Nhận định, soi kèo Cerezo Osaka vs Fagiano Okayama, 17h00 ngày 2/4: Không hề dễ nhằn
本文地址:http://slot.tour-time.com/html/66b495538.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Betis vs Villarreal, 23h30 ngày 13/4: Thăng hoa
Sau hai năm hẹn hò, Hoàng Anh (27 tuổi, người mẫu tại TP.HCM) vẫn chưa chính thức về ra mắt bố mẹ người yêu.
“Mẹ anh khá khó tính, cả hai đứa đều lo mẹ sẽ không chấp nhận phong cách của tôi”, cô giải thích.
Cuối năm 2022, Hoàng Anh và người yêu nói chuyện về việc ra mắt gia đình. Xác định mối quan hệ nghiêm túc, cô muốn chính thức gặp bố mẹ anh để biết liệu cả hai có thể đi đường dài với nhau hay không.
“Tôi biết bạn trai thương mình thật lòng, chị gái anh cũng ủng hộ chuyện của chúng tôi. Bởi vậy, tôi rất mong có thể vượt qua ‘rào cản’ lớn nhất là mẹ anh. Được sự chấp thuận và chúc phúc của phụ huynh vẫn là điều hạnh phúc lớn trong một mối quan hệ”, cô nói vớiZing.
Chuẩn bị kỹ
Trước khi về gặp gia đình người yêu, Hoàng Anh tâm sự với chị gái anh rất nhiều.
Cô biết mẹ anh không có thiện cảm với con gái có hình xăm. Dù chỉ có một vài hình nhỏ, mang phong cách dễ thương và màu sắc, cô ngại bị mẹ anh "đánh giá" sai là hư hỏng.
"Tôi biết cách biệt thế hệ là rào cản lớn. Tôi chỉ hy vọng có một cuộc gặp gỡ vui vẻ, thuận lợi nhất", Hoàng Anh giải thích về việc mua thêm mấy chiếc áo kín đáo hơn để che đi một vài hình xăm trên người.
Để không làm mẹ anh khó chịu, cô cũng nhuộm lại tóc từ highlight sáng thành màu nâu trầm.
“Từ trước tới nay, bạn trai chưa bao giờ ý kiến về việc tôi có hình xăm hoặc ăn mặc theo phong cách gợi cảm. Anh yêu tôi vì chính tính cách, con người thật của tôi. Nhưng mẹ anh thì khác, và tôi không muốn anh phải khó xử khi ở giữa hai người phụ nữ quan trọng”, cô băn khoăn.
Buổi ra mắt diễn ra thuận lợi, không có những câu hỏi “hóc búa”, mẹ anh cũng không có ý kiến gì trước mặt cô.
Tuy nhiên, sau buổi hôm đó, mẹ bạn trai vẫn không hoàn toàn vừa ý. Lý do vì bà xem được những tấm ảnh có phần gợi cảm cô đăng trên trang cá nhân và nói rằng “không chấp nhận”.
Bạn trai đã giúp cô giải thích và thuyết phục mẹ, bởi việc ăn mặc là sở thích cá nhân và không nói lên tính cách của một người.
“Tôi và anh hiểu việc thuyết phục mẹ chấp nhận là một quá trình đầy khó khăn. Nhưng chúng tôi muốn chứng minh rằng cả hai rất nghiêm túc với nhau, và sẽ bên nhau dài lâu”, cô nói.
Với Bùi Thư (28 tuổi, nhân viên văn phòng), lần ra mắt nhà bạn trai Công Hiếu ở Sơn La không quá “đáng sợ” bởi cả hai có thời gian hẹn hò khá dài, gia đình đối phương biết phần lớn thông tin về cô từ trước. Cặp đôi quen biết khi cùng làm việc tại Hà Nội và sẽ về chung một nhà vào 25/2.
Năm 2018, khi hẹn hò mới được 1 tháng, Hiếu đã dẫn Thư về chơi nhà anh chị ở Hà Nội. Đến đầu năm 2022, khi xác định mối quan hệ nghiêm túc, lâu dài, cô gái quê Thái Bình lần đầu gặp gỡ bố mẹ anh.
“Dù vậy, tôi cũng không tránh khỏi lo lắng, còn lên mạng tìm ‘cách ứng xử khi đến chơi nhà bạn trai’, hỏi kinh nghiệm từ những người bạn, người quen đi trước”, Thư chia sẻ.
