Một tháng tuổi, bé Gia Huy bị xuất huyết đường tiêu hóa, nôn ra máu không rõ nguyên nhân. Bệnh tình ngày càng nặng, vợ chồng chị Lam phải đưa con ra tuyến trung ương để điều trị.
Khi nghe bác sĩ thông báo con trai mắc bệnh suy giảm miễn dịch, để cứu tính mạng cần phải thực hiện ghép tủy với số tiền cả tỷ đồng, anh chị suy sụp. Huy phải dùng nhiều loại thuốc uống, thuốc tiêm nằm ngoài danh mục bảo hiểm và truyền kháng thể với mức 1 triệu đồng/kg cân nặng. Mỗi đợt điều trị kéo dài 2 đến 3 tháng, chi phí khoảng 60-70 triệu đồng.
Trong lúc gia đình đang rơi vào tình cảnh bế tắc thì may mắn nhận được sự giúp đỡ kịp thời từ bạn đọc. Trong đợt 1, Báo VietNamNet trao số tiền 333.993.965 đồng và đợt 2 số tiền 89.450.126 đồng. Tổng hai đợt, bé Huy được ủng hộ 423.444.091 đồng.
Chị Lê Thị Lam cho biết, hiện tại con trai vẫn đang điều trị trong phòng cách ly vì sức khỏe đang yếu. Những biến chứng của căn bệnh khiến sức khỏe con chưa đủ điều kiện thực hiện ghép tuỷ.
" alt=""/>Bạn đọc tiếp tục giúp đỡ bé Gia Huy gần 90 triệu đồngThành Ngưng hoàn thành chặng đường sau thời gian 1 giờ 23 phút 29 giây, vượt qua chuẩn dự Olympic là 1 giờ 24 phút, đồng thời phá luôn kỷ lục quốc gia của chính mình (1 giờ 26 phút 53 giây). Đây là lần đầu tiên, VĐV người Đà Nẵng giành vé tham dự giải đấu lớn nhất hành tinh.
![]() |
Thành Ngưng là niềm tự hào của điền kinh Đà Nẵng. |
Đây là kết quả ngoài mong đợi đối với Nguyễn Thành Ngưng bởi anh không phải là niềm hy vọng lớn nhất của đi bộ Việt Nam. Tại SEA Games 28 năm ngoái, anh chỉ xếp hạng 4 với thời gian 1 giờ 52 giây 12 giây. Tuy nhiên sau khi tập huấn tại Trung Quốc ở đợt Tết vừa qua, anh đã cải thiện đáng kể thành tích của mình.
Thành Ngưng trở thành VĐV thứ 8 của thể thao Việt Nam giành quyền dự Olympic sau Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi), Hoàng Xuân Vinh, Trần Quốc Cường (bắn súng), Nguyễn Thị Lụa (vật tự do) và ba VĐV nam của môn cử tạ.
Trong khi Thành Ngưng thi đấu thành công thì chị của anh - VĐV ba lần vô địch SEA Games Nguyễn Thị Thanh Phúc đã gặp chấn thương và không hoàn thành hết chặng đua. Thanh Phúc nhắm đến thành tích 1 giờ 36 phút để giành chuẩn dự Olympic nhưng phải chờ đến giải điền kinh Singpore mở rộng vào cuối tháng 4 tới cô mới có cơ hội thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Theo Zing.vn
Alonso thoát chết thần kỳ trên đường đua F1 Australia" alt=""/>Nguyễn Thành Ngưng bất ngờ giành vé dự Olympic 2016VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của thầy giáo Hồ Tấn Nguyên Minh đến độc giả.
![]() |
Thầy giáo Hồ Tấn Nguyên Minh - Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (tỉnh Phú Yên) |
Không cao quý hơn, nhưng là nghề may mắn
Năm nào gần đến 20/11 – ngày Nhà giáo Việt Nam, các phương tiện truyền thông cũng đồng loạt phát những đi những bài hát, những đoạn thơ, những chương trình ca ngợi, tôn vinh nghề dạy học. Không ít những lời chúc tụng, ngợi ca được dùng quen như điển tích: nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, người lái đò vĩ đại, vinh quang thay công việc trồng người…
Bản thân tôi thì đủ tỉnh táo để không dám tự nhận rằng nghề của mình cao quý hơn những nghề khác.
Nghề nào thì cũng vậy thôi, bỏ sức lao động ra mà làm việc, nhận được lương để nuôi sống bản thân, gia đình và ít nhiều gì trong lĩnh vực của mình có những đóng góp nhất định cho xã hội. Chẳng có nghề nào cao quý hơn nghề nào cả.
Tôi lại tự nhận rằng nghề của mình là nghề may mắn. Bởi cũng gọi là thầy (thầy thuốc) nhưng với các bác sĩ, đối tượng của họ là bệnh nhân. Trong khi đối tượng của mình là học sinh – những con người trẻ trung, năng động và đầy sức sống. Như thế là may mắn chứ còn gì nữa.
Hơn nữa làm thầy thì được nói, được truyền đạt những gì mình hiểu, mình biết cho thế hệ sau, nâng đỡ tâm hồn cho các em. Rồi dù sau này, dù già yếu thế nào, dù không còn làm việc nữa vẫn luôn được gọi là thầy, luôn được học sinh hỏi han, thăm viếng. Còn gì vui bằng. Tôi luôn cảm thấy yêu nghề cũng vì lẽ ấy.
