您现在的位置是:Giải trí >>正文
Loay hoay tìm cách quản lý tiền công đức
Giải trí2246人已围观
简介- Minh bạch tiền công đức thu được tại chùa chiền đang là vấn đề làm nóng dư luận thời gian qua,ìmcá...
- Minh bạch tiền công đức thu được tại chùa chiền đang là vấn đề làm nóng dư luận thời gian qua,ìmcáchquảnlýtiềncôngđứthứ hạng của chelsea Tuy nhiên quản lý tiền công đức thế nào lại là vấn đề không hề dễ.
Quảng Ninh được biết đến là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích đền chùa nổi tiếng cả nước. Trong những năm qua việc khai thác du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh tại địa bàn tỉnh được đánh giá là khá tốt.
Với vai trò tiên phong, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động thí điểm việc quản lý tiền công đức tại các cơ sở tín ngưỡng bằng văn bản dự thảo quy định về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn thu tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.
Tuy nhiên, bản dự thảo đã đối mặt với nhiều ý kiến không đồng tình trong giới tăng ni, phật tử ngay trên địa bàn tỉnh. Vietnamnet đã có mặt trong cuộc hội nghị lấy ý kiến về bản dự thảo giữa các bên ngày 23/6 để ghi nhận thông tin.
Nóng vội
Nội dung chính của bản dự thảo này bao gồm việc thành lập ban quản lý tại các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo. Trong đó trưởng ban là đại diện chính quyền địa phương, phó ban là người phụ trách cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và các ủy viên. Ban quản lý sẽ cử người có chuyên môn làm công tác kế toán và thủ quỹ để quản lý nguồn thu.
Tuy nhiên, di tích Phật giáo khác hẳn với các di tích khác bởi chùa chiền là tài sản do các vị Tổ Sư và Phật tử đóng góp để lại qua nhiều thời kỳ, là cơ sở tôn giáo của Giáo hội Phật giáo do trụ trì và tín đồ Phật giáo làm chủ. Việc đặt người đại diện chính quyền địa phương làm trưởng ban đã khiến nhiều tăng ni bức xúc khi cho rằng đã không coi trọng chủ thể của cơ sở tín ngưỡng.
Dự thảo cũng công bố các quy định về nguồn thu của ban quản lý tại cơ sở tín ngưỡng. Các sư tăng cho rằng nguồn thu từ tiền công đức là tài sản của Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), chỉ có Tam Bảo mới có công đức. Vì vậy cũng chỉ có Tam Bảo trong đó có Tăng, Ni là người đại diện mới có quyền tiếp nhận và sử dụng nó.
Hội nghị lấy ý kiến đã thu hút được rất nhiều tăng lữ, phật tử. |
Vì tiền công đức là do nhiều người đem đến một cách tự nguyện nên ban quản lý mà trưởng ban là đại diện chính quyền sẽ đứng ra quản lý và nhận số tiền này thay vị trụ trì liệu có hợp lý? Và liệu người đến chùa khi góp công đức thì tiền sẽ đến tay ban quản lý hay nhiều người sẽ phát tâm tận tay các vị sự trụ trì?
Chưa kể trong bản dự thảo cũng nói đến cụm từ dịch vụ tín ngưỡng bao gồm các hoạt động như khóa trọng lễ, lễ cầu an, lễ giải hạn, cầu siêu… đã vấp phải sự không bằng lòng của nhiều nhà sư. Lí giải về điều này, các nhà sư cho rằng các chùa, sư không bao giờ làm dịch vụ tín ngưỡng mà đây là nghi lễ tôn giáo thiêng liêng đúng đạo lý Vì vậy dự thảo viết là dịch vụ tín ngưỡng là xúc phạm tới Phật giáo.
Chưa kể trong hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được Thủ tướng phê duyệt đã ghi rõ tiền công đức là tài sản của Tam Bảo. Như vậy nếu đại diện chính quyền xã cầm chìa khóa như vậy đã hợp lý? Có ý kiến cho rằng làm như vậy có khác cho đại diện chính quyền xã nắm chìa khóa két bạc của từng gia đình, từng doanh nghiệp?
Thiếu thực tế
Trong bản dự thảo cũng nêu lên vấn đề định giá các hiện vật công đức theo giá trị thị trường để theo dõi sổ sách cũng bị cho là thiếu thực tế. Các hiện vật như tượng Phật, chuông đồng… nếu quy ra theo giá trị thị trường thì không ai có thể định giá chính xác vì đó không chỉ là hiện vật mang giá trị kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa, mỹ thuật… Vì vậy để quy đổi ra giá trị thị trường không phải là chuyện đơn giản.
Bản dự thảo cũng đề ra các khoản chi từ các nguồn thu của cơ sở tín ngưỡng rất chi tiết, cụ thể. Tuy nhiên nhiều người cho rằng việc quy định các khoản chi này một cách chi tiết là quá ảo tưởng. Vì không phải cơ sở tín ngưỡng nào cũng có đủ tiền công đức để chi cho từng đấy hạng mục. Và làm như vậy thì không khác nào biến các vị sư trụ trì thành người làm thuê cho ban quản lý.
Vấn đề quản lý tiền công đức ra sao, chi tiêu và minh bạch số tiền này như thế nào là điều nhiều người quan tâm. |
Thêm một vấn đề được nêu ra là các di tích chùa chiền đã xếp hạng thì bắt buộc phải lập ra ban quản lý, còn các di tích chưa xếp hạng chỉ khuyến khích thực hiện theo. Điều này đã khiến không ít người tham gia hội nghị phản ứng.
“Có nhiều nơi, có một số cá nhân cứ đi khảo sát rồi gạ gẫm nhiều di tích lập hồ sơ xếp hạng di tích để hàng năm được nhà nước cấp kinh phí xây dựng, trùng tu. Tuy nhiên trước đó phải đóng 50, 70 triệu thì mới được xếp hạng. Nay đề ra dự thảo này thì việc xếp hạng di tích sẽ vô hình trở thành cái thòng lọng vào cổ.
Di tích thật thì chả cần yêu cầu vẫn xếp hạng, di tích không có giá trị thì sao phải gạ gẫm? Mà nếu dự thảo này thành hiện thực thì liệu những di tích chưa được xếp hạng và những di tích được xếp hạng rồi có muốn làm hồ sơ và được công nhận nữa hay không?”, một đại biểu nêu ý kiến.
Các ý kiến cũng không đồng tình với việc bán vé tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân đến đây không phải để tham quan du lịch mà đến để thể hiện niềm tin tôn giáo, cầu nguyện quốc thái dân an, nhất là tại các danh thắng: Yên Tử, chùa Hương, Côn Sơn – Kiếp Bạc. Phần lớn các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng này do bàn tay của họ hoặc các bậc tiên tổ qua từng thời kỳ tạo dựng nên. Chẳng lẽ, xã hội hóa xong lại bắt họ mua vé vào lễ, đi lễ hay sao?
Ngoài ra nhiều ý kiến cho rằng bản dự thảo đã không tuân theo quy định của Hiến Pháp khi đối tượng áp dụng của dự thảo này chỉ nhắm vào các cơ sở của Phật giáo trong khi các tôn giáo khác thì không. Điều này hoàn toàn trái với hiện pháp khi đã ghi rõ các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Thừa nhận sai sót
Có mặt tại hội nghị, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Minh người trực tiếp kí vào bản dự thảo trên đã phát biểu nhận sai sót và xin lỗi về những từ ngữ thiếu phù hợp trong bản dự thảo. Ông cũng thừa nhận việc chưa nghiên cứu kĩ về Phật giáo cho phù hợp trước khi đề ra bản dự thảo.
Ông Nguyễn Văn Minh – Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh |
Ông Minh cũng thanh minh rằng vấn đề quản lý nguồn thu này là xuất phát từ ý định tốt nhằm công khai, minh bạch, ngăn ngừa các hành vi lợi dụng danh nghĩa tổ chức, cá nhân cơ sở tín ngưỡng để trục lợi. Tuy nhiên vì còn nhiều vấn đề chưa nghiên cứu kĩ lưỡng nên bản dự thảo đã có quá nhiều vấn đề, Sở Tài chính xin tiếp thu ý kiến và xem xét lại vấn đề này.
Tùng Nguyên
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Atalanta vs Napoli, 02h45 ngày 19/01: Bất phân thắng bại
Giải tríNguyễn Quang Hải - 18/01/2025 08:17 Ý ...
【Giải trí】
阅读更多“Đưa con đi học, rồi chúng tôi lang thang đâu cho đến giờ làm?
Giải tríPhản ứng đầu tiên của anh Nguyễn Tiến Nam (Quận Tân Bình, TP.HCM) khi biết về đề xuất đổi giờ làm là… phản đối. “Nhà tôi có hai cháu, một học mầm non, một học tiểu học. Cháu học mầm non vào lớp lúc 7 rưỡi, cháu học tiểu học thì học từ 7h nên phải có mặt từ 6h45 ở trường. Trong khi đó, cả tôi và vợ đều vào làm từ 8h. Hiện nay, chúng tôi 5 rưỡi đã dậy chuẩn bị đồ ăn sáng cho các cháu, 6h đánh thức các cháu dậy, cho ăn uống rồi làm một “cua” đưa nhau đi học, đi làm. Chúng tôi chọn trường cho các cháu ngay gần chỗ làm để tiện đưa đón nên buổi sáng thường tới cơ quan khá sớm, trước giờ làm khoảng 20 phút. Nếu bây giờ chuyển giờ làm xuống 8h30 thì mỗi sáng chúng tôi chơi không gần một tiếng đồng hồ à?” – anh Nam phân tích.
Đổi giờ làm mà không đổi giờ học là bất hợp lý Chưa kể, theo anh Nam, nếu thực hiện phương án đề xuất mới, giờ về của con cũng lệch cả tiếng so với giờ về của bố mẹ. Vì vậy, nếu trường tổ chức trông trẻ thì hàng tháng phụ huynh lại tốn một khoản phí trông ngoài giờ cho các cô. Còn nếu muốn đón đúng giờ thì chỉ có cách trốn việc đi đón con rồi đưa nhau về cơ quan làm tiếp cho tới hết giờ.
“Buổi sáng bố mẹ “lang thang”, buổi chiều tới lượt các con vất vưởng” – anh Nam bình luận.
Chị Mai Hà Liên (Quận Phú Nhuận, TP.HCM) là phụ huynh của cả hai bé đang học lớp 6. Hiện nay, giờ học của các con chị bắt đầu từ 7h15, giờ về là 17h15. Còn giờ làm việc của công ty chị cũng bắt đầu từ 8h, giờ về là 17h.
“Giờ làm việc của tôi và giờ học của các con tôi hiện tại khá phù hợp. Sáng tôi cho hai cháu đến trường gần nhà rồi lên công ty hết khoảng nửa giờ, nên coi như đến sớm hơn giờ làm khoảng mươi mười lăm phút. Tới buổi chiều tôi về đến trường cũng chỉ muộn hơn giờ tan lớp của các cháu khoảng 15 phút, các cháu không phải chờ quá lâu”.
Một điều bất tiện nhất nếu đổi giờ làm việc đối với chị Liên chính là thời điểm kết thúc.
“Nếu 17h30 mới hết giờ làm, đi nhanh, không kẹt xe cũng phải 18h tôi mới về tới trường học. Đón hai con về đến nhà mới bắt tay vào chuẩn bị bữa tối, nhanh lắm cũng phải gần 19h30 cả nhà mới được ăn. Sau đó các con còn phải chuẩn bị bài cho hôm sau rồi mới được nghỉ… Nói chung, thời gian nghỉ của các con và chúng tôi bị mất đi gần 1h so với hiện tại, không đủ để phục hồi sức khỏe hôm sau tiếp tục đi học, đi làm”.
Tại TP.HCM, chủ trương học lệch giờ được chính quyền nghiên cứu từ năm 2001. Tháng 10/2007, TP.HCM đưa ra kế hoạch với 8 giải pháp cấp bách nhằm giảm tai nạn và ùn tắc giao thông. Trong đó, giải pháp đầu tiên và được xem là trọng tâm là bố trí lại giờ làm việc và học tập. Tới nay, phụ huynh và học sinh ở đây đã khá quen thuộc với khung giờ này.
“Tôi ủng hộ phương án đề xuất thứ hai của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tức là cứ giữ nguyên như hiện nay, các địa phương tự quyết định tùy điều kiện vùng miền” – anh Hoàng Đình Mạnh (Quận 3, TP.HCM) đưa ý kiến.
Theo anh Mạnh, nếu chỉ với lý do mà Vụ Pháp chế (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) đưa ra như để hội nhập vì nhiều cơ quan tổ chức nước ngoài ở Việt Nam đang làm việc từ 9h, hay đề xuất một giờ thống nhất là để liên thông từ trung ương tới địa phương, thuận lợi cho người dân đi giải quyết thủ tục hành chính là không thỏa đáng.
“Các vị cứ thử tính xem số phụ huynh hiện là công chức, viên chức là bao nhiêu thì sẽ thấy sự ảnh hưởng tới cuộc sống của một lượng lớn các gia đình tới mức độ nào, trong khi chắc chắn nhân sự làm việc ở các cơ quan, tổ chức nước nào ở Việt Nam chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Còn để thuận tiện cho người dân đi giải quyết thủ tục hành chính cũng không hẳn, vì thông thường người dân vùng nào sẽ chủ yếu giải quyết ở vùng đó, không có quá nhiều trường hợp phải tới địa phương khác làm việc mà lo lệch giờ. Nếu cần, các cơ quan có thể bố trí một vài người tới trực sớm hoặc về muộn hơn cho phù hợp chứ không cần phải đổi giờ đồng loạt nhưu vậy” – anh Mạnh đề xuất.
Theo anh Mạnh, thực tế có thể có phương án đổi giờ làm thì phải đổi luôn giờ học để phù hợp. “Nhưng khi đó phải có những nghiên cứu khoa học đầy đủ về tác động đối với nhịp sinh học, sự phát triển của trẻ nhỏ với khung giờ hoạt động mới. Có đảm bảo cho sự phát triển thể chất, trí tuệ của các cháu thì hãy đổi”.
Anh Mạnh cho rằng bất cứ đề xuất nào trước khi đưa ra lấy ý kiến cũng cần phải có những nghiên cứu thực tế, nghiêm túc, cân nhắc lợi ích từ nhiều phía để tránh những bàn luận không cần thiết.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) với 2 phương án về thời gian làm việc của công chức, viên chức.
Phương án đầu tiên là bổ sung vào Bộ Luật này quy định: "Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước". Thời gian làm việc dự kiến từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút.
Phương án hai, giữ nguyên như hiện hành, thời gian làm việc không nêu trong Bộ luật Lao động mà được quy định tại các văn bản hành chính. Đối với các Bộ do Thủ tướng quyết định, các địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Ngân Anh
Campuchia giảm giờ học hàng ngày do thời tiết nắng nóng
Vào thứ Năm vừa qua, chính phủ Campuchia đã ra chỉ thị tất cả các trường công lập phải giảm 1 tiếng giờ học thường ngày do nhiệt độ thiêu đốt của mùa khô.
">...
【Giải trí】
阅读更多Clip biến tấu nghi thức Đội hài hước, Trung ương Đoàn xem xét
Giải trí- Hai clip biến tấu nghi thức đi đều của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh khiến người xem không khỏi bật cười.Play"> ...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Santa Clara vs Estoril, 22h30 ngày 18/1: Chủ nhà đang sung
- Nhiều tiện ích của học bạ số
- Vì sao tấn công lừa đảo vào các hệ thống tại Việt Nam tăng đột biến?
- Chuyển đổi số: “Đòn bẩy” nâng tầm sản phẩm OCOP Bình Thuận
- Nhận định, soi kèo Besiktas vs Samsunspor, 22h59 ngày 18/1: Những vị khách khó ưa
- Thủ tướng Anh bất ngờ bị ngắt phát biểu trong cuộc gặp ông Biden
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Adana Demirspor vs Fenerbahce, 23h00 ngày 19/01: Cửa trên gặp khó
-
Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an). Ảnh: Thanh Hùng. Học viên tại đây chủ yếu là trẻ vị thành niên, dưới 18 tuổi, vi phạm pháp luật, từ trộm cắp, gây rối trật tự tới hiếp dâm; vận chuyển, tàng trữ, buôn bán ma túy; giết người. Các em thường mang tâm lý nặng nề, tự ti.
Thường bỏ học lâu ngày, nhiều em thiếu kiến thức cơ bản, không có động cơ, mục đích học tập. Có em còn tái mù chữ.
Vào dạy học, cô Lụa cũng làm quen việc đối diện với những học viên tay chân đầy xăm trổ, lầm lỳ.
Không phân biệt độ tuổi, qua các chương trình rà soát trình độ, học viên được nhà trường chia vào các lớp học chữ. Việc học kết thúc khi học viên hoàn thành chấp hành theo mức độ vi phạm (từ 6 tháng đến tối đa 2 năm).
Song song với việc việc giảng dạy văn hóa, cô Lụa cùng các đồng nghiệp kết hợp giáo dục đạo đức, pháp luật, định hướng cho các em lối sống lành mạnh, có trách nhiệm hơn.
“Chúng tôi không chỉ dạy kiến thức mà còn đan xen những bài học cuộc sống, để cảm hóa, động viên các em trở thành người biết yêu thương, sống có ích cho gia đình và xã hội”.
Ngoài những tiết lên lớp, cô Lụa sẵn sàng chia sẻ với các em trong giờ ra chơi, sinh hoạt ngoại khóa hoặc bất cứ khi nào học viên cần hỗ trợ. “Tôi luôn nghĩ mình không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn như người mẹ thứ hai, động viên, giúp đỡ các em vượt qua mặc cảm để học tập, rèn luyện thật tốt”.
Ngoài việc uốn nắn từng con chữ, truyền đạt kiến thức gắn với cuộc sống, cô Lụa kịp thời khen ngợi các học viên để tạo không khí tiết học sôi nổi, giúp các em dễ tiếp thu bài hơn.
Trong suốt hơn 10 năm gần gũi, chia sẻ với những mảnh đời lầm lỡ, cô Lụa nhận ra nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt. “Có em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhiều em dù có gia đình nhưng chưa được người thân một lần vào thăm. Biết các em tủi thân, chúng tôi đã động viên, khích lệ rất nhiều. Mỗi ngày, bước chân vào trường, tôi cảm nhận được niềm tin trong ánh mắt học viên nên càng muốn giảng dạy cho các em những kiến thức, bài học để làm lại cuộc đời”, cô Lụa chia sẻ.
Là cô giáo trong ngành công an, cô Lụa cho hay, dù buộc phải mạnh mẽ nhưng nhiều lúc cô không khỏi xúc động trước hoàn cảnh của học sinh. “Không phải lúc nào cũng dùng đến các biện pháp cứng rắn, chúng tôi gần gũi các em qua những lời tâm tình, động viên, cũng như sự thấu hiểu, đồng cảm. Không ít em vào đây do hoàn cảnh đưa đẩy, nhận thức không đầy đủ chứ không phải do tâm ý sinh ra hành vi như thế”, cô Lụa chia sẻ.
Với những học viên khó bảo, sau nhiều lần nhắc nhở không thành, ngoài việc kèm cặp trên lớp, cô Lụa tìm cách gặp riêng. Cô tranh thủ những ca tối trực văn hóa để gặp, trao đổi, khích lệ điểm tích cực để các em lấy lại tự tin.
Tâm huyết với các học viên, cô giáo chấp nhận đôi khi đánh đổi thời gian dành cho gia đình nhỏ, dù luôn cố gắng để không ảnh hưởng giữa công việc và gia đình.
Nỗ lực của cô Lụa được đền đáp khi cô chứng kiến những đứa trẻ ngày đầu thậm chí phải cầm tay nắn từng nét chữ, nay đã biết đọc, biết viết, thành thạo các kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia. Nhiều học viên bày tỏ mong muốn ra trường có việc làm tử tế, sống có ích.
Học viên N.K.C.Đ (đến từ Lạng Sơn, thời hạn chấp hành giáo dưỡng 18 tháng) chia sẻ đầy biết ơn khi được cô Lụa giúp có thêm kiến thức, hiểu hơn về pháp luật. Nam sinh được cô Lụa chủ nhiệm từ lớp 1 đến lớp 3 này thổ lộ: “Sắp kết thúc thời gian kỷ luật, em đã biết tính toán, đọc, viết. Em muốn làm việc tốt, sống có ích cho xã hội, không vi phạm pháp luật sau khi ra trường”.
Cô Lụa vui nhất khi nhận được cuộc gọi, tin nhắn của cựu học viên báo đã có công việc ổn định, có gia đình riêng hạnh phúc.
“Có lẽ đó là điều hạnh phúc nhất của những giáo viên tại các trường chuyên biệt. Đây là động lực để chúng tôi thêm cố gắng, trau dồi chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ”, cô Lụa xúc động.
Cô giáo Lê Thị Hồng Lụa là một trong 60 giáo viên được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024 do T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ GD-ĐT và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
'Cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục giải bài toán thừa, thiếu cục bộ'
Nhiều ý kiến từ địa phương cho rằng cần giao thẩm quyền, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên cho cơ quan quản lý giáo dục, thay vì thực tế như hiện nay." alt="Cô giáo “làm mới” những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ">Cô giáo “làm mới” những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ
-
Như vậy, sáng nay, các thí sinh dự thi vào lớp 10 khối chuyên Toán, chuyên Tin và chuyên Sinh của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên đã hoàn tất các bài thi của mình.
Chiều nay 6/6 là buổi thi môn chuyên cho các thí sinh vào các khối chuyên Vật lý và Hóa học, cũng với thời gian 150 phút.
Năm 2022, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên tuyển 540 chỉ tiêu vào lớp 10 các lớp chuyên Toán, Tin, Lý, Hoá, Sinh và Chất lượng cao (mỗi hệ 90 học sinh).
Mỗi thí sinh được đăng ký dự thi tối đa vào hai trong năm lớp chuyên: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học.
Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên cho biết, thí sinh được đưa vào danh sách xét tuyển phải dự thi đầy đủ 3 bài thi, không vi phạm quy chế thi. Điểm thi của từng môn: môn Ngữ văn, môn Toán (vòng 1) và môn chuyên phải đạt từ 4 trở lên.
Nhà trường cũng lưu ý, điểm môn Ngữ văn là điều kiện, không dùng để tính điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên.
Điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên là tổng điểm thi môn Toán (vòng 1) nhân hệ số 1 và điểm thi môn chuyên nhân hệ số 2.
Nhà trường cũng không cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh.
Kết quả thi sẽ được công bố trước ngày 25/6/2022 qua tin nhắn đến số điện thoại thí sinh và trên website của nhà trường và Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN.
Đối tượng dự tuyển vào lớp chất lượng cao phải đáp ứng điều kiện đã tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các lớp chuyên năm 2022 của trường và có điểm thi của từng môn: môn Ngữ văn, môn Toán (vòng 1) đạt từ 4 trở lên; có hồ sơ đăng ký xét tuyển vào lớp 10 chất lượng cao.
>>>Chi tiết lịch thi vào lớp 10 của 63 tỉnh, thành phố
Thanh Hùng
Đề thi vào lớp 10 môn Toán vòng 1 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên 2023
Chiều nay 4/6, các thí sinh dự thi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội năm học 2023-2024 đã trải qua bài thi môn Toán vòng 1." alt="Đề thi vào lớp 10 môn Toán chuyên vòng 2 Trường Chuyên Khoa học Tự nhiên 2022">Đề thi vào lớp 10 môn Toán chuyên vòng 2 Trường Chuyên Khoa học Tự nhiên 2022
-
Đối với lớp không chuyên, THPT chuyên Lê Hồng Phong tuyển 180 học sinh, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển 90 học sinh. Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Gia Định, THPT Nguyễn Hữu Huân và THPT Mạc Đĩnh Chi tuyển học sinh chuyên và tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông thường theo 3 nguyện vọng ưu tiên.
Các môn thi chuyên gồm: Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tin học.
Đối với học sinh đăng ký thi chuyên Tin học có thể chọn môn chuyên là Tin học (học sinh viết bằng ngôn ngữ Pascal hoặc C/C++) hoặc chọn thi môn Toán chuyên. Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp chuyên Tin học gồm 70% dành cho học sinh chọn môn chuyên là Tin học và 30% dành cho học sinh chọn thi môn Toán chuyên.
Riêng lớp chuyên tiếng Pháp Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong sẽ tuyển học sinh trong các lớp chương trình song ngữ tiếng Pháp đã trúng tuyển của trường.
Các học sinh đã tốt nghiệp THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh (học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác được tham gia dự tuyển vào Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong) và có thêm các điều kiện như:
Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.- Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định; Xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp 6, 7, 8 từ Khá trở lên; Tốt nghiệp trung học cơ sở loại giỏi.
Lịch thi lớp 10 chuyên ở TP.HCM như sau:
Điểm xét tuyển vào lớp 10 chuyên là tổng điểm: điểm Ngữ văn + điểm Ngoại ngữ + điểm Toán + (điểm môn chuyên x 2).
Điểm xét tuyển vào lớp 10 không chuyên là tổng điểm: điểm Ngữ văn + điểm Ngoại ngữ + điểm Toán.
Nếu không trúng tuyển vào các trường, lớp chuyên, học sinh tốt nghiệp THCS tại TP.HCM vẫn được tham gia dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông khác theo 3 nguyện vọng đã đăng ký thi tuyển.
Lê Huyền
" alt="Chỉ tiêu vào lớp 10 các trường THPT chuyên, trường có lớp chuyên ở TP.HCM 2022">Chỉ tiêu vào lớp 10 các trường THPT chuyên, trường có lớp chuyên ở TP.HCM 2022
-
Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Hà Tĩnh, 18h00 ngày 18/1: Khách ‘ghi điểm’
-
Ông Hsiung Chen Chung, chuyên gia kiểm toán của Công ty CPA AKAM HongKong (Trung Quốc) thông tin về quy trình kiểm toán quốc tế với hệ thống kỹ thuật cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Ảnh: M.Tuấn Tại hội thảo, chuyên gia kiểm toán Hsiung Chen Chung đến từ Công ty CPA AKAM HongKong (Trung Quốc) đã thông tin với các đại biểu, đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (CA) công cộng về quy trình kiểm toán hệ thống kỹ thuật cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và dịch vụ tin cậy; Các thủ tục, điều kiện cần đáp ứng để các tổ chức kiểm toán quốc tế công nhận. Đây là quy trình kiểm toán kỹ thuật bắt buộc để chứng thư số của Cơ quan chứng thực chữ ký số gốc quốc gia - RootCA và các CA công cộng tại Việt Nam được quốc tế công nhận.
Trong khi đó, chuyên gia Campbell Cowie, Giám đốc Chính sách, tiêu chuẩn và pháp lý của Công ty iProov UK (Vương Quốc Anh) đã cập nhật về những xu hướng công nghệ mới trong lĩnh vực xác thực điện tử, xác minh danh tính từ xa đang được các quốc gia phát triển trên thế giới áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả chuyển đổi tích cực.
Trao đổi tại hội nghị, nhấn mạnh chuyển đổi số đang là xu hướng phát triển chung của toàn thế giới, bà Tô Thị Thu Hương, Giám đốc NEAC cho biết: Việt Nam cũng đang hòa mình vào xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số và công dân số. Chính phủ Việt Nam đã xác định danh tính số, chứng thư chữ ký số là một trong những tài sản số quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh một cách toàn diện.
Cũng theo bà Tô Thị Thu Hương, chữ ký số đang ngày càng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chữ ký số chỉ có giá trị trong phạm vi quốc gia là chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cũng như xu thế toàn cầu hóa.
Với các tổ chức chứng nhận quốc tế như Mozilla, Microsoft hay Webtrust, các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đều được yêu cầu kiểm toán kỹ thuật để đánh giá mức độ sẵn sàng của hệ thống. Thực tế, các quốc gia như Hàn Quốc, Ấn Độ đã xây dựng một chu kỳ yêu cầu kiểm toán hệ thống từ 24 đến 36 tháng.
“Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống sẵn sàng cung cấp dịch vụ và nâng cao tính tin cậy của Root CA Việt Nam, đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế để tạo tiền đề cho các CA công cộng của Việt Nam thuận lợi hội nhập với thế giới là yêu cầu cấp thiết”, bà Tô Thị Thu Hương cho hay.
Song song đó, đại diện NEAC cũng nhấn mạnh rằng, việc xác minh danh tính nhằm đảm bảo tính xác thực trong các giao dịch trên môi trường số là vô cùng cần thiết. Xu hướng công nghệ xác thực điện tử trên thế giới đang ngày càng phát triển. Các đơn vị, tổ chức tại Việt Nam cần luôn luôn cập nhật xu thế, công nghệ mới, thực tiễn triển khai hiện nay trên thế giới để giúp quá trình chuyển đổi số của Việt Nam được toàn diện và ngang bằng với các nước phát triển trên thế giới.
“Để đạt mục tiêu nhanh chóng được quốc tế công nhận, chúng ta cần tăng cường nâng cao năng lực quản trị, vận hành hệ thống cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo tuân thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế”,đại diện NEAC nêu quan điểm.
Trên thực tế, những năm gần đây, RootCA Việt Nam do NEAC đảm trách đã thường xuyên thực hiện kiểm toán kỹ thuật hệ thống RootCA-G3 của mình phục vụ mục đích hội nhập quốc tế về chữ ký số, xác thực điện tử.
Không những thế, việc kiểm toán kỹ thuật hướng đến hệ thống RootCA-G3 được cấp chứng nhận quốc tế của tổ chức WebTrust sẽ tạo tiền để tiến tới chứng thư số của RootCA được công nhận trong các nền tảng trình duyệt lớn và hệ điều hành phổ biến. Điển hình là NEAC đang triển khai tích cực các quy trình thủ tục để gia nhập danh sách tin cậy của Microsoft. Đây là một bước tiến quan trọng của NEAC trong mục tiêu hội nhập quốc tế.
“Những vấn đề mới, quan trọng về quy trình kiểm toán kỹ thuật quốc tế với hệ thống CA cũng như các công nghệ mới trong xác thực điện tử được các chuyên gia quốc tế thông tin tại hội thảo sẽ là chìa khóa quan trọng thúc đẩy các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng sớm vươn mình ra thế giới, đóng góp tích cực cho sự nghiệp chuyển đổi số quốc gia cũng như quá trình hội nhập của Việt Nam với quốc tế”, đại diện NEAC chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, đánh giá đây là một hoạt động hữu ích với các CA công cộng, ông Phùng Huy Tâm, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử nhận xét: Các chuyên gia quốc tế đã cung cấp những thông tin chuẩn mực, những lưu ý quan trọng đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số tin cậy; Đồng thời mang đến những khuyến nghị, cập nhật mới về giải pháp công nghệ cho xu hướng cung cấp dịch vụ toàn trình điện tử từ xa.
“Các thành viên Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử đã hiểu rõ về các hệ thống đánh giá CA công cộng của WebTrust cũng như những lựa chọn kiểm toán kỹ thuật khác đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số tin cậy. Qua đó, các đơn vị có thể tự nghiên cứu, đánh giá hoặc cùng các thành viên khác trong Câu lạc bộ hỗ trợ nhau để triển khai nâng cấp dịch vụ tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng chủ trương, chính sách của Nhà nước về dịch vụ tin cậy”,ông Phùng Huy Tâm cho biết.
" alt="Mở hướng để doanh nghiệp chứng thực chữ ký số công cộng vươn ra thế giới">Trung tuần tháng 3/2024, Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia – NEAC đã khởi động lại hoạt động đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế WebTrust cho Hệ thống quản lý, khai thác chứng thư số nước ngoài và hỗ trợ các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được công nhận quốc tế, sẵn sàng cho triển khai Luật Giao dịch điện tử năm 2023. Mở hướng để doanh nghiệp chứng thực chữ ký số công cộng vươn ra thế giới