Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, TS Nguyễn Viết Lộc, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT) đã công bố quyết định công nhận PGS.TS Nguyễn Hoàng giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại nhiệm kỳ 2020-2025. PGS.TS Nguyễn Hoàng sinh năm 1967, tốt nghiệp chuyên ngành Tiếng Pháp tại Trường ĐH Ngoại ngữ; chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Trường ĐH Thương mại. Ông là tiến sĩ chuyên ngành kinh doanh thương mại. Trước khi trở thành hiệu trưởng, ông từng giữ chức vụ trưởng khoa Đào tạo Quốc tế (nay là Viện Hợp tác quốc tế) từ năm 2011 - 2019; được bổ nhiệm phó hiệu trưởng nhà trường từ tháng 6 năm 2019.
PGS.TS Nguyễn Hoàng kế nhiệm vị trí của GS Đinh Văn Sơn nghỉ hưu theo chế độ.
 |
PGS.TS Nguyễn Hoàng - tân hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại. Ảnh: Thanh Hùng |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc chúc mừng PGS.TS Nguyễn Hoàng và tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên Trường ĐH Thương mại.
Thứ trưởng Phúc cũng đề nghị tân hiệu trưởng cùng với tập thể cán bộ, giảng viên tiếp tục đưa Trường ĐH Thương mại là một trong những đơn vị đi đầu trong việc thực hiện đổi mới theo tinh thần của Nghị quyết 29.
Cùng đó, tiếp tục xây dựng khối đoàn kết, phát huy vai trò của hội đồng trường, phát huy hợp tác quốc tế, quyết tâm sớm đưa trường lọt vào bảng xếp hạng các trường đại học top của Châu Á.
 |
PGS.TS Nguyễn Hoàng cùng các thành viên hội đồng trường ĐH Thương mại tặng hoa tri ân GS Đinh Văn Sơn, nguyên hiệu trưởng nhà trường. |
PGS.TS Nguyễn Hoàng xúc động gửi lời cảm ơn tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường đã tín nhiệm mình.
Ông cũng bày tỏ mong muốn sẽ nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ để tạo nên một tập thể đoàn kết, đưa Trường ĐH Thương mại phát triển hơn trong thời gian tới.
Thanh Hùng

ĐH Thương mại dự kiến tuyển 4.000 chỉ tiêu năm 2021
Trường ĐH Thương mại vừa thông tin dự kiến phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2021.
" alt="PGS.TS Nguyễn Hoàng giữ làm hiệu trưởng ĐH Thương mại"/>
PGS.TS Nguyễn Hoàng giữ làm hiệu trưởng ĐH Thương mại
Chiều nay (22/2), trao đổi với VietNamNet, ông Ngô Đức Sơn – Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Quỳ Hợp (huyện Quỳ Hợp) chia sẻ: “Sau khi nhận được đơn thư tố cáo của gia đình em N.Q.H. về việc bị thầy Nguyễn Chính Bình, giáo viên dạy môn Hoá học tát trong giờ học, Ban giám hiệu đã vào cuộc xác minh, làm rõ các thông tin có liên quan.Quá trình xác minh, thầy Bình thừa nhận có tát học sinh H. Trong đơn gia đình em H. không nói rõ bị thầy tát bao nhiêu cái và bao nhiêu em khác bị tát. Nhà trường tìm hiểu thêm các em học sinh trong lớp của H. thì được biết, còn có 11 em khác cũng bị thầy Bình tát và đã có đơn tường trình lại đầy đủ sự việc”.
 |
Trường THCS thị trấn Quỳ Hợp nơi xảy ra sự việc |
Cũng theo ông Sơn, việc thầy Bình tát học sinh H. bao nhiêu cái thì học sinh cũng không thể đếm được.
Cùng ngày, ông Nguyễn Đình Tùng – Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) cho biết: Về việc xử lý kỷ luật thầy Bình là có tình, có lý.
