngàn tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản, kéo dài từ năm 2012 - 2022.
Ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Vệ tinh Quốc gia. Ảnh: Lê Văn. Ngoài việc phóng các vệ tinh do Việt Nam sản xuất, Dự án Trung tâm Vũ trụ quốc gia còn nhiều hợp phần khác để đưa Việt Nam tiến lên làm chủ công nghệ vệ tinh, như đào tạo nhân lực ngành công nghệ vũ trụ, xây dựng Trung tâm Vệ tinh quốc gia tại Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc.
Theo ông Tuấn, trong thời gian tới, Trung tâm Vũ trụ Quốc gia cũng sẽ đưa vào hoạt đông các đài quan sát thiên văn tại Nha Trang và Hòa Lạc, đặc biệt, Bảo tàng vũ trụ tại Hòa Lạc cũng sẽ đưa vào phục vụ cộng đồng vào năm 2018.
Theo ông Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, Dự án Trung tâm Vũ trụ Quốc gia là dự án lớn nhất trong lĩnh vực KHCN từ trước tới nay.
"Qua dự án này, VN sẽ có hạ tầng công nghệ vũ trụ hiện đại, từng bước làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất và đào tạo một đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ" - ông Minh khẳng định.
Lê Văn
" alt="4 vệ tinh Việt Nam sản xuất sắp phóng lên vũ trụ" />TS Lê Trường Sơn. Ảnh: Website Trường ĐH Luật TP.HCM Hơn 5 năm qua, Trường ĐH Luật TP.HCM không có hiệu trưởng. Sự việc bắt đầu từ tháng 3/2018, GS.TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng lúc đó, nghỉ hưu theo quy định. Bộ GD-ĐT giao PGS.TS Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng, phụ trách trường cho đến khi có quyết định mới của Bộ về nhân sự hiệu trưởng.
Nhiều người ví von đây là một "kỷ lục" vì nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 5 năm nhưng hơn 5 năm qua, Trường ĐH Luật TP.HCM không có người nắm vị trí này.
Lúc đó, chia sẻ với VietNamNet, PGS.TS Vũ Văn Nhiêm, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết bất kỳ một trường đại học hay cơ quan, tổ chức nào nếu các điều kiện cho phép và chín muồi, phải kiện toàn người đứng đầu. Trường đại học cần có hiệu trưởng.
Nhưng không phải ngẫu nhiên các văn bản pháp luật có quy định quyền hiệu trưởng hay người phụ trách để thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu khi chưa đủ điều kiện bổ nhiệm hiệu trưởng. Đối với Trường ĐH Luật TP.HCM, nhà trường đã công bố nghị quyết của Hội đồng trường về việc giao ông Lê Trường Sơn, Phó Hiệu trưởng làm phụ trách trường.
“Thời điểm công bố Nghị quyết, tôi cũng nói rõ khi điều kiện cho phép nhà trường sẽ nhanh chóng để kiện toàn hiệu trưởng”- ông Nhiêm nói.
Theo ông Nhiêm, sau khi GS.TS Mai Hồng Quỳ nghỉ hưu từ tháng 3/2018, Bộ GD-ĐT giao PGS.TS Trần Hoàng Hải phụ trách nhà trường. Tháng 12/2020, căn cứ vào điều kiện tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của trường và sự hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan, Đảng uỷ, Hội đồng trường xét thấy các điều kiện tiêu chuẩn để kiện toàn hiệu trưởng chưa thực sự chín muồi, tức chưa có những ứng cử viên “chín muồi” và đủ điều kiện tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, người phụ trách nhà trường là PGS.TS Trần Hoàng Hải có năng lực, uy tín. Song song với việc tiến hành quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ, Hội đồng trường đã giao quyền hiệu trưởng cho PGS.TS Trần Hoàng Hải.
Khi PGS.TS Trần Hoàng Hải hết tuổi quản lý, Hội đồng trường giao TS Lê Trường Sơn, Phó Hiệu trưởng, sẽ phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM từ ngày 1/5/2023. Khi các điều kiện chín muồi, nhà trường thực hiện các quy trình cần thiết để kiện toàn hiệu trưởng.
