Theo dự báo của Mordor Intelligence, thị trường taxi chạy điện trên toàn cầu sẽ tăng trưởng với tốc độ thường niên trên 12% trong suốt giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2029.
Chi phí vận hành và bảo trì thấp hơn được cho là lợi thế của taxi chạy điện trước các mẫu taxi sử dụng động cơ đốt trong, đồng thời trở thành yếu tố giúp thúc đẩy sự hiện diện của phương tiện thuần điện trong các đội xe taxi trên toàn cầu.
Phát triển nhanh
Tháng 5/2016, Nissan công bố thỏa thuận hợp tác với hãng taxi La Ciudad del Taxi ở Madrid (Tây Ban Nha), trong đó hãng sản xuất ôtô Nhật Bản sẽ cung cấp 110 xe điện Nissan Leaf và đưa La Ciudad del Taxi trở thành một đơn vị vận chuyển thuần điện 100% tại thị trường Tây Ban Nha.
Trước đó, Nissan cũng đã cung cấp 100 xe Nissan Leaf và e-NV200 cho thành phố Amsterdam (Hà Lan), cùng với 65 xe Nissan Leaf khác cho đội xe taxi ở thành phố Budapest (Hungary).
Vào năm 2019, thành phố Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đạt được cột mốc đáng chú ý về giao thông xanh khi sở hữu đội xe taxi gần như hoàn toàn thuần điện. Theo Mordor Intelligence, đã có khoảng 99% trong tổng số 21.689 xe taxi hoạt động tại Thâm Quyến ở thời điểm đó là ôtô thuần điện.
Còn tại thủ đô Bắc Kinh, chính quyền thành phố này đang lên kế hoạch thay thế toàn bộ taxi chạy xăng thành xe điện. Được biết, tập đoàn BAIC sẽ hỗ trợ chính quyền Bắc Kinh trong quá trình chuyển đổi này bằng cách cung cấp 20.000 xe điện mới trong vòng 2 năm tiếp theo.
Tại Ấn Độ, Chính phủ quốc gia đông dân nhất thế giới cũng đang thúc đẩy các công ty vận chuyển như Ola, Uber nhanh chóng mở rộng quy mô đội ngũ xe điện của mình, đồng thời chuyển đổi 40% số lượng phương tiện sang ôtô thuần điện vào năm 2026.
Vào tháng 5/2022, VEMO - đơn vị vận hành đội xe xanh lớn nhất Mexico - xác nhận đã hoàn tất mua 1.000 xe BYD D1 từ hãng xe hàng đầu Trung Quốc. Động thái này của VEMO đã hình thành nên đội xe taxi điện lớn nhất bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, đồng thời cung cấp hơn 3.000 việc làm cho người dân Mexico, theo thông tin từ trang chủ BYD.
Cây viết Winnie Hu của tờ The New York Times cho biết thành phố New York (Mỹ) hiện có 25 xe điện đang hoạt động như taxi để phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân, trong đó có một xe Mustang Mach-E và một chiếc Tesla Model Y vận hành bởi công ty Gravity.
Nữ ký giả cho biết dù ở thời điểm hiện tại, số lượng taxi điện ở New York vẫn còn khá khiêm tốn so với tổng cộng 13.587 xe taxi truyền thống, cô kỳ vọng tỷ lệ ôtô chạy điện trong đội xe taxi tại thành phố này sẽ có sự cải thiện trong tương lai.
Trong khi đó, chuyên trang Electrek cho biết hơn một nửa trong tổng số 15.000 đội xe taxi Black Cab tại Anh đã được điện hóa. Được biết, phần lớn dịch vụ taxi tại thành phố London cũng cam kết sẽ vận hành đội xe điện hóa hoàn toàn vào năm 2025.
Riêng tại thị trường Việt Nam, Xanh SM là đơn vị đầu tiên vận hành đội xe taxi 100% thuần điện với các mẫu xe từ thương hiệu VinFast như VF 5 Plus, VF e34 và VF 8. Thống kê từ Mordor Intelligence cho thấy quy mô đội xe của Xanh SM tại Việt Nam hiện đạt hơn 17.000 ôtô điện, đạt công suất phục vụ 160.000 chuyến/ngày.
Bên cạnh đó, một số hãng xe taxi khác như Sun Taxi, Lado, Bách Đại Dũng (Hà Tĩnh), Én Vàng (TP Hải Phòng), Xanh Sapa (Lào Cai), Airports (TP Hà Nội)… cũng “điện hóa” đội xe bằng các thỏa thuận mua và thuê bổ sung xe điện thương hiệu VinFast.
Lào là quốc gia thứ hai trong khu vực Đông Nam Á ghi nhận sự xuất hiện của dịch vụ taxi điện Xanh SM, bên cạnh Việt Nam. Đơn vị này ra mắt khách hàng Lào lần đầu tiên vào tháng 11/2023 tại thủ đô Vientiane, trước khi mở rộng phạm vi hoạt động sang thị trấn du lịch Vangvieng và mới nhất là tỉnh Savannakhet từ đầu năm nay.
Theo đánh giá từ Mordor Intelligence, nhu cầu xe điện ngày càng tăng cộng với những lo ngại về ô nhiễm do phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang là những lý do khiến chủ sở hữu các công ty vận tải chuyển hướng sang sử dụng xe điện.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của taxi điện, tương tự mối lo ngại của phần đông khách hàng, nằm ở phạm vi hoạt động của xe cùng với sự phát triển của hạ tầng trạm sạc.
Hạ tầng trạm sạc là chìa khóa
Theo Mordor Intelligence, thời lượng pin và phạm vi hoạt động của xe điện có thể trở thành rào cản với sự phát triển của thị trường xe điện. Phần lớn taxi điện bị giới hạn trong phạm vi hoạt động khoảng 250-300 km sau mỗi lần sạc đầy.
