Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng lưu ý, 95% các sự cố an toàn thông tin (ATTT) bắt nguồn từ lỗi của con người. Do đó, việc ban hành và triển khai nghiêm các quy định, quy chế về bảo đảm ATTT trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin là hết sức quan trọng, giúp phòng chống và giảm thiểu các rủi ro về ATTT. |
Toàn cảnh Hội nghị phổ biến Quy chế đảm bảo ATTT trong hoạt động ứng dụng CNTT của Bộ TT&TT. |
Sáng 26/10, tại trụ sở Bộ TT&TT ở Hà Nội đã diễn ra Hội nghị phổ biến Quy chế đảm bảo ATTT trong hoạt động ứng dụng CNTT của Bộ, do Trung tâm Thông tin phối hợp với Văn phòng Bộ, Cục An toàn thông tin và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) tổ chức.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết, thời gian qua, tình hình ATTT trong hoạt động ứng dụng CNTT diễn ra hết sức phức tạp, với xu hướng mất ATTT trên thế giới ngày càng tăng cao. Chỉ tính riêng ở Việt Nam trong nửa đầu năm 2017, VNCERT đã ghi nhận tới hơn 6.000 cuộc tấn công mạng nhắm vào các hệ thống thông tin trong nước.
Thứ trưởng Hưng lưu ý, theo thống kê của các tổ chức uy tín về CNTT và ATTT, khoảng 95% các sự cố mất ATTT xuất phát từ yếu tố con người và các quy trình bảo đảm ATTT. Vì vậy, quy chế bảo đảm ATTT trong các tổ chức, cơ quan, hệ thống thông tin trọng yếu là rất quan trọng.
"Bộ TT&TT hiện có hoạt động rất rộng, sở hữu rất nhiều hệ thống thông tin quan trọng, vừa phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Bộ, triển khai các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, vừa có vai trò quyết định đến sự vận hành an toàn, thông suốt của một trong những hạ tầng quan trọng của đất nước là hạ tầng viễn thông. Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng là cơ quan quản lý nhà nước về ATTT. Do đó, việc xây dựng và ban hành quy chế bảo đảm ATTT trong hoạt động ứng dụng CNTT là hết sức cần thiết, để chủ quản các hệ thống thông tin, các cá nhân người dùng cũng như các cán bộ chịu trách nhiệm vận hành hệ thống thông tin và ATTT luôn nhận thức rõ, tuân thủ chặt chẽ, nghiêm ngặt các quy định ATTT, giúp đảm bảo ATTT trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ", Thứ trưởng Hưng nhấn mạnh.
 |
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại hội nghị. |
Theo Thứ trưởng Hưng, Quy chế bảo đảm ATTT trong hoạt động ứng dụng CNTT của Bộ TT&TT (Quyết định số 856/QĐ-BTTTT ngày 6/6/2017 của Bộ trưởng Bộ TT&TT) cũng sẽ giúp Bộ kiểm tra giám sát chặt chẽ việc triển khai và thực thi ATTT tại các đơn vị trực thuộc. Căn cứ vào quy chế này, các cơ quan, đơn vị cần tự xây dựng, ban hành các quy định, hướng dẫn và biện pháp thực thi cụ thể, phù hợp nhằm bảo đảm ATTT cho đơn vị mình. Thứ trưởng cũng yêu cầu 3 đơn vị trực thuộc Bộ là Trung tâm thông tin, Cục ATTT và VNCERT quan tâm phối hợp, giúp đỡ các công ty, đơn vị khác tăng cường khả năng tự phòng chống nguy cơ mất ATTT, đồng thời ban hành quy định, hướng dẫn cách thức xử lý tối ưu, nhanh nhất khi xảy ra sự cố.
Tại hội nghị, ông Võ Quốc Trường, Giám đốc Trung tâm thông tin (Bộ TT&TT) đã giới thiệu tổng quan về nội dung Quy chế, đồng thời thảo luận, làm rõ những khúc mắc xoay quanh việc ứng dụng Quy chế vào thực tiễn. Các đại biểu đều nhất trí rằng, việc Bộ TT&TT ban hành Quy chế đảm bảo ATTT trong hoạt động ứng dụng CNTT của Bộ là hết sức kịp thời và cần thiết trước các thách thức ngày càng gia tăng về xâm phạm tài nguyên thông tin trên Internet, nhất là trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay với sự bùng nổ kết nối vạn vật (IoT) cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Các đại biểu cũng đánh giá cao tính khả thi trong việc triển khai nội dung Quy chế trong thực tế và coi đây là nguồn tham khảo tốt cho các cơ quan nhà nước khác ngoài Bộ TT&TT.
Trong bài tham luận tại hội nghị, đại diện Cục ATTT đã chia sẻ những kinh nghiệm, khuyến nghị giúp mọi người dùng bảo mật máy tính cá nhân, email và đảm bảo ATTT khi kết nối Internet. Đại diện VNCERT hướng dẫn các cá nhân, đơn vị và tổ chức nắm rõ quy trình kiểm tra, khắc phục khi xảy ra sự cố ATTT.
Tuấn Anh
" alt="Bộ TT&TT triển khai Quy chế An toàn thông tin trong ứng dụng CNTT"/>
Bộ TT&TT triển khai Quy chế An toàn thông tin trong ứng dụng CNTT

- Nhiều thầy cô giáo nhận xét đề minh họa kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 có độ khó và tính phân loại cao hơn hẳn so với đề thi chính thức của năm 2017. Do đó, có khả năng đề thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ phân loại học sinh rõ hơn.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Với môn Toán, giáo viên có đánh giá chung rằng nội dung kiến thức trong đề thi minh họa đảm bảo sự phân tầng, có độ khó để đáp ứng mục tiêu “2 trong 1” của kì thi THPT quốc gia.
Các câu hỏi xuất hiện trong đề thi bao gồm cả kiến thức lớp 11 và lớp 12, nhưng trọng tâm vẫn là kiến thức lớp 12 (80%). Các câu hỏi thuộc phần kiến thức lớp 11 xuất hiện với tần suất ít hơn (chiếm khoảng 20% tổng số câu).
Tuy nhiên, so với đề thi THPT quốc gia năm 2017, đề minh họa 2018 có độ khó hơn hẳn và có sự sắp xếp từ dễ đến khó theo ma trận kiến thức. Điều này được thể hiện ở tần suất xuất hiện các câu hỏi khó tăng nhưng đồng thời cũng được thể hiện ở mức độ khó của từng câu hỏi, nhất là các câu hỏi được cho là dùng để phân loại thí sinh và làm cơ sở để các trường đại học tuyển sinh.
Đặc biệt, mỗi nội dung kiến thức đều được hỏi ở các mức độ từ dễ đến khó, có vận dụng kiến thức Toán vào các bài toán thực tế (bài toán lãi suất câu 22).
Nhiều giáo viên cho rằng so với đề thi THPT quốc gia 2017, đề thi THPT quốc gia 2018 thể hiện tính phân loại mạnh hơn hẳn.
Các câu hỏi khó, có tính phân hóa cao rơi vào khoảng 8-10 câu hỏi cuối (câu 42-50). Các câu hỏi này thường rơi vào các chuyên đề Hình học không gian, hình Oxyz và đặc biệt là câu Tích phân (câu 50). Đặc biệt với phần kiến thức lớp 11, câu 49 thuộc chuyên đề xác suất cũng là một câu hỏi khó đối với thí sinh.
Với môn Vật lý, mức độ khó và sự phân hóa cũng được thể hiện rõ hơn so với đề thi THPT quốc gia năm 2017.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Anh Hoàng Công Viêng (giáo viên Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) nhận xét: “Nếu căn cứ vào đề minh họa, chắc chắn đề thi năm nay sẽ khó hơn năm 2017.
Đề minh họa có số câu mức độ khó (mức độ 4) khoảng 11, 12 câu; mức độ 3 khoảng 8,9 câu. Còn mức độ 1,2 (cơ bản) 20 câu (5 điểm). Số câu ở chương trình 11 là 8 câu trong đó có 4 câu mức độ 1 và 2; 4 câu còn lại mức độ 3.
Nói chung với đề này các em nắm cơ bản sẽ lấy được 5 điểm, mức khá 6 đến 7 điểm, còn để lấy trên 8 điểm phải là những em có năng lực thực sự”.
Anh Viêng đánh giá đề có tính phân hóa cao, đặc biệt phổ điểm từ 7 đến 10 sẽ không như năm ngoái.
“Đề thi năm nay đã thể hiện sự phân hóa học sinh hơn. Như năm 2017, các em học lực khá, giỏi sẽ làm được 8,9 điểm; điểm 10 thì khó hơn nhưng 4 câu đó các em hoàn toàn có thể đánh mò và trúng với xác suất cao. Nhưng năm nay, lượng kiến thức nhiều hơn với việc nội dung đề quét hết kiến thức 11 và 12".
Với môn Sinh học, anh Nguyễn Thành Công (giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) nhận xét mặc dù các câu hỏi xuất hiện trong đề thi bao gồm cả kiến thức lớp 11 và lớp 12 nhưng trọng tâm vẫn là kiến thức lớp 12 (80%). Trong đó, các câu hỏi vẫn đảm bảo phủ các chuyên đề lớp 12 như đề thi THPT quốc gia 2017. Đặc biệt, các câu hỏi thuộc phần kiến thức lớp 11 phân bố rộng trong tất cả các chuyên đề lớp 11.
“So với đề thi THPT quốc gia năm 2017, đề thi tham khảo có độ khó hơn hẳn. Điều này được thể hiện ở tần suất xuất hiện các câu hỏi khó tăng, chiếm khoảng 25% nhưng đồng thời cũng được thể hiện ở mức độ khó của các câu hỏi, nhất là các câu hỏi dùng để phân loại thí sinh.
Trong đó, các câu hỏi khó, có tính phân hóa cao là câu 114 đến câu 120, thường rơi vào chuyên đề các quy luật di truyền, cơ chế di truyền và biến dị, di truyền người và di truyền quần thể. Các câu thuộc kiến thức lớp 11 thuộc mức độ dễ và trung bình”.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Với môn Ngữ văn, cô Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), nhận định về cơ bản, ngoại trừ phần kiến thức lớp 11 bổ sung trong kiểu đề so sánh của câu nghị luận văn học thì cấu trúc đề, yêu cầu và mức độ phân hoá... không thay đổi so với đề thi THPT quốc gia 2017.
“Đề gồm 2 phần. Phần đọc hiểu (3 điểm) gồm một ngữ liệu đọc hiểu và 4 câu hỏi theo các mức độ: nhận biết/ thông hiểu/ vận dụng và vận dụng cao.
Phần Làm văn gồm 2 câu: câu nghị luận xã hội 2 điểm, có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với ngữ liệu đọc hiểu của phần đọc hiểu, cụ thể hướng tới yêu cầu bàn luận về vấn đề mang ý nghĩa thông điệp của đoạn trích. Để giải quyết câu nghị luận xã hội, học sinh cần nắm chắc nội dung cơ bản cùng mối quan hệ giữa các luận điểm của đoạn trích, những vấn đề ít nhiều đã được giải quyết trong câu hỏi đọc hiểu.
Câu nghị luận văn học (5 điểm) có sự thay đổi lớn nhất bởi sự xuất hiện yêu cầu kiểm tra đồng thời kiến thức lớp 11 và 12.
Có thể thấy, đề kiểm tra toàn diện về kiến thức và kĩ năng (kiến thức văn học và cuộc sống, kiến thức lớp 11 và 12, kiến thức tiếng Việt và văn học... kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng Nghị luận...)" - cô Tuyết phân tích.
Theo cô Tuyết, nếu như năm trước, học sinh chỉ cần tập trung ôn luyện các kiến thức có trong sách giáo khoa lớp 12, thì năm nay cần phải ôn luyện cả những kiến thức có trong chương trình lớp 11, đặc biệt là các tác phẩm thuộc phần văn học hiện đại lớp 11.
Với môn Lịch sử, nhiều giáo viên đánh giá mặc dù các câu hỏi xuất hiện trong đề thi bao gồm cả kiến thức lớp 11 và lớp 12 nhưng trọng tâm vẫn là kiến thức lớp 12. Trong đó, các câu hỏi vẫn đảm bảo phủ các chuyên đề lớp 12 như đề thi THPT quốc gia 2017.
Các câu hỏi thuộc phần kiến thức lớp 11 mặc dù xuất hiện với tần suất ít hơn nhưng trải đều ở tất cả các cấp độ nhận thức. Tỉ lệ câu hỏi lớp 11 - lớp 12 vào khoảng 25% - 75%
So với đề thi THPT quốc gia năm 2017, đề thi tham khảo có độ khó hơn hẳn. Điều này được thể hiện ở tần suất xuất hiện các câu hỏi khó tăng chiếm khoảng 30% (ví dụ: câu 34, 36) nhưng đồng thời cũng được thể hiện ở mức độ khó của các câu hỏi, nhất là các câu hỏi được cho là dùng để phân loại thí sinh.
Các câu hỏi khó, có tính phân hóa cao là 37, 39, 40... Những câu hỏi này rơi vào các chuyên đề: Việt Nam 1945 - 1954; Việt Nam 1954 - 1975; Á - Phi - Mĩ Latinh 1945 - 2000; Quan hệ quốc tế 1945 - 2000...
Không có câu hỏi khó rơi vào kiến thức lớp 11.
Các giáo viên cũng cho rằng đây chỉ là đề thi tham khảo nên không thể bao phủ toàn bộ kiến thức thí sinh cần nắm được. Vì vậy, các em vẫn phải ôn luyện đầy đủ các chuyên đề,các dạng bài liên quan.
Thanh Hùng

Bộ Giáo dục công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2018
Bộ vừa công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2018 cho các học sinh tham khảo và làm quen.
" alt="Đề minh họa 2018 khó hơn so với đề thi THPT quốc gia năm 2017"/>
Đề minh họa 2018 khó hơn so với đề thi THPT quốc gia năm 2017