Nhận định, soi kèo Sanfrecce Hiroshima vs Eastern Sports Club, 15h00 ngày 5/12: Tiếp tục dẫn đầu
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Leverkusen vs Bochum, 2h30 ngày 29/3
- Từ sâu xa, bất cập của các kỳ tuyển sinh nhiều năm qua bắt nguồn từ tư duy tuyển sinh chỉ dựa vào kết quả một kỳ thi.
"Anh tổ chức" ra đề chưa tinh tuyển
Điểm cao nhưng vẫn trượt trường đại học là câu chuyện nóng nhất của kỳ tuyển sinh 2017. Nguyên nhân một phần là do kết quả kỳ thi THPT quốc gia chưa giúp phân loại rõ ràng ở nhóm thí sinh điểm cao, khiến một số trường phải vận dụng tiêu chí phụ để tinh tuyển.
Thống kê từ dữ liệu điểm thi của Bộ GD-ĐT cho thấy, có tới gần 13.000 thí sinh có mức điểm từ 27 điểm trở lên (mỗi môn thi đạt 9 điểm) - mức điểm mà trong quán tính tư duy của nhiều người, hẳn là rất cao.
Chưa kể, những thí sinh có mức điểm thấp hơn nhưng nhờ có điểm ưu tiên nên cũng được bổ sung vào lực lượng "điểm cao" vốn đã rất hùng hậu của năm nay.
Trong số hàng chục ngàn thí sinh điểm cao này, hẳn sẽ có nhiều em trượt nguyện vọng các trường mình yêu thích vì đều có xu hướng lựa chọn những ngành thời thượng nhất.
Thành ra, mức điểm trên 27 điểm, thậm chí 29 điểm nếu các năm trước được gọi là cao thì năm nay không còn "cao" nữa.
Thực tế, nhìn vào diễn biến thi cử những năm qua, hiện tượng điểm cao vẫn trượt đại học năm nào cũng có.
Tuy nhiên, khi các trường coi điểm thi là tiêu chí duy nhất thì việc sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia - một kỳ thi về bản chất phục vụ mục đích xét tốt nghiệp phổ thông - cho xét tuyển đại học đã khiến câu chuyện điểm cao vẫn trượt mới trở nên bức xúc hơn bao giờ hết.
Chia sẻ quan điểm này, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT cho rằng, về mặt bản chất, mục tiêu của kỳ thi THPT quốc gia là kiểm tra việc nắm bắt vận dụng kiến thức phổ thông của học sinh như thế nào. Trong khi đó, kỳ thi ĐH lại có mục tiêu chọn những người có tố chất phù hợp nội dung sẽ học và ngành nghề dự kiến sẽ làm việc sau này.
"Hai kỳ thi này về nguyên tắc không hoàn toàn trùng nhau"- ông Tùng nói.
"Chị tuyển sinh" chỉ dùng kết quả điểm thi
Thực tế, các trường có quyền sử dụng hoặc không sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển đại học.
Quy chế tuyển sinh 2017 của Bộ GD-ĐT quy định rõ, các trường có thể tổ chức tuyển sinh riêng hoặc kết hợp nhiều phương thức. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, trong 336 đơn vị có mã tuyển sinh thì chỉ có 14 nơi không sử dụng kết quả thi THPT quốc gia.
Một số quy định mà trước đây vốn không ảnh hưởng mấy, trong bối cảnh số lượng thí sinh điểm cao nhiều như năm nay, các tiêu chí phụ lại có vai trò quyết định, còn tiêu chí chính là tổng điểm 3 môn thi oái oăm thay lại trở thành tiêu chí phụ.
Vì vậy, những bất cập trong kỳ tuyển sinh năm nay, cũng như những kỳ tuyển sinh trước bắt nguồn từ việc các trường tuyển sinh chỉ dựa vào kết quả của một kỳ thi.
Ông Tùng cho rằng, các trường sẽ phải thay đổi phương thức tuyển sinh để “đi bằng 2 chân” thay vì chỉ dựa vào điểm số một kỳ thi như hiện nay, bởi lẽ, sớm muộn gì, mỗi trường đều phải trả lời câu hỏi: Tôi cần thí sinh đầu vào có tố chất như thế nào.
"Bản chất của tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH xuất phát từ việc các trường muốn có đầu vào như thế nào. Khi đó, tiêu chí không chỉ đơn thuần là học sinh học giỏi phổ thông nữa" - ông Tùng phân tích.
Ông Tùng dẫn ví dụ về trường hợp của ĐH Luật TP.HCM với phương thức tuyển sinh kết hợp kết quả thi THPT, điểm học bạ và kết quả bài thi năng lực đã giúp trường này tránh được những rắc rối như những trường tốp trên gặp phải trong những ngày xét tuyển vừa qua.
Tiêu chí mà ĐH Luật đưa ra là 50% kết quả thi THPT quốc gia, 10% điểm thi học bạ và 40% là kết quả bài thi năng lực. Mặc dù với tỉ trọng này, có những tiêu chí vẫn là chính, có tiêu chí là phụ nhưng không có yếu tố nào quá chính mang tính chất quyết định, cũng không có yếu tố nào quá phụ.
Bên cạnh đó, trường sử dụng kết quả thi THPT và kết quả học bạ để sơ tuyển trước. Sau khi chọn được số lượng thí sinh nhất định qua vòng sơ tuyển mới tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để chọn thí sinh phù hợp nhất với tiêu chí của mình.
Đây cũng là bước đầu theo cách mà các trường ĐH trên thế giới đang làm. Khi đó, điểm số của các kỳ thi chỉ là một phần để đảm bảo thí sinh có đỗ vào trường; ngoài điểm số, thí sinh còn phải chứng minh bản thân mình phù hợp với tiêu chí của trường thông qua phỏng vấn, viết luận hay những thành tích hoạt động xã hội.
