Thế giới

Ngưỡng mộ cô gái Việt, chàng trai Cuba ở lại TPHCM phụ bán bánh mì

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-04-22 06:05:44 我要评论(0)

Đến Việt Nam,ưỡngmộcôgáiViệtchàngtraiCubaởlạiTPHCMphụbánbánhmìlịch thi đấu bóng đá cúp c1 ở mãi chưalịch thi đấu bóng đá cúp c1lịch thi đấu bóng đá cúp c1、、

Đến Việt Nam,ưỡngmộcôgáiViệtchàngtraiCubaởlạiTPHCMphụbánbánhmìlịch thi đấu bóng đá cúp c1 ở mãi chưa muốn về

6h, hàng bánh mì "cóc" của cặp đôi Thanh Huyền (34 tuổi, ngụ tại quận 12, TPHCM) và Robert Valdes Pedroso (32 tuổi, quốc tịch Cuba) chỉ vừa mở bán, thực khách đã đến chờ xung quanh.

Trong khi bạn gái bận rộn rọc bánh mì, bỏ nguyên liệu và nướng lại bánh, Robert phụ trách việc thu tiền. Ở TPHCM hơn 1 năm, thỉnh thoảng, Robert vẫn còn lúng túng trước tiền Việt và trả nhầm cho khách. Thấy bạn gái nhắc nhở, anh gãi đầu, cười ngại ngùng rồi nói: "Xin lỗi".

Ngưỡng mộ cô gái Việt, chàng trai Cuba ở lại TPHCM phụ bán bánh mì - 1

Thực khách đến hàng bánh mì của cặp đôi từ sớm (Ảnh: Nguyễn Vy).

Chàng trai Cuba vẫn chưa rành tiếng Việt nhưng cố bập bẹ được vài câu giao tiếp đơn giản. Anh đặc biệt nhớ rõ và phát âm chuẩn tên những món ăn mà mình yêu thích ở quốc gia Đông Nam Á này.

Quê hương của Robert là thủ đô Hanava (Cuba). Từng là bác sĩ đa khoa tại Bệnh viện Manuel Fajardo, chàng trai nhanh chóng có một cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, vì tính cách thích trải nghiệm, khám phá, năm 2021, Robert ngỏ lời với mẹ rằng bản thân sẽ sang một quốc gia khác để sinh sống, tìm cơ hội mới.

Ngưỡng mộ cô gái Việt, chàng trai Cuba ở lại TPHCM phụ bán bánh mì - 2

Chàng trai Cuba phải lòng cô gái Việt Nam, quyết định ở lại cùng bạn gái khởi nghiệp (Ảnh: NVCC).

Chàng trai đến Nga làm việc khoảng 1 năm, nhưng dần cảm thấy đất nước này không phù hợp với mình. Nhớ lại lời mẹ kể và chia sẻ của những bạn bè xung quanh, anh nghĩ đến Việt Nam, đất nước thân tình với Cuba. "Đó là một đất nước tươi đẹp, khí hậu và con người đều ấm áp", Robert kể lại.

Nói là làm, chàng trai Cuba lập tức xách hành lý, lên chuyến bay đến TPHCM. Lần đầu đặt chân đến đây, Robert ấn tượng với lối sống, giao thông, con người và ẩm thực. Những người anh gặp qua đều rất thân thiện và đối xử tốt với anh.

"Một trong những điều tôi thích nhất ở Việt Nam chính là công viên giải trí. Tết Việt cũng rất thú vị, bởi có nhiều hoạt động lễ hội", Robert chia sẻ.

Thời gian đầu mới đến TPHCM, chàng trai dự định chỉ ở một thời gian rồi di chuyển đến Đà Nẵng. Thế nhưng, cuộc gặp định mệnh với cô gái Việt khiến anh quyết định ở lại dài lâu.

Nghị lực của phụ nữ Việt Nam

Trong một lần đi dạo, Robert gặp được Thanh Huyền, vô tình nhờ cô chỉ đường. Ấn tượng với vẻ ngoài và tính cách thẳng thắn, hài hước của nhau, cặp đôi nhanh chóng giữ liên lạc rồi hẹn hò sau 1 tuần tìm hiểu.

"Tôi bất ngờ trước sự mạnh mẽ và chịu đựng của người phụ nữ Việt Nam. Họ rất chăm chỉ, làm việc nhiều giờ liền không thua gì đàn ông. Đó là một trong những điều khiến tôi rất ngưỡng mộ", chàng trai Cuba thốt lên. Visa du lịch chỉ kéo dài 3 tháng, Robert phải vội vã đi gia hạn để được ở cạnh Huyền lâu hơn.

Tháng 10, Thanh Huyền bắt đầu khởi nghiệp bán bánh mì, Robert đều đặn phụ giúp bạn gái. Hằng ngày, cặp đôi dậy từ 4h để chuẩn bị nguyên liệu. Đến 6h, cả hai mang ra bán tới 9h mới về nhà nghỉ ngơi.

