Đường tình duyên lận đận, phải đến năm 39 tuổi, chị Sáu mới lập gia đình với anh Phạm Đình Tuân (SN 1958). Ở tuổi xế chiều, chị lần lượt sinh được cháu Phạm Thị Thanh Tuyền (2012) và Phạm Đình Quân (2016).
Tuy nhiên, lên 1 tuổi, Quân được phát hiện mắc chứng tự kỷ. Cháu chậm nói, tăng động, mất tập trung. Chứng kiến con lớn lên không bình thường như những đứa trẻ khác, chị Sáu hết sức đau đớn. Nỗi đau con cái chưa nguôi thì tháng 11/2017, anh Tuân chồng chị xuất hiện triệu chứng lạ.
Những cơn ho kéo dài dai dẳng như dấu hiệu cho thấy căn bệnh hiểm nghèo. Ở bệnh viện huyện điều trị gần 1 tháng mà tình trạng không thuyên giảm, anh còn cảm thấy thường xuyên ngộp thở. Đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên thăm khám, bác sĩ kết luận anh Tuân mắc bệnh ung thư vòm họng.
Chị Sáu như ngã gục khi hay tin dữ. Gia cảnh khó khăn, chị không biết lấy đâu ra tiền chữa trị cho chồng. Cố xoay sở, vay mượn khắp nơi, chị mới gom được chút tiền đưa chồng lên Bệnh viện K Tam Hiệp, nuôi hy vọng mong manh.
Thế nhưng số phận bất hạnh không buông tha cho người đàn ông trụ cột của gia đình. Tháng 5/2018, sau nhiều tháng điều trị tích cực bằng hoá trị, xạ trị, anh Tân đã không thể tiếp tục chống chọi với căn bệnh, qua đời trong sự đau khổ tột cùng của vợ con.
Mất đi người chồng bên cạnh, chị Sáu gắng gượng để nuôi hai con trong điều kiện kinh tế hết sức chật vật. Những khó khăn nối tiếp lần lượt đến với ba mẹ con chị.
Cả nhà ngập trong nợ nần
Nỗi đau chồng qua đời vẫn còn đó, chị Sáu phải đối diện với khoản nợ lên đến hàng trăm triệu đồng do vay mượn thời gian anh Tuân điều trị bệnh ung thư. Thế nên, dù con trai bị tự kỷ, chị không còn đủ khả năng cho con đi học cải thiện ở tỉnh.
Chị Sáu đành gửi Quân đến trường Phục hồi chức năng huyện Tiên Lữ. Cũng vì quanh quẩn ở nhà chăm con, chị không thể đi làm được. Kinh tế trong gia đình hoàn toàn trông chờ vào 2 sào ruộng với mấy con vịt nuôi thêm để kiếm miếng cơm qua ngày.
Nợ nần còn đó, chưa trả được bao nhiêu, chị Sáu cũng chẳng thể gửi con cho ai trông giúp để đi làm vì con không được bình thường, hay phá phách chạy khắp nơi.
Mồ côi cha, bé Quân còn mắc chứng tự kỉ ngay từ lúc nhỏ |
Một năm trở lại đây, tình trạng của Quân trở nặng, thường xuyên vô thức gây mất an toàn cho bản thân và người xung quanh. Chị Sáu đành ở nhà trông chừng con mà chẳng thể làm thêm được gì. Mặc dù rất muốn đưa con đi điều trị dứt điểm song vì hoàn cảnh quá nghèo, vẫn còn mang công mắc nợ, chả ai dám cho chị vay mượn thêm.
Trước sự cùng cực của cuộc sống, chị Sáu bất lực, nhiều đêm khóc đẫm nước mắt. Chị ước ao con có thể có được cuộc sống bình thường, chỉ cần con mạnh khoẻ thì chị chấp nhận hy sinh bằng mọi giá. Thế nhưng mong ước của chị quá đỗi xa vời khi giờ đây, ngay cả việc cho con đi học cải thiện cũng vượt ngoài khả năng của chị.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Như dự án chung cư Park Vista (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) do Công ty TNHH DV-TM-SX-XD Đông Mê Kông làm chủ đầu tư hay chung cư Kingsway Tower của Công ty TNHH Siêu Thành.