Lấy ví dụ ngay với nhóm trường danh giá nhất trong các kỳ tuyển sinh.
Các trường y dược ở Mỹ khi xét tuyển, ngoài bài kiểm tra đầu vào, và phỏng vấn, thí sinh còn cần có thư giới thiệu, bài luận. Nhiều trường còn yêu cầu thí sinh phải có bằng cử nhân 4 năm trước khi thi vào trường y.
Trong khi đó, ở Việt Nam, những trường y lớn nhất như ĐH Y Hà Nội và ĐH Y - Dược TP.HCM vẫn chỉ dựa vào một căn cứ duy nhất là điểm số. Thậm chí, ngay cả 4 tiêu chí phụ mà ĐH Y Hà Nội đưa ra năm nay cũng vẫn căn cứ trên điểm số các môn thi.
Có lẽ câu hỏi này của nhiều người là có lý: "Điều gì đảm bảo một thí sinh đạt điểm cao cả ba bài thi kiến thức giáo dục phổ thông sẽ trở thành một bác sĩ giỏi?"
Ông Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho hay, thống kê của trường đối với sinh viên trong nhiều năm qua cho thấy, điểm đầu vào chỉ tương quan thuận với điểm học đại học đối với sinh viên năm thứ nhất, điểm đại học các năm sau không còn tương quan với điểm thi đầu vào.
"Tất nhiên, thí sinh giỏi thì được điểm thi cao, nhưng không phải tất cả thí sinh có điểm thi đầu vào cao đều học giỏi khi vào đại học"- ông Xê nhìn nhận.
TS Phạm Thu Hương, Trưởng phòng Quản lý đào tạo ĐH Ngoại thương nhìn nhận việc các trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển như vừa qua là hệ quả của truyền thống tuyển sinh chỉ sử dụng kết quả của một cuộc thi.
Bà Hương cho biết thêm, nhiều sinh viên thủ khoa đầu ra không phải là những người có điểm cao ở đầu vào.
Phương án tuyển sinh phải đánh giá được toàn bộ quá trình học tập của thí sinh chứ không chỉ dựa vào kết quả một kỳ thi.Tuy nhiên, việc thay đổi phương thức tuyển sinh cũng cần tránh gây sốc. Trường ĐH Ngoại thương cũng đã có lộ trình thay đổi phương thức tuyển sinh từ trước.
Con đường này có lẽ còn xa với nhiều trường khi câu hỏi lớn vẫn đang loay hoay giải vẫn là: "Làm thế nào để tôi tuyển đủ thí sinh?".
Lê Văn - Lê Huyền
" alt="Điểm cao vẫn trượt đại học: Tại anh hay tại ả?" />-Trường ĐH Hàng hải công bố điểm chuẩn chính thức năm 2017.
Trường ĐH Hàng hải xét tuyển theo 2 phương thức: Kết quả thi THPT và điểm học bạ.
Điểm chuẩn trúng tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia là điểm áp dụng đối với thí sinh khu vực 3, đối tượng 10 (diện không ưu tiên). Các thí sinh thuộc diện được hưởng ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực được tính điểm theo quy định.
Cụ thể điểm của các ngành như sau:
Đối với phương thức xét tuyển bằng học bạ, điểm trúng tuyển cụ thể như sau:
(Bấm vào hình để xem ảnh kích thước lớn) Lê Văn
" alt="Điểm chuẩn Trường ĐH Hàng hải năm 2017" />- Bàn tròn trực tuyến: “Thấy gì từ biến động xét tuyển Đại học 2017?” vừa diễn ra tại VietNamNet với sự tham gia của 3 khách mời đến từ Bộ Giáo dục- Đào tạo, Ủy ban Văn hóa- Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội và đại diện trường Đại học Ngoại thương.
>> Điểm cao vẫn trượt đại học: "Tại anh hay tại ả"?
Kỳ tuyển sinh đại học 2017 đã kết thúc đợt xét tuyển đầu tiên với 170 trong hơn 320 trường đại học đã tuyển đủ chỉ tiêu. Đây là năm thứ 3 cả nước tiến hành một kỳ thi với hai mục đích “công nhận tốt nghiệp” và “xét tuyển đại học”, cũng là năm đầu tiên hầu hết các môn – trừ Ngữ văn – được thi theo hình thức trắc nghiệm.
Năm nay, thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng. Sau khi biết điểm thi, thí sinh còn được điều chỉnh nguyện vọng. Sau đợt xét tuyển đầu tiên, đã có 170 trong số hơn 300 trường tuyển đủ chỉ tiêu.
Ông Phạm Tất Thắng Điều gây bất ngờ hơn cả là sau khi có kết quả, điểm chuẩn nhiều trường đại học năm nay trở nên cao kỷ lục. Thậm chí có những ngành, mức điểm chuẩn vượt hơn cả điểm số tuyệt đối tối đa của 3 môn (10 điểm/môn), lên tới 30,5 điểm. Mức điểm chuẩn năm nay ở một số ngành còn tăng vọt lên 2-4, thậm chí là 7 điểm so với năm trước.
Nhiều nghịch lý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH này đã tốn khá nhiều giấy mực để mổ xẻ trong tuần qua như: Đạt 30 điểm, chưa chắc đã đỗ; Điểm thi cao hơn điểm chuẩn, vẫn trượt như thường (vì tiêu chí phụ)…
Nhiều vấn đề đặt ra từ kỳ thi và việc xét tuyển như: Đề thi có dễ, Cơ chế điểm cộng có thực sự hợp lý? Học sinh thủ đô thiệt thòi hơn học sinh các tỉnh? Hình thức trắc nghiệm có thực sự phù hợp? Hay như việc tuyển sinh có được tuyển đúng đối tượng, có năng lực, có đam mê ngành nghề đã chọn..