“Tất cả những việc mình xử lý đều có hồ sơ, chứng cứ đầy đủ. Phía chính quyền không đôi co lên mạng xã hội, nếu anh (thầy Bình – PV) không nhất trí hình thức kỷ luật thì có quyền viết đơn khiếu nại".
Cũng theo ông Tùng, về trình độ chuyên môn của thầy thì được. Tuy nhiên, người thầy không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải có tư cách đạo đức, tác phong, phẩm chất của người thầy giáo.
Thầy nhận thức được lỗi của mình
Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An Nguyễn Trọng Hoàn cho biết: Ngay sau khi nắm được thông tin, Sở đã trực tiếp chỉ đạo xác minh, làm rõ một cách khách quan và công tâm.
“Thầy Bình đã nhận ra được lỗi của mình là tát học sinh. Việc đó dù ở góc độ nào cũng đều ảnh hưởng đến vai trò, vị trí của người giáo viên. Đó là vi phạm đạo đức của nhà giáo. Đồng thời, thầy Bình cũng đã chấp nhận với hình thức kỷ luật cảnh cáo và chuyển trường” – ông Hoàn nói.
Cũng theo ông Hoàn, việc thầy Bình vi phạm thì đã rõ, ngành giáo dục cũng mong rằng: “Học sinh đi học thì phải lo học, thuộc bài. Ở đây không phải nói ra để giảm nhẹ tội của thầy Bình mà chúng ta cần có cái nhìn khách quan. Khi thầy đã nhận ra được lỗi thì ông cha ta từng nói 'Đánh người chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại'”.

Thầy giáo ở Nghệ An phủ nhận tát 19 học sinh
"Tôi có tát nhẹ H. vài cái ở dưới tai, không có chuyện tát 15 cái vào mặt H. chứ đừng nói là tát 18 em nữa" - thầy giáo Nguyễn Chính Bình - người vừa chịu hình thức kỉ luật cảnh cáo vì đánh học sinh trần tình.
" alt="Vụ thầy giáo tát học sinh ở Nghệ An: 12 đơn tường trình"/>
Vụ thầy giáo tát học sinh ở Nghệ An: 12 đơn tường trình
Trong đại dịch Covid-19, các y, bác sĩ là những người lính xông pha nơi tiền tuyến, mà hậu phương là những người dân yếu đuối cần bảo vệ. Dù vậy, hậu phương cũng có thể làm tấm khiên, áo giáp cho đội ngũ tuyến đầu.

|
Các bác sĩ tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 liên tục bận rộn. (Ảnh: Thanh Tùng) |
Đồ bảo hộ cho đội ngũ y tế tham gia điều trị cho bệnh nhân F0 bao gồm: phương tiện phòng hộ cá nhân cấp độ 4, kính chắn giọt bắn, nón y tế con sâu, bao giày, găng tay y tế và khẩu trang N95. Bên cạnh đó, các trung tâm hồi sức Covid-19 còn thiếu một số máy móc, trang thiết bị.
Nhiều nhân viên y tế từng tâm sự, vì tiếc bộ đồ bảo hộ, họ phải cố gắng kéo dài thời gian làm việc đến cực hạn. Mỗi ca trực sáng hoặc chiều kéo dài 7-8 tiếng, ca đêm 10 tiếng. Có khi mồ hôi ròng ròng, dấp dính, rồi cơ thể mất nước, nóng bức, mệt đến kiệt sức.
 |
Bệnh viện dã chiến không chỉ thiếu máy móc thiết bị y tế, mà còn thiếu văn phòng phẩm, bàn ghế...(Ảnh: Phong Anh) |
Gần 4 tháng TP.HCM "chìm" trong đợt bùng phát thứ 4 của dịch Covid-19 với biến thể Delta đáng sợ. Rất nhiều nhân viên y tế bị nhiễm bệnh nhưng vẫn cố gắng hỗ trợ lực lượng y tế khám, chữa bệnh cho những F0 khác ngay tại khu cách ly. Lại có nữ bác sĩ kiên quyết từ chối đi cách ly, xin một phòng nhỏ tại nơi làm việc, mỗi ngày chỉ ngủ 4 tiếng, tiếp tục làm việc qua điện thoại để phụ đỡ đồng nghiệp, giúp đỡ bệnh nhân.