Dự án Kingsway Tower ngưng xây dựng trong thời gian dài, khách hàng mòn mỏi chờ nhà. |
Luật Kinh doanh bất động sản 2014 có quy định, trước khi bán nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải được ngân hàng bảo lãnh nghĩa vụ tài chính với người mua. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho người mua khi chủ đầu tư không bàn giao nhà theo cam kết.
Thực tế, không ít người mua nhà ở hình thành trong tương lai hiện nay vẫn chưa hiểu hết quy định bảo lãnh trong mua bán hoặc chưa nắm rõ quy trình cấp chứng thư bảo lãnh cho căn nhà của mình.
Nhằm giúp người mua nhà ở hình thành trong tương lai hiểu rõ quyền lợi cũng như tránh rủi ro không đáng có, Luật sư Đỗ Thanh Lâm (Công ty Luật TNHH Kiến Việt) đã có những chia sẻ với VietNamNetvề vấn đề này.
Trước khi bán, chủ đầu tư phải đáp ứng điều kiện gì?
Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định, chủ đầu tư chỉ được bán nhà ở hình thành trong tương lai khi đáp ứng các điều kiện về giấy tờ pháp lý dự án. Trường hợp nhà chung cư, toà nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai phải có biên bản nghiệm thu hoàn thành xong phần móng.
Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải gửi hồ sơ kèm văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, cụ thể ở đây là Sở Xây dựng, về việc đủ điều kiện.
Khi chủ đầu tư đáp ứng các điều kiện và nộp hồ sơ thông báo như nói trên, Sở Xây dựng sẽ có văn bản xác nhận cho phép bán nhà ở hình thành trong tương lai, tạm gọi là giấy phép bán hàng. Trong đó có nói khu đất dự án đang được chủ đầu tư thế chấp ngân hàng hay không?
Điều kiện về bảo lãnh ngân hàng như thế nào?
Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản quy định, trước khi bán nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải được ngân hàng bảo lãnh nghĩa vụ tài chính với khách hàng khi không bàn giao nhà theo tiến độ cam kết.
Phạm vi, nội dung và phí bảo lãnh do các bên thoả thuận và phải lập thành hợp đồng chính thức. Hợp đồng có tên là bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Nội dung thường có tên dự án, danh sách nhà ở trong dự án kèm theo, số tiền bảo lãnh, phí bảo lãnh…
Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng bảo lãnh đã ký với ngân hàng cho người mua khi ký hợp đồng mua bán. Hợp đồng bảo lãnh có thời hạn cho đến khi nhà ở được bàn giao.
Nếu chủ đầu tư không bàn giao nhà theo tiến độ cam kết, khi người mua nhà có yêu cầu thì ngân hàng phải hoàn lại tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho bên mua theo hợp đồng mua bán đã ký với chủ đầu tư.
Luật sư Đỗ Thanh Lâm. |
Người mua nhà cần lưu ý gì về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai?
Chủ đầu tư có giấy phép bán hàng của Sở Xây dựng không có nghĩa họ đã có bảo lãnh của ngân hàng. Do đó, trong giấy phép bán hàng, Sở Xây dựng luôn yêu cầu chủ đầu tư thực hiện việc bảo lãnh theo luật định.
Bởi theo quy trình, sau khi Sở Xây dựng cấp giấy phép bán hàng thì chủ dự án mới ký hợp đồng mua bán với khách hàng. Nhận hợp đồng mua bán thì ngân hàng mới cấp chứng thư bảo lãnh cho từng khách hàng. Không có giấy phép bán hàng thì không thể có chứng thư bảo lãnh cho từng khách hàng.
Nguyên nhân của việc này là do hiện nay luật và các nghị định, thông tư hướng dẫn không quy định chủ đầu tư phải nộp hợp đồng bảo lãnh với ngân hàng trong hồ sơ thông báo nhà ở đủ điều kiện bán gửi Sở Xây dựng.
Tuy vậy, có thể nói Sở Xây dựng cũng có phần trách nhiệm khi một số chủ đầu tư chưa có chứng thư bảo lãnh vẫn vô tư mở bán.
Bởi sau khi cấp giấy phép bán hàng, Sở Xây dựng hoàn toàn có thể yêu cầu chủ đầu tư báo cáo và cung cấp hợp đồng bảo lãnh với ngân hàng. Thời gian , cơ quan quản lý Nhà nước cần ra quy định trong hồ sơ gửi Sở Xây dựng để được cấp giấy phép bán hàng, chủ đầu tư cần có hợp đồng bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành tương lai với ngân hàng.