Ngưỡng mộ cô gái Việt, chàng trai Cuba ở lại TPHCM phụ bán bánh mì - 3

Khoảng 13h-14h, cả hai tiếp tục đi làm cho 2 nhà hàng khác nhau. Robert là nhân viên chăm sóc khách hàng, còn Thanh Huyền là quản lý. Công việc vất vả, phải làm đến 0h mới tan ca, nhưng cặp đôi luôn vui vẻ.

Thanh Huyền chia sẻ rằng trước đây, cô từng khởi nghiệp nhiều lần nhưng biến cố bất ngờ ập tới, cộng thêm thiếu kinh nghiệm nên việc kinh doanh bị thua lỗ. Tiền tích cóp vơi dần, phải nhờ mẹ hỗ trợ, cô gái lúc nào cũng thấy có lỗi.

Vì thế, Huyền cố gắng hết sức để hoàn thiện đam mê khởi nghiệp, thay đổi cuộc sống gia đình. Cô xem lịch trình làm việc 15 tiếng/ngày là không hề hấn gì, bởi bản thân còn nhiều thứ phải chu toàn.

Mỗi chiếc bánh mì có giá 25.000 đồng, cả hai đều đặn bán 30 ổ/ngày, phấn đấu tương lai đạt 50 ổ/ngày.

Ngưỡng mộ cô gái Việt, chàng trai Cuba ở lại TPHCM phụ bán bánh mì - 4

Để sản phẩm trở nên khác biệt, Huyền chọn bán bánh mì hình tròn, nhân bên trong là các loại rau và thịt heo sốt tiêu đen hoặc gà chiên sốt mustard (Ảnh: Nguyễn Vy).

Ngoài lợi nhuận bán hàng, Thanh Huyền vẫn làm thêm nhiều việc khác để nuôi đam mê khởi nghiệp.

"Còn trẻ nên tôi xem khó khăn là thứ khiến mình có thể cố gắng nhiều hơn, Robert cũng nghĩ như thế. Tìm được một người đồng cảm và thấu hiểu, có cùng chí hướng khởi nghiệp như thế, tôi cảm thấy rất vui", Huyền bộc bạch.

Trước lúc khởi nghiệp khoảng 3 tháng, Huyền chỉ vừa ra khỏi phòng cấp cứu sau ca phẫu thuật u nang buồng trứng. Robert chính là người ở bên cạnh chăm sóc.

Nhờ sự động viên của bạn trai người Cuba, kèm theo động lực và đam mê khởi nghiệp to lớn, chị Huyền như được tiếp thêm sức mạnh để hoàn thiện ước mơ. Cặp đôi cũng đang trong quá trình đăng ký kết hôn, chờ ngày chung nhà.

Nguyễn Vy - Phan Hằng

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}

Hai “cục cưng” của Phạm Anh Khoa tuy tính cách khác nhau nhưng được thừa hưởng tinh thần yêu thể thao, năng vận động từ bố Phạm Anh Khoa

Nam ca sĩ “Ngựa ô thương nhớ” chia sẻ, mình thuộc tuýp người thích hoạt động thể lực nên biết rất rõ lợi ích của việc thường xuyên luyện tập thể thao, các con vốn hoạt bát, cũng thường xuyên chơi thể thao với bố. Do đó, khi nghe nhãn hàng MILO tổ chức ngày hội đi bộ đã cho vợ và 2 con cùng tham gia dự kiện.

{keywords}

“Đi bộ là hoạt động rất tốt cho sức khỏe và phù hợp với thể trạng của các bé nên Khoa cũng muốn tham gia cùng con mình”, ông bố nổi tiếng cho biết.

Ấn tượng về cam kết và mục tiêu của chương trình, Phạm Anh Khoa cho biết thêm: “Ngoài ra,Đây còn là hoạt động hết sức ý nghĩa, là hoạt động nhằm phát triển thể lực & tầm vóc cho thế hệ trẻ Việt Nam, giúp các bé năng động hơn. Đây cũng là dịp cho con tiếp xúc, làm quen, chơi đùa cùng các bạn mới, giúp con tự tin, hòa đồng hơn”- Phạm Anh Khoa nói.

{keywords}

Cào Cào và Châu Chấu cũng hòa mình vào các khu trò chơi dưới sự cổ vũ nhiệt tình của ba mẹ

“Ngày hội đi bộ” là chương trình nằm trong chuỗi chương trình thuộc đề án quốc gia 641 do MILO phối hợp với Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam, kéo dài đến năm 2030 nhằm nâng cao thể trạng và tầm vóc của thế hệ tương lai Việt Nam. Ngoài Ngày hội Đi bộ, Năng động Việt Nam còn có các chương trình Trại hè Năng lượng, Hội khỏe Phù đổng…tổ chức xuyên suốt cả năm.