Do vậy để đẩy mạnh nhu cầu sử dụng xe điện nói chung và sự phát triển của thị trường taxi điện nói riêng, Chính phủ các quốc gia đã liên tục tăng chi tiêu để cải thiện cơ sở hạ tầng trạm sạc.
Vào tháng 3/2019, Chính phủ Na Uy cho biết thủ đô Oslo sẽ trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới trang bị sạc không dây cho xe điện. Động thái này của quốc gia Bắc Âu được kỳ vọng sẽ giúp quá trình sạc pin trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn, từ đó góp phần đẩy mạnh sự phát triển của đội xe taxi không phát thải.
Mordor Intelligence cho biết Trung Quốc cũng cam kết đầu tư 10 tỷ NDT (gần 1,4 tỷ USD) để mở rộng mạng lưới trạm sạc tại quốc gia này thêm 50%. Thống kê vào năm 2019 cho thấy Trung Quốc sở hữu hơn 1,2 triệu trụ sạc và với khoản đầu tư nói trên, tổng cộng 600.000 trụ sạc mới sẽ được thiết lập tại quốc gia Đông Á.
Nguồn tin từ Electrek cho hay trong 3 tháng đầu năm, nước Anh đã hoàn thành lắp đặt tổng cộng 6.000 trụ sạc tại xứ sở sương mù. Trong số này có khoảng 1.500 trụ sạc nhanh DC, tương đương với tỷ lệ khoảng 25%.
Tính đến hết tháng 3, Anh đã sở hữu tổng cộng 60.000 trụ sạc công cộng, tăng khoảng 49% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn gần gấp đôi số lượng điểm sạc tại quốc gia này vào năm 2022.
Trong khi đó tại Việt Nam, VinFast công bố đã hoàn thành lắp đặt khoảng 150.000 trụ sạc công cộng trải rộng khắp 63 tỉnh thành và dọc theo 125 tuyến cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ trên cả nước với đa dạng công suất.
Khoảng cách tối đa giữa các trạm sạc công cộng dành cho xe điện VinFast trên các tuyến cao tốc, quốc lộ/tỉnh lộ là 65 km trong khi tại khu vực nội thành, khoảng cách này được duy trì ở mức 3,5 km.
Sự phát triển của hạ tầng trạm sạc được xem là điểm tựa cho sự phát triển chung của ôtô điện. Bên cạnh đó, số lượng trụ sạc gia tăng cộng với tốc độ sạc cải thiện cũng được kỳ vọng sẽ giúp mở rộng quy mô của đội xe taxi điện trong tương lai.
Theo Znews
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cách Na Uy trở thành ‘thiên đường’ dành cho xe điệnNa Uy đang là quốc gia đi đầu trong nỗ lực chuyển đổi giao thông không phát thải.
![]() |
Prime Minister Phạm Minh Chính meet construction workers during his visit to the project site of Đồng Đăng-Trà Lĩnh expressway on Thursday. — VNA/VNS Photo Dương Giang |
HÀ NỘI — Prime Minister Phạm Minh Chính on Thursday visited and held a working session with authorities of the northern border provinces of Cao Bằng and Lạng Sơn to expedite expressway projects and review the construction of a pilot smart border gate.
PM Chính stressed that the Đồng Đăng-Trà Lĩnh and Hữu Nghị-Chi Lăng expressway projects in the two provinces hold great significance, not only for their connectivity with regional and the North-South expressway network but also their linkage with China.
They are also integral to Việt Nam's goal of building 3,000km of expressways nationwide by the end of 2025 and 5,000km by 2030, driving socio-economic development across Cao Bằng, Lạng Sơn and the entire country.
To date, site clearance for both projects is largely complete, with four tunnels already under construction.
The PM directed that these projects be expedited to meet the 2025 deadline while maintaining high standards of quality, technical standards, safety, and environmental protection. He also stressed the importance of improving local living conditions as part of this development.
He agreed to immediately proceed with the second phase of the Đồng Đăng-Trà Lĩnh project in 2026 following the public-private partnership model, aiming for a fully completed four-lane road.
He also urged relevant authorities to swiftly address any legal obstacles or challenges in accordance with regulations.
The 121km Đồng Đăng-Trà Lĩnh expressway project has a total investment of over VNĐ23 trillion (US$905.5 million). Meanwhile, the Hữu Nghị-Chi Lăng project is 60km long and invested with over VNĐ11 trillion.
With regard to the construction of the pilot smart border gate at the Hữu Nghị (Vietnam) and Youyi Guan (China) international border gate pair, Lạng Sơn authorities proposed the establishment of additional roads for cargo transportation and sought financial support for the smart border gate project.
Cao Bằng authorities also sought permission to pilot a smart border gate at the Trà Lĩnh (Vietnam) and Longbang (China) border gate pair.
Agreeing with Lạng Sơn's proposal to expand the cargo transport road to 14 lanes, PM Chính urged the provinces of Quảng Ninh, Cao Bằng, Lào Cai and relevant ministries, agencies and local authorities to proactively coordinate with China to effectively follow the plan.
The finance ministry was tasked with arranging the necessary budget from the 2024 contingency funds to support these initiatives. — VNA/VNS
![]() |
Prime Minister Phạm Minh Chính visited the construction site of the pilot project for smart border checkpoints at Hữu Nghị Border Gate in Lạng Sơn Province on November 14 evening, as part of the PM’s working visit to the northern province. — VNA/VNS Photo Dương Giang |
" alt=""/>PM orders expediting expressway projects, smart border gates in Lạng Sơn, Cao Bằng