Khách hàng thường hiểu nhầm vấn đề gì?
Thực tế, một số chủ đầu tư và sàn môi giới trưng ra văn bản ngân hàng đồng ý về mặt chủ trương cấp bảo lãnh cho chủ đầu tư nếu đáp ứng điều kiện để cho rằng đây là chứng thư bảo lãnh.
Về bản chất, văn bản này chưa phải là hợp đồng bảo lãnh chính thức trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành tương lai mà người mua nhà quan tâm.
Đây cũng không phải là chứng thư bảo lãnh mà ngân hàng cấp từng người mua nhà sau khi có hợp đồng mua bán. Do đó, cần phân biệt chứng thư bảo lãnh và các văn bản khác mà ngân hàng cấp cho chủ đầu tư.
Người mua nhà cần làm gì để được bảo lãnh?
Khi ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, khách hàng nên yêu cầu được bảo lãnh. Khách hàng phải đề nghị cung cấp hợp đồng bảo lãnh giữa chủ đầu tư và ngân hàng.
Sau khi ký hợp đồng mua bán 15 ngày làm việc mà vẫn chưa được ngân hàng gửi chứng thư bảo lãnh, khách hàng phải liên hệ với chủ đầu tư và ngân hàng để được cấp chứng thư bảo lãnh.
Khoản phí cấp bảo lãnh sẽ do người mua nhà và chủ đầu tư thoả thuận, thường là 1% - 2% giá trị căn nhà. Nếu phí này chưa tính vào giá bán thì khi chủ đầu tư yêu cầu, khách hàng phải chi trả để được đảm bảo quyền lợi, tránh rủi ro khi không được bàn giao nhà đúng hẹn.
Sau khi công an đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp tạm ngưng giao dịch tài khoản của chủ đầu tư phục vụ điều tra, dự án Khu dân cư King Bay lại vừa bị ngân hàng chấm dứt hợp đồng bảo lãnh nguyên tắc.
" alt=""/>Hiểu sao cho đúng về bảo lãnh mua bán nhà ở hình thành trong tương lai?Tờ Siam Sport của Thái Lan trích dẫn lời của đại diện phía Austria Wien: "Chúng tôi luôn dành sự quan tâm đến các cầu thủ Đông Nam Á, và một trong những mục tiêu chuyển nhượng của chúng tôi là cầu thủ Việt Nam.
Austria Wien ấn tượng với cầu thủ Nguyễn Văn Toàn của CLB HAGL. Trở ngại lớn nhất giữa chúng tôi và cậu ấy là Văn Toàn vẫn còn hợp đồng với CLB chủ quản đến năm 28 tuổi, trong khi chúng tôi muốn ký hợp đồng dài hạn với Văn Toàn, thay vì mượn cầu thủ này".
Văn Toàn được đội bóng châu Âu quan tâm? |
Austria Wien là một cái tên không còn xa lạ với người Việt Nam. Trước đây, đội bóng từng 23 lần vô địch giải VĐQG Áo cũng đã tiếp cận hậu vệ Đoàn Văn Hậu, nhưng vụ đàm phán không thành công khi hậu vệ CLB Hà Nội đầu quân cho Heerenveen của Hà Lan theo dạng hợp đồng cho mượn 1 năm.
Trước thông tin Austria Wien đang quyết tâm có chữ ký của Văn Toàn, Trưởng đoàn bóng đá CLB HAGL ông Nguyễn Tấn Anh cho biết: "Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ đơn vị nào liên hệ với chúng tôi về việc đàm phán mua Văn Toàn. Tôi cũng đọc được thông tin này trên báo chí nhưng không biết thực hư thế nào".
Trong khi đó, tiền đạo Văn Toàn giữ thái độ im lặng, thậm chí còn đăng tải hình ảnh đeo khẩu trang kín mít, với chia sẻ: "Ngày gì mà lên báo nhiều thế nhỉ, chắc mình bị âm tính".
Video Văn Toàn và những khoảnh khắc ấn tượng:
Huy Phong
" alt=""/>Văn Toàn phản ứng thế nào khi được đội bóng Áo muốn chiêu mộ?