Những hiện tượng này được nhìn nhận và nên điều chỉnh thế nào trong tương lai? Đây là điều đang được học sinh, các bậc phụ huynh và cả xã hội quan tâm rất lớn.
Với nhiều băn khoăn đó, VietNamNet tổ chức Bàn tròn trực tuyến với chủ đề : “Thấy gì từ kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học 2017?"
Chương trình đã phát trực tiếp lúc 14h15p chiều nay 4/8 và livestream qua fanpage Vietnamnet, với sự tham gia của 3 khách mời:
- Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT.
- TS Phạm Thu Hương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương.
Nhiều câu hỏi của bạn đọc đã gửi về email chương trình bantrontructuyen@vietnamnet.vn và đã được các khách mời giải đáp đầy đủ.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT
TS Phạm Thu Hương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương (bên trái) và nhà báo Phạm Huyền
Bạn đọc Nguyễn Hương gửi băn khoăn qua fanpage Vietnamnet.vn: “Việc cộng điểm khu vực vào điểm thi quá cao không đánh giá đúng năng lực học sinh. Vậy Bộ Giáo dục có gì thay đổi và bao giờ sẽ thay đổi? Con tôi ở Hà Nội rất thiệt thòi so với các bạn được cộng đến 3 điểm thi đại học. Trong thời buổi thi trắc nghiệm chênh nhau có từng 0 phẩy nho nhỏ thì 3 điểm là quá nhiều”.
Bạn đọc Giang Trà đặt vấn đề: “Liệu có nên bỏ thi trắc nghiệm?” Bạn đọc Khánh Lương đưa ra băn khoăn: “Trường hợp điểm thi của thí sinh đạt tuyệt đối 30đ/30 mà vẫn trượt nguyện vọng 1 thì thí sinh có thể kiện trường được không, vì thí sinh đủ tất cả các điều kiện mà trước khi thi nhà trường đặt ra?”
Nhiều trường hợp cụ thể cũng được các bạn đọc gửi đến như bạn đọc Lê Bá Ích cho biết: “Điều nghịch lý là thí sinh đạt điểm thi 29,35 thì rớt, trong khi thí sinh khác đạt 29,15 thì đỗ, khi thi vào ngành bác sĩ đa khoa ĐHYD TP.HCM, do điểm của các thí sinh trên đều làm tròn là 29,25. Và tiêu chí phụ đầu tiên nhà trường quy định là môn tiếng Anh . Do đó, điểm thấp hơn nhưng môn tiếng Anh cao hơn thì đỗ”.
Với thực tế này, bạn đọc Ích hỏi: “Tại sao chúng ta không để nguyên điểm mà phải làm tròn? Tại sao tiêu chí phụ không chọn là môn Văn thay cho môn tiếng Anh, như có lần Bộ trưởng Bộ Y tế có nhận định: học sinh học tốt môn văn giàu lòng trắc ẩn, cảm thông sâu sắc trước nỗi đau của người bệnh. Từ đó, chăm sóc và điều trị bệnh nhân tốt hơn?
Một bạn đọc khác tên Đỗ Đức Việt cũng đề nghị các khách mời giải thích: “Kết quả thi: 28 điểm (Toán 9.5 Lý 9 Hóa 9, Ưu tiên 0.5). Nguyện vọng 1 là ĐH Dược Hà Nội hiện không đạt. Nguyện Vọng 2 là ĐH Ngoại thương đạt. Yêu cầu đăng ký nhập học chậm nhất 7/8/2017. Vậy nếu đã đăng ký ĐH Ngoại thương, nhưng sau ngày 7/8/2017 ĐH Dược hạ điểm chuẩn thì em có được đăng ký nhập học ĐH Dược không? Thủ tục như thế nào?”…
Ngoài ra chương trình cũng nhận được rất nhiều chia sẻ của bạn đọc về tính minh bạch, chuẩn mực của kỳ thi năm nay như bạn đọc Trương Văn Thành bình luận: “Tôi thấy rằng, trong mấy năm qua vấn đề đổi mới giáo dục có rất nhiều vấn đề, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng có vẻ như nó chưa sát với thực tế cuộc sống mà cứ nặng trên lý thuyết. Nền giáo dục đào tạo có quá nhiều vấn đề phải cải tổ sâu, đặc biệt là tuyển sinh vào ĐH Như kỳ thi vừa rồi, điểm sàn đầu vào quá cao. Do đâu, trước hết theo tôi là việc thiết kế đề thi chưa ổn, đề thi hoàn toàn là trắc nghiệm khi việc coi thi chưa được chuyên nghiệp là điều quá nguy hiểm. Ví dụ như bài tự luận, khi các em nhìn bài nhau thì thời gian rất lâu. Nhưng với trắc nghiệm khi hỏi bài hoặc nhìn bài thì rất nhanh, chưa nói là đánh bừa may rủi. Như vậy sẽ dẫn đến điểm của thí sinh rất ảo, dẫn đến hệ lụy sau này sinh viên chật lượng không thực chat.
“Vậy xin các khách mời cho biết Bộ Giáo dục ĐT đã có họp để nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này chưa và làm thế nào để nâng cao toàn diện chất lượng GD ĐT đặc biệt là trong vấn đề thi tuyển?”, bạn đọc Trương Văn Thành hỏi.
Mời bạn đọc cùng xem lại những chia sẻ của các vị khách tại video sau:
VietNamNet
Thủ tướng: Kỳ thi THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng được tổ chức tốt" alt="Mời tham gia trực tuyến “Thấy gì từ biến động xét tuyển đại học?”" />Việc đạt chứng nhận Amazon EKS Service Delivery không chỉ thể hiện sự cam kết và chuyên môn cao của CMC Telecom trong lĩnh vực công nghệ điện toán đám mây, mà còn khẳng định tính chuyên nghiệp trong việc thiết kế, triển khai và quản lý các giải pháp Container và Kubernetes cho khách hàng trên AWS.