Nghịch lý 'ghế nóng' nhưng hàng loạt trường đại học khuyết hiệu trưởng
Trường ĐH Luật TP.HCM hơn 5 năm không có hiệu trưởng. Các Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Trường ĐH Y Dược TP.HCM tình trạng trên xảy ra đã 4 năm. Tại các trường này, hiệu phó được giao nhiệm vụ phụ trách trường hoặc nắm quyền hiệu trưởng." alt="Ông Lê Trường Sơn làm Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM" />Sau những cảnh báo khẩn của các cơ quan chức năng về những dấu hiệu bất thường trong kinh doanh, của Công ty Địa ốc Alibaba, UBND TP.HCM đã chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp này.
Theo đó, UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng chủ trì, cùng Sở Tài nguyên - Môi trường, Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc kiểm tra hoạt động của Công ty Alibaba Tây Bắc về dự án Alibaba ở huyện Củ Chi. Sau đó, báo cáo và đề xuất UBND TP.HCM hướng xử lý.
UBND TP.HCM giao các sở kiểm tra hoạt động Địa ốc Alibaba
UBND TP.HCM cũng giao Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc, UBND huyện Củ Chi kiểm tra, nắm kỹ tình hình, chủ động có phương án xử lý để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.Động thái này của UBND TP.HCM diễn ra sau khi Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc và Sở Tài nguyên - Môi trường đã ra văn bản cảnh báo xung quanh việc rao bán dự án "Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi khu vực VIII-3" khi chưa đầy đủ thủ tục cần thiết.
Diệu Thủy
Luật sư cảnh báo khả năng mất trắng vì địa ốc Alibaba
Đối với những công ty công bố thông tin không đúng sự thật và huy động vốn trái quy định pháp luật như địa ốc Alibaba thì cam kết lợi nhuận của họ rất khó tin.
" alt="UBND TP.HCM giao các sở kiểm tra hoạt động Địa ốc Alibaba" />Nguyễn Tiến Lâm, Trịnh Huy Vũ (Câu lạc bộ Toán A1)
Đề thi học sinh giỏi Toán lớp 9 của Hà Nội
Ngày 13/1, học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm học 2020-2021.
" alt="Lời giải đề thi học sinh giỏi Toán lớp 9 của Hà Nội 2021" />- Đến lớp muộn 5 phút bị tính nghỉ học một buổi không lý do, giờ giải lao vào muộn sẽ bị tính nghỉ học không phép,… đây là những quy chế mới mà Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo khiến sinh viên không mấy dễ chịu.
Nội quy trong các trường học và cả các trường đại học là điều mà các sinh viên sẽ phải làm quen và tuân thủ khi vào trường dù không mấy dễ dàng.
Mới đây, bản thông báo về việc thực hiện quy chế đối với đối với giảng viên, sinh viên các lớp đào tạo đại học chính quy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền khiến nhiều sinh viên không khỏi lo lắng, thậm chí phản ứng vì “quá rắn”.
Thông báo mới từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền tới các sinh viên và giảng viên. Theo bản thông báo, nhà trường yêu cầu không chỉ sinh viên mà cả các giảng viên phải tuân thủ và chấp hành nghiêm quy chế.
Cụ thể, giảng viên lên lớp muộn 10 phút thì buổi học đó bị tính là giảng viên bỏ giờ không lý do.
Sinh viên đến lớp muộn 5 phút bị tính nghỉ học một buổi không lý do. Giờ giải lao sinh viên vào muộn sẽ bị tính một buổi nghỉ học không phép.
Trong giờ học giảng viên và sinh viên tuyệt đối không được sử dụng điện thoại di động. Những buổi học có sự tương tác và truy cập tài liệu mà phải dùng điện thoại, giảng viên phải báo trước với Ban quản lý đào tạo.
Khi các bộ phận chức năng đi kiểm tra, phát hiện có sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học thì giảng viên và sinh viên phải cùng chịu trách nhiệm trước nhà trường. Sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học 1 lần sẽ bị khiển trách, 3 lần sẽ cảnh cáo trước toàn trường và 4 lần thì sẽ bị đình chỉ 1 năm học,…
Ngay sau khi được đăng tải, bản quy chế “rắn” này đã gặp phải không ít những bình luận trái chiều cùng những lời than phiền của nhiều sinh viên.
Nhiều sinh viên cho rằng quy định đó không hề phù hợp với đại đa số sinh viên và mong Ban giám đốc xem xét và thay đổi những quy định.. Bởi học đại học chủ yếu là tự học, thay vì có những quy định nghiêm ngặt như vậy.