Tôi cũng không bi quan về nghề như nhiều bạn đồng nghiệp của tôi khi mà nghề dạy học – ai cũng biết – là một nghề không hứa hẹn gì nhiều về khả năng kinh tế cũng như nhiều thứ khác; khi mà xã hội bày ra nhan nhản những chuyện buồn về sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo học: chuyện phụ huynh đánh thầy, chuyện học sinh chửi thầy, chuyện thầy cô giáo thiếu đạo đức, chuyện bạo lực học đường… Những chuyện như vậy khiến không ít người có tâm lí hoài vọng về quá khứ, xem quá khứ là vàng son để rồi chán nản, bi quan về hiện tại.
"Thời ấy ông thầy sao mà sang thế, oai thế, đĩnh đạc thế còn bây giờ thì… chưa bao giờ vị thế, hình ảnh ông thầy thảm hại như lúc này" - những câu đại loại như vậy xuất hiện thường xuyên trong những câu chuyện trà dư tửu hậu của nhiều người.
Tôi thì không nghĩ như vậy. Thời nào cũng vậy thôi, có cái xấu cũng có cái tốt, có cái cao thượng cũng có cái thấp hèn, đan xen trong muôn vàn chiều kích.
Sự bền vững của đạo học phải xuất phát từ hai phía
Đạo thầy trò ở Việt Nam là một truyền thống đẹp. Dẫu bị cuốn trong vòng xoáy ngầu đục của cuộc đời, dẫu trải qua bao thăng trầm dời đổi, vẻ đẹp ấy vẫn không thể mất. Chỉ có điều, mỗi thời có một vẻ đẹp riêng.
Thời nào có giá trị riêng của thời ấy. Không phải ngày xưa không có chuyện xấu. Cũng không phải ngày nay không có chuyện tốt về đạo thầy trò. Chỉ có điều bây giờ thông tin phát triển mạnh quá, facebook, twitter… và bao nhiêu ứng dụng khác. Một cái ho ngay lập tức cũng khiến cả thế giới biết thì nói gì đến đến những chuyện xấu xa trong ngành giáo dục. Mà thói thường, những chuyện xấu thường có sức hấp dẫn hơn rất nhiều so với những chuyện tốt. Nó đủ sức để làm lu mờ những điều tươi sáng nhất.
Trong một thế giới phẳng với tốc độ phát triển đến chóng mặt như hiện nay, những quan niệm về đạo thầy trò, những giá trị về giáo dục cũng khác đi nhiều so với trước.
Ngày xưa, giữa thầy và trò là một khoảng cách khá xa. Trong mắt trò, thầy là những đấng, những bậc tôn nghiêm, phải ngưỡng mộ, phải răm rắp nghe theo, lời của thầy là khuôn vàng thước ngọc, chỉ được lắng nghe, không được nghi ngờ hay phản biện. Hình ảnh người thầy vì thế mà cũng trở nên đạo mạo, trang nghiêm.
Quan hệ thầy trò hiện nay gần gũi, dân chủ, cởi mở hơn rất nhiều. Thầy trò cùng nhau trao đổi, lắng nghe lẫn nhau. Không chỉ trò học thầy mà thầy cũng cũng phải học trò. Trò thương thầy, kính thầy nhưng thầy nói sai thì trò có quyền phản biện. Chính sự dân chủ này dễ khiến nhiều người có cảm giác học sinh leo lên đầu lên cổ thầy, cảm giác hình ảnh người thầy trở nên nhếch nhác, vị thế người thầy trở nên xuống dốc đến thảm hại.
Từ những trải nghiệm trong quá trình dạy học của mình, tôi cho rằng dù ở thời đại nào thì sự bền vững của đạo học và vị thế người thầy đều phải xuất phát từ hai phía: cả thầy lẫn trò.
Chúng ta không thể yêu cầu học sinh phải yêu thương, kính trọng ta trong khi ta thờ ơ, lãnh đạm với các em. Chúng ta không thể yêu cầu xã hội phải tôn vinh ta khi mà ta bỏ qua đạo đức nhà giáo để sống bằng lọc lừa, trí trá. Cuộc đời này tựa một chiếc gương soi, soi vào tròn sẽ nhận được ảnh tròn, soi vào méo sẽ nhận được ảnh méo. Trước khi oán trách cuộc đời, oán trách học sinh cũng nên thử một lần cố gắng nhìn lại mình một chút.
Bạn đọc có lẽ sẽ nghĩ tôi lạc quan thái quá. Không phải tôi không nhìn thấy những xấu xa, đen tối bày ra nhan nhản trong ngành giáo dục. Tôi từng nhiều lần rất đau lòng khi chứng kiến bao nhiêu chuyện tác tệ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế người thầy trong lòng xã hội.
Nhưng tôi cũng nhìn thấy không ít những trong trẻo, thuần khiết từ tấm gương của biết bao thầy cô giáo, nhìn thấy bao nhiêu yêu thương, trân trọng mà các em học sinh dành cho thầy cô giáo của mình.
Chừng nào người Việt còn trân trọng tri thức, còn biết lo nghĩ cho tương lai của con cháu mình cũng như tương lai dân tộc thì chừng ấy người thầy vẫn còn được trọng vọng, vị thế của người thầy trong xã hội vẫn được đề cao. Tôi luôn tin vào điều đó và vẫn luôn nghĩ nghề của mình là nghề may mắn. Và nếu như được chọn lại, tôi vẫn chọn cái nghiệp làm thầy.
Hồ Tấn Nguyên Minh- Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (tỉnh Phú Yên)
“Lương thấp” dường như là nhìn nhận điển hình về nghề giáo hiện nay. Tuy nhiên, thấp đến mức độ nào thì chưa nhiều người thấy rõ.
" alt=""/>'Chừng nào người Việt còn trân trọng tri thức, vị thế người thầy vẫn được đề cao'