Thông tin từ Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 8 của Bộ TT&TT vào sáng 8/9/2014 cho biết, hiện tại công tác tuyên truyền quảng bá cho đề án số hóa truyền hình tại các địa phương đang gặp khó khăn khi đặt biển quảng cáo ngoài trời. Lý do là do việc quản lý công tác tuyên truyền quảng báo ngoài trời đang có sự chồng chéo, chưa rõ ràng giữa hai Bộ TT&TT và Bộ VH-TT&DL. Điều này dẫn đến một số địa phương gặp nhiều khó khăn khi triển khai và đã phản ánh lên thường trực Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình.
Trao đổi với ICTnews, liên quan đến việc tuyên truyền cho Đề án số hóa truyền hình, ông Nguyễn Hoàng Cẩm, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng cho rằng, đối tượng cần tuyên truyền là người xem truyền hình do đó tuyên truyền trên các kênh truyền hình vào những giờ có tỷ lệ người xem cao là hiệu quả nhất.
Ngoài ra còn có thể tuyên truyền bằng cách nhắn tin tới các thuê bao di động về thời hạn ngắt sóng analog, cũng như hướng dẫn người dân gọi đến tổng đài hỗ trợ để giải đáp các thắc mắc cho người dân.
Hiện nay, tại Đà Nẵng đã thiết lập xong tổng đài hỗ trợ thông tin về số hóa truyền hình và các giao dịch viên đã được đào tạo kỹ nội dung về số hóa truyền hình sẵn sàng hỗ trợ người dân trong khu vực này. Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam là địa phương đầu tiên triển khai số hóa truyền hình và sẽ ngắt sóng truyền hình tương tự sau ngày 30/6/2015.
"Nếu việc quảng cáo ngoài trời gặp khó khăn thì cũng không cần thiết phải dùng tới phương thức tuyên truyền này", ông Cẩm nói.
" alt=""/>Tuyên truyền số hóa truyền hình 'vướng' khi quảng cáo ngoài trờiẢnh minh họa: T.Tùng
Gần đây nhất, ngày 21/4, thành phố phát hiện 3 trường hợp nhập cảnh trái phép từ Campuchia về. Những người này lưu lại TP.HCM trong thời gian ngắn. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã tiến hành khoanh vùng, truy vết. Đến nay kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 CỦA các trường hợp này đều âm tính.
Trước nguy cơ rất cao từ nhóm người nhập cảnh trái phép từ đường mòn lối mở, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, kiến nghị cần xử lý nghiêm hơn, tăng cao cảnh giác và tăng mức chế tài xử phạt.
Các đối tượng trên sẽ phải đóng toàn bộ các chi phí liên quan như truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm, cách ly đối với trường hợp âm tính, thêm chi phí điều trị với ca dương tính.
Hiện TP. HCM có 41 cơ sở khách sạn thực hiện cách ly có thu phí với công suất 3.929 giường bệnh. Hình thức này phục vụ cho nhu cầu của các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh về Việt Nam. Sở Y tế thường xuyên kiểm tra đột xuất các khách sạn thực hiện cách ly có thu phí nhằm đảm bảo an toàn phòng dịch.
Với các cơ sở cách ly tập trung, hiện có 2 khu cách ly quân đội với công suất 378 giường. Ngoài ra, các trung tâm cách ly quận huyện vẫn duy trì hoạt động. Đặc biệt thành phố cũng tổ chức giám sát tại các khu công nghiệp, khu sản xuất do rút kinh nghiệm từ ổ dịch tại Hải Dương.
TP.HCM vẫn thiếu 10.000 liều vắc xin cho nhân viên y tế
Từ ngày 8/3 đến 9/4, thành phố tiến hành tiêm được 9.115 người trong tổng số 9.050 liều được phân bổ (do có dôi dư trong quá trình đóng gói vắc xin). Đợt 2, thành phố đã nhận 56.520 liều, sẽ tiến hành tiêm hết trước ngày 30/4. Đến ngày 5/5 sẽ hoàn thành việc tiêm vét các trường hợp còn lại.
Trong đợt tiêm vắc xin lần 2 này, thành phố sẽ phân bổ tiêm cho toàn bộ các nhân viên y tế có nguy cơ cao, không phân biệt bệnh viện công tư hay trực thuộc bộ ngành, trên địa bàn TP.HCM.
Cũng trong tháng 4, có 531/591 nhân viên các khu cách ly tập trung, nhân viên khu cách ly khách sạn được tiêm mũi 1. Có 10% người hoãn tiêm. Hơn 9.000 trường hợp đã tiêm mũi 1 trong đợt 1 cũng sẽ tiến hành tiêm mũi 2.
Riêng sân bay Tân Sơn Nhất, Sở Y tế ưu tiên cung cấp 2.000 liều cho nhân viên sân bay ga quốc tế do tiếp xúc đầu tiên với những người nhập cảnh.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh cũng kiến nghị Bộ Y tế ưu tiên phân bổ vắc xin cho thành phố dù hiện tại địa phương vẫn thuộc nhóm được cung cấp vắc xin lớn nhất của cả nước. Theo tính toán, thành phố vẫn còn thiếu khoảng 10.000 liều mới đảm bảo chủng ngừa cho toàn bộ nhân viên y tế.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP. HCM cho biết, tính đến nay toàn thành phố có 246 ca mắc, 72 ca nhiễm cộng đồng, 90% ca bệnh đã khỏi. 24 trường hợp dương tính còn lại đang được điều trị, đều là nhập cảnh đã được cách ly sau nhập cảnh. |
Linh Khuê
Việt Nam sẵn sàng huy động chuyên gia cùng 800 máy thở và hàng triệu khẩu trang giúp Campuchia chống dịch Covid-19.
" alt=""/>108 trường hợp nhập cảnh trái phép vào TP.HCM trong 4 thángCondotel, biệt thự biển cam kết trên trời, “gót chân Asin” lộ diện
Condotel siêu lợi nhuận hay cuộc chơi “mỡ nó rán nó”?
Báo VietNamNet có cuộc trao đổi với luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn luật sư TP.HCM) về vấn đề này.
“Giao đất ở làm dự án du lịch là trái quy định”
- Các dự án phục vụ du lịch nghỉ dưỡng dạng condotel, biệt thự biển thường được phát triển trên đất thương mại dịch vụ. Theo luật sư, đất ở có được phát triển dự án dạng này không?
Hiện nay pháp luật chưa có quy định riêng về dự án cho bất động sản nghỉ dưỡng (condotel, biệt thự biển) mà cá nhân hoặc tổ chức được sở hữu riêng từng căn hộ (condotel) hoặc biệt thự.
Theo quy định, dự án du lịch sẽ được thuê đất và không được phân chia bán từng căn hộ (condotel) hoặc biệt thự. Chủ đầu tư đăng ký dự án du lịch chỉ được kinh doanh dịch vụ lưu trú. Hiện tượng này phát triển đầu tiên ở hồ Tuyền Lâm (tỉnh Lâm Đồng) và bị xử lý, sau đó mới chạy sang các tỉnh khác.
Để huy động vốn cho chủ đầu tư, một số địa phương như tỉnh Khánh Hòa, Kiên Giang, … lại giao đất với loại đất ở (và như tỉnh Khánh Hòa sáng tạo ra hình thức đất ở không hình thành đơn vị ở) cho các doanh nghiệp. Từ đó, chủ đầu tư lại bán từng căn hộ (condotel) hoặc biệt thự cho khách hàng, vì họ lý luận là chủ đầu tư bán nhà ở, người mua được sở hữu lâu dài.
![]() |
Như vậy, việc giao đất ở cho dự án du lịch là trái với quy định Luật đất đai, Luật đầu tư, Luật du lịch. Bản chất hình thức đăng ký dự án là dự án du lịch (dịch vụ lưu trú) nhưng được xây trên đất ở, bán như dự án nhà ở thương mại.
- Ông đánh giá thế nào về việc nhiều dự án condotel, biệt thự biển vẫn quảng cáo được sổ đỏ lâu dài để câu khách, bất chấp mọi cảnh báo?
Dù một số tỉnh mở đường cho các chủ đầu tư thông qua việc giao đất ở (hoặc đất ở không hình thành đơn vị ở) nhưng không thể cấp sổ cho từng khách hàng mua, do không đúng quy định pháp luật. Hay nói một cách khác, vì không đúng quy định pháp luật nên các địa phương không dám cấp sổ, hoặc đã cấp sổ thì tiến hành thu hồi lại.
Việc một số chủ đầu tư quảng cáo được sổ có thời hạn lâu dài để câu khách là hành vi vi phạm Luật Quảng cáo, hành vi lừa dối khách hàng. Trường hợp lỡ mua bán, giao dịch mà không được cấp sổ thì khách hàng rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, hủy giao dịch thì không được, chuyển nhượng hợp đồng cho người khác thì không được công chứng thực hiện, cấp sổ thì không được.
“Nếu cấp sổ thì chắc chắn phải thu hồi”
- Dù không địa phương nào thừa nhận, nhưng môi giới vẫn truyền tai nhau một vài dự án dạng condotel, biệt thự biển, đã được cấp sổ đỏ sở hữu lâu dài. Quan điểm của luật sư về vấn đề này như thế nào?
Nếu có một số ý kiến truyền miệng về một số dự án được cấp sổ cho người mua nhưng nếu xảy ra chuyện thì chắc chắn phải thu hồi các sổ này vì việc cấp sổ không đúng quy định pháp luật. Cũng có thể có nhưng họ không dám khoe sổ vì Cơ quan quản lý tại Trung ương (Thanh tra, Bộ TN&MT) sẽ kiểm tra làm rõ việc cấp sổ này có đúng pháp luật hay không đối với Cơ quan đã cấp sổ đó.
Theo quan điểm cá nhân, cần hoàn thiện pháp luật về bất động sản này với thời hạn là đất thuê và yêu cầu cần phải có đơn vị quản lý các bất động sản này, các dự án bất động sản này không thể đăng ký dưới dạng dự án du lịch và kinh doanh dịch vụ lưu trú.
- Trong trường hợp các dự án condotel, biệt thự biển được gia hạn sử dụng đất, (sau khi hết thời hạn), thì khách hàng đã mua trước đó có còn lại quyền lợi gì không?
Hiện nay, việc cấp sổ đang chưa có quy định pháp luật. Do đó, không thể nói đến tương lai của việc gia hạn. Nếu dạng đất thuê mà có trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê (ví dụ thời gian thuê: 50 năm), khi hết hạn thuê (hết 50 năm) thì việc nộp tiền thuê đất cho thời hạn mới là điều bình thường như các dự án khác.
Ở đây, vì chưa có pháp luật quy định, chưa cấp sổ nên cũng không thể xác định quyền sử dụng đất là thuộc quyền sử dụng riêng của người mua hay là thuộc của chủ đầu tư. Đây cũng là những vướng mắc về sở hữu chung và sở hữu riêng trong các dự án này. (khách mua sở hữu căn hộ, biệt thự nhưng đường đi và cảnh quan lại thuộc sở hữu của chủ đầu tư).
- Trước đây, Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu Đà Nẵng thu hồi nhiều giấy chứng nhận sử dụng đất, vì cấp sai thời hạn sử dụng đất. Cụ thể là đất sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, ghi sai thời hạn sử dụng đất là "lâu dài". Liệu điều đó có xảy ra, với những dự án condotel, biệt thự biển đã được cấp sổ đỏ sở hữu lâu dài?
Việc đất thương mại dịch vụ ghi thời hạn “lâu dài” là trái Luật Đất đai 2013, dù không bị thu hồi thì cũng không có hiệu lực. Hiện nay, có 2 hướng đối với các dự án này.
Một là giao đất ở (hoặc đất ở không hình thành đơn vị ở) với thời hạn lâu dài để chủ đầu tư được “bán” căn hộ, biệt thự trong dự án du lịch, nhưng lại dưới danh nghĩa dụ án nhà ở thương mại.
Hai là thuế đất trả tiền một lần cho thời hạn thuê, chủ đầu tư bán công trình trên đất nhưng quyền sử dụng đất vẫn thuộc chủ đầu tư.
Dù dự định hai hướng trên nhưng các dự án này vẫn không được các Cơ quan Nhà nước cấp sổ cho người mua, vì chưa có quy định pháp luật, sợ cơ quan cấp trên thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm.
- Xin cảm ơn luật sư!
Quốc Tuấn
Đối với những condotel, biệt thự biển mà chủ đầu tư cam kết lợi nhuận từ 8 - 12%, thì trong giá bán có thể đã được nâng lên, đủ để chi trả khoản cam kết lợi nhuận này.
" alt=""/>Nhà giàu không dám khoe sổ đỏ condotel vì sợ… thu hồi