

Bộ lọc khí thải bị quá nhiệt
Đợt triệu hồi đầu tiên chỉ ảnh hưởng đến các xe Kia. Cụ thể, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc phải triệu hồi gần 379.000 xe Soul phiên bản 2012-2016, tất cả dùng động cơ xăng 1.6L phun nhiên liệu trực tiếp.
Nguyên nhân của đợt triệu hồi này là bộ lọc khí thải sử dụng một số kim loại quý để giúp giảm lượng chất ô nhiễm trong khí thải. Nhiệt độ khí thải quá cao có thể làm hỏng bộ lọc khí thải, khiến các chất bẩn lọt vào buồng đốt động cơ, gây bất thường ở quá trình đốt cháy nhiên liệu.
Tình trạng này kéo dài có thể làm nứt vỏ động cơ, gây rò rỉ dầu, dẫn tới nguy cơ cháy động cơ.
 |
Mẫu Kia Soul phiên bản 2016 |
Để tránh tình trạng quá nhiệt ở bộ lọc không khí, các kỹ sư của Kia sẽ cập nhật phần mềm điều khiển động cơ (ECU) có liên quan. Nếu có dấu hiệu hỏng hóc, bộ lọc khí thải sẽ được thay mới. Còn nếu động cơ có dấu hiện trục trặc thì có thể cũng được thay mới.
Kia cho biết sẽ bồi thường cho các chủ xe đã tự mang xe đi kiểm tra và sửa lỗi trước khi hãng có thông báo triệu hồi xe.
Rò rỉ bể dầu
Lỗi này liên quan đến cả xe Hyundai và Kia; cụ thể là 32.000 xe Kia Sportage phiên bản 2011-2012 và gần 120.000 chiếc Hyundai Tucson phiên bản 2011-2013. Đợt triệu hồi này ảnh hưởng đến các xe dùng động cơ xăng I4 2.4L.
 |
Mẫu Hyundai Tucson 2013 |
Lỗi dẫn tớt đợt triệu hồi này đến từ bể dầu động cơ. Theo các tài liệu triệu hồi, bể dầu của các xe trên có thể được hàn không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, dẫn tới nguy cơ rò rỉ dầu. Nếu không để ý, các chủ xe có thể lái xe bị chảy dầu trong một thời gian dài mà không kiểm tra mức dầu, và việc mức dầu thấp có thể làm hỏng động cơ. Việc rò rỉ dầu cũng có thể làm tăng nguy cơ cháy động cơ. Ngoài ra, nếu động cơ trục trặc khi xe đang chạy tốc độ cao thì có thể dẫn tới nguy cơ tai nạn.
Cả Hyundai và Kia cho biết đã khắc phục vấn đề này trên dây chuyền sản xuất, nhưng vẫn đang trong quá trình sửa lỗi cho các xe đã bán ra thị trường. Hãng có thể sẽ phải thay bể dầu hoặc hàn lại.
Hyundai và Kia cho biết sẽ bồi thường cho các chủ xe đã tự sửa lỗi này trước khi hãng có thông báo triệu hồi.
Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NHTSA) đang tiến hành điều tra xem hai hãng có cố tình chậm trễ triệu hồi và sửa chữa xe bị lỗi không.
Đợt triệu hồi xe do lỗi bể dầu động cơ thực sự đến từ một cuộc điều tra các đợt triệu hồi khác của Hyundai. Theo đó, khi đang tiến hành điều tra Hyundai về việc có kịp thời triệu hồi xe Sonata và Santa Fe không, NHTSA thông báo với nhà sản xuất Hàn Quốc rằng họ thấy một số khách hàng khiếu nại xe Tucson bị chết máy và cháy động cơ. Hyundai lập tức mở một cuộc điều tra nội bộ và từ đó phát hiện lỗi dẫn tới đợt triệu hồi nói trên.
Như vậy, kể từ tháng 9/2015 đến nay, hai nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc này đã phải tiến hành triệu hồi 2,4 triệu xe do các lỗi có thể gây cháy xe và lỗi động cơ.