Được biết, Amazon EKS là một dịch vụ quan trọng giúp đơn giản hóa việc quản lý và tự động hóa Container được cung cấp bởi AWS với tính ổn định cao, khả năng mở rộng lớn. Trong khi đó, Container và Kubernetes đang là công nghệ quan trọng trong việc cung cấp sự linh hoạt và độ tin cậy cho các ứng dụng đám mây.
Với xu hướng phát triển theo mô hình Microservices, Kubernetes trở thành môi trường lý tưởng để quản lý, mở rộng và gia tăng bảo mật cho các ứng dụng. Kiến trúc Microservices đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng mở rộng và phục hồi nhanh chóng của ứng dụng, đặc biệt khi được triển khai trên một nền tảng đám mây mạnh mẽ như AWS.
Dựa trên Amazon EKS, doanh nghiệp có thể triển khai và quản lý các ứng dụng trên AWS một cách dễ dàng và hiệu quả, giúp giảm bớt gánh nặng quản lý cơ sở hạ tầng hệ thống và tập trung vào việc phát triển ứng dụng.
Chứng nhận Amazon EKS Service Delivery đánh dấu sự công nhận từ AWS đối với các đối tác có chuyên môn đúng tiêu chuẩn trong việc vận hành, triển khai và tối ưu hóa Amazon EKS. Điều này còn thể hiện rõ ràng khả năng của CMC Telecom trong việc cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, giúp nâng cao giá trị và hiệu quả cho các khách hàng trên hành trình lên mây AWS.
"Đạt được chứng nhận này là bước tiến quan trọng. Bởi nó khẳng định năng lực chuyên môn của đội ngũ kỹ sư CMC Telecom trong việc thiết kế, triển khai dự án. Sự ghi nhận này cũng minh chứng cho cam kết của CMC Telecom với mong muốn cung cấp các giải pháp đám mây hiệu quả, đặc biệt trong việc áp dụng các công nghệ đang phát triển nhanh như Kubernetes vào các hệ thống có kiến trúc Microservices", ông Đặng Tùng Sơn - Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Kinh doanh và Marketing của CMC Telecom nhấn mạnh.
Ông Đặng Tùng Sơn - Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Kinh doanh và Marketing của CMC Telecom CMC Telecom hiện đang là đối tác dịch vụ cấp cao của AWS tại Việt Nam. Doanh nghiệp này cũng xuất sắc trở thành đối tác AWS Migration Competency trong tháng 8 qua. Cùng với dấu mốc đạt Amazon EKS Service Delivery, CMC Telecom tiếp tục khẳng định năng lực của mình trong việc cung cấp các giải pháp tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ đám mây nói chung và sự chuyên môn trong các công nghệ của AWS nói riêng.
Liên hệ với CMC Telecom: http://aws.cmctelecom.vn/
Thúy Ngà
" alt="CMC Telecom đạt chứng nhận Amazon EKS Service Delivery " />- Trường ĐH Nội vụ Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 trình độ đại học hệ chính quy năm 2017 dành cho thí sinh xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia.
Cụ thể điểm chuẩn của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội năm 2017 như sau:
Thí sinh trúng tuyển phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2017 (có dấu đỏ) trực tiếp tại trường hoặc chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên qua đường Bưu điện đến trường từ 1/8 đến trước 17h ngày 7/8/2017.
Quá thời hạn này (tính ngày theo dấu bưu điện nếu nộp qua đường bưu điện) những thí sinh không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia cho trường được xem như từ chối cơ hội nhập học và trường sẽ xóa tên khỏi danh sách thí sinh trúng tuyển.
Địa điểm nhận Giấy chứng nhận kết quả thi đối với thí sinh trúng tuyển tại Hà Nội:
Nộp trực tiếp tại trường phòng G201 Trường ĐH Nội vụ Hà Nội, số 36 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Điện thoại 02437532864-227; 02437535867.
Hoặc nộp qua đường bưu điện về Phòng khảo thí và bảo đảm chất lượng Trường ĐH Nội vụ Hà Nội, số 36 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Điện thoại 02437532864-227; 02437535867.
Thí sinh trúng tuyển tại Phân hiệu Quảng Nam có thể nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi tại Hà Nội (địa chỉ như trên hoặc nộp trực tiếp và qua đường bưu điện tại địa chỉ: Phòng đào tạo và Công tác sinh viên - Phân hiệu Trường ĐH Nội vụ Hà Nội tại Quảng Nam, đường Trần Hưng Đạo, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bản, tỉnh Quảng Nam. Điện thoại (0235)6263232 - (0236)2240390; Hotline: 19009010; Fax: (0235)6263239
Thanh Hùng
" alt="Điểm chuẩn Trường ĐH Nội vụ Hà Nội năm 2017" />Mới đây, Trương Thế Vinh gây bất ngờ khi nêu thẳng tên nhãn hiệu thời trang để chỉ trích vì hành vi sử dụng hình ảnh không xin phép. Anh viết: "Brand này cũng khá có tiếng, vậy mà thích ăn chùa. Nhà mình ai có số chủ brand này cho xin nhé".
Nguồn cơn bắt đầu từ việc Trương Thế Vinh mặc một chiếc áo là thiết kế của nhãn hiệu để ghi hình cho một chương trình. Nam ca sĩ cho biết đây là chiếc áo anh được tặng. Sau đó, nhãn hiệu lấy hình của Trương Thế Vinh để PR cho sản phẩm. Vì vậy, Trương Thế Vinh bức xúc, cho rằng nhãn hiệu tự ý lấy hình ảnh của mình sử dụng cho mục đích thương mại mà không xin phép.