{keywords}

Rất nhanh sau khi nghe hiệu lệnh Xuất phát, Cào Cào đã hoàn tất quãng đường đi bộ và dán sticker đánh dấu mình là 1 trong 10.000 người đồng hành cùng chương trình

Vụ trưởng Vụ công tác HSSV - Bộ Giáo dục & Đào tạo Ngũ Duy Anh cho biết, sau 3 năm phối hợp thực hiện chương trình cùng Nestlé MILO, chương trình đã tăng lên từ 6.000 học sinh tham dự năm đầu tiên, đến năm nay đã có 20.000 học sinh ở cả Hà Nội và TP.HCM.

Ông đánh giá cao những nỗ lực từ phía nhãn hàng trong việc từng bước hình thành thói quen, khơi dậy tinh thần yêu thể thao, tăng cường sức khỏe, năng động hơn cho thế hệ trẻ Việt Nam.

{keywords}

Nhãn hàng MILO trao tặng 30 trụ bóng rổ có tổng trị giá 650 triệu đồng để hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trường với hy vọng góp phần vào việc xây dựng thói quen tập luyện thể thao, tăng cường thể lực và tạo lối sống năng động hơn ở thế hệ trẻ Việt Nam.

Ông Ali Abbas, Giám đốc Nhãn hàng MILO cho biết năm 2017 chương trình “MILO – Ngày hội đi bộ” lần đầu tiên tổ chức với quy mô lớn ở cả Hà Nội và TP.HCM, nâng tổng số lượng người tham dự lên đến 20.000. Ông chia sẻ, gần 10 năm đồng hành cùng phong trào thể thao học đường, hơn ai hết Nestlé MILO mong muốn chương trình “Ngày hội đi bộ” và “Năng động Việt Nam” sẽ ngày càng thu hút thêm nhiều tổ chức và đơn vị cùng chung tay hỗ trợ, giúp các em tăng cường tập luyện, thỏa niềm đam mê thể thao vì một thế hệ Việt Nam khỏe mạnh, năng động hơn”.

Thảo Nguyên

" alt="Khoảnh khắc gia đình Phạm Anh Khoa tham dự ‘Ngày hội đi bộ’" width="90" height="59"/>

Khoảnh khắc gia đình Phạm Anh Khoa tham dự ‘Ngày hội đi bộ’

Đại biểu UBMT tổ quốc và Ban dân tộc các tỉnh cho rằng trong công tác giảm nghèo, cần “cho cần câu, chứ không cho con cá” để khuyến khích người nghèo có ý thức vươn lên trong cuộc sống.

Tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước. Do vậy, nhiều nguồn lực đang được tập trung vào khu vực này nhằm đẩy nhanh công tác giảm nghèo.

Hiện nay, nhiều chính sách dự án, hoạt động cụ thể đang tiếp tục được triển khai nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam. Trong đó phải kể đến như Quyết định 167 của Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; Dự án Ngân hàng bò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; sửa chữa, xây mới nhà đồng đội cho hộ quân nhân nghèo của các đơn vị trong quân đội hay hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật có việc làm ổn định của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam.

{keywords}

Thông qua các chương trình, dự án như Chương trình 135, Nghị quyết 30a, Chương trình 167..., nhà nước đã hỗ trợ bà con cây, con giống, khoa học kỹ thuật để vươn lên làm giàu để có sinh kế lâu dài, thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.

Theo thống kê, đã hàng chục hộ nghèo được hưởng lợi từ các dự án này. Lợn, dê, trâu, bò giống… được cấp miễn phí cho người nghèo đã thực sự thổi luồng sinh khí mới vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Người nghèo đã có cần câu, họ biết làm gì để vươn lên có cuộc sống tốt hơn.

Cùng với đó là công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong giai đoạn 2011-2015, cả nước có hơn một triệu 148 nghìn người được hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp để thực hiện các dự án trong chương trình xây dựng nông thôn mới, làm dịch vụ phục vụ sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội. Trong năm 2016 có thêm 126.000 người học nghề nông nghiệp.

Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc miền núi giảm từ 2-4%, riêng các huyện nghèo giảm trên 4%. Kết cấu hạ tầng tiếp tục được tăng cường, công tác giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ, giá trị văn hóa dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát huy, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Từ thực tiễn phối hợp ở cơ sở, các đại biểu cho rằng công tác vận động đồng bào thiểu số phải hiểu phong tục tập quán, tâm lý của đồng bào, không nặng về lý thuyết chung chung, phải bằng việc làm, mô hình cụ thể để cho đồng bào tai mắt thấy tai nghe, tạo thành động cơ thôi thúc đồng bào tự giác, hăng hái tham gia.

D.Minh - Bích Thủy 

" alt="Tạo sinh kế để giảm nghèo bền vững" width="90" height="59"/>

Tạo sinh kế để giảm nghèo bền vững