Mười cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia ký kết thành lập Liên minh gồm Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Viettel, VNPT, MobiFone, CMC, Bkav, VNG, Cốc Cốc và Tiktok Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, trong năm 2021 trung bình mỗi người dân Việt Nam dành khoảng 7 tiếng mỗi ngày để trực tuyến trên Internet. Tuy thời gian người dân trực tuyến tăng rất nhanh nhưng nhận thức và kỹ năng an toàn thông tin của mọi người chưa theo kịp. Vì vậy, vẫn còn tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân, người dân bị lừa đảo trực tuyến.
Xác định năm 2022 là năm bảo vệ người dân trên không gian mạng, thời gian qua Bộ TT&TT đã chỉ đạo các cơ quan triển khai nhiều biện pháp quyết liệt. Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm nay, cùng với sự phối hợp của các cơ quan Công an, Quốc phòng, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các lực lượng chức năng ngăn chặn hơn 2.000 website vi phạm, trong đó có gần 1.300 website lừa đảo người dân.
Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ xây dựng và liên tục cập nhật Cơ sở dữ liệu chống lừa đảo lực tuyến quốc gia để các tổ chức, cá nhân có thể truy vấn, khai thác, đóng góp dữ liệu và cùng với cơ quan chức năng ngăn chăn tình trạng lừa đảo trực tuyến một cách kịp thời. Cung cấp công cụ tự kiểm tra và bảo vệ an toàn thông tin trên không gian mạng.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, vấn đề gốc, cốt lõi nhất là làm sao để mọi người có thể chủ động bảo vệ mình trên không gian mạng. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng an toàn thông tin cho đông đảo người dân, coi đây giải pháp căn cơ, lâu dài.
Thứ trưởng cũng cho rằng, để đông đảo người dân ý thức, quan tâm đến vấn đề này thì hoạt động tuyên truyền phải đáp ứng 4 tiêu chí gồm rộng, thường xuyên, dễ hiểu và ấn tượng, từ đó nội dung thông tin có thể đi sâu vào tâm trí, nhận thức của người dân.
Liên minh Tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng được Bộ TT&TT phát động thành lập là nhằm thực hiện mục tiêu nêu trên.
"Với thành phần gồm cơ quan nhà nước, Hiệp hội, các doanh nghiệp viễn thông, an toàn thông tin mạng và mạng xã hội, tôi tin tưởng Liên minh sẽ có đủ tri thức và công cụ kỹ thuật để làm tốt trọng trách này. Liên minh cần tổ chức những Chiến dịch tuyên truyền ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn thông tin cho các tổ chức, người dân”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chia sẻ.
Đại diện Liên minh, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin Trần Đăng Khoa cho hay, với người dùng Internet, vấn đề cốt lõi là cần có kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin khi tham gia môi trường mạng, do đó thời gian tới các thành viên Liên minh sẽ tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng an toàn thông tin cho người dân theo các tiêu chí rộng, thường xuyên, dễ hiểu và ấn tượng.
Hai việc cụ thể sẽ được Liên minh triển khai là chuẩn bị nội dung tuyên truyền để cung cấp miễn phí cho tất cả cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hỗ trợ họ tuyên truyền trong nội bộ đơn vị mình; thiết lập kênh truyền tải, phổ biến các nội dung về an toàn thông tin để mọi người có thể xem, biết và có thêm nhận thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng.
" alt=""/>Thành lập Liên minh giúp người dân nâng cao khả năng tự bảo vệ mình trên mạngĐây là một trong 10 học sinh bị thương sau khi trần gỗ lớp 11A9 đổ sập sáng nay ngay trong tiết học đầu tiên. Được biết cùng di chuyển ra Hà Nội với học sinh, ngoài người thân còn có một lãnh đạo nhà trường.
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, các học sinh được đưa đến bệnh viện sơ cứu. Đến chiều nay, 7 học sinh bị xây xát nhẹ đã được ra viện và tiếp tục về nhà theo dõi. Có 2 học sinh tiếp tục điều trị ở Bệnh viện Đa khoa 115, trong đó 1 học sinh bị gãy cẳng chân, người còn lại phải theo dõi chấn thương sọ não.
Một học sinh lớp 11A9 cho biết, vào khoảng 7h30, khi đang học tiết đầu tiên, trần nhà sập xuống một phần. Nhiều học sinh bị gỗ đè lên người. Khi thấy phòng bên bị sự cố, các học sinh lớp khác đã nhanh chóng chạy sang nâng các tấm gỗ, gạch bị sập đưa bạn ra ngoài.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết ngay khi vụ tai nạn xảy ra, Sở Y tế Nghệ An đã điều động các đơn vị trực thuộc cấp cứu tại chỗ, vận chuyển đến các bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Sở Y tế Nghệ An và bệnh viện tuyến trên để kịp thời điều trị cấp cứu người bị nạn.
Lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh trong chiều nay đã có công văn gửi Sở Y tế Nghệ An, yêu cầu tiếp tục chỉ đạo các các bệnh viện trực thuộc và phối hợp với các bệnh viện tuyến trên, các đơn vị liên quan huy động các thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa người bị nạn, nhằm bảo đảm việc cứu chữa được kịp thời và có hiệu quả cao nhất.
Đồng thời, tập trung cứu chữa, quan tâm chăm sóc về sức khỏe, ổn định tâm lý cho người bị nạn vượt qua khủng hoảng; Phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth, theo dõi điều trị cho nạn nhân tại các bệnh viện tuyến trên.
Theo Thủ tướng, dù việc tích hợp dữ liệu quốc gia đã liên tục được chỉ đạo, nhưng vẫn rất chậm. Các bộ, ngành, địa phương vẫn chưa thực sự chia sẻ, chưa quan tâm đến vấn đề xây dựng dữ liệu, chưa coi trọng công tác tích hợp dữ liệu. Thủ tướng yêu cầu Bộ TT&TT phải tham mưu và đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Trước đó, trong phát biểu kết luận phiên họp lần thứ ba của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số vào ngày 8/8/2022, Thủ tướng Chính phủ cũng đánh giá việc kết nối, chia sẻ dữ liệu còn nhiều hạn chế, vướng mắc, chưa hiệu quả, chưa hình thành một hệ thống liên thông, thông suốt.
Vì thế, Thủ tướng đã chỉ đạo: Tránh mọi tư duy “cát cứ thông tin, số liệu, dữ liệu”; các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý dữ liệu được phân công nhưng trên hết đó đều là tài sản quốc gia, tài sản này chỉ được làm giàu thêm khi được liên thông, chia sẻ, xác thực cùng nhau hướng đến mục tiêu cuối cùng là phục vụ tốt nhất cho nhân dân.
Trên diễn đàn Quốc hội hồi đầu tháng 11/2022, đại biểu Trần Thị Thu Hằng, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông nêu nhận xét: Việc xây dựng kết nối chia sẻ khai thác các CSDL quốc gia, nhất là CSDL quốc gia về dân cư với CSDL của các bộ, ngành, địa phương hiện chưa có sự đồng bộ, thống nhất cao.
Cũng theo vị đại biểu này, nhiều bộ, ngành, địa phương chưa có phương án khai thác, sử dụng hiệu quả. Do đó, chưa thật sự mang lại thuận lợi cho người dân khi tiến hành các giao dịch có liên quan, thậm chí có những việc gây phiền hà cho người dân.
Thực tế, thời gian qua, việc thúc đẩy việc xây dựng các cơ sở dữ liệu cũng như kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống đã được Bộ TT&TT xác định là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đã được Bộ TT&TT xây dựng, từng bước kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương. Đây là một nền tảng quan trọng trong phát triển Chính phủ số.
Theo thống kê, nền tảng NDXP đã kết nối với hệ thống của 90 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; trong đó 8 cơ sở dữ liệu và 12 hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu. Tổng số giao dịch qua NDXP tính từ đầu năm 2022 đến ngày 8/12/2022 đã đạt khoảng 806 triệu lượt giao dịch. Trung bình 1 ngày khoảng 2,1 triệu lượt giao dịch. Ước tính đến hết năm 2022 đạt 860 triệu giao dịch, gấp 4,8 lần so với năm 2021.
Tuy vậy, Bộ TT&TT cũng cho biết, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu 2 chiều từ hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương với các cơ sở dữ liệu quốc gia còn nhiều vướng mắc, do mức độ sẵn sàng từ phía hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương là khác nhau, dẫn đến chưa giải quyết hiệu quả việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước.
Bộ TT&TT đã xác định năm 2023 là năm dữ liệu. Một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong năm tới là phát triển Nền tảng NDXP để kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, khai thác triệt để các cơ sở dữ liệu quốc gia. Đồng thời, tập trung hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương phát triển các CSDL quốc gia, cơ sở dữ liệu dùng chung; tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu; phát triển dữ liệu lớn và cung cấp dữ liệu mở.
" alt=""/>Đề xuất giải pháp giải bài toán “dữ liệu rời rạc, cục bộ, thiếu liên kết”