Chiếc áo Trương Thế Vinh ghi hình talkshow là sản phẩm của nhãn hiệu do Tùng Anh làm chủ sở hữu. Nhãn hiệu thuộc sở hữu của Nukan Tùng Anh. Việc Trương Thế Vinh nêu đích danh nhãn hiệu khiến đôi bên lời qua tiếng lại căng thẳng.
Về phía nhãn hiệu, nhân viên của Nukan Tùng Anh đã khẳng định "hình lấy trên báo mạng, không thuộc độc quyền và không lấy từ Facebook cá nhân thì không vi phạm gì cả". Người này còn nói thêm, tất cả nhãn hiệu trên thế giới đều được lấy hình ảnh của người nổi tiếng sử dụng sản phẩm của họ để quảng cáo chứ không riêng gì nhãn hiệu này.
Trương Thế Vinh không chấp nhận lời xin lỗi, yêu cầu nhãn hiệu này trả 25 triệu đồng chi phí tự ý sử dụng hình ảnh của mình để quảng cáo đăng từ ngày 18/7 đến nay.
Trương Thế Vinh và nhân viên của Tùng Anh lời qua tiếng lại căng thẳng. Người đại diện nhãn hiệu khẳng định nhãn hiệu dùng hình ảnh như vậy là không sai. Sau khi Trương Thế Vinh lẫn Nukan Tùng Anh đều đăng toàn bộ tranh cãi lên mạng đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng lẫn giới nghệ sĩ. Phần đông khán giả mạng ủng hộ Trương Thế Vinh, 'đổ bộ' trang cá nhân của Tùng Anh để chỉ trích.
Nukan Tùng Anh được nhiều nghệ sĩ như hoa hậu Jolie Nguyễn, stylist Mạch Huy, Hoàng Ku, biên đạo nhảy Lý Phương Châu, ca sĩ Quốc Thiên... bênh vực.
Cao Thái Sơn công khai ủng hộ Tùng Anh. Anh cho rằng, ở showbiz Việt, 90% mối quan hệ giữa người nổi tiếng và các nhãn hiệu có sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau vì vậy không nên 'chuyện bé xé ra to'.
Cao Thái Sơn nói thêm: "Chẳng qua đây là nhãn hiệu trong nước nên mới có sự tình này, chứ nếu brand nước ngoài mà đăng hình ảnh lên page thì ai mà lên tiếng. Lúc đó, có khi cả vạn người lại vỗ tay vào và ca ngợi hoan hô. Như vậy là không công bằng cho những nhãn hiệu trong nước".
Đáng lưu ý, ca sĩ Pha Lê còn được cho là 'đá xéo' Trương Thế Vinh: "Đời mãi không khá lên được là thế đó bác ơi". Hàng trăm khán giả đã chỉ trích Pha Lê kịch liệt vì câu nói này.
Nukan Tùng Anh nhiều năm nay hoạt động với tư cách nhà thiết kế thời trang. Vụ việc hiện đang làm dậy sóng cộng đồng mạng. Trao đổi với VietNamNet về tranh chấp giữa Trương Thế Vinh và nhãn hiệu, luật sư Hồ Thị Diễm Phúc - Đoàn luật sư TP HCM, cho biết: "Căn cứ Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh thì về mặt nguyên tắc hãng thời trang phải xin phép và được sự đồng ý của ca sĩ Trương Thế Vinh, đồng thời phải trả thù lao vì đã sử dụng hình ảnh của ca sĩ này nhằm mục đích thương mại quảng bá cho sản phẩm của mình.
Đồng thời, Khoản 8 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định không được quảng cáo bằng việc sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Về chế tài, điểm b khoản 3 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng khi quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý.
Do đó, ca sĩ Trương Thế Vinh hoàn toàn có quyền yêu cầu buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật".
Khoản 1 Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: "Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác."
Khoản 8 Điều 8 Luật quảng cáo năm 2012 quy định về các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo: "Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép."
Điểm 3 Khoản 3 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định: "Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép." alt="Trương Thế Vinh 'đấu khẩu' Nukan Tùng Anh vì dùng hình ảnh không xin phép" />
- ·Nhận định, soi kèo Wellington Phoenix vs Western Sydney Wanderers, 11h00 ngày 29/3: Tiếp tục bay cao
- ·Việt Nam có Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
- ·Các vấn đề gây căng thẳng cho ‘dân công sở’ thời Covid
- ·Báo ăn thịt người đe dọa Ấn Độ
- ·Nhận định, soi kèo Turan Tovuz vs Qarabag, 22h30 ngày 28/3: Củng cố ngôi đầu
- ·Tuyển sinh đại học 2017: Trường ĐH Hà Nội nhận hồ sơ xét tuyển từ 15,5 điểm
- ·Bền bỉ 'gieo mầm' văn hóa đọc ở ngoại thành Hà Nội
- ·Bắt giữ hacker trộm 2 triệu USD tiền vé máy bay
- ·Nhận định, soi kèo Portsmouth vs Blackburn Rovers, 22h00 ngày 29/3: Cửa trên thắng thế
- ·Đức Thịnh, Thanh Thúy hạnh phúc cùng 2 quý tử điển trai ở Đà Lạt
Thứ trưởng Bộ GD & ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại buổi lễ. Ông Choi Joo Ho – Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam đánh giá nhu cầu nhân tài công nghệ của Việt Nam gần đây đang bùng nổ. Trong bối cảnh thời đại công nghiệp 4.0, chính sách của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin đầu tư vào Việt Nam. Môi trường này mang đến cơ hội rộng mở cho giới trẻ của Việt Nam.
“Tuy nhiên, việc đào tạo nhân tài công nghệ thông tin của Việt Nam hiện nay còn đang rất hạn chế. Đây cũng là lý do mà chúng tôi nỗ lực hơn nữa trong việc đào tạo nhân tài công nghệ thông tin và khoa học công nghệ tại Việt Nam thông qua các chương trình”, ông Choi Joo Ho nói.