Một sinh viên chia sẻ: “Chúng em cảm thấy vô cùng khó hiểu trước thông báo đó. Biết là trường học là môi trường rèn luyện, việc đưa ra các quy định đó nhằm tốt cho chúng em. Nhưng với thời đại công nghệ thông tin thì việc cấm sinh viên đại học sử dụng điện thoại trong lớp có lẽ là hơi quá. Nếu muốn sử dụng thì phải xin phép phòng đào tạo, còn không bị bắt 1 lần khiển trách, 3 lần cảnh cáo trước toàn trường và 4 lần bị đình chỉ học. Sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học cho việc riêng là điều không tốt, nhưng đôi khi có những phần kiến thức bổ trợ cần tra cứu ngay cũng phải xin ý kiến đào tạo thì thật khó khăn. Mà thủ tục xin phép mọi người cũng hiểu là không đơn giản”.
Em M.T nói: “Ở bậc đại học không nên quá cứng nhắc với những nội quy nghiêm ngặt đến như vậy. Đặc biệt ở địa bàn như Hà Nội, nhiều khi dù đi học từ sớm nhưng tắc đường hay xe hỏng thì rất khó để đến lớp luôn đúng giờ”.
Em P.T cho hay: “Trong thời đại này thì với sinh viên việc sử dụng các thiết bị công nghệ trong giờ học mình nghĩ là rất cần thiết. Vì chưa kể có thể ghi âm, quay chụp tư liệu, bài vở với những bài giảng quá dài không kịp ghi chép thì còn có thể là công cụ tra cứu kiến thức ngay tức thì. Đâu phải cứ sử dụng điện thoại là việc riêng”.
Dù nhiều ý kiến tỏ ra không đồng tình với những nội quy nghiêm ngặt và mong có sự xem xét lại nhưng cũng có những ý kiến cho rằng đây là cách để hình thành kỷ luật tốt, tăng sự tập trung và nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên.
Thanh Hùng
Trường Lương Thế Vinh cấm HS bấm "like" khi chưa đọc kỹ Facebook
Nội quy học sinh mới vừa được Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) ký ban hành ngày hôm nay (28/9).
" alt="Trường Báo đưa ra nội quy “gắt”, sinh viên nháo nhào phản ứng" />
- ·Nhận định, soi kèo Alaves vs Sociedad, 2h30 ngày 24/4: Thoát hiểm
- ·Quyết định hủy hôn vì bình luận của chồng chưa cưới
- ·Điểm chuẩn Trường Đại học Mở TPHCM năm 2024
- ·Bằng Kiều, Tự Long nhảy hip hop tại "Anh trai vượt ngàn chông gai"
- ·Soi kèo góc Getafe vs Real Madrid, 2h30 ngày 24/4
- ·Tôi đã được người khiếm thị 'dạy' như thế nào?
- ·Thiết lập kênh thông tin xử lý bạo lực học đường ở trường học
- ·Siêu mẫu Hà Anh và chồng Tây đón tin vui
- ·Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs NAC Breda, 23h45 ngày 24/4: Những kẻ khốn khổ
- ·Hy hữu người đàn ông qua đời vì bị con gà trống khổng lồ tấn công
Tối 14/5, "nữ hoàng điện ảnh" Trung Quốc Củng Lợi có mặt tại lễ khai mạc LHP Cannes 2024. Đây là lần thứ 20 Củng Lợi tới Cannes. Cô diện đầm hồng óng ánh, phần tay áo xẻ tà cách điệu. Nữ diễn viên kết hợp với phụ kiện trang sức kim cương đắt tiền. Củng Lợi khoe khí chất minh tinh dù bước sang tuổi 58. Tuy nhiên, một số khán giả nhận xét, phần trang điểm của Củng Lợi có phần nhợt nhạt khi lên thảm đỏ. Diễn viên Quan Hiểu Đồng tươi trẻ với đầm cúp ngực hồng. Đồng Lệ Á xinh đẹp chọn váy cúp ngực tối màu được xếp cách điệu. Diễn viên Hùng Đại Lâm diện đầm hồng rực rỡ trên thảm đỏ Cannes. Diễn viên Triệu Đào chọn đầm ren xuyên thấu toát lên vẻ sang trọng. Thu Nhi
Ảnh: Weibo, QQ, Clip: Weibo
Nữ siêu mẫu khoe vòng 1 sexy, đeo hoa tai kim cương nổi bật ở LHP Cannes 2024Trong ngày khai mạc LHP Cannes lần thứ 77, siêu mẫu Heidi Klum, Shanina Shaik đều chọn đầm màu sắc rực rỡ, khoe vòng 1 sexy khi bước lên thảm đỏ." alt="Củng Lợi 'khoe' khí chất ở tuổi 58 trên thảm đỏ LHP Cannes 2024" />Hình thể của Mạnh Lân lép vế so với các thí sinh. Ảnh: BTC "Theo bảng điểm của cá nhân, hình thể Mạnh Lân chưa đạt tiêu chuẩn nào, chưa cho thấy sự chăm chỉ, nghiêm túc trong tập luyện", người này cho hay.
