Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Leganes, 3h00 ngày 30/3: Nhọc nhằn vượt ải
本文地址:http://slot.tour-time.com/html/54c594527.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Gamba Osaka vs Machida Zelvia, 17h00 ngày 2/4: 3 điểm xa nhà
Ít ai biết rằng, anh Chánh Văn - người có những bài viết tâm sự sâu sắc, chuyên giải đáp thắc mắc và nuôi dưỡng tâm hồn của rất nhiều thế hệ học trò 7x, 8x trên báo Hoa Học Trò ngày nào giờ đã là một ông bố hạnh phúc với tổ ấm có 3 nhóc tì xinh xắn. Bé Gia Bách, con trai đầu của nhà văn Hoàng Anh Tú - bút danh "anh Chánh Văn" hiện đã được 9 tuổi, con gái thứ hai - bé Trà My 8 tuổi và con gái út, bé Phương Nguyên hiện chỉ mới 4 tuổi.
Trong cuộc sống đời thường, khi không còn là "anh Chánh Văn" ngày nào, ông bố trẻ Hoàng Anh Tú nay là nhà kinh doanh, chủ của 2 nhà hàng hải sản rất nổi tiếng ở Hà Nội, tuy nhiên anh vẫn không từ bỏ thói quen viết văn, chia sẻ những cảm xúc của riêng mình trên trang facebook cá nhân.
Mới đây, ông bố trẻ Hoàng Anh Tú - Chánh Văn vừa mới có một bài viết đầy ý nghĩa dành cho con gái nhỏ với tựa đề "Cho con ngày...nguyệt san". Bài viết đề cập đến những tâm tư, nỗi niềm của một ông bố trẻ trước khoảnh khắc con gái bước vào ngưỡng cửa của tuổi dậy thì đáng nhớ. Với giọng viết tâm tình, nhẹ nhàng, sâu lắng đúng "chất" anh Chánh Văn, những chia sẻ này đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích của cư dân mạng, đặc biệt là những bậc làm cha, làm mẹ.
Được sự đồng ý của nhà văn Hoàng Anh Tú, xin gửi tới độc giả nguyên văn bài viết đầy ý nghĩa này:
CHO CON NGÀY...NGUYỆT SAN!
Con gái!
Bố có thể có 1 vạn tám nghìn câu chuyện để nói với con về một kỳ kinh nguyệt của phụ nữ! Không phải vì bố đã từng là chị Mạc Thị Tư Khoa phụ trách Chuyện Riêng Tư trên Hoa Học Trò những năm 1999-2000! Nơi đã đăng tải đến cả trăm bài viết về nguyệt san phụ nữ! Nhưng nói thật, bố cũng chẳng ưa gì cái chuyện này! Bố vẫn đùn đẩy mẹ nếu đến một ngày con bắt đầu dậy thì với kỳ kinh nguyệt đầu tiên!
Có lẽ đó là bởi chính những người phụ nữ bố từng yêu đã "dạy" bố về nỗi kinh dị của nguyệt san! Có những người đau đến muốn chết đi được trong những ngày ấy! Có những người cố xua đuổi bố trong những ngày ấy của họ. Và cả sự giấu diếm, xấu hổ trong suốt thời ấu thơ của bố khi chứng kiến bà nội và cô VA mỗi kỳ nguyệt san của họ! Và bố đã bị sợ hãi!
Nhưng chúng ta luôn có vô vàn những câu chuyện khác tích cực hơn về chuyện này. Cho con đọc. Cho con nghe. Cho con hiểu. Như đó là dấu hiệu của Trưởng Thành về thể chất. Như lời chúc mừng con lên level mới: Trở thành Thiếu Nữ và sẵn sàng công việc thiêng liêng mai này: Làm Mẹ! Bố muốn chính mẹ sẽ nói cho con nghe về những điều đó thay vì là bố! Chỉ mẹ mới có thể nói cho con chính xác việc đang xảy ra và việc con cần làm là gì?
