Bắt 3 sinh viên tham gia đường dây làm văn bằng giả
Công an Hải Phòng vừa cho biết vụ án làm văn bằng,ắtsinhviênthamgiađườngdâylàmvănbằnggiảbảng xếp hạng giải bóng đá ngoại hạng anh chứng chỉ giả đã được cơ quan an ninh điều tra hoàn tất.
Hơn 62 văn bằng, chứng chỉ giả bị phát hiện. Ba sinh viên trong đường dây bị bắt.
Bốn bị can bị đề nghị truy tố là Nguyễn Văn Thủy (26 tuổi, ở Hải Dương), Trần Văn Việt (24 tuổi, ở Nam Định), Trần Đức Mạnh (24 tuổi, ở Hà Nam) và Trần Thị Hạnh (34 tuổi, ở Hải Phòng) với tội danh làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
![]() |
Ảnh minh họa |
Giữa năm 2014, sau khi phát hiện một số sinh viên nộp chứng chỉ TOEIC (tiếng Anh) nghi giả mạo, ban giám hiệu một trường đại học ở Hải Phòng đã nhờ cơ quan công an làm rõ.
Kết quả giám định cho thấy, các chứng chỉ nghi vấn đều là giả. Lần theo các mối quan hệ, cơ quan công an làm rõ Nguyễn Văn Thủy (sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội) là một mắt xích trong đường dây.
Tại cơ quan công an, Thủy khai tháng 8/2013 có quen Hồ Đình Sùng (37 tuổi, ở Hải Dương) tại quán nước gần trường. Sùng bảo Thủy có nguồn làm được các chứng chỉ tiếng Anh, tin học, nếu ai có nhu cầu thì điện báo.
Thủy nhanh chóng đặt mua Sùng chứng chỉ tiếng Anh, tin học cho mình với giá 170.000 đồng. Sau khi có chứng chỉ, Thủy mang khoe với bạn học là Đỗ Trần Hoàn. Qua người này, Trần Đức Mạnh (sinh viên một trường ở Hải Phòng) nhờ Thủy đặt Sùng làm chứng chỉ TOEIC với giá 3,2 triệu đồng.
Thấy đây là cơ hội dễ kiếm tiến, Mạnh đi rao khắp các cổng trường đại học, cao đẳng ở Hải Phòng. Bán nước ngay cổng trường ĐH, Trần Thị Hạnh nhiệt tình tham gia để kiếm lợi.
Ngoài số tiền 4 triệu đồng một chứng chỉ công khai với Mạnh để hưởng hoa hồng, Hạnh còn âm thầm thu tăng 1-2 triệu đồng/chứng chỉ TOEIC giả. Chỉ trong thời gian ngắn, Hạnh bỏ túi gần 32 triệu đồng.
Cùng với Hạnh còn có Trần Văn Việt (học cùng lớp Mạnh). Việt từng nhờ Mạnh làm giúp chứng chỉ TOEIC. Sau khi biết Mạnh chỉ là kẻ trung gian, Việt tìm cách lấy được số điện thoại của Thủy và trực tiếp liên hệ làm ăn.
Tổng cộng, Việt đã thuê Thủy làm chứng chỉ giả cho 10 người thu lợi khoảng 4 triệu đồng. Khi biết đường dây bị lộ, kẻ cầm đầu là Hồ Đình Sùng đã bỏ trốn.
(Theo Lam Khuê/ Tấm Gương - Tiền phong)
相关推荐
- Nhận định, soi kèo Backa Topola vs FK Zeleznicar Pancevo, 23h00 ngày 7/4: Chưa từ bỏ hy vọng top 8
- Lĩnh vực ICT có 1 cá nhân được trao giải thưởng KHCN Thanh niên Quả Cầu Vàng 2018
- Các nhân viên công nghệ Trung Quốc được khuyên không du lịch đến Mỹ
- Ngân hàng Trung ương Israel đề nghị công chúng góp ý cho các vấn đề về công nghệ DLT
- Nhận định, soi kèo Sri Pahang vs Kedah, 20h00 ngày 8/4: Không còn tham vọng
- Chủ tịch Tân Á
- Những tính năng đặc biệt trên S Pen của Galaxy Note8
- Hàng nghìn vé xem trận Việt Nam vs Triều Tiên đã có chủ