Trước câu hỏi của truyền thông: "Vì sao thí sinh Nguyễn Mạnh Lân có hình thể kém so với các thí sinh khác vẫn giành ngôi vị cao nhất?", Trưởng Ban giám khảo - ông Phúc Nguyễn đáp: "Trước hết, xin cảm ơn ý kiến của vị VĐV thể hình kia. Ý kiến chuyên môn của bạn ấy rất đúng. Tuy nhiên, chúng tôi - những người chuyên đào tạo và đưa thí sinh thi quốc tế - phải đánh giá toàn diện mà hình thể chỉ là 1 yếu tố".
Ông nói thêm trong 1 trong các tiêu chí về hình thể của Mister Vietnam 2024 có "slim fit body" (kiểu phom dáng cân đối, săn chắc, phần trăm mỡ thừa ít và không quá chú trọng xây dựng cơ bắp - PV). Trước khi thi quốc tế, Mạnh Lân sẽ được các HLV thể hình tư vấn, hỗ trợ tập luyện.
Mạnh Lân xúc động phút đăng quang. Ảnh: BTC "Để có hình thể đẹp không dễ nhưng cũng không quá khó. Người có sẵn nền tảng có thể chỉ cần 3 tháng để đạt được mục tiêu. Mạnh Lân phù hợp với các tiêu chí và có đủ thời gian để luyện tập hình thể cũng như trau dồi các kiến thức cần thiết khác", theo Trưởng Ban giám khảo.
Nguyễn Mạnh Lân sinh năm 1994, đến từ Hà Nội, hiện là người mẫu, diễn viên và thông dịch viên. Anh cao 1,92m, số đo ba vòng 110-82-105, giao tiếp tiếng Anh thuần thục.
Nam diễn viên từng đóng 2 phim Bố già(vai giang hồ) và Mai(vai tài xế của Mai) của đạo diễn Trấn Thành, phim Kiều @(vai bác sĩ Tùng), Mối tình đầu của tôi- She was prettybản Việt (vai phóng viên Lê Minh)...
Nguyễn Mạnh Lân khoe hình thể với trang phục dân tộc:
Nguyễn Mạnh Lân - mỹ nam phim 'Mai' cao 1,92m đăng quang Mister VietnamDiễn viên Nguyễn Mạnh Lân - từng đóng 2 phim "Bố già" và "Mai" của Trấn Thành - giành ngôi vị cao nhất tại Mister Vietnam 2024." alt="Thân hình không cân đối, sao diễn viên phim 'Mai' vẫn đăng quang Mister Vietnam?" />-Lo ngại trước tình trạng quá tải về hạ tầng xã hội, giao thông, ngoài việc đề nghị dừng cấp phép cao ốc ở các quận nội đô, cử tri Hà Nội đề nghị thành phố xem xét việc cấp phép xây chung cư ở các ngõ. Đặc biệt, đề nghị thành phố thực hiện nghiêm việc công khai lấy ý kiến người dân trước khi phê duyệt các dự án chung cư thương mại.
Thực hiện nghiêm việc công khai lấy ý kiến
Trong văn bản do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký về việc trả lời kiến nghị cử tri sau kỳ họp thứ 3 (Quốc hội khóa XIV) theo yêu cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, nhiều câu hỏi được đề cập xung quanh việc quản lý đô thị hiện nay của Hà Nội.