Được biết, chương trình năm nay sẽ tiếp tục cung cấp các khóa học phát triển năng lực công nghệ dành cho thanh thiếu niên từ 14 - 24 tuổi.
Đặc biệt, kể từ năm nay, chương trình sẽ gia tăng thời gian giảng dạy các khóa học nâng cao về công nghệ bao gồm: Khóa học Vạn vật kết nối (Internet of Things – IoT), Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), Dữ liệu lớn (Big Data) và 1 Khóa học kĩ năng lập trình cơ bản (Coding & Programming).
Các khóa học này sẽ được đào tạo kết hợp giữa 2 hình thức trực tuyến (online) và trực tiếp (offline) nhằm tiếp cận các em học sinh tại nhiều tỉnh thành và vùng miền trên cả nước.
Chương trình được thiết kế trên nền tảng giáo dục kết hợp giữa kỹ năng công nghệ cốt lõi trong tương lai với các kỹ năng mềm và kỹ năng làm việc trong thực tiễn.
Các đại biểu ấn nút khởi động chương trình. Các nội dung đào tạo này được lựa chọn thông qua việc thực hiện khảo sát phân tầng theo các xu hướng phát triển trong các ngành công nghiệp ở từng khu vực khác nhau, kết hợp với nhu cầu tuyển dụng tại các công ty lớn.
Học viên khi kết thúc khóa học và đạt kết quả theo yêu cầu của chương trình sẽ nhận được chứng nhận hoàn thành khóa học, cũng như có cơ hội thực hành xây dựng dự án cuối khoá, áp dụng những kiến thức đã học để giải quyết các bài toán thực tế.
Dự kiến chương trình sẽ mang tới cơ hội học tập và phát triển công nghệ cho khoảng 6.000 học sinh và sinh viên tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, chương trình cũng sẽ tổ chức các khóa tập huấn cho giáo viên, nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên môn lẫn sư phạm cũng như bổ trợ khả năng giảng dạy thực tế.
Khoảng 6.000 học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo về CNTT (Ảnh: N.Huyền). Đặc biệt, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng, năm nay Samsung sẽ phối hợp cùng Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) xây dựng phòng Lab chuyên dụng dành cho chương trình Samsung Innovation Campus ngay tại NIC cơ sở Hòa Lạc, đồng thời phối hợp cùng NIC để lựa chọn các học sinh tham gia dự án. Dự kiến sẽ có khoảng 300 sinh viên tham gia các khóa học của Samsung Innovation Campus tại cơ sở này.
Chương trình được ra mắt chính thức trên toàn cầu vào năm 2019, hiện đã mở rộng tới 32 quốc gia trên toàn thế giới như Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Singapore, Malaysia, Thái Lan…
Tại Việt Nam, chương trình cũng được triển khai từ năm 2019. Sau 5 năm, chương trình đã cung cấp cho khoảng 6.021 thanh thiếu niên Việt Nam và khoảng 389 thầy cô giáo các khóa học như C&P, AI, Big Data, IoT. Tính đến nay dự án đã mở rộng ra tại khoảng 40 trường học và 20 tỉnh thành trên toàn quốc.
" alt="Đào tạo IoT, AI cho 6.000 học sinh, sinh viên" />- Nhiều thí sinh chưa cân nhắc kỹ đã chiều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học, dẫn tới mất tới mất oan 2-3 điểm khi đăng ký xét tuyển hoặc đăng ký nhầm ngành.
Ông Nguyễn Minh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mở TP.HCM cho biết, trong những ngày qua trường ghi nhận nhiều thí sinh vội vàng điều chỉnh nguyện vọng dẫn đến mất oan điểm.
Cụ thể đăng ký vào ngành xét tuyển nhiều tổ hợp nhưng thí sinh không biết lựa chọn tổ hợp môn có điểm cao mà lựa chọn tổ hợp môn có điểm thấp để đăng ký.
“Một thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường theo nhóm khối D có nhiều tổ hợp. Thế nhưng khi điều chỉnh nguyện vọng lại chỉnh tổ hợp môn đạt điểm cao thành tổ hợp có điểm thấp hơn. Khi phát hiện ra nhầm lẫn thì đã gửi phiếu điều chỉnh nguyện vọng đi rồi và không có còn cơ hội để chỉnh lại vì quy chế chỉ được phép thí sinh điều chỉnh nguyện vọng một lần. Trong trường hợp này do tổ hợp có môn chính nhân đôi, nếu chọn đúng tổ hợp thì điểm của thí sinh này có thể đạt tới 28-29 điểm, tuy nhiên em lại đăng ký tổ hợp khác nên chỉ còn 25 điểm, nên mất tận 3 điểm”- ông Hà cho biết.
Phụ huynh thắc mắc điều chỉnh nguyện vọng tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng Cũng theo ông Hà, trường cũng nhận được nhiều cuộc gọi của thí sinh thắc mắc đã thao tác sai khi đăng ký trực tuyến nên rất hoang mang. Bên cạnh đó, nhiều thí sinh nghĩ cách tuyển sinh giống năm ngoái được thay đổi nhiều lần nên không đăng ký hết số nguyện vọng mà các em mong muốn để mất cơ hội vì vậy thí sinh khi điều chỉnh nguyện vọng dù đăng ký trực tuyến hay đăng ký bằng phiếu phải kiểm tra thật kỹ tổ hợp môn nào có điểm cao nhất thì đăng ký. Ngoài ra phải kiểm tra mã ngành, mã trường đặc biệt là ngành có nhiều tổ hợp môn. Vì mỗi tổ hợp môn sẽ mức điểm sẽ khác nhau, nếu không chọn đúng tổ hợp điểm thấp thì thí sinh bị ảnh hưởng đến kết quả đặc biệt là trong thời gian còn lại.
Ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho biết, trong những ngày điều chỉnh nguyện vọng đã phải chứng kiến nhiều chuyện “cười ra nước mắt” của thí sinh xuất phát từ việc chưa hiểu rõ và đọc kỹ quy chế.
Cụ thể, nhiều thí sinh phải tới trường điều chính nguyện vọng do không chọn được ngành trên hệ thống của Bộ GD-ĐT cung cấp, ngược lại một số thí sinh lại chọn ngành mà trường không có.
Nhiều thí sinh không biết có thể thay thế ngành khác vào ngành đã đăng ký nên chỉ thay đổi thứ tự ngành đã đăng ký mà không thay đổi ngành mình yêu thích.
Các em cũng không dám đăng ký thêm ngành vì nghĩ không được nên mất cơ hội đăng ký vào những ngành phù hợp.
Nhiều phụ huynh, thí sinh gọi điện đến đường dây nóng của trường đến lo lắng là không biết lấy gì làm bằng chứng đảm bảo cho việc thay đổi nguyện vọng trực tuyến nên quyết định đăng ký bằng phiếu cho chắc.
Có nhiều thí sinh đăng ký trực tuyến tại trường chứ không thay đổi trên hệ thống của Bộ GD-ĐT.
Phía trường không có trực tuyến thì bị phụ huynh và học sinh phản ánh "làm khó".
Thế nhưng khi tới trường thay đổi nguyện vọng lại “đòi” nộp luôn phiếu điểm để đi học vì nghĩ rằng điểm “sàn” là điểm trúng tuyển.
Thậm chí có phụ huynh học sinh ở tỉnh nhưng lại tới tận trường đòi đổi nguyện vọng bắng phiếu mà không biết phải về nơi đăng ký dự thi để đăng ký.
Đặc biệt, nhiều em có mức điểm không quá cao đã nhắm khả năng đăng ký xuống cả bậc cao đẳng nhưng lại không nắm rõ cách thức đăng ký xét cao đẳng năm nay như thế nào mà cứ đổ xô vào đăng ký”- ông Sơn kể.
Cũng theo ông Sơn, mỗi ngày trường nhận được hơn 700 câu hỏi của thí sinh liên quan đến các vấn đề như ngành nghề, tổ hợp xét tuyển, cách thức điều chỉnh nguyện vọng... do chưa hiểu kỹ. Nhiều thí sinh gửi phiếu trực tuyến đi rồi gọi tới trường khóc nức nở vì muốn điều chỉnh lại.
(Ảnh Lê Văn) Ông Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thì cho biết, để giải đáp thắc mắc cho thí sinh, trường đã phải dùng bốn đường dây nóng. Cac câu hỏi của thí sinh chủ yếu là điều chỉnh nguyện vọng như thế nào, điểm chuẩn thế nào, tổ hợp này có được hay không
“Chúng tôi đã khuyên thí sinh phải thật sự cân nhắc khi điều chỉnh nguyện vọng thế nhưng vẫn có nhiều em vội vàng. Việc thí sinh mất điểm khi điều chỉnh nguyện vọng là do chưa có trách nhiệm với chính điểm thi của mình nên không biết lựa chọn tổ hợp có tổng số điểm nhất để đăng ký xét tuyển vào ngành có nhiều tổ hợp xét tuyển”- ông Đương cho biết.
Còn ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM thì cho biết, nhiều thí sinh chưa hiểu cách thức xét tuyển năm nay nên vẫn đến trường để điều chỉnh nguyện vọng thay vì điều chỉnh trực tuyến hoặc điều chỉnh bằng phiếu tại các địa phương các em đã nộp hồ sơ.
Vì vậy, phía nhà trường phải hướng dẫn các em về điều chỉnh trực tuyến hoặc đến nơi nộp hồ sơ đăng ký điều chỉnh cho phù hợp.
“Một thí sinh ở miền Trung gọi tới trường hỏi muốn điều chỉnh lại thứ tự ưu tiên các ngành có được không, vì em đăng ký nguyện vọng vào trường nhưng lại để ưu tiên một là chương trình liên kết quốc tế có học phí cao hơn chương trình đại trà. Trong khi đó điểm thi của em có thể vào học chương trình đài trà nhưng lại để ưu tiên sau. Chúng tôi rất tiếc cho em vì bất cẩn và vội vàng nhưng quy chế phải thực hiện. Chúng tôi chỉ băn khoăn là em ở vùng nghèo khó, đủ điểm học một chương trình có mức phú thấp hơn nhưng lại phải học ở chương trình có mức phí cao”- ông Lý cho biết.
Ông Lý đưa ra lời khuyên việc điều chỉnh nguyện vọng năm nay khác hai năm trước, dù ngày cuối cùng điều chỉnh trực tuyến nhưng thí sinh nên bình tĩnh, tự tin với lựa chọn của mình.
Khác với năm 2015 thí sinh và các trường không biết chi tiết số lượng đăng ký xét tuyển vào các ngành, do đó thí sinh cần căn cứ vào điểm sàn của trường và điểm chuẩn các năm trước để có lựa chọn của mình.
Đặc biệt, có nhiều thí sinh với tâm lý để ngày cuối cùng với hy vọng có thêm thông tin điều chỉnh cần hết sức thận trọng, điều chỉnh đúng quy chế, tránh sai sót không đáng do mình tạo ra.
