Vừa qua, một lần nữa phim của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng lại trở thành nạn nhân của các TikToker. Cụ thể, thời điểm phim Con nhót mót chồngvừa trình chiếu tại rạp được 2 ngày, ngay lập tức nhiều phân đoạn đã bị quay lén hình và tung lên TikTok.
Điều đáng nói là có tới hàng trăm tài khoản phát lại các phân đoạn khác nhau của phim trên nền tảng. Người xem chỉ cần lướt qua các phân đoạn đó có thể gần như đã nắm hết nội dung chính của bộ phim, thay vì ra rạp mua vé.
Theo ghi nhận, đến ngày 5/5 hashtag #connhotmotchongcó tới 240 triệu lượt xem và có cả ngàn video liên quan đến bộ phim này xuất hiện trên TikTok.
Với việc phim bị vi phạm bản quyền trắng trợn như vậy, diễn viên Thu Trang của phim đã phải lên tiếng van xin mọi người không lan truyền phim lên mạng xã hội nữa. Diễn viên này xin người dùng ý thức trong việc đưa phim lên TikTok, vì người đăng đoạn này, kẻ đăng đoạn kia lên thì thành nguyên một bộ phim trên TikTok, tội nghiệp cả ê-kíp làm phim cực khổ, phim vừa mới chiếu đã bị đưa lên mạng xã hội. Diễn viên này cho biết, do bị đưa quá nhiều nên không có thời gian để tìm và nhờ gỡ xuống.
Mới đây nhất, nhà sản xuất phim Minh Hà, vợ đạo diễn Lý Hải, cũng phải kêu gọi khán giả báo cáo vi phạm khi phim Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh, vừa khởi chiếu tại các rạp cũng bị quay lén và đưa lên TikTok. Đáng chú ý, đa phần các tài khoản quay lén đều mới lập và đăng rất nhiều video liên quan đến phim, các video này được chia thành nhiều phần và mỗi phần một đoạn ngắn để thu hút người xem một cách có chủ ý.
TikTok nói phải báo cáo, nhà sản xuất phim "bất lực"
Trước tình trạng vi phạm bản quyền phim liên tục xuất hiện trên TikTok, PV VietNamNetđã trao đổi với một đại diện TikTok tại Việt Nam. Theo vị đại diện này, đối với các nội dung phim vi phạm bản quyền thì nhà sản xuất phải báo cáo lên hệ thống nền tảng mới có cơ sở xử lý, vì đây là thông lệ quốc tế. Còn nếu những người làm phim chỉ kêu trên truyền thông sẽ không giải quyết được vấn đề, bởi có thể nhiều trường hợp họ đưa lên để chạy truyền thông cho phim. Việc báo cáo bản quyền này có hướng dẫn cụ thể trên nền tảng và vị đại diện này cho biết, thời gian giải quyết sẽ trong 48 giờ, đối với yêu cầu đến từ các đối tác của TikTok sẽ giải quyết trong 2 giờ - 24 giờ đồng hồ, thậm chí đối tác quan trọng sẽ là 2 giờ - 12 giờ.
Chẳng hạn như bộ phim Con nhót mót chồng, vị đại diện này chia sẻ, phía nền tảng không nhận được khiếu nại hay phàn nàn nào từ Galaxy Studio.
Thực tế các nhà sản xuất phim cũng đã tiến hành báo cáo vi phạm cho TikTok, nhưng chỉ xử lý được một phần, thậm chí có phim còn không xử lý được nên họ cảm thấy "bất lực".
Cụ thể, trao đổi với VietNamNetđại diện truyền thông của đạo diễn Lý Hải cho biết, trước khi trình chiếuLật mặt 6: Tấm vé định mệnh,phía nhà sản xuất đã làm việc với TikTok về vấn đề bản quyền, đồng thời cũng đã phối hợp với nền tảng này để xử lý các tài khoản vi phạm. Tuy nhiên, hiện đoàn làm phim cũng chỉ tập trung xử lý được các tài khoản vi phạm đưa những video về bộ phim có thời lượng trên 10 phút là chính, còn với các video có thời lượng ngắn không thể giải quyết triệt để vì số lượng quá nhiều.
Hay với phim Chị chị em em 2, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cũng chia sẻ, ở thời điểm đó những người trong đoàn làm phim như ông, cùng diễn viên Minh Hằng, Will Vũ đã tìm đủ mọi cách, kể cả quan hệ cá nhân với người có thẩm quyền nhờ liên lạc trực tiếp với TikTok để xử lý, nhưng không thể giải quyết được, các video vi phạm vẫn không được gỡ xuống. Đồng thời, phía đại diện TikTok trả lời, tài khoản đưa phim lên ở nước ngoài nên ở Việt Nam không thể giải quyết.