Cử tri quận Long Biên lo ngại việc xây các toà chung cư cao tầng quy mô lớn dẫn đến quá tải hạ tầng. Cử tri Hà Nội đề nghị thực hiện nghiêm việc lấy ý kiến của dân trước khi duyệt các dự án chung cư thương mại.
Theo phản ánh của cử tri quận Long Biên, hiện 2 tòa nhà chung cư cao tầng MIPEC thuộc địa bàn phường Ngọc Lâm (quận Long Biên) đã được xây dựng với quy mô lớn. Mặt khác, trên địa bàn phường này một số chung cư mới đang tiếp tục được triển khai xây dựng (như chung cư tại ngõ 298) khi cư dân về ở các khu nhà này sẽ dẫn tới tình trạng quá tải về hạ tầng xã hội, giao thông.
Các cử tri quận Long Biên, đề nghị UBND Thành phố xem xét điều chỉnh quy hoạch xây dựng trên địa bàn quận Long Biên và phường Ngọc Lâm. Đồng thời thực hiện nghiêm việc công khai lấy ý kiến nhân dân trước khi phê duyệt các dự án chung cư thương mại
Lý giải phản ánh trên của cử tri, lãnh đạo Hà Nội cho rằng, theo định hướng tại quy hoạch phân khu đô thị N10, tỷ lệ 1/2000 được Thành phố phê duyệt tại quyết định số 6115/QĐ-UBND ngày 21/11/2014, khu vực thực hiện dự án xây dựng toà nhà cao tầng MIPEC tại phường Ngọc Lâm và dự án Trung tâm thương mại, văn phòng chọ thuê và căn hộ IDB tại ngõ 298, phường Ngọc Lâm có chức năng sử dụng là đất hỗn họp (được bố trí các công trình có chức năng: thương mại, dịch vụ, văn phòng, ở,..) do vậy, việc triển khai đầu tư xây dựng các công trình nêu trên là phù hơp quy hoạch được duyệt.
Các ô đất ký hiệu CC2, CC3-4, CC5, ĐMKT1 tại Khu Đoàn Ngoại giao tiếp tục được điểu chỉnh cục bộ.
Lãnh đạo thành phố cũng lý giải, các khu vực đề nghị điều chỉnh quy hoạch đô thị thuộc địa bàn quận Long Biên đều tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực điều chỉnh quy hoạch và các khu vực xung quanh, chính quyền địa phương trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt. “Ý kiến cộng đồng dân cư là một trong các cơ sở để UĐND Thành phố xem xét, quyết đinh nội dung điều chỉnh quy hoạch đô thị, do đó việc công khai lấy ý kiến nhân dân trước khi phê duyệt luôn được UBND các phường, UBND quận Long Biên phối hợp thực hiện nghiêm túc”, lãnh đạo Hà Nội nêu rõ.
Không phải hỏi hời hợt mà nói là điều tra
Những ngày qua, câu chuyện thay đổi quy hoạch tại Khu Đoàn Ngoại giao (Bắc Từ Liêm – Hà Nội) được cư dân rất quan tâm.
Như VietNamNet đã thông tin, sau 7 năm điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao vào năm 2010, mới đây nhất ngày 22/5/2017, Hà Nội quyết định tiếp tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao.
Theo đó, nhiều ô đất được điều chỉnh công năng, tăng mật độ xây dựng làm thay đổi cảnh quan khu đô thị như thiết kế dự kiến ban đầu. Trong đó có ô đất tăng gấp đôi mật độ xây dựng, tăng 3-4 lần tầng cao công trình.
Việc điều chỉnh này khiến cư dân tại đây lo lắng khi điều chỉnh quy hoạch có thể dẫn đến nguy cơ “băm nát” KĐT từng được coi là nơi đáng sống và là điểm nhấn của Thủ đô.
Cư dân Khu Đoàn Ngoại giao lo lắng cho rằng việc điều chỉnh quy hoạch có thể dẫn đến nguy cơ “băm nát” KĐT từng được coi là nơi đáng sống và là điểm nhấn của Thủ đô.
Cư dân Khu Đoàn Ngoại giao cho biết: “Việc điều chỉnh quy hoạch khu đô thị theo cư dân biết đều được làm theo đúng quy trình trong đó có cả việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư. Nhưng những dân cư đó là ai khi mà nhiều cư dân đang sống tại KĐT gần đây mới biết về quyết định điều chỉnh quy hoạch này”.