Theo Dân Trí

9 nguyên nhân dễ gây cháy xe ô tô
Bất kỳ chiếc xe ô tô nào dù mới hay cũ cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây chập cháy xe. Nếu biết cách phòng chống, bạn sẽ tránh được những tai nạn đáng tiếc.
" alt="Đầu năm Hyundai và Kia liên tục triệu hồi xe vì nguy cơ cháy"/>
Đầu năm Hyundai và Kia liên tục triệu hồi xe vì nguy cơ cháy

Nhà báo Phạm Huyền: Vâng, nói đến thói quen bia rượu thì thường người ta nghĩ đến các bậc mày râu, những người đàn ông, câu chuyện phụ nữ đã bia rượu lại còn lái xe nữa thì cũng dễ trở thành định kiến.
Cách đây vài tuần trước tết, có một người vợ đã lên mạng mắng nhiếc và trách móc người bạn của chồng mình về việc anh ta đã ép chồng mình uống rượu và để cho chồng mình chở về nhà lái xe trong tình trạng say xỉn, hệ quả là đã gây ra một vụ tai nạn.
Chị nghĩ như thế nào về câu chuyện này, về thứ văn hóa ép bia rượu, không chỉ dịp lễ tết mà ngày thường cũng có?
 |
Nhà văn Trang Hạ |
Nhà văn Trang Hạ: Thực ra “uống có trách nhiệm” không chỉ là một câu khẩu hiện mà nên trở thành một triết lý sống. Nhưng rất tiếc là mọi triết lý sống, chúng ta theo đuổi đều rất khó khăn.
Người phụ nữ lên mạng, lên Facebook của mình và chửi mắng người bạn của chồng thực ra giống như là giọt nước tràn ly. Họ đã thực sự bất lực. Mình nghĩ đấy không phải là một sự căm thù hay khinh bỉ, sợ hãi mà đó là một sự bất lực khi cô ấy không còn lựa chọn nào khác hoặc cô ấy đã từng thử một cách khác ví dụ là nhắc nhở chồng đừng uống nhiều, đánh tiếng, bắn tín hiệu với những người bạn nhậu là anh ấy có vấn đề về sức khỏe nên đừng ép anh ấy hoặc anh ấy eo hẹp về thời gian nên phải đúng giờ về nhà.
Tức là cô ấy đã từng thử những cách thông thường, những cách mà các chuyên gia tâm lý, các chuyên gia xã hội chắc chắn sẽ đi khuyên những bà vợ khác.
Mình nghĩ là mình đã từng có lần phản ứng một cách rất bản năng giống như người vợ đi mắng bạn chồng như thế. Nhưng có một điều rất buồn cười như thế này, cơn bực tức của bạn về việc chồng say rượu hoặc là chồng bị ép buộc thì phải hiểu rằng là chồng mình cũng có lúc đi ép người khác và khi người khác ép chồng mình thì chồng mình hoàn toàn có quyền đứng lên vào bất cứ lúc nào, ngừng uống vào bất cứ lúc nào, thậm chí là rời nơi ấy đi về vào bất cứ lúc nào.
Một người trưởng thành trên 18 tuổi có bằng lái xe là người duy nhất chịu trách nhiệm về hành vi khi mình lái xe, trạng thái sức khỏe khi mình lái xe nên đầu tiên là không thể đổ cho người khác và phải tự chịu trách nhiệm.
Nhưng điều thứ hai rất quan trọng, các cụ nói là “chọn bạn mà chơi” hoặc “giàu vì bạn sang vì vợ”, đó là một người chồng thất bại có một nhóm bạn thất bại và cũng có một bà vợ đau khổ. Vậy rõ ràng đó không phải một người đàn ông thành đạt trong cuộc sống hoặc có thể thành đạt khi họ kiếm được tiền hoặc mua được chiếc xe ô tô, nhưng họ thực sự đã thất bại trong chiếc xe lật ngửa.
Trang Hạ nghĩ rằng nhóm bạn đó rồi cũng sẽ có bài học của họ thôi. Nhưng một cách khác thì rất được nhiều bà vợ hả hê khi đọc được lá thư đó.
Nhà báo Phạm Huyền: Trên thực tế, cũng rất nhiều những ý kiến mắng ngược lại chị vợ là anh chồng mới là người lẽ ra phải quyết định việc đó thay vì bạn chồng. Có bao giờ trong gia đình chị hay xung quanh bạn bè mà chị cũng gặp những trường hợp tương tự, tức là cũng lái xe sau khi say rượu?
Nhà văn Trang Hạ: Thường thì khi còn trẻ, cũng có khi mình sẽ tỏ thái độ mặt nặng mày nhẹ với ông xã và với bạn bè. Bởi vì khi bù khú, đôi khi có một đám sinh nhận bạn thôi chẳng hạn cũng có thể uống tới khuya.
 |
Nhà văn Trang Hạ |
Thế nhưng khi bọn mình đã có tuổi và nhất là khi bé đầu lòng ra đời thì điều đó tự điều chỉnh lại hành vi trong gia đình. Thậm chí ông xã mình nếu đi uống nhậu, uống rượu bia say hoặc thấy bạn bè say thì điều đầu tiên bao giờ cũng bảo em gọi xe cho anh, không thì để xe ở đây mai đi về, thậm chí có những khi nhà mình không còn chỗ để để xe máy nữa bởi vì mọi người dồn hết xe vào, có xe khác đưa về.
Và thậm chí là gọi điện và biết được con cháu trong nhà đang say ở đâu chẳng hạn thì sẽ kêu đứa khác đưa về. Có một hành động mà ông xã mình hay làm là hay gọi điện, có thể gọi điện cho khách hàng, gọi điện cho người vừa rời bữa nhậu sau đó nửa tiếng và hỏi là tình trạng của anh như thế nào hoặc anh về ra sao hoặc dặn dò gì đó về sức khỏe.
Mình nghĩ rằng uống có trách nhiệm đôi khi không phải chính người uống mà cả những người tham gia cùng vui và trách nhiệm không chỉ là uống ít, còn có nghĩa là điều khiển hành vi của mình không gây nguy hiểm cho những người khác, ví dụ như những người ở trước cái vô lăng của bạn.
Chế tài nào quản lý nổi khi tài xế là "sâu rượu"?
Nhà báo Phạm Huyền: Cách đây khoảng 1 – 2 tháng trên cộng đồng mạng xã hội cũng nổ ra một cuộc tranh luận về các điều luật, chế tài liên quan đến vấn đề này.
Trong đấy cũng có một tình huống người ta đặt ra là tại một số nước cũng có những quy định xử phạt chính những người chủ nhà hàng sau khi để khách hàng của mình bia rượu quá chén và trở về tham gia giao thông như bình thường. Chị nghĩ ở Việt Nam chúng ta có nên áp dụng như vậy không?
Nhà văn Trang Hạ: Thực ra cảnh sát giao thông ở ta đã từng dùng một cách là mai phục ở trước cửa quán nhậu. Đọc những tin tức về cảnh sát giao thông ở trong miền Nam, có những người nói rằng tôi vừa vào quán chào bạn uống một lon bia ra mà đã bị xử phạt. Nghĩa là nếu họ hoàn toàn phạt được khách nhậu thì họ cũng hoàn toàn có đủ khả năng và có đủ cách để phạt được những người tổ chức nhậu nhẹt quá đà.
Tuy nhiên ở Việt Nam có một điều như thế này, thứ nhất là những hình phạt và nhất là chúng ta đang thảo luận trên mạng xã hội đó là có thể tước bằng lái 4 – 6 tháng hay phạt cao nhất đến từ 16 – 18 triệu thực ra rất nhỏ so với chế tài phạt của quốc gia khác.
Thứ hai là việc lạm dụng bia rượu của Việt Nam rất tràn lan. Thứ ba nữa là nếu bạn để ý thì bạn thấy rằng có rất nhiều khi chúng ta sẽ bị tình cảm lấn át lý trí, biết rõ là không nên uống rượu lái xe nhưng vẫn ngồi đây với anh em và uống một hai chén.
Nhiều khi khi lái xe về nhà an toàn trong cơn say mình nghĩ rằng là ồ mình giống như một tên trộm vặt không bị bắt quả tang, nhưng có chắc là cả cuộc đời mình có thể luôn luôn đi đêm mà không gặp ma hay không thì mình không biết?
Nhưng tâm lý của mỗi lần thoát nạn như thế thì làm cho người ta can đảm hơn để nâng cấp lên ở những lần sau và những điều đó, Trang Hạ nghĩ rằng những ông chủ quán không thể quản chế được. Kể cả những chế tài phạt không thể quản chế được nếu như thực sự chính bản thân những con “sâu rượu” hoặc những tài xế say sưa họ không tự biết rằng mình nên dừng lại ở lúc nào.
Nhà báo Phạm Huyền: Nghị định 46 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì mức phạt cao nhất đối với người lái xe say xỉn nặng với tỷ lệ trên 80 mg/100ml máu hoặc trên 0,4mg/ lít khí thở là là 18 triệu đồng và tước bằng lái xe trong khoảng 6 tháng. Đấy là mức phạt cao nhất, chị có suy nghĩ như thế nào về mức phạt như vậy?
Nhà văn Trang Hạ: Nếu so sánh với nước ngoài thì có khi mức phạt đấy chỉ tương đương với việc vừa lái ô tô vừa nhắn tin hoặc cầm điện thoại 1 tay xem đường chỉ đường ở nước ngoài.
Với mức phạt đấy nếu bạn so với những vi phạm khi học lái xe ở Đức, chạy xe ở Canada thì bạn thấy là nó quá nhỏ và thậm chí là việc uống rượu lái xe còn không bị bấm lỗ, nó giống như một cái gọi là tiền án ở trong hồ sơ lái xe của bạn, vì thế nên nó không đủ sức răn đe.
Nhà báo Phạm Huyền: Chị nghĩ chúng ta có nên nâng hình phạt lên chẳng hạn như phạt tù tới 6 tháng chẳng hạn?
Nhà văn Trang Hạ: Mình lại nghĩ ngược lại. Việc một người ngồi tù không mang lại nhiều lợi ích cho xã hội bằng việc chính người đấy buộc phải làm những công việc công ích có tác dụng, ví dụ như họ buộc phải trở về trường của con cái dạy một đến hai giờ ngoại khóa về việc đảm bảo an toàn, thoát thân, rồi luật an toàn giao thông cho con cái.
Mình học truyền thông, có một lý luận gọi là lý luận tiếp thu. Đám đông, công chúng đấy là ai thì bạn phải dùng theo cách của họ, giống như mình đi du lịch sang Anh thì mình phải nói tiếng Anh, mình tới một quốc gia mà họ chỉ mê cờ bạc, mình buộc phải dùng cách là mê cờ bạc để đầy truyền thông tới họ, thì giáo dục về việc không lái xe sau khi uống bia rượu hoặc hình phạt bằng tiền nặng lên hoặc bỏ tù cũng không phải cách làm sạch hơi men sau tay lái mà mình vẫn nghĩ rằng cách giáo dục và nâng cao nhận thức.
Đôi khi quan điểm của chúng ta sẽ quyết định nhận thức và nhận thức ảnh hưởng trở lại đến hành vi.
Bạn làm chủ cuộc đời bạn chứ không phải là cơn say
Nhà báo Phạm Huyền: Vâng như chị vừa đề xuất những giải pháp khá hay nhưng đấy là áp dụng một chế tài mềm đối với những người đã vi phạm. Có rất nhiều vụ tai nạn đau lòng xảy ra và người ta hay nói một câu là “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Sau những vụ tai nạn đấy, nhiều ý kiến tỏ ra xót xa, cũng bức xúc và lan truyền rất mạnh nhưng sau đó, tình trạng lái xe sau khi say xỉn vẫn cứ diễn ra.
Mức độ cảnh tỉnh từ các vụ tai nạn có cảm giác như vẫn còn rất thấp. Vậy chị nghĩ như thế nào về một giải pháp nào đó để người Việt chúng ta thực sự phải chuẩn chỉnh khi ra đường, khi tham gia giao thông trong từng hành vi kể cả lái ô tô, lái mô tô hay đi bộ?
Nhà văn Trang Hạ: Nếu chúng ta muốn tăng hình phạt để giữ một môi trường giao thông an toàn tại Việt Nam thì điều quan trọng không phải là tăng mức phạt hay thậm chí là đe dọa bỏ tù, dùng Luật Hình sự để dọa nạt lái xe mà điều quan trọng là hệ thống kiểm soát và kiểm tra trên dọc tuyến đường hoặc các điểm chốt giao thông hay thậm chí là ở cửa quán nhậu.
Nhưng thậm chí cả những chốt trên đường và đôi khi người cảnh sát giao thông đứng ở ngã tư đường không đủ, mình buộc phải có một hệ thống camera theo dõi ở dọc đường. Ví dụ thay đổi tốc độ của xe, nếu như thấy một chiếc xe biến tốc hoặc đi lạng lái, thực ra hệ thống xử lý thông tin hoàn toàn có thể cảnh báo và thậm chí là có chụp cả biển số xe. Có rất nhiều thông tin nếu mình dùng hệ thống dữ liệu để mình có thể kiểm soát.
Có rất nhiều cách để kiểm soát nhưng hệ thống đấy có phải thực sự hữu hiệu hay không thì nó nằm ở một là cơ chế quản lý, cái cách mà chúng ta dùng tiền để đầu tư vào một hệ thống phòng chống lái xe say xỉn rồi gây tai nạn.
Từ hệ thống đó, mới đưa ra được số liệu và phạt một cách chính xác, đã say là phạt chính xác và sẽ không có những vụ như Trang Hạ nói là ồ mình say nhưng mình vẫn về nhà, mình cảm thấy khoái trá như một tên trộm vặt không bị bắt quả tang vậy. Hệ thống kiểm soát đấy mới là quan trọng chứ không phải nâng mức phạt lên 16 triệu trở thành 100 triệu như một số quốc gia khác.
Mình cũng có một vài lời muốn nói với những bạn lái xe, bạn có bằng lái bạn có thể mua được ô tô và bạn có rất nhiều bạn bè yêu mến, bạn có những cuộc vui và những lời chúc mừng, thế nhưng hãy nhớ đàn ông cầm chén lên được thì đặt chén xuống được mà nếu như là phụ nữ đi chăng nữa thì không ai có quyền ép bạn say sưa nếu như bạn không muốn. Vì thế, người đầu tiên làm chủ cuộc đời của bạn, sinh mệnh của bạn chính là bạn chứ không phải là cơn say.
Điều thứ hai nữa là hãy chọn một nhóm bạn nào biết giữ gìn cho bạn, ủng hộ bạn và thậm chí là chăm sóc bạn chứ không phải kéo bạn vào những cơn say vô trách nhiệm.
Mình nghĩ rằng khi tạo ra một nhóm cộng đồng tích cực và tạo ra thói quen sống tích cực cho con người, cho chính bản thân mình thì đấy chính là cách tạo ra an toàn cho gia đình bạn, cho cả những gia đình khác.
Nhà báo Phạm Huyền: Cám ơn chị đã có những chia sẻ hết sức thẳng thắn về chủ đề này.
Thực hiện: Phạm Huyền
Video: Thúy Hồng, Đức Yên, Huy Phúc, Bạt Tuấn
Ảnh: Phạm Hải
Bạn nghĩ gì về văn hóa lái xe sau khi đã uống bia rượu ở Việt Nam? Mọi ý kiến chia sẻ, tin bài cộng tác xin gửi về chuyên trang qua email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!

Say rượu vẫn lái xe: Vui mình hưởng, đau thương người khác gánh
Nữ tài xế BMW dự tiệc liên hoan say rượu vẫn lái xe gây tai nạn liên hoàn đã gieo tang tóc, đau khổ cho bao gia đình khác.
" alt="Đừng để cơn say làm chủ cuộc đời bạn"/>
Đừng để cơn say làm chủ cuộc đời bạn

Sáu chế độ lái trên ô tô cần biếtCũng có những mẫu xe nhấn mạnh đặc tính thể thao, qua đó hy sinh một phần độ thoải mái, yên tĩnh khi vận hành.
Việc ra đời nhiều chế độ lái khác nhau nhằm đa dạng hóa trải nghiệm cho khách hàng trên cùng một mẫu xe mà không làm mất đi đặc tính, định hướng ban đầu từ nhà sản xuất.
Đối với những mẫu xe sở hữu nhiều chế độ lái, chủ xe có thể trải nghiệm nhiều đặc tính vận hành khác nhau và thay đổi chúng theo sở thích thông qua hệ thống nút bấm hoặc công tắc trên bảng điều khiển.
Cơ sở lý thuyết của hệ thống thay đổi chế độ lái trên ô tô
Về mặt lý thuyết, tính năng thay đổi chế độ lái hoạt động dựa trên thực tế rằng rất nhiều thành phần điều khiển, vận hành trên ô tô hiện nay đều hoạt động bằng các cảm biến và tín hiệu điện tử hơn là các cơ cấu cơ khí truyền thống.
Các ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như chân ga điện tử, trợ lực lái điện, hộp số tự động, van điều khiển ống xả hay cao hơn là hệ thống treo điều khiển điện tử trên những mẫu xe hạng sang như Mercedes S-class, BMW 7-series,… .
Tín hiệu từ các hệ thống này được gửi về bộ điều khiển trung tâm (ECU). Từ đó, ECU sẽ phân tích và điều khiển các hệ thống trên dựa theo chế độ lái mà người dùng đã chọn để mang đến kết quả cuối cùng là những trải nghiệm khác biệt về độ nhạy chân ga, thời điểm sang số, độ êm ái hay cứng vững của xe… .
Các chế độ lái thường gặp trên ô tô
Các chế độ lái phổ biến nhất trên ô tô có thể kể đến như:
 |
|
Normal: Đây là chế độ mặc định trên xe, trung tính và cân bằng giữa độ êm ái, yên tĩnh và hiệu suất vận hành của xe. Đây cũng là chế độ thể hiện đặc tính nguyên bản mà nhà sản xuất muốn đem đến cho người dùng.
Comfort: Đây là chế độ mà tất cả các thành phần vận hành điều khiển điện trên xe được ECU tối ưu hóa cho độ thoải mái, êm ái và yên tĩnh cho người ngồi trong xe.
Các thay đổi có thể cảm nhận ở chế độ này bao gồm giảm độ nhạy chân ga (độ trễ khi tăng tốc lớn hơn), tăng độ trợ lực cho vô lăng, sang số sớm hơn để giữ tua máy thấp nhất có thể, với những xe có hệ thống treo điện tử thì giảm chấn cũng được tinh chỉnh để mang lại cảm giác êm ái nhất.
Sport: Ngược với Comfort mode, chế độ thể thao sẽ tối ưu các thành phần vận hành ưu tiên hiệu suất và cảm giác thể thao trên xe.
Độ nhạy chân ga tăng lên để giảm độ trễ khi tăng tốc, hộp số ngâm số lâu hơn, sang số trễ hơn để tối ưu độ bốc và khả năng tăng tốc, ống xả cho âm thanh to và phấn khích hơn, vô lăng nặng và đầm chắc hơn, hệ thống treo cũng trở nên cứng vững hơn để tăng độ bám đường khi vào cua. Qua đó, người điều khiển phải chấp nhận hy sinh một phần độ thoải mái và êm ái của xe.
Sport+ (Track): Chế độ này thường chỉ xuất hiện trên những mẫu xe vốn được nhà sản xuất thiết kế theo định hướng thể thao, mạnh mẽ. Đúng như tên gọi, chế độ này chỉ thích hợp để vận hành trong những điều kiện đường đẹp và lý tưởng như đường đua (track).
Tất cả các hệ thống được tăng độ cứng vững, ổn định và đầm chắc nhất có thể, thậm chí các công nghệ an toàn hỗ trợ người lái như Kiểm soát lực kéo TCS hay Chống bó cứng phanh ABS cũng có thể được tắt đi để các tay lái “trình cao” thể hiện hết khả năng của mình.
Eco (Econ): viết tắt của economy (tính kinh tế). Ngay từ cái tên cũng đã cho thấy đây là chế độ giúp tối ưu tính kinh tế, hay cụ thể hơn là hiệu quả sử dụng nhiên liệu của xe.
Ở chế độ này, ECU có thể hạn chế một phần sức mạnh của xe, ngăn tình trạng thốc ga tăng tốc đột ngột, ổn định hệ thống điều hòa không khí cũng như ưu tiên sử dụng cấp số cao nhất có thể để tiết kiệm nhiên liệu.
Chế độ này rất phổ biến trên các dòng xe lai xăng-điện hyid. Tuy nhiên hiện nay Honda cũng đã trang bị nó cho các dòng xe phổ thông như City, Civic kèm theo cả hướng dẫn trực tiếp để người lái tiết kiệm nhiên liệu cho xe hiệu quả nhất.
Individual (cá nhân): Đúng như tên gọi, đây là chế độ cho phép người lái tự tùy chỉnh các thông số vận hành theo với sở thích và cách chạy của bản thân. Bạn có thể kết hợp tùy chỉnh các đặc tính về độ nhạy, độ êm ái của các thành phần điều khiển và bật/tắt các trang bị hỗ trợ để tạo cho mình một chế độ lái riêng biệt và phù hợp nhất.
Hiện nay, đa phần những hãng xe danh tiếng từ Đức như Mercedes, BMW, Audi đều đã trang bị hệ thống thay đổi chế lái cho các dòng xe của mình. Còn ở phân khúc phổ thông, những dòng xe Hàn với ưu điểm dồi dào về trang bị cũng không đứng ngoài cuộc khi mang các chế độ lái khác nhau lên những dòng xe quen thuộc với khách hàng Việt như Hyundai Elantra, Hyundai SantaFe hay Kia Cerato, Kia Sorento,…
Trong khi đó, các nhà sản xuất Nhật Bản như: Honda, Toyota lại tập trung vào các chế độ lái tiết kiệm như Econ Mode trên Honda City, Honda Civic hay Eco mode trên Fortuner...
(Theo Báo Giao thông)
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác tới chuyên trang qua email: otoxemay@vietnamnet.vn.

Ngày Tết, xe gặp sự cố gọi cứu hộ như thế nào?
Lái xe ngày Tết, cẩm nang bỏ túi cho các chủ xe là số điện thoại cứu hộ, bởi sự cố có thể đến bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, làm thế nào để tránh bị chặt chém?
" alt="Sáu chế độ lái phổ biến trên ô tô cần biết"/>
Sáu chế độ lái phổ biến trên ô tô cần biết

Những món đồ chơi độc dành cho dân chơi motorbikeBên cạnh đó, tem hay decal còn giúp bảo vệ xe tránh bị xước do các va chạm nhẹ. Dán tem xe có hai phương thức: dán ướt và dán khô. Dán ướt thường áp dụng trong trường hợp dán hình họa phức tạp, bởi phương án này cho khả năng xê dịch hay chỉnh lại hình trong thời gian lớp keo chưa khô hẳn. Khi lớp keo khô, decal sẽ cố định như thông thường. Còn dán khô phù hợp với những chi tiết decal nhỏ, có thể dán trên bề mặt lớn, nhưng trong trường hợp không có hình họa phức tạp. Ví dụ như dán đổi màu xe.
Tùy vào từng mẫu dán, thời gian dán tem có thể mất từ 2 đến 5 giờ đồng hồ. Mức giá dán tem dao động từ 500.000 – 1.500.000 tùy thuộc vào hình dán và dòng xe.