Bên cạnh đó, theo một số người hoạt động trong lĩnh vực trực tuyến đang bị vi phạm bản quyền, họ hoàn toàn không biết gửi khiếu nại vào đâu để được hỗ trợ một cách trực tiếp. Còn nếu tiến hành báo cáo qua đường dẫn như TikTok hướng dẫn, thì sau khi tiến hành thực hiện báo cáo phải đến 10 ngày sau mới được xử lý. Với những phim đang chiếu tại rạp, nếu 10 ngày mới xử lý thì nội dung phim đã bị đăng tràn lan, việc khiếu nại không còn ý nghĩa.
Theo anh Nguyễn Quang, một người làm các dịch vụ trên mạng xã hội tại TP.HCM, nếu TikTok không có sự hỗ trợ tức thời và biện pháp mạnh để xử lý thì những người làm phim xem như “bất lực”, vì nội dung vi phạm bản quyền được lan truyền quá nhanh và quá nhiều.
Đối với những người làm dịch vụ thì có một cách là dùng thủ thuật để xử lý. Tuy nhiên, nó có giới hạn, có thể hôm nay lợi dụng kẽ hở của nền tảng để “đập” các video vi phạm được, nhưng hôm sau nền tảng sửa lỗi lại không làm gì được. Về cơ bản, tất cả phụ thuộc vào việc TikTok có chịu làm một cách triệt để vấn đề vi phạm bản quyền hay không.
Apple vẫn hiện diện mạnh mẽ tại Trung Quốc do các đối tác cung ứng tập trung tại đây, trong khi năng lực hạ tầng của đại lục vượt xa những gì Ấn Độ cung ứng, theo Nitin Soni, Giám đốc cấp cao tại Fitch Ratings. Ông dự đoán “táo khuyết” sẽ mất nhiều năm để đa dạng hóa và giảm lệ thuộc vào Trung Quốc. Bắc Kinh không chỉ quan trọng về dây chuyền lắp ráp mà còn cả hệ sinh thái bán dẫn và kiểm thử.
Nỗ lực dịch chuyển khỏi Trung Quốc của Apple trở nên gấp gáp hơn bao giờ hết trong 5 năm qua khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang và gián đoạn chuỗi cung ứng do Covid-19 gây ra. Dù vậy, nỗ lực xóa bỏ lệ thuộc hoàn toàn vào quốc gia này gần như không khả thi, theo Navkendar Singh, Phó Chủ tịch IDC Ấn Độ. Ông nhắc đến các yếu tố như quy mô sản xuất, logistics và tính ì của một số nhà cung ứng trong hệ sinh thái tại đây.
Tham vọng của Apple với Ấn Độ
Theo hãng nghiên cứu IDC, Ấn Độ là thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới xét về số lượng xuất xưởng và doanh số hàng năm, chiếm gần 12% thị phần toàn cầu. Dữ liệu từ IDC cho thấy, Apple xuất xưởng 6,7 triệu iPhone năm 2022 từ Ấn Độ, tăng mạnh từ 4,8 triệu máy một năm trước đó.
Apple hiện sản xuất từ 5% đến 7% iPhone tại đây, tăng từ chỉ 1% năm 2021. Con số này không dừng lại khi công ty đang có những kế hoạch tiếp theo để gia tăng sự hiện diện trong nước. Theo nhà phân tích Dan Ives, Ấn Độ sẽ nằm trong 5 thị trường hàng đầu của Apple và là động lực tăng trưởng chính trong các năm tới.
Dù chính phủ Ấn Độ cho biết, Apple đặt mục tiêu sản xuất 25% iPhone tại địa phương, Ives cho rằng đây là mục tiêu tham vọng. Con số 10-15% dường như thực tế hơn trong dài hạn.
Theo ông Singh, Ấn Độ tiếp tục đóng vai trò thứ hai sau Việt Nam khi sản xuất các sản phẩm tinh vi hơn như MacBook. Tuy nhiên, những sản phẩm như Apple Watch hay AirPods sẽ sớm được lắp ráp tại đây. Ông cũng nhận xét thị trường tập trung tại Delhi và Mumbai cũng như các đô thị lớn.
Tầng lớp trung lưu gia tăng
Dữ liệu của IDC chỉ ra Apple chỉ có 5% thị phần tại Ấn Độ do thiết bị giá rẻ, tầm trung tiếp tục là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Dù vậy, tỉ lệ tiếp cận công nghệ tăng và sức chi mạnh hơn sẽ giúp doanh số iPhone cao hơn.
Theo ông Soni, tầng lớp trung lưu Ấn Độ ngày một giàu có và khách hàng có xu hướng mua smartphone cao cấp nhiều hơn. Bên cạnh đó, có thể dễ dàng sử dụng 4G trên khắp đất nước.
Chi phí lao động rẻ hơn không đồng nghĩa với giá iPhone giảm. Khách hàng sẵn lòng “mở hầu bao” mua thiết bị Apple giá cao. Theo chuyên gia Singh, Apple sẽ không đạt đến tầm giá dành cho số đông. Họ vẫn là thương hiệu cao cấp và muốn duy trì “hào quang” của mình. Vì lẽ đó, công ty có thể cung cấp chương trình khuyến mãi hay liên kết với ngân hàng để sản phẩm dễ tiếp cận hơn với người dùng.
(Theo CNBC)