Về quà gặp mặt, cô gái 28 tuổi lựa chọn chả cốm, bánh cốm. Đây là món nổi tiếng ở Hà Nội, dễ ăn, phù hợp với nhiều lứa tuổi và khẩu vị. Sau nhiều ngày băn khoăn, cô cũng lựa chọn trang phục lịch sự, dịu dàng trong hơn để ra mắt cha mẹ bạn trai. Ngoài bố mẹ, Thư còn chào hỏi nhà ông bà, một số cô bác trong gia đình người yêu.
“Bạn trai cũng tâm lý, quan tâm tôi nhiều trong dịp đó nên mọi thứ khá suôn sẻ. Tôi cũng rút được kinh nghiệm rằng chuẩn bị kỹ càng là điều tốt, song không cần quá áp lực, chỉ cần cư xử đúng mực và là chính mình. Sau cùng, tôi vẫn sẽ là tôi nên không thể giấu được cá tính của mình", Thư nói.
Thoải mái
Thanh Tùng (27 tuổi, quê Nghệ An) và chồng quen biết nhau từ thời cấp 3, trở nên thân thiết và hẹn hò khi đã bắt đầu đi làm. Từ bạn thân thành người yêu nên chuyện ra mắt gia đình bạn trai không phải áp lực lớn với cô.
“Từng đến nhà người yêu chơi nhiều lần, thấy bố mẹ anh dễ gần và thoải mái nên khi chính thức ra mắt, tôi không cần tham khảo ý kiến ai. Tất nhiên, tôi cũng giống bất kỳ cô gái nào, hy vọng mình tạo được ấn tượng tốt trong mắt bố mẹ, anh chị và các thành viên khác trong gia đình anh”, Tùng chia sẻ.
Cô nàng 27 tuổi tới ra mắt nhà bạn trai vào trước Tết Nguyên đán. Cô cẩn thận chuẩn bị một túi quà, bao lì xì, đồ ăn vặt vì nhà bạn trai có nhiều cháu nhỏ.
Ngày ra mắt của cô không có những câu chuyện “dở khóc dở cười”, khi con dâu tương lai bị cả nhà chồng làm khó dễ, vẫn thường lan truyền trên mạng khiến nhiều cô nàng lo lắng. Tùng được cả nhà nhiệt tình hỏi han, mẹ anh nấu nướng và cô cũng thoải mái phụ giúp.
“Muốn lấy lòng anh chị của chồng, tôi và anh ‘xung phong’ đưa 3 đứa cháu nhỏ đi sắm Tết. Kết quả, cả chợ nhìn chúng tôi vì nghĩ rằng hai đứa còn trẻ vậy mà đã có tận 3 đứa con”, cô kể về kỷ niệm thú vị.
Còn đối với Chi Joon Hyuk (30 tuổi, kinh doanh nhà hàng) một trong những rào cản trong lần đầu về ra mắt gia đình bạn gái người Việt ở Hà Nội vào năm 2018 là khác biệt ngôn ngữ.
Khi đó, anh chỉ có thể nói vài câu tiếng Việt cơ bản, chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc Hàn.
“Dù vậy, thực ra tôi không quá lo lắng. Trước đó, tôi luôn hỏi vợ và cố gắng làm theo, tôn trọng những văn hóa ở Việt Nam.
May mắn là gia đình vợ tôi cũng rất thoải mái, thông cảm nên cuộc gặp gỡ diễn ra khá vui vẻ. Chỉ là đôi lúc nói chuyện với người lớn, tôi vẫn xưng ‘tôi’ và được vợ giúp sửa lại là ‘con’”.
Anh và người vợ Thùy Linh quen nhau khi học tập tại Osaka, Nhật Bản. Cùng nhau học tập, trò chuyện mỗi ngày, hai người dần phát triển tình cảm và tiến tới hẹn hò. Sau đó, chàng trai Hàn Quốc theo người yêu về Hà Nội phát triển sự nghiệp.
Sau lần ra mắt đầu tiên, chàng trai Hàn Quốc chiếm được nhiều thiện cảm của gia đình nửa kia. Cặp đôi cuối cùng tiến tới tổ chức đám cưới vào năm 2020.
“Có lẽ hiểu được và tôn trọng văn hóa của đối phương là điều quan trọng nhất trong các gia đình đa văn hóa, quốc tịch như chúng tôi. Đó không chỉ là vấn đề của riêng hai vợ chồng nữa mà là vấn đề của cả gia đình. Chúng tôi luôn cố gắng tìm ra giải pháp cho từng vấn đề để giữ lửa hạnh phúc”, anh chia sẻ.
Theo Zing
">Nhuộm lại tóc, che hình xăm khi về ra mắt nhà người yêu
Bảng so sánh điểm cao khối C00 (văn, sử, địa) và tỷ lệ tăng trưởng của năm 2204 (Tổng hợp, phân tích: Hoàng Hồng - Huyên Nguyễn).
Số điểm cao khối C năm 2024 tăng dựng đứng, hơn… 530%
Chốn hoài niệm tuổi thơ
Trở về sau chuyến công tác, ông Hồ Minh Tâm (SN 1964, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương) mở cửa căn nhà gỗ lọt thỏm trong vườn cây cảnh xanh mướt. Đây là căn nhà cổ đặc biệt, được ông dành làm nơi thờ tự ông bà, tổ tiên của gia đình.
Xung quanh căn nhà này là hệ thống nhà gỗ có tuổi đời ngoài 1 thế kỷ. Tất cả đều được ông cất công sưu tầm, phục dựng từ những căn nhà gỗ cũ nát trong nhiều năm qua.
Ông Tâm không nhận mình là dân chơi đồ cổ. Tuy nhiên, ông đặc biệt thích và có đam mê mãnh liệt với nhà cổ. Đam mê ấy bắt nguồn từ niềm nhớ nhung, hoài niệm về căn nhà gỗ cũ, nơi ông trải qua phần lớn tuổi thơ.
Ông sinh ra, lớn lên trong nhà căn nhà gỗ. Theo năm tháng, căn nhà ấy không còn. Sau này, khi đã có cơ ngơi, gặp lại những căn nhà gỗ, kỷ niệm tuổi thơ trong ông ùa về. Ông muốn tìm lại cảm giác được sống trong nhà gỗ, được ngửi mùi gạch nung, gỗ cũ...
Ông chia sẻ: “Khi có nhà tường, biệt thự rồi, tôi vẫn nhớ căn nhà gỗ nơi tôi sinh ra. Ở trong nhà tường, biệt thự, tôi lại thèm mùi khói rơm, thích cảm giác sống trong những bức vách bằng ván nhuốm màu thời gian.
Tôi cũng thích ngắm, ôm những cây cột gỗ nhẵn bóng, đặt chân lên nền gạch tàu nâu đỏ, nhìn mái ngói rêu xanh… Tôi muốn được sống trong căn nhà tuổi thơ nên quyết tâm sưu tầm nhà gỗ cổ”.
Ước mơ ấy theo ông suốt nhiều năm. Cho đến một ngày, ông biết tin một số nhà cổ nằm trong khu quy hoạch, gia chủ chuẩn bị dỡ bỏ để chuyển đi nơi khác. Thấy cơ hội đã đến, ông bỏ số tiền lớn mua lại những căn nhà này dù phần lớn nhà đã xuống cấp, mục nát.
Thấy ông vung tiền mua những căn nhà gỗ cũ nát, vợ con không đồng ý. Tuy nhiên, khi biết ông có niềm đam mê tột bậc với nhà cổ, gia đình thông cảm, không còn ngăn cản.
Ông nói: “Sưu tầm nhà cổ tốn kém và cực lắm. Không phải cứ tìm được nhà cổ là có thể dùng tiền mua về rồi dựng lại để ở. Đa số nhà tôi mua về đều đã xuống cấp, kèo, cột mục nát, gạch, ngói vỡ hết cả.
Đôi khi tôi bỏ số tiền lớn mua 2-3 nhà cổ về nhưng chỉ nhặt được từ chúng vài cây cột, ít đòn tay, đôi tấm ván… còn dùng được. Có khi tôi mua chục căn nhà cổ về chỉ dựng lại được 2-3 căn thôi”.