Lê Huyền
" alt="Tuyển sinh đại học 2017: Cảnh báo những nhầm lẫn khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển" />Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, người phát ngôn Bộ TT&TT chủ trì họp báo thường kỳ tháng 10. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Trao đổi tại buổi họp báo thường kỳ tháng 10 của Bộ TT&TT do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm chủ trì ngày 5/10, báo chí đã phản ánh tình trạng các đối tượng lợi dụng đặc điểm của Google Maps để công khai gán lên các địa danh những nội dung sai phạm, quảng cáo các dịch vụ có tính chất cờ bạc, nhạy cảm…
Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử trả lời báo chí tại cuộc họp báo tháng 10 của Bộ TT&TT. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Trả lời câu hỏi của báo chí về biện pháp, hướng xử lý với các trường hợp gán địa danh không đúng cũng như đưa nội dung vi phạm lên Google Maps, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cho biết, trong thời gian qua, Bộ TT&TT cũng đã nhận được nhiều phản ánh của cơ quan báo chí, các địa phương, tổ chức cá nhân về một số địa danh trên Google Maps không được hiển thị đúng, ví dụ như địa danh Hoàng Sa, Trường Sa hay các địa danh sát các khu vực biên giới.
Ông Lê Quang Tự Do chỉ rõ, cách làm là địa phương, cơ quan báo chí, người dân sau khi phát hiện được các trường hợp địa danh bị hiển thị sai trên Google Maps, cần báo đến Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử để đơn vị có yêu cầu Google sửa, cập nhật lại cho đúng.
Đối với việc xử lý các sai phạm, lãnh đạo Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho hay, có 2 cách xử lý. Trước hết, sai phạm ở địa phương hay thuộc lĩnh vực của cơ quan quản lý chuyên ngành của bộ, ngành nào thì bộ, ngành, địa phương đó cần kiểm tra để xử lý đối tượng đăng tải. Ví dụ như, một đơn vị đăng trên Google Maps địa chỉ cung cấp bóng cười cụ thể tại một địa phương, khi phát hiện được, địa phương đó phải xử lý đối tượng vi phạm. Đây mới là biện pháp xử lý căn cơ hành vi sai phạm.
“Trong trường hợp những nội dung kinh doanh vi phạm không xử lý được vì ẩn danh thì khi tiếp nhận phản hồi từ các bộ, ngành và địa phương, Bộ TT&TT sẽ có yêu cầu Google xóa những địa danh vi phạm pháp luật”, ông Lê Quang Tự Do thông tin.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ thêm về vấn đề cung cấp nội dung trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới tại họp báo ngày 5/10. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Liên quan đến vấn đề cung cấp nội dung trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho hay, qua các phương tiện truyền thông cũng như qua trải nghiệm thực tế cho thấy, có vẻ là mô hình kinh doanh dựa vào nội dung miễn phí, trong đó có rất nhiều nội dung nhảm nhí, tin giả, tin xấu độc, nội dung không có lợi cho trẻ em... nhằm kéo nhiều view và từ đó kéo quảng cáo có xu hướng thoái trào, do người dùng dần có xu hướng không chấp nhận loại nội dung đó.
Mặt khác, rõ ràng là xu hướng quảng cáo số trên mạng có những biến động, và việc tìm kiếm mô hình doanh thu mới, trong đó quay sang việc tìm kiếm doanh thu đến từ người sử dụng dịch vụ có sự gia tăng.
“Song song với việc đấu tranh, xử lý với những vi phạm nếu có trong quảng cáo sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp trên các nền tảng xuyên biên giới, sẽ xuất hiện thêm việc chúng ta quản lý các dịch vụ này từ góc độ trải nghiệm người dùng trả tiền. Chúng ta cũng có trách nhiệm bảo vệ người dùng, nếu như trong quá trình sử dụng dịch vụ phải trả tiền lại gặp phải những câu chuyện phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ thêm.
Thông tin về kết quả đấu tranh với các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, trong khoảng 1 tháng vừa qua, Văn phòng Bộ TT&TT cho hay, từ ngày 15/8/2023 đến ngày 14/9/2023, theo yêu cầu của Bộ TT&TT, Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 364 bài viết đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, đã gỡ 1 group và 1 tài khoản giả mạo, với tỷ lệ đáp ứng 90%.
Trong khi đó, Google đã gỡ 380 video vi phạm trên YouTube; xóa 7 kênh có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước chứa khoảng 23.733 video, đạt tỷ lệ 93%).
TikTok đã chặn, gỡ bỏ 33 link vi phạm, đăng tải thông tin sai sự thật, nội dung tiêu cực. Trong đó, xóa 4 tài khoản livestream bình luận xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, chia sẻ hình ảnh bản đồ có đường lưỡi bò; 10 tài khoản thường xuyên đăng tải nội dung chống phá Đảng, Nhà nước; 13 tài khoản bôi nhọ, xúc phạm lãnh tụ (tỷ lệ đáp ứng 91%).
Công bố loạt vi phạm của TikTok tại Việt NamĐoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện nhiều sai phạm của mạng xã hội TikTok trong quá trình cung cấp dịch vụ tại Việt Nam." alt="Bộ TT&TT nêu cách xử lý nội dung sai phạm trên Google Maps" />
- ·Nhận định, soi kèo Kuruvchi Kokand vs Shortan Guzar, 21h30 ngày 27/3:
- ·Những hạt bụi lấp lánh của một người mẹ trẻ làm việc tại nhà
- ·Báo ăn thịt người đe dọa Ấn Độ
- ·Choáng với số tiền nước Anh thu được từ đám cưới hoàng gia
- ·Nhận định, soi kèo Sejong Sportstoto Nữ vs Gyeongju KHNP Nữ, 17h00 ngày 27/3: Bất phân thắng bại
- ·Chàng trai 20 tuổi trúng số hơn 10.000 tỷ
- ·ĐH Huế công bố điểm chuẩn 2017 của 11 trường, khoa thành viên
- ·Nữ tiến sĩ Việt Nam nhận giải thưởng quốc tế về bài báo được quan tâm nhất
- ·Nhận định, soi kèo Albirex Niigata vs Gamba Osaka, 12h00 ngày 29/3: 3 điểm nhọc nhằn
- ·Xét tuyển đại học, đổi mới thi cử chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn?