当前位置:首页 > Nhận định > Siêu máy tính dự đoán Barcelona vs Mallorca, 2h30 ngày 23/4 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Kristian Hegaard, sinh viên luật 25 tuổi ở ĐH Copenhagen, Đan Mạch
Trong đơn khiếu nại gửi tới người phụ trách khóa Luật thuế, Hegaard đã khẳng định rằng anh và các sinh viên khác sẽ không tham gia những giờ học môn này vì cảm thấy không ổn về nội dung.
Thông điệp được gửi tới ông Bjorn Hansen, tuy nhiên ông đã đệ đơn kiện sinh viên vì đã bôi nhọ danh dự của ông.
“Tôi đã gửi đơn khiếu nại tới người này” – ông Hegaard viết.
Được biết, Hegaard là một nhà vận động vì quyền của người tàn tật và hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực chính trị của Đan Mạch. Anh nói thêm rằng, vị giảng viên có vẻ như không thích sử dụng phương pháp làm việc nhóm trong việc giảng dạy của mình – một kỹ năng mà anh cho là bắt buộc ở các trường đại học.
Trong khi đó, truyền thông Đan Mạch cho rằng, vụ kiện của ông Hansen có thể sẽ là lời cảnh báo cho những lời than phiền của sinh viên trong tương lai.
Phát biểu trên một trang web dành cho sinh viên Đan Mạch, ông nói: “Vấn đề là những lời than phiền đó không phải sự thật và nó khiến tôi rất khó chịu”.
Ngoài ra, ông cũng khẳng định, anh chàng sinh viên Hegaard đang sử dụng lời than phiền này để thu hút sự chú ý của dư luận vào các hoạt động chính trị của anh ta. “Tôi sẽ không bao giờ kiện nếu như lời than phiền đó tới từ một sinh viên bình thường” – ông nói.
Đươc biết, đây là lần đầu tiên một sinh viên của ĐH Copenhagen bị kiện bởi một giáo viên. “Tôi đã viết một lời phàn nàn bình thường, vì thế tôi rất ngạc nhiên trước phản ứng này” – Hegaard, người đã học tập ở trường từ năm 2010 cho hay. Và Hegaard cũng cho rằng chính vị giảng viên mới là người châm ngòi nổ, khiến sự việc trở nên phức tạp hơn.
Bình luận về sự việc này, ông Kristian Dam Hove – chủ tịch tổ chức sinh viên luật lớn nhất Đan Mạch cho rằng: “Theo cá nhân tôi, tôi nghĩ rằng chuyện này thật vô cùng ngớ ngẩn. Nhưng ở một mức độ cơ bản, cũng thật điên rồ nếu như có một tiền lệ về việc sinh viên bị kiện khi than phiền về chất lượng giảng dạy”.
Trong khi đó, phát ngôn viên ĐH Copenhagen cho biết, hiện tại họ chưa thể bình luận gì thêm.
MC Thảo Vân
Từ một công chức tại Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành MC nổi tiếng của nhiều chương trình truyền hình, được khán giả yêu mến. Cho đến thời điểm này, nhìn lại chặng đường làm MC nhiều cơ duyên và cũng nhiều kỷ niệm, chị có điều gì muốn chia sẻ với khán giả?
Đến với nghề MC là một cái duyên, là may mắn của tôi khi được làm một công việc phù hợp với khả năng của mình, mình đóng góp được một phần có ích cho xã hội. MC là một công việc rất thú vị khi tôi được biết nhiều người, học được nhiều cái hay, hiểu ra thêm được rất nhiều thứ. Cuộc sống thú vị hơn rất nhiều khi được mở mang như thế!
Từ bé chị được phát hiện có giọng hát hay, sao chị không theo đuổi con đường ca hát mà lại chọn công việc là một công chức rồi trở thành “MC trái ngành”?
Có lẽ mọi thứ là do duyên cả, tôi đã từng được tuyển để thành ca sỹ của Đoàn Nghệ thuật Quân khu I năm 1987, cuối cùng chỉ được có 10 ngày lại về để đi học Đại học.
Mọi thứ cứ diễn ra tự nhiên thế thôi, không khiên cưỡng, và cho đến giờ tôi hài lòng với những thay đổi đó...
Thảo Vân quen thuộc với chương trình Táo Quân suốt 16 năm.
Khi chương trình Táo Quân, món ăn tinh thần trong những dịp Tết, ngừng sản xuất sau 16 năm khiến các nghệ sĩ và chị nhiều tiếc nuối. Chị gọi quãng thời gian gắn bó với chương trình là “thanh xuân” của mình. Với chị, câu nói: “Chào mừng quý vị và các bạn đến với chương trình Gặp nhau cuối năm hai nghìn..." vang lên vào mỗi đêm giao thừa là những lời thân thương, rút ruột rút gan...?
Đó đúng là một khoảng thời gian quá dài trong đời một người, với tôi lại càng là khoảng thời gian đáng nhớ. Gặp nhau cuối tuần và Gặp nhau cuối năm gắn bó với nhiều sự kiện lớn trong đời tôi.
Mẹ tôi ra đi khi bà chuẩn bị để đón xem chương trình đầu tiên con gái được lên truyền hình, cuộc hôn nhân của tôi cũng là quãng thời gian đó, nên với tôi, quả thật những năm tháng ấy quá đỗi thân thương…
Được biết, bé Tít (Gia Bảo) con trai của chị và của NSND Công Lý. Dù mới 15 tuổi nhưng cậu bạn đã cao xấp xỉ bằng với bố, sở hữu nhiều nét đẹp và được dự đoán sẽ trở thành “soái ca” trong tương lai. Ở thời diểm ngưỡng cửa tuổi trưởng thành như thế này, việc nuôi dạy bé Tít chị có gặp khó khăn gì không?
Tôi nghĩ là vừa khó vừa dễ, đây là giai đoạn mà con có những thay đổi và có những sự khôn lớn khác hẳn thời điểm trước. Tâm tính cũng hay bị ảnh hưởng, dễ vui, dễ xúc động, tuổi mới lớn mà.
Cách mà tôi đang làm với con đó là chia sẻ với nhau, không dễ cho lắm vì sự khác biệt về tuổi tác, về suy nghĩ, sở thích… nên đôi khi có những cuộc trao đổi làm tôi muốn vò đầu bứt tai vì không biết nên thế nào.
Tôi vẫn luôn hướng theo cách là tôn trọng con, tin tưởng con và cố gắng hợp tác với con.
Thảo Vân và con trai Gia Bảo.
Cuộc sống một mẹ một con cũng đã khoảng 10 năm...cNếu gặp được người đàn ông khiến trái tim chị rung động lần nữa, chị có đi bước nữa không? Bé Tít có khi nào khuyên mẹ... đi lấy chồng?
Tôi vẫn luôn nghĩ gia đình là một yếu tố quan trọng đối với bất kỳ ai. Tôi vẫn luôn mong muốn mình sẽ có một gia đình êm ấm, nhưng chuyện chồng con có lẽ là duyên số nên tôi cũng cứ để tự nhiên thôi, khi nào đến sẽ đến.
Tít nhà tôi là cậu bé khá tinh tế, con không bao giờ nói ra thành lời những chuyện liên quan đến tình cảm riêng tư, nhưng tôi tin là con tôi sẽ ủng hộ tôi khi biết tôi đã sẵn sàng...
(Theo Dân trí)
Cách hành xử khéo léo, văn minh của MC Thảo Vân cùng nghệ sĩ Công Lý sau ly hôn nhận được nhiều lời khen ngợi của dân mạng.
" alt="MC Thảo Vân: “Tôi vẫn luôn mong muốn có một gia đình êm ấm”"/>Bộ GTVT Thái Lan đã mời các tài xế đăng ký dịch vụ và bắt đầu thử nghiệm hệ thống từ ngày 29/10 đến 28/11/2021. Hệ thống thu hút 20.609 lái xe tham gia giai đoạn chạy thử miễn phí. Sau một thời gian cải tiến liên tục, M-Flow chính thức triển khai từ ngày 15/2, bắt đầu từ các trạm Thap Chang 1, Thap Chang 2, Thanyaburi 1 và Thanyaburi 2 trên Xa lộ 9 (Bang Pa-In-Bang Phli).
M-Flow là gì?
Theo Cục Đường cao tốc (DOH), M-Flow là hệ thống thu phí tự động, sử dụng AI. Cục khẳng định hệ thống có thể khớp biển số xe với chủ sở hữu chính xác 99%, cho phép tài xế băng qua các trạm thu phí mà không cần giảm tốc và với tốc độ tối đa 120km/giờ. Không chỉ có vậy, M-Flow có khả năng xử lý 2.000-2.500 phương tiện/giờ mỗi làn. DOH mong đợi M-Flow sẽ nhanh hơn 5 lần so với hệ thống thanh toán hiện nay.
Khác biệt giữa M-Flow và các hệ thống thu phí hiện hành
M-Flow là hệ thống trả sau, còn Easy Pass của Cơ quan đường cao tốc Thái Lan (EXAT) và M-Pass của DOH là trả trước. M-Flow hỗ trợ tất cả các loại phương tiện (4 bánh, 6 bánh hoặc nhiều hơn), còn hai loại cũ chỉ áp dụng cho xe 4 bánh. Các thành viên của Easy Pass và M-Pass phải dán thẻ tương ứng trên kính chắn gió, còn M-Flow không yêu cầu bất kỳ thẻ gì. Công nghệ AI và camera sẽ tự động quét biển số khi xe đi qua.
M-Flow tương thích với nhiều loại thanh toán, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, tài khoản ngân hàng, tài khoản M-Pass/Easy Pass, ngân hàng trực tuyến, ATM... Người dùng cài đặt để trả vào ngày 1 hoặc 16 hàng tháng, hoặc trả theo từng lần sử dụng. Tuy nhiên, hệ thống mới chưa áp dụng với các phương tiện mới dùng biển màu đỏ hoặc bị mờ.
Tính đến tháng 2, đã có 110.341 phương tiện đăng ký M-Flow. Từ khi hệ thống được giới thiệu vào ngày 15/2, trung bình 60.000 xe sử dụng M-Flow mỗi ngày. Lái xe phải để ý các biển báo và bề mặt sơn của làn đường M-Flow (nằm bên tay phải). Những người không đăng ký vẫn có thể dùng làn này song phải trả phí trong vòng 2 ngày sau khi qua cổng, nếu không sẽ bị phạt gấp 10 lần phí ban đầu. Số tiền phạt sẽ tăng lên nếu không thanh toán trong vòng 12 ngày.
Theo Bộ trưởng Chidchob, một khi hệ thống M-Flow được triển khai trên tất cả đường ô tô và cao tốc, hệ thống thu phí tiền mặt kiểu cũ như M-Pass và Easy Pass sẽ bị loại bỏ. Để đăng ký, tài xế phải cung cấp số điện thoại di động đang kích hoạt, thẻ căn cước, tài liệu đăng ký xe, ảnh mặt trước của xe. Nếu không phải chủ sở hữu phương tiện, phải có giấy ủy quyền từ chủ sở hữu.
Du Lam (Tổng hợp)
Với ứng dụng của VETC, người dùng có thể thường xuyên kiểm tra lịch sử xe qua trạm thu phí không dừng như một cách để phát hiện trường hợp lỗi bất thường.
" alt="Thái Lan ứng dụng AI vào thu phí không dừng, xe không cần giảm tốc"/>Thái Lan ứng dụng AI vào thu phí không dừng, xe không cần giảm tốc
Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Kayserispor, 22h59 ngày 20/4: Lời đáp trả
Alibaba nằm trong số hơn 270 công ty Trung Quốc “lên sàn” tại New York được xác định có nguy cơ bị hủy niêm yết theo Đạo luật giải trình công ty nước ngoài (HFCAA), do những tranh cãi kéo dài liên quan việc tuân thủ kiểm toán theo quy định của Mỹ.
Cụ thể, các công ty Trung Quốc đang giao dịch trên sàn chứng khoán New York lưu trữ hồ sơ tài liệu ở Đại lục, trong khi cơ quan chức năng Mỹ yêu cầu quyền truy cập toàn bộ vào các giấy tờ này để thực hiện chức năng kiểm toán.
Ngoài Alibaba, còn có các công ty khác cũng nằm trong diện xem xét huỷ niêm yết như Yum China Holding, công ty công nghệ sinh học BeiGene Ltd, Weibo Corp và JD.Com.
Năm 2014, Alibaba đã có đợt chào bán cổ phiếu lần đầu lớn nhất tại thời điểm đó, mở đường cho các công ty Trung Quốc niêm yết tại thị trường chứng khoán Mỹ để tìm kiếm nguồn vốn mới.
Tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc thành lập từ năm 1999 trong 1 căn hộ của Jack Ma. Kể từ năm 2020 đến nay, công ty liên tục bị “trấn áp” bởi cả cơ quan chức năng Mỹ và Trung Quốc, khiến giá cổ phiếu sụt giảm liên tục.
Alibaba đang lên kế hoạch niêm yết lần đầu tại thị trường Hong Kong, nhắm tới nguồn vốn của nhà đầu tư ở Trung Quốc Đại lục.
“Việc đăng ký niêm yết lần đầu ở Hong Kong không có nghĩa họ đang chuẩn bị cho việc bị huỷ niêm yết tại Mỹ. Họ chỉ đơn giản là muốn giảm thiểu rủi ro ở thị trường đó”, Bo Pei, chuyên gia phân tích của Tiger Securities cho biết.
Vinh Ngô (Theo Reuters)
" alt="Mỹ đưa Alibaba vào danh sách huỷ niêm yết trên sàn chứng khoán"/>Mỹ đưa Alibaba vào danh sách huỷ niêm yết trên sàn chứng khoán
Một vài ngày trước đó, một số phụ huynh còn mang băng rôn, khẩu hiệu treo trước cổng trường yêu cầu dừng chương trình học theo mô hình “trường học mới Việt Nam” (VNEN).
Trong đơn kiến nghị phụ huynh cũng đã ghi nhận sự nỗ lực của nhà trường trong chương trình đề án VNEN như: cơ sở khuôn viên nhà trường được cải thiện, các cô giáo tận tâm, nhiệt tình trong giảng dạy, cùng phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng dạy học.
![]() |
Phụ huynh nêu ý kiến tại buổi họp |
Tuy nhiên, phụ huynh cho rằng con họ bị ‘đuối’ dần và tụt lại xa so với học trình trường học hiện hành. Học theo mô hình VNEN chủ yếu để các em làm chủ tiết học, tìm hiểu kiến thức, trao đổi nhóm các giáo viên hướng dẫn nhưng các em còn quá nhỏ chưa đủ ý thức trong việc học nên chất lượng học giảm nhanh chóng.
Một số ý kiến phụ huynh cho rằng, đề án VNEN là tốt tuy nhiên việc áp dụng còn quá nhanh và chưa hợp lý thời điểm hiện tại.
Ông Lô Cam Y Hiệp (phụ huynh lớp 2D) cho biết, bản chất của chương trình học VNEN là tốt. Nhưng điều kiện phòng học của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu tự học, học nhóm của học sinh. Cùng với đó, việc các giáo viên được tập huấn để dạy theo đề án VNEN còn nhiều hạn chế.
Theo nhiều phụ huynh, họ sẽ không để con em tiếp tục đi học nếu nhà trường không bỏ chương trình học VNEN.
Liên quan đến vấn đề này, sáng nay đại diện Sở giáo dục Nghệ An đã có mặt để giải thích, nghe ý kiến phụ huynh để đưa ra phương án chỉ đạo cho nhà trường.
![]() |
Ông Thái Huy Vinh – PGĐ Sở GD&ĐT Nghệ An trao đổi với phụ huynh |
Ông Trần Thế Sơn – Trưởng phòng giáo dục tiểu học, Sở giáo dục Nghệ An cho biết, sẽ ghi nhận ý kiến của phụ huynh để đưa ra phương án giải quyết. Quan điểm của sở giáo dục là tiếp tục đổi mới chương trình dạy học nhưng phải phù hợp với từng lớp, từng trường, vùng miền khác nhau.
Thực tế dự án chương trình trường học mới (VNEN) đã kết thúc vào ngày 31/5 . Hiện nay, chủ trương của Sở là sẽ tiếp tục triển khai có chọn lọc các yếu tố tích cực, phù hợp của VNEN vào trong đổi mới giáo dục. Những yếu tố không phù hợp, bất cập, khó khăn trong thực hiện sẽ được điều chỉnh hoặc bỏ.
Ông Thái Huy Vinh – PGĐ Sở GD&ĐT Nghệ An cũng khẳng định, trên cơ sở lấy ý kiến của phụ huynh giao cho trường Tiểu học Nguyễn Trãi tự chủ, chủ động tổ chức lớp học theo hiện hành hoặc tiếp tục áp dụng theo mô hình VNEN. Dù là chương trình nào, thì điều quan trọng nhất là phù hợp, đảm bảo chất lượng giáo dục và ổn định tâm lý cho học sinh bước vào năm học mới.
Văn Bình
" alt="Họp phụ huynh kiến nghị dừng chương trình VNEN"/>Khi phát biểu trong Hội thảo ở Viện Hán Nôm (27/8/2016) tôi có nói: 6 năm trước tôi đã từng có tham luận đề nghị dạy chữ Hán trong nhà trường để giữ gìn tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, tuy nhiên nếu nói trong tình hình bây giờ thì rất khó.
Sau khi VietNamNetđăng tải bài viết có trích ý kiến của tôi, sợ mọi người không hiểu hết ý nên tôi phải đưa nguyên văn bài tham luận của tôi trình bày trong Hội thảo "Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế" (2010), bài viết có tên "Khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường - một phương pháp quan trọng để giữ gìn tiếng Việt và văn hoá Việt Nam".
![]() |
Sau đó 2 bài viết ấy lan truyền rất mạnh trên các mạng xã hội với nhiều ý kiến trái chiều, gay gắt. Nay, tôi xin nói rõ suy nghĩ của tôi ở đây với mong muốn những người ngoài chuyên môn cũng hiểu được:
Chữ Hán là gì?
Chữ Hán là chữ được sinh ra từ nền văn hóa Trung Hoa cổ đại, vào nước ta từ đời Hán (đầu CN), được các thế hệ cha ông ta Việt hóa nó, đọc bằng âm Hán Việt (tương tự như Hàn Quốc có âm Hán Hàn, Nhật Bản có âm Hán Hòa (Onyomi).
Chữ Hán đã tạo nên 60-70% vốn từ vựng tiếng Việt. Ví dụ: Hà Nội hoàn thành chỉnh trang đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc, thì có lẽ 100% là từ gốc Hán các thời khác nhau.
Có người nói với tôi nên dùng chữ Nho cho khỏi lầm. Dùng cũng được, nhưng nó không chuẩn, vì chữ ấy không chỉ dùng trong các văn bản Nho, mà cả Phật, Đạo hay những loại văn hóa khác.
Có người nói nên dùng chữ Hán Nôm. Tôi thì không dùng vì trên đời không có chữ đó, mà chỉ có chữ Hán và chữ Nôm.
Vậy chữ Hán là nói tắt của chữ Hán cổ đọc theo âm Việt. Cách nói này rất phổ biến, và được giới nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận.
Vậy chữ Hán không phải là tiếng Hán, càng không phải Trung văn.
Tại sao chúng ta phải học chữ Hán?
Vì 2 lý do chính:
Thứ nhất, chúng ta muốn hiểu sâu được tiếng Việt thì chúng ta cần biết gốc gác nó ra sao, tra cứu nó thế nào.
Ví dụ: từ Minh Tâm, nghĩa là sáng lòng, vì chữ Minh là sáng. Nhưng học trò thắc mắc thế U Minh thì là gì, sáng tối à? Không, “Minh” trong trường hợp này lại là “Tối”. U Minh là mờ mịt. Học trò lại hỏi: Thế Đồng Minh là cùng sáng à? Không, Đồng Minh là cùng phe, vì nó xuất phát từ nghĩa: cùng hội thề. Vì chữ Minh là Thề.
Vậy làm thế nào để cô giáo trả lời học sinh những câu hỏi ấy, làm thế nào cho học sinh không hỏi cô mà cũng biết được.
Có hai cách:
1. Học âm Hán Việt, tự tra từ điển tiếng Việt. Đa số những người giỏi tiếng Việt hiện nay đều hình thành bằng con đường ấy. Nhưng thực ra họ cũng không thật tự tin vì từ ngữ thì vô bờ, sai đúng lẫn lộn, người ta không thể tự tin hoàn toàn được.
2. Học chữ Hán để có ấn tượng là chữ Hán rất nhiều từ đồng âm, nhiều nghĩa khác nhau. Sau đó biết cách tra từ điển. Từ điển chữ Hán có nhiều loại, rất phức tạp, phải học để có một chút vốn liếng mới tra được. Bằng cách này người ta có thể tự tra cứu, tự học tiếng Việt suốt đời.
Lý do thứ 2, học chữ Hán để cho chúng ta hiểu được văn hóa Việt Nam, chúng ta cảm thấy gắn bó với ông cha. Vì từ trước khi bỏ chữ Hán hoàn toàn vào đầu Thế kỷ XX, toàn bộ di sản văn hóa Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (một thứ chữ được hình thành từ chữ Hán). Chúng ta học chữ Hán để chúng ta hiểu sâu tiếng Việt, từ đó có thể hiểu được vốn văn hóa Việt Nam.
Văn hóa cổ dù có được dịch ra tiếng Việt, như các công trình của Lê Quý Đôn chẳng hạn, nếu không có vốn chữ Hán nhất định, đọc vẫn rất khó hiểu.
Đọc Truyện Kiều, nếu có biết chữ Hán, chữ Nôm thì mới hiểu thấu đáo cái hay của nó. Chúng ta nếu có biết chút ít chữ Hán thì đến các di tích văn hóa (đình chùa miếu mạo), nhìn một tập thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, chúng ta không thấy xa lạ, không thấy mình là "những đứa con thất cước của giống nòi" (chữ của Hoài Thanh).
Sâu xa hơn, chúng ta là người VN, trong văn hóa chúng ta có một phần văn hóa Đông Á. Chúng ta coi trọng gia đình, sống cần kiệm, đề cao đức liêm chính, hiếu kính, hiếu học...Tất cả những điều ấy có xấu không, có nên bỏ không, và có bỏ được không? Tôi không nói phương Tây không có điều ấy, đạo đức phương Tây được hình thành từ Thiên chúa giáo và văn hóa truyền thống của họ, còn đạo đức chúng ta thì từ văn hóa bản địa và văn hóa Đông Á (Nho, Đạo thuộc về văn hóa Hán, Phật thì gốc Ấn Độ).
Những điều ấy được các bậc hiền triết phương Đông nói rất hay và từ rất sớm, các sách vỡ lòng chữ Hán ngày xưa vừa dạy chữ, vừa dạy người thông qua các sách đó rất thú vị và dễ nhớ. Vậy chúng ta có nên học một chút tinh hoa từ đó qua sách chữ Hán nhập môn không?
Nếu chúng ta chỉ lo đuổi theo phương Tây và bằng lòng với ngôn ngữ chat, tin nhắn, với loại văn bản lổn nhổn tiếng Anh lẫn tiếng Việt thì rõ ràng đó là nguy cơ cho sự trong sáng của tiếng Việt và mai một văn hóa truyền thống.
Học chữ Hán có dễ không?
Dễ mà khó. Nếu học để trở thành học giả uyên thâm dịch được sách vở cổ thì rất khó, nhưng học để biết một số chữ, để biết tra từ điển Hán Việt, từ đó có thể tự học tiếng Việt suốt đời thì rất dễ. Vì người học chỉ học có 2 kỹ năng: đọc, viết, mà không phải học kỹ năng nghe, nói. Đồng thời học chữ Hán như xem tranh, như học ghép hình rất dễ nhớ và thú vị.
Tôi muốn tổ chức một nhóm biên soạn một cuốn "Vui học chữ Hán" để dạy cho học sinh cấp 2 (như kiểu nhóm Phan Thị làm ở đằng sau bộ truyện tranh (kiểu manga) "Thần đồng đất Việt", mỗi tập vài chữ). Trong thực tế học sinh chuyên văn Phổ thông năng khiếu hàng năm đều có học mấy chục tiết chữ Hán, các em học rất thú vị và tiến bộ rõ rệt khi sử dụng từ Hán Việt và học văn học cổ điển VN.
Ai là người dạy chữ Hán?
Có đấy, các khoa ngữ văn ở HN, TP.HCM, Huế đều có sinh viên Hán Nôm, học viên cao học Hán Nôm, và các sinh viên Văn học cũng được học hơn 100 tiết chữ Hán cơ sở và nâng cao.
Dạy chữ Hán trong nhà trường như thế nào?
Có nhiều cấp độ khác nhau. Học sinh THCS học 1 tiết/ tuần trong môn Ngữ văn theo kiểu "Vui học chữ Hán" - chữ Hán bằng hình ảnh. Dạy thế này rất dễ, thầy cô có một chút vốn Hán Nôm đều dạy được. Nếu trường không có thầy cô biết Hán Nôm thì bài ấy là tự chọn, thích thì tự học, không thì thôi. Lên THPT thì HS chuyên ban KHXH có thể tự chọn học sách chữ Hán cơ sở trong môn Ngữ văn, sách này có thể tự học vì nhìn chung môn chữ Hán đều có thể dễ dàng tự học. Nếu học sinh có hứng thú thì có thể học tiếp lên chuyên ngành ở ĐH. Có thể hình dung môn chữ Hán như môn tiếng Latin ở các trường tinh hoa ở Mỹ và châu Âu.
Ghi chú thêm: học chữ Hán không ảnh hưởng gì đến tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc hay các ngoại ngữ khác: Pháp, Nhật, Trung. Mỗi môn này theo tôi phải học từ 8-12 tiết/ tuần.
Đại khái tôi đề nghị và hình dung việc học chữ Hán trong trường phổ thông như thế. Nhưng ít ai đọc hết tham luận của tôi. Hơn nữa tham luận của tôi được trình bày trong hội thảo chuyên ngành, nhiều kiến thức được coi là đương nhiên, nhiều tiền giả định bị lược bỏ, nhiều kết luận đã lược bỏ lập luận... nên người đọc phải có kiến thức cơ sở một chút mới hiểu đúng. Trên mạng đa số người ta chỉ đọc cái tít báo rồi nhảy dựng lên. Đa số không phân biệt được chữ Hán với tiếng Hán, tiếng Trung. Không phân biệt được từ Hán Việt, ngành Hán Nôm, hay "từ" với "chữ" Hán…
Thế nhưng ai cũng có ý kiến: đọc rồi cũng nói, không đọc cũng nói, biết cũng nói, không biết cũng nói, biết dở dở ương ương cũng nói. Tất nhiên có rất nhiều người hiểu biết, phân tích, trình bày một cách có lý lẽ, người thì nhiệt liệt đồng tình, người thì đồng tình có mức độ, người thì nêu ra những khó khăn hay điều kiện để chủ trương ấy thành khả thi…
Nói cho công bằng, đề nghị đưa chữ Hán giảng dạy trong nhà trường thì tôi không phải là người đầu tiên hay duy nhất. Nếu không kể các thời trước thì chừng hơn 10 năm nay đã có nhiều người đề nghị, như GS Cao Xuân Hạo (nhà ngữ học hàng đầu VN thế kỷ XX) đề nghị học chữ Hán xuất phát từ tính ưu việt của nó; GS Nguyễn Đình Chú (nhà ngữ văn hàng đầu) đề nghị học chữ Hán vì tính quan trọng của nó đối với môn ngữ văn; GS Nguyễn Cảnh Toàn (GS toán học, thứ trưởng Bộ GD trước đây) đề nghị học chữ Hán vì chữ Hán giúp hình thành các thuật ngữ khoa học dễ dàng, chặt chẽ và giúp hiểu rõ văn hóa VN…
Tôi thì đứng từ điểm nhìn các nước văn hóa chữ Hán: Nhật, Hàn, Đài Loan (không phải TQ) - những nước vừa phát triển hiện đại vừa giữ gìn ngôn ngữ và bản sắc dân tộc của họ mà để đề nghị học chữ Hán (Hán Việt), nhằm làm sao giữ gìn, phát triển tiếng Việt và văn hóa VN. Tôi thuộc những người đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ và văn hóa đối với sự trường tồn của dân tộc mà đề nghị như thế. Tôi tin rằng: Tiếng Việt còn thì văn hóa ta còn, văn hóa ta còn thì nước ta còn.
Lời tạm kết cho cuộc tranh luận dạy chữ Hán trong trường phổ thông