Bán đất rộng, mua nhà nát
Sau khi mua xác nhà cổ, nhặt ra những vật dụng còn sử dụng được, ông Tâm đầu tư một số tiền lớn thuê thợ mộc có tay nghề cao về phục dựng. Ông chú trọng thuê thợ trong vùng, dựng nhà theo đúng kiến trúc nhà gỗ xưa của người Nam Bộ.
Ông thuê thợ với mức tiền công hơn 1 triệu đồng/ngày. Thậm chí, có thợ nhận chạm cột, đòn tay với giá 4-5 triệu đồng/cây.
Các nhà cổ này được ông phục dựng trong khuôn viên rộng hàng ngàn mét vuông của quán ăn gia đình.
Riêng căn nhà gỗ với cột, kèo, bao lơn… chạm khắc hoa văn tinh xảo, nằm giữa khuôn viên quán được ông dùng làm nơi thờ tự của gia đình. Đây là căn nhà ông yêu thích nhất và dành nhiều tâm huyết để phục dựng.
“Hồi làm cái nhà này, tôi tốn nhiều tiền lắm. Tôi phải bán một miếng đất rộng mới mua được nó và đủ tiền thuê thợ dựng lại. Tiền trả cho thợ dựng căn nhà này bằng chi phí xây mới 2-3 căn nhà tường”, ông nói.
Nhà được phục dựng theo đúng kiến trúc ban đầu với nhiều loại gỗ quý. Nhà lợp ngói, lát gạch xưa. Các cột, kèo, đòn tay, bao lơn… đều được ông thuê thợ giỏi chạm khắc họa tiết long phụng, hoa văn tinh xảo, đẹp mắt.
Nội thất bên trong cùng các vật phẩm trang trí như: liễn, hoành phi, câu đối… cũng được chế tác từ gỗ quý, khảm xà cừ và có tuổi đời trên 100 năm. Để tái hiện ký ức tuổi thơ, ông bài trí trong căn nhà này nhiều đồ dùng xưa như: quạt cổ, nồi đồng, cối đá…
Ông chia sẻ: “Sưu tầm, dựng lại nhà cổ đã khó, sống trong nhà cổ còn khó hơn. Không như nhà tường hiện đại, không gian trong nhà cổ tối tăm, thấp, hẹp, thiếu tiện nghi. Ở nhà cổ phải dành nhiều công sức, thời gian chăm sóc, bảo quản.
Ngoài chống mối mọt, ẩm mục thì chỉ cần chuột, mèo chạy qua, làm rớt ngói, tôi cũng phải thuê thợ đến sửa… Do vậy, phải thực sự yêu nhà cổ, không gian sống của nhà cổ lắm mới có thể sưu tầm và ở được”.
Đại gia Bình Dương đổi ngàn mét đất lấy căn nhà nát để sống lại tuổi thơ
Nhận định, soi kèo Al Batin vs Al Tai, 22h35 ngày 14/4: Cửa trên đáng tin
Cận cảnh ngôi nhà thờ Tổ trăm tỷ của danh hài Hoài Linh
GS.TSKH Lưu Trần Tiêu đọc tuyên bố thành lập Quỹ
Phương thức hoạt động của Quỹ là xây dựng các đề án quy hoạch, dự án bảo tồnvà phát huy giá trị di sản văn hóa, dự án nghiên cứu, sưu tầm, truyền dạy vàquảng bá di sản văn hóa phi vật thể trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệtlàm cơ sở pháp lý và khoa học cho việc vận động tài trợ và tổ chức thực hiện.
Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Quỹ hỗ trợ bảo tồn Di sản Việt Nam mụctiêu của Quỹ trong năm tới sẽ tập trung ưu tiên vào các dự án liên quan tới hệthống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết nối và hợp tác quảng bá các disản văn hóa thiên nhiên thế giới của Việt Nam và các di tích quốc gia đặc biệt.
Dự kiến, các dự án tiếp theo bao gồm: Tổ chức các cuộc thi và triển lãm ảnhnghệ thuật "Dòng sông và biển đảo" với chủ đề "Muôn dòng sông chảy về với biển";Dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản phi vật thể "Diều sáo"; Tổ chức Chươngtrình "Trại hè Di sản" nhằm tạo lập môi trường văn hóa cho sự tương tác và gắnkết cộng giúp các cháu học sinh, thanh niên, sinh viên có điều kiện thuận lợitiếp cận và khám phá các giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đang tiềm ẩn trongcác di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; Triển khai chương trình“Doanh nhân đồng hành cùng di sản văn hóa” trong năm Du lịch quốc gia 2015 đượctổ chức tại Khu di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ tỉnh Thanh Hóa; Dự án bảotồn khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều….
