![](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/image1.ictnews.vn/ff/2a/1c/ff2a1c33b2c3e1b6c139a9783584431a_1barbie_mp3_player-thumb-45.jpg)
Hệ thống phần mềm giám sát điều hành xe buýt được sử dụng tại Trung tâm này do Công ty Hệ thống thông tin (FPT IS), đơn vị thành viên của FPT xây dựng.
Trung tâm điều hành trực tuyến xe buýt chịu trách nhiệm quản lý giám sát và điều hành toàn bộ 141 tuyến xe buýt phổ thông ở thành phố, bao gồm 106 tuyến xe buýt có trợ giá và 35 tuyến xe buýt không trợ giá, với lịch trình bắt đầu từ chuyến xe buýt đầu tiên trong ngày lúc 4h30 đến chuyến cuối cùng trong ngày đến 21h30.
Hệ thống phần mềm giám sát do FPT IS xây dựng gồm có các phân hệ phần mềm quản lý thông tin trạm dừng, nhà chờ; phần mềm quản lý thông tin hoạt động xe buýt; phần mềm giám sát và điều hành trực tuyến và xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung.
" alt=""/>TP.HCM sẽ điều hành xe buýt bằng hệ thống giám sát từ xaMột lỗ hổng bảo mật cho phép bất kỳ ai cũng xem được thông tin cá nhân, ảnh và bản ghi giọng nói từ đồ chơi của hãng CloudPets. Thậm chí, có người còn cố gắng lưu tất cả thông tin này vì mục đích riêng. Theo báo cáo của nhà nghiên cứu an ninh mạng Troy Hunt, có hơn 820.000 tài khoản bị lộ, bao gồm 2,2 triệu bản ghi âm.
Theo ông Hunt, một trong những điều có thể khiến mọi người bị sốc là họ không biết khi kết nối với thú bông, giọng nói của con họ đã nằm trên máy chủ Amazon. Đồ chơi của CloudPets kết nối đến ứng dụng di động, cho phép bố mẹ gửi đi các thông điệp yêu thương cho đứa trẻ đang chơi với chúng. Khi tạo tài khoản với CloudPets, bạn cung cấp tên con, địa chỉ email và ảnh.
Cũng như các đồ chơi kết nối Internet khác, CloudPets lưu tất cả dữ liệu trong đám mây. Thú nhồi bông của hãng ra mắt năm 2015 với các con vật như gấu, chó, mèo, thỏ. Tuy nhiên, ông Hunt và các điều tra viên khác phát hiện thông tin về trẻ được lưu trong cơ sở dữ liệu không an toàn, không yêu cầu xác thực khi truy cập. Lỗi trong cơ sở dữ liệu giống với smartphone không có mã pin.
" alt=""/>Thú nhồi bông làm lộ hàng triệu bản ghi âm của người dùngNgược lại với hacker mũ trắng là hacker mũ đen, hay còn gọi là "black hat hacker". Những người này thì xâm nhập trái phép nhầm mục đích trục lợi cho bản thân là chính.
Ở Mỹ, người ta thành lập rất nhiều công ty bảo mật là tập hợp của các hacker mũ trắng, như HackerOne là một ví dụ. Công ty này ra đời vào năm 2012, cơ cấu gồm 50 thành viên, hiện đã thu hút được 34 triệu USD vốn đầu tư từ các quỹ nổi tiếng như Benchmark, NEA...
Trong đó, nhiệm vụ chính của HackerOne là "săn lỗi nhận thưởng". Nghĩa là các công ty đối tác sẽ mời HackerOne đột nhập vào hệ thống của mình, sau đó trả tiền cho các hacker nếu họ phát hiện ra các lỗ hổng bảo mật.
Lỗ hổng càng lớn, càng nghiêm trọng thì số tiền hacker nhận được càng lớn. Bằng cách sử dụng các điều kiện thực thế trong môi trường có kiểm soát, phương thức này cực kỳ hiệu quả trong việc tìm hiểu xem các tin tặc mũ đen làm thế nào để đột nhập vào hệ thống.