Khi Bệnh viện Hồi sức Covid-19 mới thành lập, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị còn thiếu thốn, có những bác sĩ phải chứng kiến bệnh nhân ra đi đột ngột. Và cả những lần bệnh nhân nặng đến mức đã làm hết mọi cách vẫn không cứu sống được người bệnh. Họ đã bị sốc, nhưng vẫn phải cố kìm nén lại sự hoang mang trong lòng, tiếp tục chiến đấu. Một nữ bác sĩ xin giấu tên chia sẻ: "Đợi hết dịch, có lẽ tôi phải đi điều trị tâm lý".
Ngày 19/8, tại buổi tọa đàm trực tuyến Bảo vệ blouse trắng nơi tuyến đầu, do Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức, PGS. TS. Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, đã có khoảng 2.380 nhân viên y tế trở thành F0. Trong đó, có 3 người không qua khỏi.
PGS. TS Phạm Thanh Bình bày tỏ: "Cán bộ y tế đối mặt với nhiều áp lực trong điều trị khi phải làm việc gấp đôi bình thường. Họ còn phải chịu áp lực lớn nữa là số ca bệnh tăng nhanh, bệnh nhân tử vong khiến các cán bộ y tế bất lực".
Ngày 19/8, cả nước có tới 10.654 ca F0, tăng gần 2.000 ca so với ngày trước đó, số ca tử vong là 380. Riêng tại TP.HCM, số ca nhiễm lại tăng mạnh, lên 4.425 người.
Câu nói "Chúng tôi cần đồ bảo hộ"trong ở thời điểm dịch đã hoành hành gần 4 tháng nghe thật đau lòng. Họ thực sự là những người lính ra trận, những anh hùng ra đi vì trách nhiệm nghề nghiệp và tiếng nói của lương tâm.
Họ đi để nhiều người ở lại được sống bên gia đình. Nhưng trong cuộc chiến cam go này, kẻ thù vô hình. Vậy thay vì chờ đợi, nhân dân - đội ngũ hậu phương đang được bảo vệ - cũng có thể trở thàm tấm khiên, áp giáp cho các cán hộ y tế, bằng cách tham gia chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet.
Mỗi một sự đóng góp sẽ là bộ đồ bảo hộ vững chắc nhất trong cuộc chiến chống Covid-19, và tiếp thêm tinh thần cho những "người lính" nơi chiến trận.
 |
Những chuyến xe cứu thương liên tục hú còi, đưa bệnh nhân Covid-19 đến bệnh viện điều trị (Ảnh: Thanh Tùng). |
Với mong muốn tiếp thêm động lực cho đội ngũ y, bác sĩ, Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối, kêu gọi toàn thể các Tập đoàn, Doanh nghiệp, Tổ chức, Cá nhân đồng hành cùng Báo VietNamNet ủng hộ trang thiết bị y tế (bằng tiền mặt hoặc hiện vật) cho các bệnh viện đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Mỗi một sự chung tay dù là nhỏ bé, cũng sẽ góp phần để không chỉ TP.HCM mà còn là cả nước sớm chiến thắng đại dịch.
Khánh Hoà
Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo
VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế.
NỘI DUNG CHUYỂN KHOẢN “Ủng hộ MS 2021.Covid19”
- Tại Việt Nam: Tài khoản Báo Vietnamnet
STK: 0011002643148- Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
STK: 114000161718- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Từ nước ngoài: Bank account VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - SWIFT code: BFTVVNV X
CHUYỂN TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
Swift code: ICBVVNVX126
Liên hệ Toà soạn báo VietNamNet theo địa chỉ:
- Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- TP.HCM: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM." alt="Lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch đang rất cần hỗ trợ"/>
Lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch đang rất cần hỗ trợ