Trong khi đó, lãnh đạo Tổng Cty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) – chủ đầu tư dự án khẳng định dự án Khu Đoàn Ngoại giao cho biết đã thực hiện theo quy định trong đó có ý kiến của cư dân.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, ngày 26/9/2016, Ban Quản lý các dự án Phát triển nhà và đô thị (đại diện chủ đầu tư Hancorp) đã có buổi làm việc với UBND phường Xuân Tảo về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với đồ án điều chỉnh quy hoạch kiến trúc các ô đất ĐMKT1, CC2, CC3-4, CC5 thuộc dự án Khu Đoàn Ngoại giao.
Ban quản lý phối hợp cùng UBND phường Xuân Tảo tổ chức trưng bày công khai hồ sơ đồ án điều chỉnh quy hoạch kiến trúc các ô đất nêu trên tại trụ sở UBND phường Xuân Tảo từ ngày 27/9- 27/10/2016 (30 ngày).
Đến ngày 4/11/2016, đã có buổi làm việc về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về việc điều chỉnh quy hoạch kiến trúc các ô đất ĐMKT1, CC2, CC3-4, CC5 thuộc dự án Khu Đoàn Ngoại giao. Tham gia buổi làm việc có 29 thành viên trong đó có đại diện UBND phường Xuân Tảo, Chủ tịch Hội người cao tuổi phường Xuân Tảo, đại diện tổ dân phố I, II; các bộ Ban quản lý các dự án (đại diện chủ đầu tư) và 10 hộ dân.
Biên bản làm việc ghi rõ: “Ý kiến các hộ dân tham gia cuộc họp: Thống nhất với nội dung của phương án điều chỉnh. Tuy nhiên phải điều chỉnh theo đúng quy định và quy trình của pháp luật đảm bảo quyền lợi của người dân”.
Trao đổi về việc lấy ý kiến cộng đồng khi phê duyệt, điều chỉnh dự án TS Phạm Sỹ Liêm – Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, việc quy hoạch xây dựng được điều chỉnh là chuyện bình thường, mục đích để phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn. Việc lấy ý kiến cộng đồng cũng đã được quy định.
“Việc lấy ý kiến phải được công khai có thể dán trên bảng thông báo. Phải xác định ở đây đối tượng hỏi lấy ý kiến là những ai. Anh hỏi biết thế nào là đa số, thiểu số. Đây là chuyện lớn, là cả một vấn đề điều tra xã hội học. Không phải hỏi hời hợt một vài người mà nói là điều tra” – ông Liêm nói.
Ông Liêm cũng nhấn mạnh: “Khi hỏi ý kiến cộng đồng phải phân tích chứ không phải hỏi cho có. Phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh chứ không phải mang tính hình thức. Nếu tốt thì sao dân phản đối được. Đó cũng là điều mà các cơ quan quản lý phải xem xét”.
Nêu kiến nghị của cư tri Hà Nội đề nghị thành phố thực hiện nghiêm việc công khai lấy ý kiến người dân trước khi phê duyệt các dự án chung cư thương mại, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu ý kiến: “UBND TP cần nghiêm túc nhìn lại chuyện này. Qua dân cư phản ánh HĐND TP phải lên tiếng giám sát, đòi hỏi phải xem xét lại, báo cáo tình hình”.
Hồng Khanh
Bộ Xây dựng chỉ đạo Hà Nội xem xét kiến nghị của cư dân Khu Đoàn Ngoại giao
Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản chuyển đơn của các cư dân tại dự án Khu Đoàn Ngoại giao đến UBND TP Hà Nội để xem xét theo thẩm quyền và trả lời công dân theo quy định.
" alt="Khu Ngoại giao đoàn lấy ý kiến cộng đồng cư dân như thế nào?" />- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói rằng những tư tưởng, khái niệm về y đức, về chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế cơ sở, đổi mới tài chính được GS Hoàng Đình Cầu đưa ra cách đây vài chục năm, và giờ đây, ngành y tế đang quyết liệt làm theo.
Tham dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS Hoàng Đình Cầu ngay tại giảng đường 12 - giảng đường gắn bó với nhiều thế hệ cán bộ, sinh viên - người đứng đầu ngành y tế khẳng định, bà tự hào vì được học tập và làm việc tại Trường ĐH Y trong thời kỳ thầy Hoàng Đình Cầu là hiệu trưởng.