GS. TSKH Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Quỹ hỗ trợ bảo tồn Di sản Việt Nam cho rằng,cộng đồng là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,đồng thời, cộng đồng cũng luôn có tấm lòng và tình yêu với di sản văn hóa, họluôn sẵn sàng chia sẻ trí tuệ, nguồn nhân lực và tài chính cho sự nghiệp bảo tồndi sản văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, cộng đồng cũng rất cần có một tổ chức có tâmhuyết, có ý tưởng sáng tạo để gợi mở và khơi dậy tiềm năng và nhiệt huyết còntiềm ẩn trong cộng đồng. Với tinh thần đó, Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóaViệt Nam mong muốn được trở thành nhịp cầu văn hóa kết nối di sản với các cộngđồng ở nơi có di sản văn hóa để huy động và phát huy có hiệu qủa các nguồn lựcxã hội cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa.
Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản Văn hóa mong muốn nhận được sự tài trợ về kinh phí của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân ở trong và ngoài nước. Lựa chọn hình thức đóng góp ủng hộ: 1. Ủng hộ trực tuyến tại: quydisan.org.vn 2. Mọi nguồn kinh phí hỗ trợ xin được gửi về: Chủ tài khoản: Quỹ hỗ trợ bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam; Số 19 Ngọc Hà, Phường Đội Cấn, Quận Ba Đình, TP Hà Nội, Việt Nam; Tel: 04.3734.3592; Mobil: 0912442628 Quỹ hỗ trợ bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam Số tài khoản 10.201.002.029.573 Ngân hàng Công thương Việt Nam. Chi nhánh Bắc Hà Nội. |
">
Hỗ trợ trực tuyến vào Quỹ bảo tồn Di sản văn hóa Việt
Lời tán thán của nhà thơ Lương Tử Đức đã phần nào lý giải cho sức cuốn hút mạnh mẽ của Pháp vương Gyalwang Drukpa mỗi khi Ngài viếng thăm Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Đức Pháp vương Drukpa |
Những ngày này, khi các đại lễ tâm linh quan trọng tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên (Vĩnh Phúc) đã hoàn tất viên mãn, thì tại miền Nam không riêng Phật tử mà đông đảo người dân đều hướng về Pháp hội Đại bi Quan Âm cầu nguyện quốc thái dân an với mong nguyện sẽ được cùng Đức Pháp Vương và tăng đoàn Truyền thừa Drukpa truyền đi thông điệp: “Trí tuệ, tình yêu thương trong hành động”. Pháp hội tại Tp Hồ Chí Minh từ ngày 3-10/10 với các đại lễ tâm linh và sự kiện văn hóa quan trọng: Tọa đàm “Sức mạnh tình yêu thương”, tổng kết chiến dịch “Sống giản đơn” tại chùa Vĩnh Nghiêm, thiện hạnh “Sống để yêu thương” dành cho người khuyết tật…
Sư cô Hương Nhũ trụ trì Thiên Quan Ni Tự (Bình Dương), bày tỏ: “Chúng tôi tha thiết mong sớm hạnh ngộ Đức Pháp Vương để thêm một lần nữa được đón nhận những chia sẻ, huấn từ từ bậc Thượng sư. Mỗi hành động, lời nói và ý niệm của Ngài đều hướng về lợi ích chúng sinh”. Năm 2014, sự kiện Đức Pháp Vương thuyết giảng về luật nhân quả và từ bi chỉ dạy cách thức trì tụng kinh pháp cho hơn 500 người mù tại Bình Dương đã khiến nhiều người cảm động và bật khóc.
Mới đây vào đúng dịp hòa bình thế giới (21/9), Hội nhà văn VN đã trân trọng thỉnh mời Đức Pháp Vương là diễn giả danh dự trong buổi tọa đàm: “Thiên nhiên, Con người: Một thế giới”, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trong lần thứ 2 hạnh ngộ Đức Pháp Vương, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội nhà văn VN cảm kích: “Chúng ta hướng về Đức Pháp Vương cũng là hướng về sự cao quý thiện lành nơi mỗi người. Sự hiện diện của Ngài hôm nay tại thủ đô ngàn năm văn hiến là một cử chỉ hết sức cao đẹp. Ngài muốn mang đến niềm hạnh phúc an vui, nền hòa bình, hòa hợp, đóng góp trí tuệ và năng lực của mình vào sự phát triển Phật pháp và các giá trị văn hóa tốt đẹp của người dân đất nước Việt Nam”.
|
Tham dự lễ khai mạc “Pháp hội Đại Bi Quan Âm - trì tụng 1 tỷ câu chân ngôn” tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên ngày 25/9, ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ cũng dành sự trân trọng trước mối Pháp duyên của Ngài với đất nước Việt Nam: "Đây là một đại lễ lớn nhằm cầu cho nước mạnh dân giàu, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Sự hiện diện của Đức Pháp Vương, Tăng đoàn truyền thừa cùng các Phật tử, người dân khắp đất nước thể hiện sự hòa quyện, gắn bó giữa đạo và đời, tình cảm quốc tế sâu đậm của người Việt với thế giới. Hy vọng mỗi người có mặt ở đây sẽ hành động xứng đáng là Phật tử gương mẫu, công dân ưu tú”.
Đáp lại sự trân trọng, tình cảm của đất nước và con người Việt Nam, trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Đức Pháp Vương đã trao tặng và tự tay an vị bảo vật gồm pho tượng Phật quý và xá lợi Phật vào Đại Bảo tháp Tây Thiên. Pho tượng Phật trong tư thế thiền định được đúc bằng đồng có tuổi thọ 2.000 năm, tích tụ năng lượng tích cực do các bậc thượng sư, hành giả tu trì, cúng dường suốt quãng thời gian dài. Tượng là một trong những Pháp bảo được trì giữ nhiều đời trong Kho tàng Phật pháp Truyền thừa Drukpa.
Đức Pháp Vương cho biết: An vị các Pháp bảo này sẽ làm cho năng lượng của vũ trụ được triệu thỉnh, khơi dậy và hòa vào Đại bảo tháp, để tự thân Bảo tháp có năng lực hóa giải các khổ đau chướng ngại của cá nhân cũng như cộng đồng. Nhưng để loại bỏ mọi vướng mắc thì con người còn cần phải nỗ lực hết mình, biết hành động với trí tuệ, hiểu biết, biết sống yêu thương, trân trọng mọi loài".
![]() |
Đức Pháp Vương giao lưu với CLB Thăng Long |
Sự hiện diện của Đức Pháp Vương tại Việt Nam như thế đã góp phần mang thông điệp hòa bình, hòa hợp của Việt Nam gửi tới thế giới, cũng đồng thời là thông điệp của sức mạnh tình yêu thương và niềm tin vào cuộc sống tốt lành hạnh phúc hơn cho mọi người và mọi loài.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ: “Chúng ta không chỉ cung đón một con người mà chúng ta cung đón một tinh thần. Tinh thần ấy là tình yêu thương, sự chia sẻ, sự tha thứ và dâng hiến vô điều kiện cho thế gian này. Và Đức Pháp Vương là một Người có sứ mệnh nuôi giữ tinh thần tối tượng đó và làm tinh thần ấy lan tỏa mỗi ngày trong đời sống con người”.
Tuệ An
">Đức Pháp Vương
UNESCO đánh giá cao việc bảo tồn di sản vịnh Hạ Long
Vãn cảnh ngôi chùa giữ 3 kỷ lục Việt Nam tại Lạng Sơn
Bất ngờ với 4 con xe mới tậu của Hoài Linh
Được Mỹ Tâm tặng đĩa, Việt Hương vẫn tức như 'chết đi sống lại'
Mỹ Tâm đáp trả Việt Hương sau màn xin đĩa cực lầy
Mới đây, một người dùng mạng tìm thấy clip Mỹ Tâm múa bụng khiến cộng đồng mạng thích thú.
Ngắm Mỹ Tâm trổ tài múa bụng điêu luyện ở tuổi 24:
Đã mắt ngắm Mỹ Tâm múa bụng đẹp ngất ngây 13 năm trước
Cách ăn mừng độc của Sơn Tùng, Huyền My trước chiến thắng của U23 Việt Nam
友情链接