8 động tác đơn giản tập tại nhà giúp giảm vòng eo nhanh chóng.
Đồng hồ thông minh theo dõi sức khỏe: Lợi ích và những điều cần lưu ý
Thời gian gần đây, các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường… đang gia tăng nhanh chóng. Những tình trạng này đòi hỏi sự giám sát liên tục và cẩn trọng để phát hiện và kiểm soát kịp thời các bất thường. Trong đó, các chỉ số sức khỏe quan trọng gồm nhịp tim, huyết áp, lượng oxy trong máu, mức độ căng thẳng...
Nhà báo Nguyễn Xuân Toàn- Phó Tổng biên tập báo Dân trí (thứ hai bên phải) tặng hoa các vị khách mời của chương trình (Ảnh: Thành Đông).
Việc theo dõi thường xuyên không chỉ giúp phát hiện sớm những bất thường mà còn hỗ trợ điều chỉnh lối sống, thay đổi thói quen sinh hoạt và can thiệp điều trị một cách hiệu quả.
Đồng hồ thông minh giúp người dùng theo dõi các chỉ số sức khỏe thuận tiện và liên tục (Ảnh: Thế Anh).
Bên cạnh đó, đối với những người yêu thích thể thao và rèn luyện thể chất, việc theo dõi sức khỏe liên tục càng có ý nghĩa. Các chỉ số như nhịp tim, mức độ vận động, lượng calo tiêu thụ sẽ giúp người tập kịp thời điều chỉnh mức độ tập luyện, nắm bắt trạng thái cơ thể và tối ưu hóa kết quả.
Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ đã cung cấp các giải pháp theo dõi sức khỏe tiện lợi hơn. Đặc biệt, các thiết bị đeo cá nhân như đồng hồ thông minh (smartwatch) đã giúp người dùng có thể theo dõi các chỉ số sức khỏe thuận tiện và liên tục, đồng thời cảnh báo sớm khi phát hiện những chỉ số bất thường.
Vậy đồng hồ thông minh có thể hỗ trợ người dùng theo dõi sức khỏe toàn diện và làm thế nào để tối ưu hiệu quả tập luyện thể dục thể thao? Làm sao để lựa chọn thiết bị phù hợp và sử dụng hiệu quả nhất trong việc theo dõi sức khỏe? Người dùng cần lưu ý gì khi dùng đồng hồ có tính năng đo huyết áp? Và khi có dữ liệu từ các chỉ số sức khỏe, chúng ta cần lưu ý điều gì?
Để cung cấp các thông tin hữu ích tới bạn đọc, 10h ngày 1/11 báo Dân trí phối hợp cùng Huawei tổ chức chương trình Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Đồng hồ thông minh theo dõi sức khỏe: Lợi ích và những điều cần lưu ý".
Buổi tọa đàm có sự tham gia của 2 khách mời:
- Bác sĩ Ngô Tiến Thái, chuyên gia sức khỏe cộng đồng.
- Ông La Hồng Hưng, Trưởng Bộ phận Phát triển Sản phẩm, Nhóm Kinh doanh Tiêu dùng Huawei Việt Nam.
" alt=""/>Đồng hồ thông minhTheo các bác sĩ, các khối u vùng lưỡi do sự phát triển quá mức của tế bào có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và điều trị (Ảnh: Internet).
Ung thư lưỡi là u ác tính nguyên phát tại lưỡi, trong đó chủ yếu là ung thư biểu mô vảy (chiếm >95%). Đây là bệnh ung thư thường gặp nhất trong các ung thư vùng khoang miệng (chiếm 30-40%).
Theo bác sĩ Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), hầu hết các trường hợp mắc ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh nhưng người ta cho rằng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh.
- Hút thuốc lá: Nghiên cứu cho thấy nếu hút 15 điếu/ngày kéo dài 20 năm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư cao gấp 5 lần so với người không hút.
- Rượu: Nếu một người vừa hút thuốc vừa uống rượu thì nguy cơ mắc ung thư đầu mặt cổ tăng lên 10-15 lần.
- Nhai trầu: Đây là yếu tố nguy cơ trong ung thư khoang miệng. Người nhai trầu có nguy cơ mắc cao gấp 4-35 lần so với người không nhai trầu.
- Tình trạng vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng kém, hàm răng giả không tốt, răng mẻ kích thích lâu ngày có thể dẫn đến dị sản và ung thư.
- Nhiễm vi sinh vật: Nhiễm virus HPV, đặc biệt là type 2, 11, 16 đã được chứng minh là thấy nhiều trong những bệnh nhân bị ung thư khoang miệng.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư khoang miệng, trong đó có ung thư lưỡi.
Không chủ quan với bất thường ở lưỡi
Ung thư lưỡi là bệnh có thể phát hiện và chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân ung thư lưỡi đến điều trị ở giai đoạn muộn ở nước ta còn cao.
Ung thư lưỡi dễ nhầm lẫn với bệnh ở miệng thông thường. Đây là yếu tố dễ gây chủ quan cho người bệnh, vì vậy khi có những biểu hiện bất thường vùng khoang miệng cần đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.
Ở giai đoạn sớm bệnh có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật. Ở giai đoạn muộn hơn cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị nhằm kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn khi có chảy máu nhiều tại u phải phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.
" alt=""/>Xuất hiện triệu chứng này cần nghĩ ngay đến khối u ở lưỡi