Anh Lê Văn Hoàng (Quan Hoa, Cầu Giấy) thường xuyên đến các quán phụ tùng xe máy để dán decal làm mới xe: “Hôm trước mình vừa đi dán decal đổi màu xe cho xe Air Blade125 ở gần nhà mất khoảng 4 tiếng với giá 600.000đ, mình thấy giá đó cũng là giá chung của các tiệm xung quanh.” anh Hoàng chia sẻ.
Pô (ống xả)
Pô là phụ tùng quan trọng của xe máy, có tác dụng làm thoát các khí thải từ mô tô ra bên ngoài, giúp động cơ xe “dễ thở” hơn.
 |
Độ ống xả (pô) cho xe máy đang khá thịnh hành |
Hiện nay, pô được sản xuất nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau để phục vụ nhu cầu sử dụng cũng như trang trí cho xe máy với các dòng: Titan, kiểu AHM, 6 nòng xoay, R9,… Ngoài ra còn có một số loại phát ra tiếng kêu hay khi sử dụng.
Ở khu vực Cầu Giấy, Hà Nội, các dòng pô xe máy thông thường có giá dao động từ khoảng 200.000 đến 600.000 đồng. Các dòng sản phẩm cao cấp hơn như pô SC titan có giá bán lên tới vài triệu đồng, tuỳ từng đại lý.
Số gảy
Số gảy là một hệ thống cần đạp sports, người ngồi lên xe số gảy thì chân số, chân thắng đưa về phía sau của người ngồi sau, làm cho chân gối gập ngược ra sau nhìn theo kiểu GP racing. Các đồ gác chân, thắng, cần ở vị trí ban đầu đều đc tháo bỏ, chỗ để chân của người ngồi sau bị dời ra phía sau.
Bộ số gảy có hai loại cơ bản: Số gảy đơn và số gảy đôi. Bộ số gãy đơn bao gồm gác chân trước, phanh, đá số, những lái xe thích sự tinh tế, gọn nhẹ thường chọn mẫu này. Bộ số gãy đôi cũng có đầy đủ những chi tiết như số gãy đơn nhưng có thêm phần gác chân sau phù hợp với xe thường xuyên chở người ngồi sau. Tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà bộ số gảy có giá dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.
Số gảy thường được thiết kế dành cho xe phân khối lớn xe tay côn. Bên cạnh tác dụng trang trí thì số gảy còn giúp lái xe có thể lên và về số dễ dàng hơn.
Đèn led
 |
Độ đèn LED đang được nhiều người thực hiện |
Đèn led audi, đèn cú 7 màu, đèn 6 nhân,... là những mẫu đèn được sử dụng nhiều trong giới mô tô. Những dãy đèn nhấp nháy đẹp, lung linh này còn hỗ trợ chiếu sáng cho lái xe khi đi vào buổi đêm. Những đèn có công suất lớn có thể giúp bạn chiếu sáng mọi thứ xung quanh ngay cả khi không có đèn đường.
Các loại đèn led dành cho xe máy khá đa dạng về cả hình thức lẫn giá cả, từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, Theo anh Hoàng Văn Tú, chủ một cửa hàng phụ tùng xe máy tại 247 Quan Hoa, Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: “Hiện nay, nhiều người có xu hướng thay thế hoặc gắn thêm đèn siêu sáng cho xe, nhất là các loại đèn siêu sáng, trợ sáng. Có người thực sự muốn cải thiện chiếu sáng cho xe, cũng có một số người độ đèn chỉ để ngầu, cho chiếc xe 'tỏa sáng' trong đêm”.
Lưu ý, khi thay đèn led nên tìm đến các cơ sở uy tín, nếu sử dụng đèn kém chất lượng hoặc kỹ thuật lắp ráp không chuẩn xác sẽ mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt là ảnh hưởng đến các phụ tùng khác.
(Theo báo Giao thông)
" alt="Những món đồ chơi độc dành cho dân chơi motorbike"/>
Những món đồ chơi độc dành cho dân chơi motorbike