Bố chỉ nói cho con về sự trân trọng bản thân. Và nói cho cả anh trai con về điều khác biệt này! Rằng chúng ta không thể được sinh ra nếu không có những giọt máu ấy! Trân trọng và chào đón nó như một lẽ tự nhiên phải tới trong đời! Cái mà ta gọi là "bẩn" chỉ là thứ cần ta vệ sinh sạch sẽ chứ không phải là xấu hổ hay sợ hãi! Không phải ghê tởm hay xua đuổi! Bố muốn con hiểu điều này như một việc hiển nhiên của cuộc đời!
Chúng ta cứ nói với nhau về bình đẳng giới nhưng không phải bằng việc đàn ông đi mua băng vệ sinh cho phụ nữ đâu! Bình đẳng giới thực sự đôi khi chỉ là "những ngày này em mệt và hay cáu gắt, hãy để anh làm giúp em việc nhà và không đổ dầu vào lửa, tranh cãi với em". Là sự HIỂU chứ không cần phải CHỨNG MINH! Là CẢM THÔNG chứ không cần THỂ HIỆN!
Nhân ngày con hỏi bố: Bố ơi, Tình Dục là gì? Nhất thời, và vô thức bố đã nhăn mặt xua tay! Mà quên rằng mình cần phải nói cho con hiểu rằng Tình Dục là món quà tặng cho người con muốn lấy làm chồng! Là dành cho người biết trân trọng giá trị của con! Khi con bước qua tuổi 18, món quà này sẽ dành cho người đàn ông nào yêu con hơn cả bố yêu con!
(Theo Hương Giang/ Khám phá)
">Thư gửi con gái ngày nguyệt san ý nghĩa của ông bố Chánh Văn
Cư dân chung cư cao cấp Golden Land tố hàng loạt sai phạm của chủ đầu tư
Điểm số quan trọng
Chỉ số PCI năm 2023 của Hải Dương đứng thứ 17 cả nước, tăng 15 bậc so với năm trước đó. Thứ hạng PCI của tỉnh cũng đứng thứ 5 trong số 11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng, tăng 4 bậc.
Tuy nhiên bên cạnh các chỉ số thành phần nổi trội, điểm thăng hạng thì chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của tỉnh lại giảm điểm, chỉ đạt 5,02, thấp nhất trong 10 chỉ số thành phần.
Chỉ số này của tỉnh cũng đứng tốp cuối cả nước và đứng thứ 10 trong vùng đồng bằng sông Hồng, chỉ hơn tỉnh Thái Bình. Đây là một hạn chế của tỉnh cần phải khắc phục để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Thông tin để trống hoặc chậm được cập nhật là một hạn chế của một số website hiện nay. Đơn cử, phóng viên thử vào trang website của 2 sở, ở Tiểu mục "Tiếp cận thông tin", khi bấm vào mục "Thông tin đấu thầu" (hoặc mục "Dự án, đầu tư, đấu thầu") hay mục "Thông tin dự án" thì đều nhận được dòng: "Năm 2022, chuyên mục Thông tin đấu thầu chưa có tin bài, hãy chọn năm khác"...
Tính minh bạch và tiếp cận thông tin là 1 trong 10 chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Chỉ số này đo lường khả năng tiếp cận các thông tin, quy định, văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời đánh giá vai trò, tiếng nói của doanh nghiệp trong việc xây dựng các quy định, chính sách. Chỉ số này phản ánh các doanh nghiệp có được tiếp cận thông tin một cách công bằng, bình đẳng hay không.
Tiếp cận thông tin là chỉ số thành phần quan trọng, hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt các thông tin, dữ liệu, quy định để định hướng, tính toán đầu tư, phát triển thị trường. Vì thế đây là 1 trong 3 chỉ số có trọng số điểm cao là 20%. Điều này thể hiện mức đóng góp và tầm quan trọng của chỉ số tiếp cận thông tin đối với sự phát triển số lượng doanh nghiệp, vốn đầu tư và lợi nhuận.
Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu cụ thể. Đó là tiếp cận tài liệu quy hoạch, pháp lý; minh bạch trong đấu thầu; tỷ lệ doanh nghiệp khi yêu cầu nhận được thông tin, văn bản được cơ quan quản lý cung cấp; số ngày chờ đợi thông tin.
Thông tin trên website của tỉnh về các ưu đãi, khuyến khích hỗ trợ đầu tư, văn bản chỉ đạo điều hành, văn bản pháp luật được đánh giá là hữu ích…
Doanh nghiệp muốn tiếp cận thông tin gì?
Để có thể xây dựng, hoàn thành và đưa dự án sản xuất, kinh doanh vào hoạt động, nhà đầu tư luôn có sự nghiên cứu, tìm hiểu thông tin cụ thể, rõ ràng và thận trọng. Các doanh nghiệp đều mong muốn có thể tiếp cận thông tin nhanh chóng, khách quan để tìm kiếm các cơ hội đầu tư.
Từ đó có sự so sánh, đối chiếu các quy định, thủ tục tại các địa phương, lựa chọn môi trường thuận lợi nhất để đầu tư. Vì vậy, thông tin chính là yếu tố dẫn dắt để doanh nghiệp quan tâm, lựa chọn đầu tư.
Có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, anh Nguyễn Trí Công, Phó Giám đốc Công ty TNHH Kiến Minh Tâm (TP Hải Dương) khẳng định chỉ khi tiếp cận đầy đủ nguồn thông tin, doanh nghiệp mới có thể hoạch định chiến lược phát triển phù hợp.
Với đặc thù nghề nghiệp, anh Công luôn phải nắm bắt trước những thông tin về quy hoạch, dự án xây dựng, các quy định, văn bản pháp luật liên quan tới xây dựng để có thể tư vấn, hỗ trợ khách hàng tốt nhất.
Bên cạnh đó, anh cũng chủ động tìm hiểu về các thông tin, số liệu về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, các dự án hạ tầng giao thông, xã hội… của từng địa phương.
Những thông tin nền tảng là cơ sở, căn cứ để doanh nghiệp của anh Công xây dựng kế hoạch tìm kiếm thị trường, phát triển kinh doanh.
Tại Hải Dương, anh Công thường tìm kiếm thông tin qua Cổng thông tin điện tử tỉnh, báo điện tử Hải Dương, website của một số sở, ngành, địa phương và các trang mạng xã hội.
“Thời buổi công nghệ thông tin, chúng tôi tiếp nhận thông tin qua nhiều kênh khác nhau nhưng đây cũng lại là nguyên nhân gây nhiễu loạn thông tin. Vì thế chúng tôi mong muốn được tiếp cận những thông tin chính thống, xác thực từ nguồn tin uy tín, tin cậy”, anh Công bày tỏ.
Không chỉ muốn tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin mà cộng đồng doanh nghiệp cũng mong được bày tỏ quan điểm, ý kiến để xây dựng, hoàn thiện các quy định, chính sách liên quan trực tiếp tới sự phát triển của doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Trắc Thắng, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh, các doanh nghiệp tại Hải Dương chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa. Năng lực nội tại của những doanh nghiệp này tương đối khiêm tốn nên cần có sự hỗ trợ, đồng hành trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó tiếp cận thông tin dễ dàng, thuận lợi cũng là yếu tố quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc được tham gia góp ý vào dự thảo các quy định, chính sách cũng là cách để doanh nghiệp chủ động nắm bắt sớm thông tin.
Ông Thắng cho hay: “Vừa qua, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tích cực tham gia tư vấn, phản biện chính sách. Điều này đòi hỏi các thành viên hiệp hội phải tìm tòi, nghiên cứu thông tin vừa đưa ra ý kiến xác đáng. Cũng thông qua hoạt động này, các doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin về quy định, chính sách. Đồng thời nắm bắt được những thay đổi liên quan để điều hành hoạt động doanh nghiệp thuận lợi, suôn sẻ”.
Nỗ lực cải thiện
Thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực thực hiện các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của doanh nghiệp. Trong đó tập trung cho việc nâng cấp, thay đổi giao diện, bố trí phù hợp chuyên mục cho Cổng thông tin điện tử tỉnh.
Cổng thông tin điện tử tỉnh là trang thông tin nằm trong tiêu chí đánh giá, nhận xét cho chỉ số thành phần tính minh bạch và tiếp cận thông tin. Việc đánh giá dựa trên yếu tố tính sẵn có của thông tin, độ mở, mức độ phổ biến của trang. Căn cứ vào cơ sở này, UBND tỉnh đã nâng cấp cổng thông tin với giao diện mới để người dân, doanh nghiệp dễ tìm kiếm thông tin.