Xuất phát điểm là một nhà ngoại khoa, chuyên môn sâu phẫu thuật lồng ngực, đặc biệt là phẫu thuật phổi nhưng sau đó, GS Hoàng Đình Cầu lại đi sâu vào vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu, y - xã hội học và y tế cơ sở.
"Đó là chuỗi hoạt động của một con người vừa là nhà khoa học, vừa là nhà giáo, vừa là nhà quản lý xuất sắc".
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (giữa) tặng hoa cho người nhà GS Hoàng Đình Cầu. Ảnh: Lê Văn. Bà Tiến cho biết, trong suốt thời gian qua, ngành y tế không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt là đổi mới thái độ, phong cách của y bác sỹ hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Đây chính là y đức trong cuốn sách cùng tên mà thầy Hoàng Đình Cầu là người biên soạn và là cuốn sách nằm lòng của rất nhiều thế hệ sinh viên. "Nỗ lực của ngành y tế trong thời gian qua chính là hiện thực hóa những quan niệm về y đức mà thầy đã viết cách đây nhiều thập kỷ".
Bà Tiến cũng cho biết, trong nhiệm kỳ này, vấn đề mà ngành y tế tập trung đổi mới chính là chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế cơ sở gắn với bác sĩ, phòng khám gia đình.
"Đây cũng là ý tưởng của thầy Cầu từ năm 1979 khi tham gia một hội nghị quốc tế" - bà Tiến nói và cho rằng chăm sóc sức khỏe ban đầu chính là xương sống để đảm bảo chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.
"Khám chữa trong bệnh viện trên tháp cấu trúc chỉ là phần nổi của tảng băng, phần chìm ở dưới là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, là y tế cơ sở, là mạng lưới bác sĩ khoa học y học gia đình. Và ngành y tế sẽ phải tập trung vào điều này".
Bộ trưởng Y tế cũng khẳng định, từ khi đất nước còn trong thời kỳ bao cấp thì GS Hoàng Đình Cầu đã đưa ra vấn đề bảo hiểm y tế. Và trong suốt thời gian qua, ngành y tế đang tiến tới lộ trình thực hiện bảo hiểm toàn dân.
Chỉ có bảo hiểm y tế toàn dân mới có nguồn tài chính vững bền để lo được cho người nghèo, dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi đúng như tâm nguyện của thầy Cầu: "Cả đời tôi tâm nguyện chỉ phục vụ cho những người nghèo khổ, những hoàn cảnh khó khăn và nạn nhân của chiến tranh".
GS Hoàng Đình Cầu sinh ngày 1/4/1917 tại Nghệ An. Ông theo học Trường ĐH Y dược khoa và tốt nghiệp bác sĩ nội trú năm 1944.
GS Hoàng Đình Cầu từng đảm nhiệm nhiều trọng trách từ giám đốc bệnh viện, hiệu trưởng Trường ĐH Y cho tới Thứ trưởng Bộ Y tế và Chủ tịch Tổng hội Y Dược học Việt Nam.
Ông được đánh giá là một thầy thuốc của nhân dân và vì nhân dân, được ví như "lão thần trụ cột của ngành y học Việt Nam".
Lê Văn
" alt="Người thầy lớn của Bộ trưởng Y tế" />
- ·Nhận định, soi kèo Bangladesh Police vs Dhaka Wanderers, 16h30 ngày 25/4: Sáng cửa dưới
- ·Người Việt xa xứ ăn Tết xôm hơn ở nhà
- ·Dự án B6 Giảng Võ được nâng tầng
- ·Tiểu Vy váy áo lộng lẫy đọ sắc với Hoa hậu Đỗ Thị Hà
- ·Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Melbourne Victory, 16h35 ngày 25/4: 3 điểm xa nhà
- ·Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực
- ·Chạm mốc 71kg, Mai Phương Thúy vẫn sang trọng ở tuổi 35
- ·3 học sinh đạp xe 400km từ Cà Mau lên Sài Gòn tìm cha mẹ
- ·Nhận định, soi kèo Brescia vs Pisa, 20h00 ngày 25/4: Không còn quyền tự quyết
- ·Thủ khoa Trường ĐH Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm