Thời sự

Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Atalanta, 01h45 ngày 18/4

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-23 22:11:57 我要评论(0)

èophạtgócFiorentinavsAtalantahngàlịch thi đấu vô địch ý Hoàng Ngọc - 16/0lịch thi đấu vô địch ýlịch thi đấu vô địch ý、、

èophạtgócFiorentinavsAtalantahngàlịch thi đấu vô địch ý   Hoàng Ngọc - 16/04/2023 05:25  Kèo phạt góc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
- Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhận định việc rà soát, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về CNTT để phù hợp với xu thế phát triển và thực tế đã trở nên cấp bách.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại Tọa đàm.

Sáng 2/6, Bộ TT&TT đã tổ chức buổi Tọa đàm với các doanh nghiệp FDI về Luật CNTT và định hướng phát triển trong thời gian tới. Tham dự buổi Tọa đàm có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, đại diện các doanh nghiệp, đại diện một số Sở TT&TT… một số Cục, Vụ chức năng liên quan của Bộ TT&TT.

Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhận định, CNTT hiện không chỉ là ngành kinh tế mũi nhọn mà còn là hạ tầng cho các ngành kinh tế khác phát triển. Ngành công nghiệp CNTT trong hơn 10 năm qua đạt mức tăng trưởng bình quân 20%/năm.

Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI với các lợi thế là dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động.

Việt Nam cũng đang dần hình thành môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI với các chính sách ưu đãi đầu tư, nhập khẩu linh kiện, ưu đãi thuế... Đến nay, lĩnh vực công nghiệp điện tử Việt Nam đã thu hút hơn 15 tỷ USD vốn FDI.  

Cần rà soát, hoàn thiện Luật CNTT

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhận định, sau hơn 10 năm triển khai thi hành Luật CNTT, tình hình quốc tế cũng như sự phát triển của Việt Nam và bản thân ngành CNTT đã có nhiều thay đổi. Tại Việt Nam, năng lực quản lý, nhu cầu ứng dụng, phát triển CNTT và trình độ dân trí đã được nâng cao. Trên thế giới, các xu hướng phát triển công nghệ mới có nhiều đột phá và sáng tạo như IoT, SMAC, AI, Robotic… sẽ là nền tảng để cả thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

{keywords}
Toàn cảnh buổi Tọa đàm.

Thứ trưởng nhấn mạnh, trong bối cảnh như trên, việc rà soát, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về CNTT để phù hợp với xu thế phát triển và thực tế trở nên cấp bách. Chính vì vậy, Chính phủ đã yêu cầu Bộ TT&TT chủ trì, xây dựng Đề án sửa đổi, bổ sung Luật CNTT, đồng thời cũng đề ra nhiệm vụ “Rà soát, hoàn thiện các chính sách thu hút có chọn lọc đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) về CNTT, ưu tiên thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp phần mềm, sản xuất nội dung số, công nghiệp bán dẫn, sản xuất vi mạch điện tử, kiểm tra, kiểm thử sản phẩm vi mạch điện tử; gia tăng tỷ lệ nội địa hóa cho ngành công nghiệp phần cứng - điện tử”.

Thứ trưởng bày tỏ mong muốn tại buổi Tọa đàm được nghe các doanh nghiệp chia sẻ các nhận định của mình và đưa ra các kiến nghị về những rào cản pháp lý, những thách thức mà doanh nghiệp FDI gặp phải. Thứ trưởng cam kết Bộ TT&TT sẽ tiếp tục nỗ lực trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi trong cơ chế chính sách để tạo môi trường bình đẳng trong cạnh tranh, hỗ trợ đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.

Thích ứng với Cách mạng công nghệ 4.0

Tại buổi Tọa đàm, ông Ben Brooks, phụ trách chính sách công và các thị trường mới nổi của Uber châu Á Thái Bình Dương nhận định, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang tính toàn cầu, do đó các quy định pháp luật của các quốc gia phải mang tính đón nhận, thúc đẩy. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước là thiết lập nền tảng pháp lý, xây dựng các tiêu chuẩn buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải tuân thủ. 

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra với tốc độ rất nhanh, do đó cơ quan quản lý cần có các cơ chế đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp để nắm bắt xu hướng công nghệ, xu hướng thị trường, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho các mô hình kinh doanh mới phát triển. 

{keywords}

Ông Troy Taylor, đại diện Amcham trao đổi tại buổi Tọa đàm.

Ông Troy Taylor, đại diện Amcham khuyến nghị, Luật CNTT cần phải có đủ độ linh hoạt vì CNTT là một lĩnh vực có sự phát triển như vũ bão. Các quy định của luật cần mang tính trung lập về công nghệ, không nên đưa ra quy định quá đặc thù cho một công nghệ nào đó. 

Ông Troy Taylor cũng chia sẻ công nghệ hiện tại cho phép trên một hạ tầng cung cấp được nhiều dịch vụ khác nhau. Do đó, cùng một dịch vụ có thể bị điều chỉnh bởi cả Luật Viễn thông và Luật CNTT.

Đặc biệt, ông Troy Taylor đề xuất Luật CNTT sửa đổi cần đưa ra định nghĩa đầy đủ về dữ liệu cá nhân. Nếu nhiều bộ luật như Luật Dân sự, Luật CNTT, Luật Viễn thông đều đưa ra định nghĩa về dữ liệu cá nhân sẽ dẫn đến sự mơ hồ, khó hiểu cho doanh nghiệp khi thực hiện. Đây cũng là thách thức cho các cá nhân khi xác định dữ liệu cá nhân nào được bảo vệ theo luật nào.

H.P.

" alt="Luật CNTT cần hoàn thiện để thích ứng Cách mạng công nghiệp 4.0" width="90" height="59"/>

Luật CNTT cần hoàn thiện để thích ứng Cách mạng công nghiệp 4.0

Ngay sau hội nghị phổ biến Quyết định 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia (Quyết định 05), Bộ TT&TT đã tổ chức chương trình Diễn tập quốc tế về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng ASEAN - Nhật Bản năm 2017.

Theo Trung tâm VNCERT, trong khuôn khổ hợp tác ASEAN+, tham dự cuộc diễn tập ASEAN - JAPAN năm nay có đại diện của 11 quốc gia là Nhật Bản và các nước thành viên ASEAN. Tại Việt Nam, cũng như các năm trước, cuộc diễn tập quốc tế ASEAN - JAPAN 2017 tiếp tục được tổ chức tại 3 điểm cầu ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, với sự tham gia của 200 đại diện lãnh đạo, cán bộ đảm nhiệm công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng của các bộ, ngành, các Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), các doanh nghiệp ISP lớn như VNPT, Viettel, FPT… và một số tổ chức nắm giữ hạ tầng quan trọng tại 3 khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

Có chủ đề “Tấn công từ chối dịch vụ DoS/DDoS và phối hợp quốc tế trong ứng cứu, xử lý”, cuộc diễn tập quốc tế ASEAN - Nhật Bản 2017 được bắt đầu từ 14h ngày 18/5/2017 (giờ Việt Nam) và kéo dài trong khoảng 2 tiếng. Kịch bản diễn tập do phía Nhật Bản đưa ra gồm 10 pha, tập trung vào các biện pháp phối hợp xác minh, phương thức chia sẻ thông tin giữa các nước nhằm nâng cao năng lực, khả năng giải quyết sự cố của các đơn vị, nắm rõ cách thức liên lạc, phối hợp với các đơn vị để nhanh chóng ngăn chặn, giải quyết và khắc phục sự cố.

Trao đổi tại cuộc diễn tập, TS. Nguyễn Khắc Lịch - Phó Giám đốc VNCERT nhận định, thông qua hoạt động hợp tác, chia sẻ thông tin, phối hợp ứng cứu sự cố mạng giữa Nhật Bản và các nước thành viên ASEAN, chương trình diễn tập quốc tế về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng ASEAN - JAPAN 2017 về chủ đề “Tấn công từ chối dịch vụ DoS/DDoS và phối hợp quốc tế trong ứng cứu, xử lý” tiếp tục là cơ hội cọ xát thực tế công tác ứng cứu sự cố, thực hành các biện pháp phối hợp xác minh, phương thức chia sẻ thông tin giữa các nước nhằm nhanh chóng ngăn chặn, giải quyết và khắc phục sự cố; đồng thời tiếp tục góp phần nâng cao trình độ, năng lực xử lý các tình huống tấn công mạng xuyên biên giới quốc gia cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật an toàn thông tin mạng tại Việt Nam.

Ông Lịch cũng cho biết, tấn công từ chối dịch vụ DoS/DDoS là một loại hình tấn công rất mạnh và tương đối khó chống đỡ. Trong các cuộc tấn công từ chối dịch vụ DoS/DDoS lớn tại Việt Nam như tấn công hạ tầng tài chính vào năm 2013 hay tấn công hạ tầng thông tin của Vietnam Airlines hồi tháng 8/2016, các hệ thống bị nhiễm mã độc và máy chủ điều khiển mã độc đều ở nước ngoài đã khiến cho cả hệ thống gồm hàng chục ngàn thiết bị, máy tính không thể hoạt động được.

" alt="Việt Nam có hơn 5.300 website bị tấn công trong gần 5 tháng đầu năm 2017" width="90" height="59"/>

Việt Nam có hơn 5.300 website bị tấn công trong gần 5 tháng đầu năm 2017

Bất kể bạn có suy nghĩ ra sao về Apple, sự thật là công ty của Tim Cook hiện vẫn đang là công ty đứng số 1 trên thế giới về trị giá vốn hóa. Nhưng đó không phải là tất cả: tất cả mọi người vẫn đang theo dõi từng bước đi của Táo, ngay cả trên những thị trường tẻ nhạt như tablet và PC. Các sản phẩm của Apple vẫn đang đóng vai trò "tạo nhịp" cho thế giới, từ trợ lý ảo cho đến vi xử lý 64-bit, từ thiết kế smartwatch "chuẩn" cho tới những chiếc tai nghe định nghĩa lại vai trò của... tai nghe.

Trong khi Apple đã trải qua 7 năm nhưng vẫn chưa thể thực sự tạo ra một cuộc cách mạng mới, quyền lực của Apple vẫn là không thể phủ nhận. Hãy nhớ rằng smartphone vẫn là trung tâm của thế giới công nghệ, và Apple chính là thương hiệu đang chiếm hơn 80% lợi nhuận của thị trường smartphone toàn cầu.

GOOGLE

Trị giá vốn hóa hiện tại: 670 tỷ USD.

Lĩnh vực thao túng: Tìm kiếm, Web mail, Bản đồ trực tuyến, Dịch vụ video.

Nếu như Apple áp đảo các phân khúc phần cứng cao cấp thì Google lại đang sở hữu hệ điều hành phổ biến nhất thế giới. Công ty của Larry Page và Sergey Brin sáng lập hiện cũng đang đè bẹp tất cả các đối thủ trên các lĩnh vực tìm kiếm, web mail và bản đồ. Trong khi YouTube đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ, dịch vụ video của Google vẫn đứng đầu thế giới về lượng người dùng. Trên tất cả các lĩnh vực đưa thế giới công nghệ tiến về phía trước như AI, Big Data, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Google đều có phần quan trọng.

Xét về doanh thu quảng cáo trực tuyến, không một hãng nào có thể đọ lại được với Google. Và đó là một quyền lực cực kỳ lớn của thời đại Internet.

FACEBOOK

Trị giá vốn hóa hiện tại: 430 tỷ USD.

Lĩnh vực thao túng: Mạng xã hội, Nhắn tin.

Doanh thu và lợi nhuận của Facebook mới chỉ bằng một phần nhỏ của Apple và Google, nhưng nếu nói về tương lai thì có lẽ Facebook là kẻ "chắc số nhất". Nắm trong tay hơn 1,5 tỷ người dùng, Facebook có khả năng nắm biết bạn vừa đi đâu, là bạn thân với ai, thích đồ uống gì... Tất cả những gì Mark Zuckerberg cần làm là nghĩ ra các biện pháp kiếm tiền mới từ kho thông tin cực kỳ hữu ích này, bất kể là qua trợ lý ảo đang phát triển hay qua chính các sản phẩm độc chiếm thị trường social.

Quan trọng hơn, với các thương vụ Instagram và WhatsApp, Facebook đang hứa hẹn trở thành thế lực độc quyền vĩnh viễn của thị trường social. Đó sẽ là một lợi thế khủng khiếp trước tất cả các gã khổng lồ khác: hãy nhớ rằng một phần lý do Windows Phone chết tức tưởi là vì Facebook không chịu hỗ trợ nền tảng này. Điều gì sẽ xảy ra nếu như một mai Facebook quyết định ghẻ lạnh iOS hoặc Android?

AMAZON

Trị giá vốn hóa hiện tại: 470 tỷ USD.

" alt="Điểm danh những 'gã khổng lồ' đang thực sự thao túng thế giới công nghệ" width="90" height="59"/>

Điểm danh những 'gã khổng lồ' đang thực sự thao túng thế giới công nghệ