Các chuyên mục cũng được thay đổi, sắp xếp phù hợp. Ở giao diện mới, cổng thông tin có chuyên mục "Hải Dương miền đất sáng" giới thiệu về truyền thống văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển, các di tích danh thắng, phong tục lễ hội, các doanh nhân trên địa bàn tỉnh. "Vận hội kinh doanh" là chuyên mục hướng tới cộng đồng doanh nghiệp quan tâm đến Hải Dương. Những thông tin về các doanh nghiệp, nhà đầu tư về tiềm năng phát triển của tỉnh, các dự án kêu gọi thu hút đầu tư, các chính sách thu hút đầu tư và danh sách cũng như thông tin tóm tắt các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, cổng thông tin còn có 2 chuyên trang hỗ trợ riêng cho việc phản ánh kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp và chuyên trang hướng dẫn riêng về các thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Theo lãnh đạo Trung tâm Công nghệ -Thông tin (Văn phòng UBND tỉnh), hiện trung tâm bố trí 3 biên tập viên để thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo, điều hành, thông tin các dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, thông tin quy hoạch những quy định mới để người dân, doanh nghiệp chủ động nắm bắt.
Ngoài cổng thông tin điện tử tỉnh, doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin về Hải Dương qua các kênh, website của Báo Hải Dương, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, trang Zalo Chính quyền điện tử tỉnh Hải Dương, trang Facebook Trang tin Hải Dương…
Trong đó những nội dung được doanh nghiệp quan tâm như quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng, ưu đãi thu hút đầu tư… được thông tin nhanh chóng và kịp thời. Các thông tin này đều được công khai, bảo đảm cho mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong tiếp cận thông tin.
Hiệu quả của những giải pháp mà tỉnh đưa ra để cải thiện tiếp cận thông tin sẽ được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá, ghi nhận sau một quá trình thực hiện.
Còn hiện tại, tỉnh đang nỗ lực tiếp thu, cải thiện từng chỉ số thành phần của PCI. Trong đó dành nhiều quan tâm cho chỉ số còn yếu là tiếp cận thông tin với kỳ vọng xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng nhằm thu hút các nhà đầu tư tìm tới.
Theo DŨNG CƯỜNG (Báo Hải Dương)
Hải Dương cải thiện chỉ số tiếp cận thông tin
Nhận định, soi kèo Monaco vs Nice, 3h05 ngày 30/3: Kỳ phùng địch thủ
Linh Chi
">Thời trang cá tính và tôn dáng của hoa hậu Mai Phương
![]() | ![]() |
Bộ váy của thương hiệu Simone Rocha thu hút ánh nhìn của người đi đường. Trang phục với tông màu nude, thiết kế xuyên thấu để lộ phần nội y màu đen bên trong. Nhiều ý kiến cho rằng mẫu váy này phản cảm, càng không phù hợp với sao nữ 59 tuổi.
![]() | ![]() |
Trước đó, Sarah chia sẻ bộ cánh khi quay phim ở công viên Quảng trường Washington, Manhattan. Nữ diễn viên bị nhận xét luộm thuộm với váy dài, đội mũ dáng đám mây, đi guốc gỗ. Một bình luận nhận xét bà "trông như búp bê cũ", nhận hàng nghìn lượt "like".
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Nữ minh tinh vẫn giữ được vẻ ngoài trẻ trung cùng vóc dáng thon thả ở tuổi U60. Bà không ngại phô diễn vẻ đẹp, khí chất của mình qua nhiều phong cách thời trang. Dù vậy, không ít lần Sarah bị chê bai vì cố gắng "trẻ hóa", diện những thiết kế không phù hợp.
Sarah Jessica Parker sinh năm 1965, là diễn viên, nhà sản xuất phim kiêm nhà thiết kế thời trang. Bà được biết đến với vai chính Carrie Bradshaw trong loạt phim truyền hình Sex and the Citycủa HBO (1998–2004). Bộ phim mang về cho nữ diễn viên hai giải Emmy ở hạng mục Seriesphim hài nổi bậtvà Nữ diễn viên chính nổi bật.
