Chị Nguyễn Thị Thanh (35 tuổi, Thanh Xuân, Hà Đông) chở con gái đi học đã dừng lại để check-in. “Nhìn những chiếc chóng chóng đầy sắc màu, tôi nhớ về tuổi thơ với những chiếc chong chóng tự làm bằng giấy vở đã viết kín. Còn con gái tôi vì không có không gian nên bình thường chỉ được ngắm chiếc chong chóng được gài vào ban công. Nay hai mẹ con rất vui khi thấy những chiếc xe đáng yêu chở đầy chong chóng khắp phố phường”.
Đứng cạnh chiếc xe chở quà, cậu bé Thành An (8 tuổi, bán thuốc lá, vé số dạo) ngại ngùng không dám tiến lại gần. Chỉ khi được các PG vẫy tay, kéo lại cậu bé mới bước tới. An bảo: “Con tưởng phải mất tiền mới được chong chóng nên không dám mong mình có quà. Chiếc chong chóng này con sẽ gắn vào giỏ đồ này, con đi nhanh là nó cũng sẽ bay, con chạy thì nó càng bay nhanh hơn”. An mồ côi bố mẹ, hiện chỉ còn bà nội 70 tuổi là người thân duy nhất. Trong nhà hai bà cháu chưa bao giờ có hoa. Vì vậy An muốn có một bó hoa mang về tặng bà.
Trước chiếc xe chở quà được trang trí tỉ mỉ cùng đoàn xe chong chóng rực sắc màu, chị Mai Hiên (khu Rừng Cọ, Ecopark) chia sẻ: “Những chiếc xe đáng yêu này không chỉ làm cho các em bé thích thú mà người lớn như tôi cũng muốn chạm vào để được trở về với tuổi thơ”.
"Những bông hoa hay những chiếc chong chóng mà Tập đoàn Ecopark muốn gửi tặng đến các em nhỏ không đơn thuần là những món quà mà những người làm nên sự kiện mong muốn được cùng các em chia sẻ, nói lời yêu thương, biết ơn tới những người xung quanh bởi học và trao yêu thương chưa bao giờ là đủ”, đại diện tập đoàn Ecopark chia sẻ.
Ecopark muốn cùng các em nhỏ, những người con, người cháu mượn món quà để dẫn lối, nói lời yêu thương mà trước đó các em còn ngại ngùng chưa bày tỏ đến các bà, các mẹ. Vì vậy, trên mỗi món quà đều gắn thông điệp cảm xúc như “Mẹ là người mình thương nhất”, “Chào cậu, tớ là hộp quà kẹo ngọt, tớ có quà cho cậu và mẹ”…
Xuân Thạch
" alt=""/>Roadshow ‘chở cả tuổi thơ’ gây thương nhớ khắp phố phường Hà NộiNgày đầu tiên, Kimazae thử hai loại phở của cùng một thương hiệu nổi tiếng nhưng ở hai cơ sở khác nhau tại Đà Nẵng. Bữa ăn đầu tiên, anh ghé cơ sở trên đường Hồ Nghinh (quận Sơn Trà) và gọi món phở lòng bò vị Hàn Quốc.
Theo mô tả trên thực đơn của quán, đây là món phở “mang đến cho thực khách trải nghiệm mới về ẩm thực, là kết tinh của hai nền văn hóa ẩm thực lâu đời là Hàn Quốc và Việt Nam”.
Nam du khách nhận xét nước dùng phở đặc sánh và cay, còn lòng được sơ chế kỹ nên không hề có mùi tanh. “Vị cay ngay cả khi chưa thêm gia vị. Còn sợi phở mềm, đầy đặn nhưng hơi béo”.
Theo cảm nhận của Kimazae, phở ở đây có giá đắt hơn so với những quán thông thường khác. Giá phở lòng bò từ 80.000 – 120.000 đồng/suất (tùy khẩu phần ăn).
“Nhưng đắt bao nhiêu thì cũng đáng giá bấy nhiêu, vì chất lượng tốt và phục vụ rất nhiều thịt bò kèm theo”, Kimazae nói.
Bữa tiếp theo trong ngày, vị khách đến cơ sở thứ 2 nằm trên đường Pasteur (quận Hải Châu). Tại đây, anh gọi món phở sườn cay đặc biệt vì đây là món được người Hàn Quốc yêu thích, có giá 149.000 đồng.
Sau khi thưởng thức hết tô phở, Kimazae thừa nhận “no căng bụng” vì miếng sườn to và suất ăn đầy đặn bánh phở. Theo cảm nhận của anh, nước dùng ở đây cũng có độ đặc sánh, hương vị khá giống món phở lòng bò.
Ngày thứ hai, Kimazae dùng bữa trưa tại quán phở có tiếng trên đường Lý Tự Trọng (quận Hải Châu) và gọi một phần phở tái có giá 55.000 đồng, thêm một suất ram tôm thịt, giá 230.000 đồng.
Anh rất ấn tượng với cách phục vụ nhanh chóng và chu đáo của quán. Món ăn được chế biến nhanh. Thực khách có thể dùng thêm trà hoa nhài hay kim chi tùy sở thích.
“Nước dùng ở đây trong và ngon, nhìn rất sạch sẽ. Tuy nhiên, theo khẩu vị riêng, tôi thấy hơi nhạt nên đã nêm nếm chút gia vị cho đậm đà. Nhưng đây vẫn là loại phở tôi khuyên bạn nên ăn khi tới Đà Nẵng”, Kimazae nêu cảm nhận.
Anh cũng đánh giá cao hương vị món ram tôm thịt với phần vỏ giòn rụm, phần nhân đầy đặn, vừa miệng, chấm cùng nước mắm chua ngọt rất ngon.
Vị khách Hàn Quốc còn thừa nhận cố gắng ăn nhiều nhưng không thể sử dụng hết phần ăn đã gọi. “Tô phở khá đầy nên tôi ăn no lắm. Dù hai món đều ngon, tôi dùng hết sức có thể nhưng không thể ăn thêm được nữa”, anh bày tỏ.
Bữa tối, Kimazae tiếp tục tìm đến một quán phở trên đường Ngô Quyền (quận Sơn Trà). Quán nằm ngay mặt đường lớn. Anh gọi một tô phở tái, giá 45.000 đồng, được phục vụ một số loại rau kèm theo như giá đỗ, ngò gai, húng chó.
Vì đã thưởng thức phở Việt nhiều lần và học hỏi cách ăn của người địa phương nên vị khách này cũng cho thêm rau và một số gia vị như giấm tỏi, ớt chưng,… để món ăn hấp dẫn hơn.
“Nước dùng có hương vị khá giống món phở lúc trưa tôi thưởng thức. Tuy nhiên, phở ở đây thường cho thêm lá ngò gai”, Kimazae nhận xét.
Kimazae cho biết, như vậy là trong 2 ngày, anh đã thử tới 4 loại phở bò khác nhau.
Anh nhận xét cả 4 loại đều ngon, song mỗi phiên bản có một hương vị riêng, không hòa lẫn. Thậm chí, mỗi loại được bán với giá khác nhau, từ bình dân đến đắt tiền.
“Nếu bây giờ ăn lại một trong các món phở đó, tôi vẫn có thể ăn tiếp được”, vị khách hài hước bày tỏ.
Ảnh: Kimazae Life
Chàng rể Việt bán bánh tráng nướng ở Thái Lan, kiếm vài triệu/ngày 'nhẹ tênh'Tiệm bánh tráng nướng của chàng rể Việt và người vợ Thái Lan không có địa điểm cố định, chỉ bán vài tiếng mỗi ngày nhưng luôn đông kín khách, thu lời tiền triệu “nhẹ tênh”." alt=""/>Khách Hàn ăn 4 loại phở bò trong 2 ngày ở Đà Nẵng, hài hước nói một câu