Trong sự nghiệp diễn xuất, ngôi sao Hollywood 59 tuổi còn giành thêm bốn giải Quả cầu vàng bao gồm: Nữ diễn viên xuất sắc nhất trongSeries phim hài và 3 giải Nhóm diễn viên xuất sắc. Sau thành công của bộ phim, cô tiếp tục góp mặt trong phiên bản điện ảnh Sex and the City(2008) và Sex and the City 2(2010).
Trang phục của minh tinh 'Sex and the City' bị chê phản cảm
VietNamNet đã có cuộc trao đổi với TS Lê Nguyên Phương - chuyên gia tâm lý học đường, giảng viên chương trình cao học bộ môn Tâm lý học đường tại ĐH Chapman (Mỹ) - về câu chuyện này.
TS Lê Nguyên Phương |
Nhục hình vi phạm nhân phẩm con người và thực sự không kết quả
Quan điểm của ông trước hai sự việc trên là như thế nào, thưa ông?
- Tôi xin nói trước là khi trao đổi, tôi dùng chữ “nhục hình” với ý nghĩa nguyên gốc là “hình phạt làm cho đau đớn về thể xác”, chứ không phải ý nghĩa hạ nhục.
Theo nhiều nghiên cứu, ngoài việc có nguy cơ gây chấn thương trẻ, những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý là hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra, trong đó phải kể đến tiến trình nhập tâm những tiêu chí luân lý sai lệch và sự tăng gia những hành vi phản xã hội cũng như sự hiếu chiến của nhiều trẻ.
Nó làm tổn hại quan hệ gia đình và nhà trường, giữa giáo viên và trẻ, khi mà những thành viên xã hội ngày càng ý thức hơn về phẩm giá của chính mình.
Và cuối cùng, dùng nhục hình nghĩa là chúng ta trực tiếp truyền đạt với trẻ “hãy dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, và ai có quyền lực hơn sẽ được dùng nó, ai ít quyền lực hơn phải phục tùng”.
Trong cuốn "Dạy con trong hoang mang", tôi có kể lại phát biểu của một vị mục sư Hoa Kỳ.
Khi được phỏng vấn bởi đài NPR, mục sư Nirvana Gayle ở thành phố Los Angeles (bang California, Hoa Kỳ) cho rằng ông không dạy con bằng nhục hình và trước đây bố mẹ ông cũng không nuôi dạy ông bằng nhục hình, vì con cái “cũng là con người và chúng ta cần sự kiên nhẫn và thời gian để xây dựng phương pháp và cách thức khác để dạy dỗ và huấn luyện con cái chúng ta”.
Mục sư Gayle còn đi xa hơn khi so sánh việc trừng phạt bằng đòn roi tức là hạ thấp con mình xuống hàng súc vật và chính thời xưa chủ nô cũng dùng roi vọt để điều khiển nô lệ.
Trong một phát biểu đồng tình với khuyến cáo của các hiệp hội Tâm lý học, Nhi khoa và Y khoa Hoa Kỳ phản đối bạo hành con trẻ, nhà giáo Rafranz Davis cũng nhận xét “Tôi nghĩ rằng lối thực hành ấy được dùng để kiểm soát những người ít quyền lực hơn mình”.
Nhưng phạt quỳ, ít ra ở trường hợp này, dường như không gây đau đớn về thể xác…
- Chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm dùng nhục hình. Theo định nghĩa của GS Murray Straus, chuyên gia nghiên cứu tại ĐH New Hampshire, “nhục hình” (corporal punishment) là việc áp dụng có chủ đích loại hình phạt gây ra những đau đớn cho thể xác như là một phương pháp để thay đổi hành vi.
Trong môi trường học đường, nếu giáo viên hay giám thị sử dụng các hình phạt sau thì đều có thể xem như là nhục hình: đánh đập học sinh, bắt học sinh phải giữ một nguyên vị trí trong một thời gian dài như bắt quỳ, hay bắt học sinh không được thực hiện một nhu cầu tự nhiên của thể xác như bắt nhịn tiêu tiểu.
Mở rộng hơn nữa thì chúng ta có thể dùng khái niệm bạo lực học đường của GS Stuart Henry đã đăng trên Viện Chính trị và Khoa học Xã hội Mỹ. Theo GS. Henry, bạo lực là “sự sử dụng quyền lực để hại người khác”.
Quan trọng nhất trong định nghĩa này là khái niệm làm hại được giáo sư Henry mở rộng để bao gồm nhiều lãnh vực khác nhau.
Ngoài tổn thương thể xác, người bị hại còn bị tổn thương tinh thần như tâm lý hay cảm xúc; vật chất như vật sở hữu hay điều kiện tài chính kinh tế; xã hội hay quan hệ xã hội và bản sắc; đạo đức và luân lý…
Và người gây hại có thể dùng quyền lực để tước đoạt hay trấn áp một trong những sở hữu của người bị hại trong các lĩnh vực trên.
Chẳng hạn, một giáo viên khi dùng quyền lực của một giáo viên gọi một em học sinh là ngu dốt và cấm những em trong lớp không được chơi với em đó, thì đó là một hiện tượng của bạo lực học đường. Phạt quỳ cũng thuộc diện này.
Người giáo viên trong thí dụ không làm tổn thương thân xác của em học sinh đó nhưng đã tước đoạt phẩm giá, tước đoạt sự an lành trong tâm trí, tước đoạt vị trí xã hội trong lớp học, và trấn áp các quan hệ xã hội của em.
Đó là một hành động vi phạm quyền lợi của trẻ em. Và vì trẻ em là một con người nên về căn bản, đó là một hành động vi phạm nhân quyền.
![]() |
Theo TS Lê Nguyên Phương, phạt quỳ cũng là hiện tượng bạo lực học đường |
Không thể dùng bạo lực nhân danh giáo dục
Thế nhưng, theo ông, khi dùng nhục hình, chúng ta có đạt được mục đích là kỷ luật học sinh không?
- Câu trả lời là không.
Những câu phát biểu đại loại như, “dùng nhục hình để khép trẻ vào kỷ luật, để sau này nó nên người” có gốc từ chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện”, một câu nói thường được cho là của chính trị gia Machiavelli hay kịch tác gia Sophocles.
Chủ trương này thực ra sai lầm tận căn bản. Phương tiện quan trọng không kém cứu cánh, con đường đến đích cũng vậy. Chúng ta không thể diệt chủng nhân danh ổn định thì chúng ta cũng không dùng bạo lực nhân danh giáo dục.
Phương tiện chúng ta dùng thể hiện ở hiện tại bản chất của chúng ta từ trước đến nay, nhưng đồng thời nó cũng hình thành tính cách của chúng ta từ đây về sau.
Thánh Gandhi cho rằng không những phương tiện bất xứng sẽ hạ giá cứu cánh mà những phương tiện xấu xa sẽ không bao giờ dẫn đến mục tiêu tốt đẹp.
Chúng ta lên án khủng bố giết người vô tội cho mục đích của họ cũng như vậy. Như Mạnh Tử còn bảo rằng “Làm một chuyện bất nghĩa, giết một kẻ vô tội mà được cả thiên hạ đều không nên làm”.
Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy phương tiện nhục hình không dẫn đến cứu cánh mong đợi.
Trong một nghiên cứu tổng duyệt các bài nghiên cứu khác về nhục hình, chuyên gia tâm lý Elizabeth Gershoff thử tìm tương quan giữa loại hình phạt này và các kết quả mà cha mẹ và thầy cô nghĩ mong muốn như phục tùng ngay tức khắc, tiếp thu bài học luân lý, quan hệ tốt với cha mẹ…
Kết quả cho thấy nhục hình chẳng giúp gì cho trẻ ngoài chuyện làm cho trẻ phục tùng ngay lúc đó.
Không những chẳng đạt được mục đích, nhục hình trong kỷ luật còn làm tăng sự hiếu chiến, hành vi phản xã hội, và thậm chí một số chứng rối loạn tâm thần của trẻ, kể cả thui chột nhiều chức năng trí tuệ.
Một nhóm giáo sư ở Trường ĐH Toronto đã thấy trẻ bị dùng nhục hình trong trường thường kém hẳn trong các chức năng trí tuệ như hoạch định hay tư duy trừu tượng.
Đây không phải chỉ là nghiên cứu ở các nước ngoài đâu. Nghiên cứu của tổ chức Đời Trẻ (Young Lives) được thực hiện bởi Paul Portela và Maria Pells tại 4 quốc gia đang phát triển là Ethiopia, India, Peru, và Viêt Nam vào năm 2015 cho thấy những trẻ em bị nhục hình trong học đường ở 8 tuổi thì khi đến 12 tuổi có thể sẽ bị kém tự tin và điểm số toán và ngữ vựng sẽ kém hơn.
Dùng nhục hình là tạo ra những trái bom nổ chậm
Có một điều rất đáng lưu tâm là trong vụ việc phạt quỳ học sinh, rất nhiều ý kiến ủng hộ biện pháp của cô giáo. Ông nhìn nhận ra sao về hiện tượng này?
- Tôi nghĩ bất cứ sự tiến bộ nào cũng bắt đầu bởi những mâu thuẫn giữa những cái cũ và cái mới, giữa cái nhân bản và phi nhân bản...
Xem qua những tranh luận giữa hai phe thủ cựu và phe cấp tiến trên mạng về “quỳ hay không quỳ” tôi lại thấy mừng, vì mâu thuẫn là tiền đề của sự chuyển hóa mà.
Tuy nhiên, tôi thấy một số lý luận của phe “chống quỳ” chưa đầy đủ lắm, còn mang tính lý tưởng, và chưa nêu rõ những sai lầm trong lý luận của phe “chọn quỳ”.
Một số lý luận của phe “chọn quỳ” thì phạm lỗi ngụy biện nhiều quá, như “điều quan trọng là hiệu quả”, “tôi vẫn thành đạt (giàu có, nên người, học giỏi…)”, “thầy cô thương, muốn nên người nên mới hành động như vậy”, “không trừng phạt chuyện nhỏ, lớn lên nó sẽ hư hỏng, trộm cắp…”, “thầy cô chẳng dám đụng học sinh... và như ta thấy, học trò loạn lạc, đánh nhau đánh cả thầy cô, ăn cắp ăn trộm cô hồn…”, “Thầy cô khổ sở, bị áp lực…”.
Thậm chí, có người còn đưa ra khẩu hiệu có biết quỳ trước cha mẹ thầy cô mới không quỳ trước độc tài cường quyền.
Nếu chúng ta có chút kiến thức về luận lý học hay tư duy phản biện thì thấy các lập luận này đều phạm phải các loại ngụy biện, như suy diễn quá xa, kết luận hay khái quát hóa sai, đe dọa, đánh lạc hướng, ép chọn 1 trong 2, kêu gọi lòng thương hại…
Thật ra, nếu bên nào mà cứ cãi chày cãi cối bởi những lập luận không hợp luận lý, phi logic thì quả thật khó mà có sự chuyến hóa hay tiến bộ.
Nhưng nếu cả hai bên khi tranh luận đều xác định phạm trù và định nghĩa sẽ dùng trong cuộc tranh luận, dùng lập luận hợp lý logic, trích dẫn chứng cứ khả tín và khoa học, và nhất là tranh luận để tìm ra vấn nạn và giải pháp cho bài toán kỷ luật trẻ thay vì để thỏa mãn cái bản ngã và thành kiến của mình, thì tôi tin kết quả sẽ giúp cho nền giáo dục của trẻ ở trường và ở nhà của đất nước chúng ta nhiều hơn.
![]() |
Một nhóm giáo sư ở Trường ĐH Toronto đã thấy trẻ bị dùng nhục hình trong trường thường kém hẳn trong các chức năng trí tuệ như hoạch định hay tư duy trừu tượng |
Tuy nhiên, nếu cứ cho rằng dùng nhục hình vẫn đang là biện pháp được một số giáo viên sử dụng trong trường học, thì ảnh hưởng của nó đối với trẻ sẽ là gì, thưa ông?
- Bác sỹ tâm thần Bruce Berry của Học viện Chấn thương Trẻ em tại thành phố Houston bang Texas cho biết bộ não của trẻ bị đe dọa đến sợ hãi không chỉ thay đổi các vùng mạng thần kinh mà còn thu nhỏ lại về kích thước.
Những chấn thương vì sợ hãi ảnh hưởng toàn diện mọi khía cạnh của sự phát triển của mỗi con người chúng ta, “Càng bị đe dọa, hành vi, suy nghĩ và thế giới quan của bạn càng trở nên sơ khai”.
Vì sao ư? Vì khi mạng sống bị đe dọa, thực hay tưởng tượng, thì nhu cầu bản năng sống còn sẽ vượt lên lý trí.
Nhìn từ khoa học thần kinh thì đó là việc hệ viền vốn chi phối phản ứng cảm xúc “cướp chính quyền” trong tay của vỏ não, vùng phát triển gần đây trong lịch sử tiến hóa của sinh vật và nắm vai trò chi phối nhận thức cũng như khả năng suy nghĩ, tư duy và tưởng tượng.
Khả năng khiến người ra người phải chăng chỉ là khả năng biết dừng lại và phản tỉnh về suy nghĩ, lời nói, và hành động của mình?
Cho nên bạn cũng đừng lấy ngạc nhiên khi con người trong một xã hội nào đó đã trở nên man dã thú tính nhiều hơn khi họ đã lớn lên trong những gia đình và học đường dùng sự đe dọa làm nền tảng giáo dục rồi lại phải trải qua những cuộc chiến máu lửa mà cái chết lúc nào cũng cận kề.
Những trái bom nổ chậm đó chỉ chực chờ một ngọn lửa của một va chạm quyền lợi hay thậm chí tầm thường như một lời khích bác để nổ tung.
Việc dạy trò bằng nhục hình cũng tương tự dạy con bằng nhục hình hay bạo lực.
Chúng ta thử xem Diane Baumrind nói gì về hậu quả của lối dạy con theo lối độc đoán: "Lối dạy theo kiểu độc đoán có thể xây dựng nên những đứa con biết lễ phép và vâng lời trong gia đình, có thể học tập tốt và kỷ luật ở trường, và công dân phục tùng ngoài xã hội. Nhưng lợi không bù hại. Hậu quả tiêu cực mà chúng ta có thể thấy ngay là sự tức giận, bất mãn, và uất ức của trẻ khi chúng bị áp lực hay thậm chí đàn áp để tuân phục những mệnh lệnh lề luật trong gia đình và nhà trường mà có khi rất tùy hứng và chủ quan của cha mẹ, thầy cô.
Về cảm xúc, chúng thường tự ti, bất hạnh, giận dữ hay yếu đuối, thiếu tình nhân ái; về trí tuệ, chúng kém óc sáng tạo và tư duy độc lập.
Trong xã hội, chúng kém khả năng ứng xử giao tiếp. Khi lãnh đạo trong công ty hãng xưởng, chúng chỉ lập lại mô hình “cai trị” của cha mẹ, thầy cô chúng đối với nhân viên: đòi hỏi rất nhiều nhưng hỗ trợ không bao nhiêu, thích nhân viên phục tùng không thắc mắc, và kiếm lỗi để trừng phạt nhiều hơn là kiếm công để khen thưởng. Nếu là cấp dưới, những đứa trẻ này khi lớn lên luôn sống trong sự sợ hãi sẽ thất bại, một mặt luôn muốn làm vui lòng nhưng lại ngấm ngầm bất mãn căm tức cấp trên. Chúng không biết làm việc trong quan hệ bình đẳng mà chỉ thích hợp trong những tổ chức có mô hình đẳng cấp phân biệt cứng nhắc"...
Xin cảm ơn ông.
• Tiến sĩ Lãnh đạo Giáo dục chuyên ngành Tâm lý Giáo dục tại University of Southern California (USC). • Trải qua 15 năm tư vấn học đường cho lứa tuổi từ mầm non đến đại học. • Là người đầu tiên tiếp nhận giải Chuyên gia Thực hành Tâm lý Học đường Quốc tế kiệt xuất của tổ chức International School Psychology Association (ISPA) 2011. • Là chuyên gia Fullbright của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và là người sáng lập tổ chức Liên hiệp Phát triển tâm lý Học đường tại Việt Nam 2009. • Tác giả bộ sách Dạy con trong hoang mang đạt giải thưởng Sách Giáo dục 2018. |
Ngân Anh thực hiện
-Đã có nhiều đồng cảm với áp lực của giáo viên, nhưng đến lúc cách phạt "truyền thống" cần chấm dứt để xác lập những giá trị và nền tảng giáo dục văn minh.
">Không thể dùng bạo lực học đường nhân danh giáo dục
友情链接